TT Biden cảnh báo: “Một mùa Đông chết chóc”; Kiều Mỹ Duyên: “Mùa Xuân là mùa Hy vọng”

17 Tháng Mười Hai 20217:54 SA(Xem: 4317)

VĂN HÓA ONLINE – CỘNG ĐỒNG - THỨ SÁU 17 DEC 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


TT Biden cảnh báo: “Một mùa Đông chết chóc”; Kiều Mỹ Duyên: “Mùa Xuân là mùa Hy vọng”


Tổng thống Biden cảnh báo Omicron sẽ lan nhanh tại Mỹ


17/12/2021 Reuters


image003Tổng thống Joe Biden ngày 16/12 cảnh báo biến thể Omicron sẽ lây lan nhanh chóng hơn tại Mỹ và rằng một mùa đông chết chóc và nguy kịch đang trước mắt những ai chưa chích ngừa COVID.


Được các cố vấn y tế cao cấp cập nhật tình hình đại dịch, Tổng thống Biden cũng khuyến cáo rằng đã tới lúc mọi người phải chích thêm mũi vaccine tăng cường và kêu gọi dân chúng khẩn trương đi tiêm thêm một mũi vaccine nữa càng nhanh càng tốt.


Ít nhất 36 tiểu bang của Mỹ báo cáo có người nhiễm Omicron, quan chức Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh CDC cho biết ngày 15/12/2021.


“Nếu quý vị đã chích ngừa và tiêm mũi tăng cường, quý vị được bảo vệ khỏi bị bệnh nặng và tử vong,” Tổng thống Biden nhấn mạnh.


Ông Biden nói biến thể Omicron chưa lây nhanh tại Mỹ nhờ các chính sách của chính quyền.


“Nó đã có ở đây. Nó đang lây lan và sẽ gia tăng. Hãy tiêm mũi tăng cường. Điều đó cực kỳ quan trọng,” Tổng thống Biden thúc giục dân chúng.


++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Kiều Mỹ Duyên: Mùa Xuân Là Mùa Hy Vọng

image005

Posted on December 17, 2021 by dongsongcu


15/12/2021


Kiều Mỹ Duyên


image007Hoa mai rực rỡ đón chào mùa Xuân, mùa Hy Vọng.


Thời gian qua rất nhanh, không đợi chờ mà Xuân cũng đến. Mọi người chuẩn bị đón Xuân, đêm 30 Tết đón Giao Thừa, đến chùa, nhà thờ hay những nơi tôn nghiêm để cầu nguyện cho người thân của mình.


Những ngày trước Tết ai cũng bận rộn, Tết Việt Nam khác với Tết ở hải ngoại, nhiều khi không vào ngày cuối tuần thì vẫn đi làm, có người xin nghỉ việc, có người mới vào làm không dám xin nghỉ việc, sợ mất việc thì khổ.


Từ Giáng Sinh đến Tết nhà nào cũng sửa soạn thật đẹp, cây thông, hoa ở vườn, hay trái cây ở vườn đợi cho chín, hái cúng ông bà của mình, mua sắm hàng giảm giá, mục này hấp dẫn nhiều người, những người lớn tuổi không quan tâm quà cho chính mình nhưng phải để ý con cháu hay người thân của mình cho nên cũng đi mua sắm, say mê mua sắm thì tốn tiền, lấy tín chỉ ra mua rồi suốt năm làm trả nợ.


Thường thường thì vào những ngày lễ, ngày Tết ai cũng nghĩ đến người thân của mình và những người làm ơn cho mình suốt năm qua, dù nghèo hay giàu cũng phải có những món quà nho nhỏ, tỏ tấm lòng biết ơn của mình. Chúng tôi làm thương mại mấy chục năm qua, cũng nhờ sự thương yêu của đồng hương mà mới tồn tại cho đến ngày hôm nay, nếu nói về ân nghĩa thì kể sao cho hết, từ các vị lãnh đạo tôn giáo, đến những người làm việc với mình, bao giờ Tết chúng tôi cũng đi đổi tiền mới, không bao giờ mua vé số, vì tôi biết mình không trúng số đâu và lại nhìn thấy những người trúng số sự bất hạnh chợt đến cho nên cũng không mua vé số và cũng không mong trúng sổ số, thỉnh thoảng có người tặng nhưng chỉ trúng $10 mà thôi.


Quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh, người bỏ báo mỗi buổi sáng, người quét dọn văn phòng, người làm vườn cắt cỏ, người sửa xe, nhạc sĩ, ca sĩ, cho tôi nhạc, những tác giả cho tôi những sáng tác mới hay những quyển sách dịch hay, những người bạn ở xa về Orange County thường cho tôi những món quà quý báu ở địa phương đang ở. Ân tình làm sao kể hết!


Bệnh nhân ở bệnh viện, viện dưỡng lão cho tôi những nụ cười thật tươi trong những buổi chiều tôi vào thăm. Những vị lãnh đạo tinh thần mỗi lần nói chuyện xong bao giờ cũng nói: “Tôi cầu nguyện cho sức khỏe của chị”.


Những lời quý báu, vô giá, tiền không mua được lời cầu nguyện. Tôi thường nói với nhân viên của mình: “Ăn ở làm sao cho đồng bào thương thì mình không bao giờ đói.”


Đói làm sao được ở xứ này? Một xứ sở của cơ hội, cơ hội học hỏi, cơ hội làm giàu. Người Việt tị nạn không có nhiều tỷ phú nhưng triệu phú thì nhiều lắm, đếm không hết như một chàng trai trẻ, 32 tuổi ở Floria từ hai bàn tay trắng trở thành triệu phú nhanh nhất thế giới, đó là Peter Nguyễn, 18 tháng lợi tức 100 triệu Mỹ Kim. Tỷ phú Trung Dung, 30 tuổi bán cổ phần một tỷ 850 triệu.


Có lần Trung Dung nói với tôi: “Chị hỏi em ít thôi, 5 phút, em chỉ làm việc được, mà không nói nhiều. Em là người Chàm.”


Còn rất nhiều người Việt Nam giàu lắm, mà tôi được hân hạnh phỏng vấn cho đài truyền hình, cho đài phát thanh và báo chí. Rất nhiều di dân giàu, tị nạn giàu ở Mỹ hay đến từ các quốc gia khác. Ở đây chúng tôi muốn nói những người giàu là người Việt Nam, vẫn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, vẫn mộ đạo và có lòng nhân ái. Dù ở đâu trên rừng sâu, núi thẳm hay ở biển cả, nếu có lòng thì với hai bàn tay và khối óc nhỏ bé của mình vẫn giúp người khác được, giúp những người xung quanh mình và bà con thân nhân mình đang ở Việt Nam.


Một hôm, tôi đến chùa Điều Ngự vào buổi tối để thu hình. Chùa đang xây cất, nhưng Phật tử ra vào tấp nập, người thì lo nấu ăn, người thì lo xếp ghế cho buổi cầu nguyện sắp tới. Phu nhân của cố luật sư Phạm Kính Vinh, hiền lành, làm việc không ngừng nghỉ, ít nói, nhưng tận tình với công việc. Sáng nào chị cũng đến chùa làm công quả, tối về nhà và cứ như thế làm việc từ ngày này qua ngày kia không mệt mỏi, không than phiền. Nhiều nữ Phật tử từ xa như Los Angeles, Riverside, San Diego cũng đến. Lòng mộ đạo của mọi người làm cho tôi cảm phục.


Nhiều người nói: Hòa Thượng Viên Lý và Hòa Thượng Viên Huy có phước, Phật tử nhiều nơi xa về đây cúng dường, lễ Phật. Các thầy bận lắm, nhất là cầu nguyện cho những gia đình có người thân vừa qua đời. Người lãnh đạo tôn giáo không bao giờ nghỉ ngơi, vì ngày nào cũng có Phật tử mất, càng ngày thì đám tang càng nhiều. Viện chủ của chùa đâu thể bỏ Phật tử của mình mà không lo, nhất là cầu siêu cho người qua đời, cầu an cho người đang nằm bệnh viện, bao nhiêu thứ phải lo. Vất vả nhất là những vị viện chủ đang xây chùa, hàng trăm thứ phải lo, giấy phép, tiền để xây cất, nhiều thứ làm quý vị ơi.


Chúng tôi cầu nguyện và mong mọi sự tốt đẹp sẽ đến cho các chùa đang xây cất, tốn tiền nhiều lắm. Mong trời Phật phù hộ cho những vị có lòng, cho ân nhân, cho viện chủ của chùa, cho Phật tử bình yên, sức khỏe để lo Phật sự.


Thỉnh thoảng chúng tôi đi theo phái đoàn Phật Tử của chùa Bảo Quang ở Santa Ana đi cho cơm cho những người không nhà ở công viên. Người không nhà gồm đủ thành phần: già trẻ, đàn ông, đàn bà, v.v. Họ nằm dưới cỏ, ngồi dưới gốc cây, nói chuyện vui vẻ, di chuyển từ nơi này đến nơi khác hàng tuần. Nhiều phái đoàn Việt Nam cho cơm, như chùa Bảo Quang thì có cơm chay, gồm nhiều món, cơm chiên, nước ngọt, trà, nước lọc. Người không nhà đứng xếp hàng tử tế, không ai chen lấn, nói năng lịch sự, có người bồng con nhỏ trên tay. Với 31 năm quen người không nhà, cảm nhận được thân phận con người, có ai mà không mong có công ăn việc làm, mái ấm nhà êm, nhưng không phải ai cũng được như thế? Tôi đã từng đi theo các phái đoàn cho cơm cho người không nhà ở San Jose, Santa Ana, Garden Grove, nhiều nơi tôi đến, tôi đều được nghe những tiếng nói reo vui, tiếng cười rộn rã, sống hôm nay không biết ngày mai ra sao nhưng họ vẫn cười, không có gì để lo, ăn ngày hôm nay no bụng đã ngày mai sẽ tính sau.


Những người nấu cơm ở chùa Bảo Quang rất dễ thương, mùa hè có khi trời rất nóng nhưng họ vẫn vui vẻ làm việc từ thiện với trái tim của mình. Có người nấu cơm rồi đến tận nơi công viên xới cơm cho người homeless, có người nấu cơm rồi về nhà, vì mệt quá không đi nổi nữa. Người nấu cơm vui vẻ, người ăn cơm miễn phí vui vẻ, tất cả đều hòa điệu như hơi thở, như nhịp đàn, tình thương nhân loại đưa người nấu cơm và người ăn cơm gần với nhau thông cảm và thương yêu nhau.


Ba mươi mốt năm cho cơm cho người không nhà, thời gian này dài lắm, nhưng chùa Bảo Quang và Phật tử của chùa vẫn tiếp tục làm việc, tôi nhìn thấy có người đem bầu, bí, mướp, trái cây, rau cải đến chùa tặng cho người không nhà. Trong những người làm việc công quả này có người đã qua đời, có người tiếp tục làm việc từ thiện, người này đi thì có người khác đến.


Một lần, chúng tôi mời Hồ Đắc đến thăm người không nhà, từ đó Hồ Đắc tiếp tục đến chùa hàng tuần, dù làm chủ một văn phòng bảo hiểm nhưng đến ngày thứ ba thì để cho nhân viên làm việc, Hồ Đắc đi làm việc từ thiện, bưng thùng cơm thật nặng lên xe. Làm việc từ thiện đâu phải đợi đến già mới làm, người trẻ vẫn làm được.


Tôi rất mong những người trẻ và những người có lòng để một chút thì giờ làm việc thiện, làm bất cứ việc gì hữu ích cho người khác thì làm.


 Ông Trời rất công bình cho chúng ta người nào cũng có 24 giờ mỗi ngày, nếu mình biết dành dụm thì giờ thì cũng có thể vào thăm bệnh nhân ở bệnh viện, viện dưỡng lão, hay mỗi tuần có thể thăm người không nhà ở các công viên.


Chùa Huệ Quang ở Santa Ana, cứ ngày rằm và ngày Mùng Một tặng cơm chay cho những người nào thích ăn chay, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, ai thích ăn chay thì cứ đến chùa, miễn phí, 2 năm nay rất đông thực khách đến. Nếu những ngày đó rơi vào cuối tuần, hoặc ngày lễ thì thực khách đến đông lắm, hơn 500 người, và ngày thường cũng 300 người, càng ngày số người ăn chay càng nhiều, ăn chay để giữ cho sức khỏe tốt, ăn chay để tránh sát sinh.


Người nào làm việc tốt cũng được nhiều người ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ rất nhiều người, đêm đêm trời lạnh về mưa đông vẫn có người đến chùa, nhà thờ cầu nguyện, sức mạnh của sự cầu nguyện không ai có thể tưởng tượng được. Người nào có niềm tin ở tôn giáo thì đời sống sẽ phong phú hơn.


image009Christina Lê (đứng bên trái) và Tuấn Lưu (nón xám) đang phát thực phẩm cho người không nhà. (Ảnh do Kiều Mỹ Duyên chụp).


Mỗi lần cho cơm cho người không nhà bao giờ tôi cũng rủ những người trẻ đi cùng, Thảo, Vân, Christina Lê, Tuấn Lưu. Khi trở về chắc chắn các người trẻ này sẽ nhớ ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình, vì nếu cha mẹ sinh con ra đem quăng cho người khác nuôi thì nhất định các cháu không có được ngày hôm nay. Tôi thường khuyên những người trẻ đi chùa, đi nhà thờ và làm việc xã hội, mình được như ngày nay là có phúc lắm, có cha có mẹ có anh em và được cắp sách đến trường, cũng vào giờ này biết bao nhiêu đứa trẻ không có cơm ăn áo mặc, không được đến trường, đâu ai muốn như thế?


Mùa xuân, tôi mơ ước nhiều lắm, mơ ước mọi người trên thế giới buổi tối trước khi đi ngủ bụng không đói, và tất cả những đứa trẻ được đến trường học, được thương yêu, được chăm sóc, trẻ em Việt Nam, Cambodia, chúng tôi đã gặp nhiều em không được đi học, vì cha mẹ nghèo quá. Làm sao bây giờ? Thôi thì mình làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, làm hết khả năng của mình.


Tôi mơ ước hòa bình, không có máu đổ, đầu rơi. Nếu trong gia đình mỗi người thương yêu nhau, ông bà, cha mẹ, con cháu thương yêu nhau, hàng xóm tốt, trường học tốt, trẻ con tốt, cộng đồng thương yêu nhau, gặp nhau ai cũng chào nhau bằng nụ cười thân thiện, quốc gia giàu giúp quốc gia nghèo phát triển, nếu được như thế thì sẽ không có chiến tranh, đâu có chết chóc? Một người chết để lại đau khổ cho gia đình và dòng họ, đâu có ai thích nhìn nước mắt rơi, mà chỉ thích nhìn nụ cười của người đối diện.


Có những người lớn tuổi làm việc xã hội suốt cả đời mà lúc nào cũng tươi cười như cố trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhân lo cho thương phế binh, cô nhi quả phụ ở Việt Nam, không bao giờ tôi thấy chị nhăn mày nhíu mặt. Tôi mong người lớn tuổi nào cũng sống hữu ích và vui vẻ như thế. Mong tất cả người lớn tuổi khỏe mạnh giúp người, giúp đời. Giúp cho ai cũng là giúp cũng tốt, miễn có lòng tốt giúp người là tốt. Thương người như thể thương thân, thấy người đói khổ thì thương, đâu cần phải là thân nhân của mình, mình cũng thương. Mình thương người thì người sẽ thương mình, làm thế nào khi đi khắp nơi trên thế giới nơi nào cũng có người giúp đỡ, sẽ không sợ đói, sẽ có đời sống hạnh phúc.


image011Mùa Xuân trên đất Mỹ.


Tôi có duyên được đi nhiều. Nhiều nơi tôi đến như Bắc Âu lạnh cóng xương sống, nhưng vẫn gặp nhiều người nở nụ cười thật tươi khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt ở phi trường Đan Mạch, Phần Lan, Hòa Lan, khi nhận diện ra chúng tôi là người Việt Nam thì được mới về nhà ăn cơm Việt Nam, thật là cảm động. Người Việt Nam vốn tình cảm nồng nàn, không biết người đó từ đâu đến miễn là nói tiếng Việt là nhận ra đồng hương là đối xử nồng hậu ngay.


Tôi mơ ước được trở lại những nơi tôi đã đi qua như Đắc Tô Đắc Sút, điạ đầu giới tuyến cao nguyên trung phần, biên giới Việt Cambodia, Việt Lào, Tha La xóm Đạo, v.v.


Quê hương yêu dấu, nơi nào cũng đẹp, miền Thượng đẹp tuyệt vời với những sơn nữ với tiếng ca thánh thót, với những đôi mắt ngây thơ, với dòng sông trong vắt, nơi nào cũng đẹp, nơi nào người đến rồi cũng đi với nhiều kỷ niệm đẹp, nơi mà tôi đã đến có còn như xưa? Cảnh cũ người xưa bây giờ ra sao, nào ai biết? Lũ lụt, tàn phá rừng, rừng còn xanh hay cây rụng? Rừng cao su, rừng cà phê, biển hồ Pleiku, tôi mong được trở về.


image012Mùa Xuân trên miền Thượng.


Mơ ước thì nhiều mà thực hiện bao nhiêu nào ai biết? Mỗi ngày tôi viết ra nhiều việc để làm, nhưng đến tôi khi trở về nhà những việc đã viết ra chưa làm hết? Cũng như mơ ước tận trong trái tim của mình biết bao giờ thực hiện được? Những đứa trẻ trong các cô nhi viện vẫn lớn theo thời gian, trong sự đói khổ, các em không đủ ăn, không đủ áo ấm mùa đông những vẫn phải sống như những người bình thường. Mong xã hội có nhiều người có lòng nhân để cho người khổ bớt khổ, trẻ con đỡ đói. Một bao gạo $10, 10 bao gạo $100, nếu người nào cũng từ tâm mỗi tháng tặng 10 bao gạo thì không có trẻ em nào đói trên quả địa cầu này.


image014Kiều Mỹ Duyên mua gạo cho trẻ em mồ côi Việt Nam.


Xin Trời Phật, xin Thượng Đế phù hộ cho những người khốn khổ, cho những người lòng nhân ái giúp đỡ người khác. Cầu nguyện thật nhiều và thật chân thành, xin những lời cầu nguyện của mọi người được có kết quả tốt đẹp.


Mùa Xuân xin mọi người cầu nguyện thật nhiều cho nhau, cho tất cả sự bình yên đến với nhân loại.


Kiều Mỹ Duyên

(Orange County, 15/12/2021).

Nguồn: https://vietbao.com/p301414a310539/mua-xuan-la-mua-hy-vong

11 Tháng Tám 2013(Xem: 20541)
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20548)
Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18001)
Một thanh niên biểu tình cầm biểu ngữ với hàng chữ kêu gọi Chủ tịch Sang hãy hành động để đánh đuổi Trung Quốc xâm lược ra khỏi Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17465)
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22605)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 19928)
Tướng Đính: “…Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội đối với lịch sử Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng minh…”, Lời TT Diệm & Cố vấn Nhu: “...Vì thế Việt Nam có thể là một chiến trường tương lai, để Mỹ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh…”
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18164)
Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17655)
Bài nói chuyện tại chùa Bát Nhã, CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013 nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18113)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16930)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, đã từng có những nỗ lực phổ biến Phật học, đã từng trình bày những luận cứ uyên bác trong những tác phẩm, những bài lai cảo viết về Phật giáo cũng như về một biến chuyển cách đây nửa thế kỷ: ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa của trái tim mình, biến thân xác Ngài thành một ngọn đuốc để xua hết những bóng tối của cường quyền đang trùm phủ lên Phật giáo Việt Nam mùa Pháp nạn 1963.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16610)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ đã được bạch hóa vài năm gần đây và được Cư Sĩ Nguyên Giác dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch của cư sĩ Nguyên Giác đã được nhiều trang web Phật Giáo Việt Nam đăng tải như trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v…
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19437)
Đại nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng ngọn lửa Từ Bi của Phật Giáo đồng thời cũng tràn đầy tình thương và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16923)
Tụng cho nhân loại hòa bình. Trước sau bền vững tình huynh đệ này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16882)
Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19654)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20818)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng Tháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17415)
LTS: Dưới đây là nguyên văn tất cả các bài tham luận, phát biểu đọc trong buổi lễ tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tổ chức.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 22999)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho chính nghĩa.” Đó là lời phát biểu của vị chủ tọa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay, do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nam California tổ chức trọng thể tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17146)
Cuộc tuyệt thực ở Houston, Texas để phản đối sự bất công đối xử của nhà cầm quyền Hà Nội với tù nhân lương tâm Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ngày 14/06/2013 (từ trái cư sĩ Võ Nghiệp và anh Kim Long, ông Đào văn Thảo và ông Phạm Tố Thư.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17166)
Suốt chiều dài của lịch sử, nhân loại không phải lúc nào cũng được đối xử công bằng. Điều này chính là những định mệnh đã và đang diễn ra đối với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt nam, đang bị cường quyền đàn áp và chà đạp lên những quyền căn bản của con người.