Đối Phó Với Những Khó Khăn Trong Cuộc Sống

31 Tháng Ba 20228:13 SA(Xem: 4432)

VĂN HÓA ONLINE – CỘNG ĐỒNG - XÃ HỘI - THỨ NĂM 31 MAR 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Đối Phó Với Những Khó Khăn Trong Cuộc Sống

với Tiến Sĩ Tâm Lý Trn Mỹ Duyt

image034image036

Thoắt sinh ra là đã khóc chóe

Trần có vui, sao chẳng cười khì?

(Nguyễn Công Trứ)


Đó là câu mở đầu cho buổi nói chuyện của nhà tâm lý học, Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt tại trung tâm Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc vào sáng chủ nhật ngày 13 tháng 3 vừa qua.


Chúng ta, trong cuộc sống hàng ngày, lúc nào cũng mang trong mình những nỗi lo âu, căng thẳng và nhiều lúc do lo lắng quá đáng đã tạo nên những hoang mang làm ta mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe về tinh thần và thể chất.


Để các đồng môn Hoàng Hạc và thân hữu hiểu thêm khổ là gì, thế nào là lo âu, và từ đó ông đề nghị ra một số những phương pháp đơn giản để sống bớt khổ, bớt lo âu, và để cải thiện cuộc sống của chúng ta về mặt tinh thần lẫn thể chất


Theo Ts Duyệt, khổ, theo quan niệm từ Phật giáo: Khổ hay được gọi là Dukkha, là sự “không hoàn hảo”, “không ổn định”, “không thường hằng”, “tạm bợ”, “hư dối”, “không chắc chắn”, “không nên bám víu”, “trống không” (không có một thực thể tồn tại độc lập), v.v… Tứ đại khổ theo Đức Phật gồm có: sinh, lão, bệnh, tử. Ts Duyệt cũng nêu ra những nguyên nhân gây khổ “Hỷ, Nộ, Ái, Ố” cùng với “Tham, Sân, Si”. Ông đã phân tích tính “Tham”  (Dục, lòng ham muốn) và “Si” (lòng si mê, ham muốn và đam mê), thường xuất hiện nhiều hơn ở phái nam, chẳng hạn như lòng tham địa vị, quyền lực, lòng ham muốn làm chủ vận hành của thế giới. Nói về tính “Sân”, ông nghiêng qua phụ nữ. Ông phân tích vì các bà, các cô suy nghĩ bằng não cầu trái, nghiêng về phần phân tích, ngôn ngữ, nên  thích nói, hay giận dỗi, hờn oán, ganh ghét, cộng thêm có bộ nhớ tốt nên “tha mà không quên”, đã tạo nên nỗi khổ cho chính mình và các ông.  


Theo tinh thần Kitô giáo gọi đau khổ là thánh giá, đó là “thánh giá cuộc đời”, hay còn gọi là sức nặng  trên vai phải gánh: Khổ là do sự cao ngạo, muốn bằng thượng đế. Theo tâm lý, khổ vì không làm chủ được cảm tính và sự đam mê của mình. Những nỗi khổ có thể goi là bị chê bai, bị đời khinh mạt, bị bỏ rơi, quên lãng, bị thiếu thốn, thua thiệt, bị đối xử bất công, bị bệnh tật hành hạ v.v..


Làm sao để thoát khổ hay vượt khổ? Người Phật tử có Tứ Diệu Đế là 4 chân lý tuyệt vời. Phương pháp này gồm cả lý thuyết và thực hành, ông giải thích về Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế: hiểu được khổ là gì, tìm cách thoát khổ, diệt khổ và hành đạo. Việc thực hành Tứ Diệu Đế cộng thêm Bát Chánh Đạo để tâm mình tinh khiết, tạo niềm vui và sự trong sáng trong cuộc sống.


Theo tinh thần Kitô giáo, hãy can đảm đón nhận, vác lấy thánh giá của chính mình, không để thánh giá đó đè bẹp mình. Ts Duyệt khẳng định rằng chúng ta không thể nào thoát khổ được, vì khổ là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên ta có thể vượt khổ được. 


Làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống? Ts Duyệt đã trình bày một phương pháp đã được nghiên cứu và giải thích bởi nhà tâm thần học Elisabeth Kubler-Ross. Phương pháp có tên là DABDA, gồm 5 giai đoạn:


  1. Denial - Phủ nhận: phủ nhận những gì xảy ra cho chúng ta, không nhận ra chúng ta đang vướng vào những khó khăn, khổ lụy.
  2. Anger - Bực bội: Khi chúng ta không  thể tìm cách phủ nhận được nữa, chúng ta trở nên giận dữ và tự hỏi tại sao sự việc lại xảy ra cho chúng ta, hoặc chúng ta đổ lỗi cho người khác. 
  3. Bargaining - Mặc cả: Khi nhận ra sự việc, hiểu được những khó khăn, đến lúc đó, chúng ta chuyển hướng, tìm cách đương đầu với khó khăn, và tìm hướng giải quyết. Ông đã nêu ra một vài thí dụ như nếu bị hiểu lầm hoặc hiểu lầm người khác, ta nên đối diện với sự hiểu lầm này, tìm hiểu sự thật, đưa ra những câu hỏi mở để tháo gỡ những khúc mắc, giải quyết và cải thiện vấn đề.
  4. Depression - Chán nản: Nếu không giải quyết được sự việc khó khăn, chúng ta có thể rơi vào trạng thái này, buồn bã, chán nản. Trong hoàn cảnh này, chúng ta thường trở nên trầm lặng, tránh tiếp xúc với mọi người và có khi nghĩ quẩn.
  5. Acceptance - Chấp nhận: nếu không thể thay đổi được vấn đề, chấp thuận thực tế của cuộc đời, đừng suy diễn nhiều, cho vơi đi nỗi buồn khổ.

Ts Duyệt khuyên chúng ta hãy nương theo đó mà sống, hãy thánh giá hóa cuộc đời. Hãy tập chấp nhận thực tế của cuộc đời, chấp nhận cuộc sống của mình và tìm cách làm cho nó hoàn hảo hơn, thăng hoa hơn.


Để tránh những ưu sầu, phiền muộn, Ts Duyệt có lời  khuyên đến chúng ta hãy sống một cuộc sống cứ như thế (as it is), có chi đâu mà phải lo lắng, bực bội. Hãy chăm lo cho đời sống tâm lý, tâm linh, cũng như chăm lo cho sức khỏe, thể lý của mình. Ông nhắn nhủ hãy đến lớp tập Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc. Ông gọi đây là Hoàng Hạc trị liệu vì với môn tập thể dục này, bao gồm Y, võ, nhạc, có cương có nhu, với những chuyển động mềm mại, nhẹ nhàng, thoải mái, phối hợp với hơi thở, mang đến cho chúng ta những giây phút sống trong hiện tại, yên bình và tự tại. Ông xem Hoàng Hạc như một gia đình, đồng tâm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong tình gia đình, anh em.


Cuối chương trình là phần góp ý, thảo luận và vấn đáp. Vòng vấn đáp có lẽ là phần sôi nổi nhất. Ts Duyệt đã phân tích rất kỹ tâm lý của phụ nữ sau khi một môn sinh đã góp ý  về tính nói nhiều, hay cằn nhằn của các bà là do chức năng làm vợ, làm mẹ (làm mẹ cả với các đấng ông chồng), sự chịu đựng, hy sinh, lo lắng cho gia đình quá nhiều mà các ông  không thể hiểu và chia sẻ được. Với cô, cằn nhằn là một nhu cầu để cho vơi bớt đi những bực bội, ưu phiền, cằn nhằn đề nhẳc đi nhắc lại những điều muốn căn dặn đến phía các ông chồng.


Một câu hỏi khá thú vị nữa của một môn sinh là cô không hiểu được sự giới hạn giữa trách nhiệm và sự buông bỏ. Theo cô, để bớt khổ, rất dễ dàng khi cho một lời khuyên là nên buông bỏ, không nên đòi hỏi hoặc ước vọng quá nhiều đối với chồng con hoặc người thân.Tuy nhiên, làm sao để có thể nhận định ra trách nhiệm tới đâu được xem là đủ, để dừng, để buông? Và, khi mình tự nhận trách nhiệm vào cho mình, mình làm nhiều quá, dành hết phần làm của chồng con, hoặc người thân. Rồi đến một ngày, nhìn lại thì thấy mình đơn độc, đảm nhận hết tất cả những khó khăn của gia đình, rồi đem lòng đau khổ, oán giận chồng con hoặc người thân yêu. Nỗi khắc khoải của cô là đến một ranh giới nào để cô có thể dừng được, để có thể buông, hầu có được sự bình an cho chính mình?


Trong buổi thuyết trình và thảo luận, Ts Duyệt đã cho nhiều thí dụ cụ thể về những khó khăn trong cuộc sống của gia đình và xã hội, giữa vợ chồng, con cái, bạn bè, và những người thân yêu. Cử tọa cũng đưa những câu hỏi thực tế từ những kinh nghiệm khó khăn của bản thân trong gia đình và xã hội..


Buổi hội thảo cũng được đóng góp ý kiến bởi 2 vị cố vấn Hoàng Hạc: Gs Vũ Ngoc Mai, đắc ý với triết lý “chấp nhận” được trình bầy bởi Ts Duyệt, cô nhắn nhủ “hãy sống ‘thoáng”, biết chấp nhận và biết tha thứ để cuộc sống được an lạc. Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phát cũng đã góp ý hãy sống trong “hiểu và thương”. Ông cũng nói qua về sự lợi ích của âm nhạc trong cuộc sống, giúp chúng ta có thể diễn tả, chia sé được những cảm xúc của mình, góp phần trong cuộc sống vui, phấn khởi. Trong tương lai gần, Nhạc si Nghiêm Phú Phát cũng sẽ có những buổi nói chuyện về việc sử dụng âm nhac trong Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc (Hoàng Hạc đã đưa Y Võ Nhạc vào trong những bài tập thể dục) và lợi ích của âm nhạc trong đời sống tinh thần. Được biết Ns NP Phát cũng đã phổ nhạc và viết nhiều bài nhạc thiền.


Nhận thấy đây sẽ là một nhu cầu của môn sinh TDKC Hoàng Hạc và thân hữu, nên trong tương lai, Hoàng Hạc sẽ thường xuyên tổ chức những buổi hội luận về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ tinh thần và thể chất, chia sẻ đến cho cộng đồng chúng ta những hiểu biết để cùng sống vui, sống khỏe, sống hiểu và thương. Những sinh hoạt sau này sẽ được phổ biến rộng  rãi đến cộng đồng.


Mọi thắc mắc về chi tiết và ý kiến liên quan đến đề tài thuyết trình “Đối Phó Với Những Khó Khăn Trong Cuộc Sống”, xin điện thư về: theduckhiconghoanghac@gmail.com . Ban biên tập Hoàng Hạc sẽ chuyển đến Ts Duyệt.


Muốn biết thêm chi tiết về lớp học Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc hoặc ý kiến về đề tài cần được thuyết trình/thảo luận, xin điện thư về: theduckhiconghoanghac@gmail.com . hoặc liên lạc qua số phone: 562-242-5876


(HH Kiều Hạnh ghi chép và tường trình)
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20720)
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20704)
Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18149)
Một thanh niên biểu tình cầm biểu ngữ với hàng chữ kêu gọi Chủ tịch Sang hãy hành động để đánh đuổi Trung Quốc xâm lược ra khỏi Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17627)
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22791)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20088)
Tướng Đính: “…Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội đối với lịch sử Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng minh…”, Lời TT Diệm & Cố vấn Nhu: “...Vì thế Việt Nam có thể là một chiến trường tương lai, để Mỹ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh…”
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18363)
Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17845)
Bài nói chuyện tại chùa Bát Nhã, CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013 nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18273)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17147)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, đã từng có những nỗ lực phổ biến Phật học, đã từng trình bày những luận cứ uyên bác trong những tác phẩm, những bài lai cảo viết về Phật giáo cũng như về một biến chuyển cách đây nửa thế kỷ: ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa của trái tim mình, biến thân xác Ngài thành một ngọn đuốc để xua hết những bóng tối của cường quyền đang trùm phủ lên Phật giáo Việt Nam mùa Pháp nạn 1963.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16729)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ đã được bạch hóa vài năm gần đây và được Cư Sĩ Nguyên Giác dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch của cư sĩ Nguyên Giác đã được nhiều trang web Phật Giáo Việt Nam đăng tải như trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v…
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19613)
Đại nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng ngọn lửa Từ Bi của Phật Giáo đồng thời cũng tràn đầy tình thương và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17060)
Tụng cho nhân loại hòa bình. Trước sau bền vững tình huynh đệ này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17021)
Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19790)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21031)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng Tháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17545)
LTS: Dưới đây là nguyên văn tất cả các bài tham luận, phát biểu đọc trong buổi lễ tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tổ chức.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 23163)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho chính nghĩa.” Đó là lời phát biểu của vị chủ tọa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay, do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nam California tổ chức trọng thể tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17298)
Cuộc tuyệt thực ở Houston, Texas để phản đối sự bất công đối xử của nhà cầm quyền Hà Nội với tù nhân lương tâm Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ngày 14/06/2013 (từ trái cư sĩ Võ Nghiệp và anh Kim Long, ông Đào văn Thảo và ông Phạm Tố Thư.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17312)
Suốt chiều dài của lịch sử, nhân loại không phải lúc nào cũng được đối xử công bằng. Điều này chính là những định mệnh đã và đang diễn ra đối với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt nam, đang bị cường quyền đàn áp và chà đạp lên những quyền căn bản của con người.