Những hậu quả tinh thần của Tội Ác Do Thù Ghét

12 Tháng Chín 20228:10 SA(Xem: 2857)

Những hậu quả tinh thần của Tội Ác Do Thù Ghét 

Qua nhãn quan văn hóa Việt Nam

Tội ác do thù ghét đã nổi bật trong những năm gần đây khi càng lúc càng có nhiều nạn nhân lên tiếng và nhiều môi trường truyền thông xã hội đề cập đến những vấn đề quan trọng này. Những nguồn trợ lực và những đường dây giúp đỡ về xã hội, pháp lý, và chính trị càng lúc càng phổ biến bởi những khách bàng quan, nạn nhân, và ngay cả kẻ vi phạm. Những hiệu quả về sức khỏe tinh thần bao quanh vấn đề này cũng đã được công bố rộng rãi, với những nghiên cứu khoa học sâu rộng để hỗ trợ những phát kiến.


Qua nhiều nghiên cứu chính, người ta đã đồng thanh kết luận rằng tội ác do thù ghét để lại những ấn tượng lâu dài trên cả nạn nhân lẫn người vi phạm. Nhiều trường hợp, tội ác do thù ghét dẫn tới thảm kịch và tổn thương cảm xúc. Văn hóa Việt Nam cổ xúy sự hòa hợp và sự bao dung tối hậu. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy dỗ tránh xa cuộc xung đột và không khuấy động thêm những xung khắc bằng cách đáp ứng một cách ngấm ngầm hoặc trực tiếp. Chúng ta được dạy dỗ chuyện của mình thì mình tự lo để có thể tự vệ và sinh tồn. Chúng ta được dậy dỗ hãy im lặng và không bao giờ lên tiếng vì cần bảo vệ thanh danh gia đình mình trong xã hội. Chúng ta phải giữ thể diện tốt lành, trong sạch, và tĩnh lặng ngoài xã hội. Hậu quả của phương thức giáo dục ấy là nhiều vụ liên quan đến thù ghét liên hệ đến người Việt và có thể tới những nền văn hóa Á Châu khác ít được báo cáo một cách không ngờ được. Ít báo cáo nên hậu quả trực tiếp là ít được giúp đỡ. Nạn nhân không mưu cầu sự giúp đỡ và phạm nhân cũng không có được cơ hội để nhận lãnh trách nhiệm và phản tỉnh về những hành vi sai trái của họ. 

Điều này đưa tới rất nhiều những vấn đề về tinh thần vẫn được che giấu dưới tấm thảm.


Paul+H+(Profile+Pix2)

Paul Hoang, Sáng Lập Viên và Giám Đốc Điều Hành của Moving Forward Institute và Viet-CARE 


Paul Hoang, một Nhân Viên Xã Hội Có Chứng Chỉ Hành Nghề Tại California (LCSW), Sáng Lập Viên và Giám Đốc Điều Hành của Moving Forward InstituteViet-CARE, chia sẻ kinh nghiệm của ông:


"Trong thời gian đại dịch, khi những biến cố và tội ác do thù ghét người Á Châu trở thành những bản tin hàng đầu trên mọi phương tiện truyền thông xã hội, những vị cao niên và những người dễ bị tổn thương lại một lần nữa trở thành đối tượng của những mối hiểm nguy về thể chất, cảm xúc và tâm lý. Những động lực cùng với những điều kiện này góp phần lớn lao vào việc khơi gợi và trầm trọng hóa những tổn thương mà nhiều thành viên cộng đồng Việt nam đã gánh chịu sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. 


Sự sợ hãi những thứ không nắm vững (nguồn gốc, triệu chứng, cách lây lan, và tác động của Covid), sự mất tin cậy vào người khác, bao gồm cả thành viên gia đình và bạn bè, láng giềng, cơ quan truyền thông/các nguồn cung cấp thông tin, và những chuyên gia về các vấn đề trước mắt, cùng những mối đe dọa về những nguy hiểm thể chất (Những sự kiện và tội ác Thù Ghét Người Châu Á) đã đóng góp rất nhiều vào việc làm sống lại hoặc bị ác mộng về thời gian sống dưới chế độ cộng sản khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt thời kỳ mà thân nhân hoặc láng giềng dòm ngó và tố cáo lẫn nhau. 


Người bị tố cáo sẽ bị bắt, tra tấn, bỏ tù, và/hoặc bị xử tử nếu bị phát hiện là chống lại nhà cầm quyền.  

Một ông cao niên chỉ nói được tiếng Việt sống nhiều thập niên với những thương tổn phức tạp gây ra do cuộc chiến đã suýt nữa bị loại khỏi chương trình nhà chính phủ để trở thành vô gia cư, chỉ vì ông sợ bị lây Covid và bị tấn công chỉ vì là người Á Châu đã khiến ông giam mình trong căn nhà của ông. Ông ta sợ lây Covid nếu chạm tay vào bao thư hay bất cứ thứ gì bưu điện chuyển tới. Ông ta sợ bị trở thành mục tiêu tấn công vì ông là người Á Châu. Ông sống một mình trong căn phòng chung cư một phòng ngủ, bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi cực độ, nỗi lo âu lớn lao, và sau cùng do suy dinh dưỡng vì không ăn uống những thứ người nhà đem lại."


Theo Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ, nạn nhân tội ác do thù ghét có thể trải qua nhiều hậu quả cảm xúc ngắn hạn và hậu quả tinh thần lâu dài, như 


  • Những triệu chứng liên quan tới Rối Loạn hậu Chấn Thương (PTSD) như căng thẳng thần kinh, lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, nhức đầu, ác mộng, khóc, bứt rứt, bồn chồn, giảm cân...
  • Đánh mất sự tin cậy và niềm tin vào nhân loại hoặc một nhóm sắc tộc đặc biệt nào đó.
  • Mất sự tự trọng; cảm thấy bực bội và dễ bị xúc phạm.
  • Cảm thấy vô vọng, lẻ loi và rối trí.
  • Xoay qua dùng rượu/hoặc thuốc như phương thức thích ứng.
  • Gia tăng sự đè nén cảm xúc trong mọi lãnh vực của cuộc sống.

Những vấn nạn tinh thần này có thể đưa tới tình trạng xa lánh nhà trường, xã hội, việc làm và gia đình, và nếu không được chữa trị, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống của nạn nhân. Người ấy sẽ có những vấn đề trong giao tiếp với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Những nạn nhân không được hướng dẫn về sức khỏe tâm thần có thể bị trầm cảm nặng nề và sự sợ hãi có thể đưa tới hành vi tự sát.


Theo khuôn mẫu mà Casarez-Levison phát triển năm 1992, một người có thể trải qua bốn tiến trình: trước khi tự biến mình thành nạn nhân, nạn nhân hóa, chuyển tiếp, và tái tổ chức.


blank


Sự hướng dẫn tâm thần có thể hữu ích và có hiệu quả trong hai giai đoạn khi một cá nhân bị tổn thương đang rối trí và hiển nhiên là đang cần sự hướng dẫn cách đối phó.


Paul Hoang chú tâm vào việc cung cấp sự trợ giúp trực tiếp với những giải pháp thực tế.


 "Tôi bắt đầu chương trình Moving Forward Together với chương trình C.A.R.E. (Cảm thông, Chấp nhận, Trấn an, và Tăng lực) vào ngày 8 tháng Tư 2020, sau đó tạo thành một liên minh dẫn đầu bởi sự liên kết công và tư nhân giữa Movine Forward Psychological Institute, Inc., Viet-CARE, NailingIt for USA, và Recess Room Restaurant. 


Phương thức nhằm cung cấp những bữa ăn ngon vừa mới nấu miễn phí và phù hợp với sắc tộc đến những người già sống lẻ loi và những cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid và gián tiếp bởi Sự Thù Ghét Người Châu Á. Chiến thuật này có chủ đích và sự đáp ứng mang sắc thái văn hóa. Phân phối và/hoặc cung cấp những bữa ăn nóng phù hợp với sắc dân đến từng cá nhân hoặc gia đình đem lại cho chúng tôi một khoảnh khắc để xây dựng những mối liên kết và bày tỏ cho thấy họ không bị quên lãng, và vẫn được coi là những thành viên có giá trị của cộng đồng chúng ta. Tôi huấn luyện những thiện nguyện viên về ý nghĩa lâm sàng của việc đem niềm cảm thông, sự chấp nhận, sự trấn an, và sự tăng lực khi giao tiếp và tiếp cận với những người tham gia chương trình của chúng tôi. Đây là những bài thuốc giúp chống lại sự mất liên lạc của cá nhân với cộng đồng, sự lẻ loi, sự vô vọng, sự yếu đuối và lo âu đem đến bởi Covid và những sự kiện hoặc tội ác Chống Người Châu Á."


Chìa khóa của sự hồi phục bắt đầu bằng sự ghi nhận có những vấn đề tâm thần và động lực để tìm kiếm sự trợ giúp phù hợp. Tiến trình nạn nhân hóa và hồi phục không đến nỗi phức tạp, nhưng nó đòi hỏi nỗ lực kết hợp từ nạn nhân, chuyên viên y tế, mạng lưới xã hội, giới chức thẩm quyền, và sự liên kết tư nhân như chương trình Moving Forward Together Feed và C.A.R.E. của Paul Hoàng.


Hãy ghé thăm trang nguồn trợ giúp của VAAMA để tìm sự hỗ trợ sức khỏe tâm thần. 

The Mental Consequences of Hate Crimes

From A Vietnamese Culture Perspective

Hate crime is being brought to the forefront in recent years as more victims are speaking up and more media coverage is being devoted to these important issues. Social, legal, and political resources and helplines are increasingly becoming more available for bystanders, victims, and even offenders. The mental health effects surrounding this issue are also being well publicized, with ample scientific studies to support findings.

In many major studies, it was concluded unanimously that hate incidents and hate crimes leave long-lasting impressions upon both the victims and the offenders. In many cases, hate crimes lead to emotional drama and damage. The Vietnamese culture promotes harmony and utmost tolerance. As young children, we are taught to walk away from a fight and not stir up additional conflicts by responding implicitly or directly. We are taught to keep our business to ourselves for the best survival and protection. We are taught to keep quiet and never to speak up for the sake of our family’s social reputation. We must keep a good, clean, and calm face to the world. As a result of this social upbringing, many hate incidents involving Vietnamese and perhaps other Asian cultures are extremely under-reported. Being under-served is a direct result of this under-reporting. Victims are not seeking help and offenders are not given a chance to take responsibility and reflection on their wrongful actions. This leads to a high number of mental issues that are being hidden under the carpet. 

Paul Hoang, a California Licensed Clinical Social Worker (LCSW), Founder and CEO of Moving Forward Institute and Viet-CARE, shared his experience: 

During the pandemic when the Asian Hate incidents and crimes start to be the top headliners in all media and social media outlets, the seniors and vulnerables again became at the highest risk for being in physical, emotional and psychological danger. These dynamics and conditions greatly contributed to triggering and exacerbating the traumas that many Vietnamese community members had experienced post-Vietnam War.  

The fear of the unknown (the origin, symptoms, transmission process, and effects of Covid), the distrust of people, including family members and friends, neighbors, media/ news sources, and subject matter experts, and the threats of physical danger (Asian Hate incidents and crimes) have greatly contributed to the flashbacks and nightmares of the days living Post-Vietnam War where families and neighbors were paid to report on each other.  

The ones reported on end up being arrested, tortured, imprisoned, and/or executed if found to be against the government.  One elderly monolingual Vietnamese-speaking male living for decades with complex traumas from the war almost ended up being dropped from his housing program and being homeless because of his fears of catching covid and being attacked for being Asian kept him imprisoned inside his home.  He was afraid of catching Covid from touching the envelopes or anything that comes in through the mail.  He was afraid of being targeted and attacked for being Asian. He was living alone inside his 1 bedroom apartment crippled by extreme fear, intense anxiety, and eventually from malnutrition due to not eating meals brought over by his family member.”   

According to the American Psychology Association, hate crime victim can experience many short-term emotions and long-term mental effects, such as

  • Symptoms relating to Posttraumatic stress disorder (PTSD) such as stress, anxiety, fear, depression, headaches, nightmares, crying, agitation, restlessness, weight loss…
  • Lost of trust and faith in humanity or a particular group of ethnicity
  • Lost of self-esteem; feeling on edge and vulnerable
  • Feeling of hopelessness, loneliness and confusion
  • Adoption of alcohol and/or drug use as a coping mechanism
  • Increased practice of emotional suppression in all aspects of life

These mental issues can lead to a temporary or permanent withdrawal from school, society, work and family, which if left untreated, will ultimately affect a person’s entire life. They will experience more communication problems with their friends, families and co-workers. Victims without mental health coaching can host Extreme depression and fear can also lead to suicidal behavior.

According to Casarez-Levison’s model which was developed in 1992, a person might go through four major processes: previctimization, victimization, transition, and reorganization. 

blank


Mental coaching can be helpful and effective during the two stages when a hurt individual is confused and will most likely need directions in coping.

Paul Hoang focuses on delivering hands-on assistance and practical solutions. 

“I started the Moving Forward Together Feed with C.A.R.E. (Compassion, Acceptance, Reassurance, & Empowerment) program on April 8, 2020, which later became a coalition led by a public-private partnership between Moving Forward Psychological Institute, Inc., Viet-CARE, NailingIt for USA, and the Recess Room Restaurant.  The approach was to provide for free freshly prepared gourmet ethnic meals to these isolated seniors and individuals negatively impacted by Covid directly and Asian Hate implicitly. The strategy was intentional and culturally responsive. Distributing and/or delivering hot ethnic meals to each individual or family gives us a brief moment to build connections and demonstrates that they are not forgotten and are still considered valuable members of our community.  I trained our volunteers in the clinical significance of providing compassion, acceptance, reassurance, and empowerment when communicating and interacting with our program participants. These were the recipes to combat disconnections to self and community, isolation, hopelessness, helplessness and anxieties brought forth by Covid and Asian Hates incidents and crimes.”

The key to recovery begins with the acknowledgment of mental issues and the motivation to seek the right help. The process of victimization and recovery is not complicated, yet it does require a united effort from the victim, health care provider, social network, legal authority, and private coalition such as Paul Hoang’s Moving Forward Together Feed with C.A.R.E.

Access VAAMA’s resource page to find great mental health support.

 



26 Tháng Mười 2014(Xem: 24046)
Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18075)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
14 Tháng Mười 2014(Xem: 17908)
Sau gần 30 năm miệt mài, cuộc hành trình tìm tự do đầy cam go và nhục nhằn của 97 người tỵ nạn VN cuối cùng tại Thái Lan vẫn còn gặp phải những chông gai, trở ngại vào giờ thứ 25! Mặc dù đã được chính phủ Canada cấp giấy phép nhập cảnh, mặc dù đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hoàn tất toàn bộ hồ sơ tỵ nạn, mặc dù đã cầm vé máy bay trong tay, tuy nhiên nhóm người tỵ nạn đầu tiên dự trù đặt chân đến phi trườngVancouver, Canada vào ngày Thứ Năm, mùng 9 Tháng 10, 2014 vừa qua vẫn chưa được chính phủ Thái Lan cấp giấy phép xuất cảnh!
12 Tháng Mười 2014(Xem: 17700)
Hiệp Hội Thiện Nguyện Vì Dân(ViDan Foundation Inc.) là một tổ chức bất vụ lợi, phi chính phủ (Non-Profit Humanitarian Organization – ID# 801949153) được thành lập theo quy chế 501(c)3, chủ trương trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu khẩn thiết, đặc biệt là tầng lớp trẻ thơ. Mọi sự đóng góp cho ViDan Foundation Inc. đều được cấp biên nhận trừ thuế.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 19355)
Hiện nay tổng số người Việt sinh sống tại hải ngọai, thì ước lượng có đến 4.5 triệu người. Như vậy, nếu so sánh với dân số trong nước là 90 triệu, thì số người Việt hải ngọai đã chiếm đến tỉ lệ 5% của tổng số dân trong nước.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18228)
Có tin 22 tổ chức dân sự ở Việt Nam ký một bản tuyên bố ủng hộ biểu tình ở Hong Kong và nói tình hình Việt Nam còn ‘thê thảm hơn’. Bản tuyên bố hôm 5/10 nói họ “vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức” của giới trẻ Hong Kong.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17997)
Một số người Việt thuộc cộng đồng người Việt Quốc gia ở Montreal, với cờ VNCH trong tay, tham dự cuộc biểu tình để ủng hộ cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông. Cuộc biểu tình này được tổ chức tại Đại học McGill ở Montreal vào thứ Tư, ngày 1/10/2014. Một người đang cầm lá cờ VNCH trên tay giải thích: “Đây là lá cờ mà người Việt tị nạn cộng sản thường sử dụng như một biểu tượng của tự do dân chủ chống lại chủ nghĩa cộng sản”.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 16944)
The Diplomat ngày 28/9 đăng bài phân tích của Scott Hartley, thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho biết, thung lũng Silicon đang phát triển những công nghệ có thể mang lại sự minh bạch hơn cho những khu vực gặp khó khăn, ví dụ như Biển Đông.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 18561)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19405)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 17920)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19015)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 19124)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 19443)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 32565)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 21166)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18197)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19742)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 26743)
Tôi rất tiếc không tìm thấy lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nào ở Đền thờ Tử Sĩ, Nghĩa Dũng Đài cũng như trên các ngôi mộ chiến sĩ chôn trong Nghĩa Trang Biên Hòa.