Chồng Da Đen-Hàn Quốc và Vợ Việt Nam - Buổi Hẹn Đầu Căng Thẳng Dẫn Tới Hôn Nhân Bền Vững & Con Cái

10 Tháng Giêng 20238:30 SA(Xem: 2772)

Chồng Da Đen-Hàn Quốc và Vợ Việt Nam - Buổi Hẹn Đầu Căng Thẳng Dẫn Tới Hôn Nhân Bền Vững & Con Cái

PHỎNG VẤN TAMI BUI VÀ DYRELL FOSTER

 

Buổi hẹn đầu của Tami và Dyrell ở San Francisco. Tami là con gái đầu lòng của một gia đình tỵ nạn Việt Nam truyền thống. Dyrell là con duy nhất của một gia đình hợp chủng với mẹ người Đại Hàn và cha người Mỹ gốc Phi Châu. Đúng ra là một bữa ăn tối bất ngờ đầy lãng mạn ở một nhà hàng Việt Nam. Trên đường đi họ bị cảnh sát chặn lại. Lòng Dyrell tràn ngập lo âu khi nghĩ mình là người đàn ông da đen sắp phải đối mặt với cảnh sát. Mồ hôi anh toát ra và tim anh đập loạn cuồng. Ngược lại, ngồi cạnh anh, Tami rất bình tĩnh và thản nhiên. Cô không hiểu vì sao anh lại căng thẳng như vậy.

Tami tốt nghiệp khoa Chính Trị Học và hiện là giám đốc thâm niên về các dịch vụ chính quyền ở Turo. Dyrell là chủ tịch Las Positas College, người đầu tiên trong gia đình anh vào đại học và có bằng Ph.D.

Dyrell lớn lên với cơm và dưa cải chua cùng với thói quen cởi giầy khi về đến nhà. Tami lớn lên với cơm và nước mắm cùng với thói quen trò chuyện cùng bố mẹ mỗi ngày. Họ gặp nhau trong một buổi hội thảo năm 2002, Tami ngỏ lời trước vì ngay lập tức cô nhận ra được sự khiêm tốn và lòng nhân ái nơi Dyrell. Dyrell cũng bị cuốn hút ngay bởi nhan sắc của Tami nhưng anh ngại ngùng tiến tới và đã rất vui khi cô cho anh cơ hội tuyệt vời để quen biết cô. Cảm nhận sâu sắc của cô về công lý xã hội và những việc cô làm cho xã hội và cộng đồng đã thuyết phục anh là đã chọn đúng người. 

Dyrell chia sẻ, "Thử thách ban đầu là với gia đình cô ấy và sự tìm hiểu về quan niệm của họ, ban đầu Tami và tôi đứng trước quyết định khó khăn là có nên tiếp tục theo đuổi mối quan hệ của hai đứa hay không, trong lòng hiểu rõ rằng tôi có thể không sẵn sàng được chấp nhận như một thành viên của gia đình cô ấy." Cha mẹ của Tami đã liều mạng đem gia đình qua nước Mỹ hy vọng có tương lai sáng sủa hơn và cha của Tami sợ rằng kết hợp với một thanh niên da màu sẽ làm cản trở con đường tiến thân tươi sáng của cô. Gia đình của Dyrell thì cởi mở hơn đối với việc kết hợp đa sắc tộc. 

Với sự khiêm tốn, Dyrell đã có thể thuyết phục cha mẹ Tami rằng anh là người chân thật. Họ kể lại từ đầu và Tami nói rằng Dyrell đã trở thành đứa con trai được ưa chuộng mà cha của Tami luôn luôn mơ ước: Dyrell biết kính trọng, khiêm tốn, trầm tĩnh, và có trình độ học vấn cao với bằng tiến sĩ, trong khi Tami tốt nghiệp môn chính trị học một ngành mà các cha mẹ Á Châu không mấy ưa chuộng. Tami không phải đối đầu với bất kỳ sự chống đối nào từ phía gia đình Dyrell, cô muốn giữ họ của mình sau hôn nhân, và cô đã rất yên tâm khi biết họ không phản đối. 

Họ kết hôn năm 2009 và có hai con, con gái Maylea, 10 tuổi và con trai Daylen, 8 tuổi. Maylea có chữ lót tiếng Việt, Tâm, nghĩa là trái tim. Daylen có chữ lót tiếng Đại Hàn Jaewon có nghĩ là thông minh vượt bực. Đây là những đặc tính họ mong mỏi nơi các con của họ, đồng thời cũng là để biểu hiện tấm lòng của họ với hai nền văn hóa. Ngoại trừ màu da và đôi khi ánh mắt dò hỏi từ những người lạ, đôi vợ chồng này được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ thân nhân và bạn bè của họ. Họ giáo dục con cái thành những đứa trẻ vui vẻ, độc lập, và tự tin với nhãn quan rõ rệt về danh tính và biết quý trọng cội nguồn của mình. 

Tami bày tỏ: "Tôi nghĩ là người Mỹ gốc Á chúng tôi đã được dạy sự khiêm tốn... nhưng tôi nghĩ chúng tôi đã thích ứng bởi chúng tôi tự nhủ mình có thể khiêm tốn trong khi vẫn có thể tự hào và tin tưởng ở cội nguồn của mình."

Dyrell nhạy cảm hơn với những sự va chạm, còn Tami lớn lên trong một cuộc sống được che chở nhiều hơn nên thường bày tỏ quyền lợi của mình và lên tiếng thường xuyên hơn. Hai người kể về một lần Tami bóp còi khi khách thăm viếng nhà hàng xóm đậu xe ở chỗ đậu xe của Tami. Dyrell còn nhớ lúc đó mọi ánh mắt đều đổ về phía anh, người đàn ông da đen, như thể anh là người bóp còi thúc dục họ.

Tami nói, "Bây giờ nhìn lại, và khi tôi nghĩ về hành vi bạo động nhắm vào người Mỹ gốc Á Châu, nhất là sau đại dịch Covid, đó là những thứ mà trước đó tôi không biết tới, và dù Dyrell nửa Á nửa Da Đen, người ta chỉ nhìn màu da anh ấy thành ra làm sao biết trước người ta có thể cư xử như thế nào với  chúng tôi." 

Là người Á Châu và Da Đen, hai trong số những sắc tộc bị lãng quên nhiều nhất, đôi vợ chồng này tiếp tục cuộc sống của họ với sự thận trọng, nhạy cảm, lạc quan và thật nhiều hiểu biết cùng với tiếng cười.

Một giá trị gia đình vững mạnh là điều lôi cuốn hai người đến với nhau và nguyên tắc này tiếp tục là chất keo gắn kết họ hơn 20 năm nay và còn tiếp tục như thế. Dù không đặt nặng vấn đề kỷ niệm lễ cưới, Tami nói đùa là cô sẵn sàng nhận quà từ Dyrell bất cứ ngày nào trong năm. "Gia đình chúng tôi thì cũng giống mọi gia đình khác. Bởi vì không chỉ là kết hôn với một người không giống mình, mà còn là những chung đụng thường nhật," Tami quả quyết. Đôi vợ chồng chia sẻ những hình chụp tự nhiên của họ và con cái họ, sống, học hỏi, làm việc và thưởng thức những gì cuộc sống đem lại từ bốn nền văn hóa: Việt Nam, Đại Hàn, Phi Châu, và Hoa Kỳ.

blank
blank

Dyrell không còn lo lắng khi tiếp cận với cảnh sát và Tami đã thôi bóp còi xe ngay cả khi cô gặp chuyện trái ý. Họ vẫn đến nhà hàng Việt Nam mỗi khi hai vợ chồng đi chơi tối.

Đây là chân dung Việt-Hàn-Phi Châu-Mỹ của khung cảnh đa sắc tộc mới của California. Một câu chuyện không khác gì những câu chuyện khác về gia đình, nhưng là hình ảnh từ chiếc kính vạn hoa và một tổng hợp giữa những góc nhìn và giá trị văn hóa, không giống bất kỳ gia đình nào khác.

Black-Korean Husband and Vietnamese Wife -- Stressful First Date Leads to Long Marriage & Kids

INTERVIEW WITH TAMI BUI AND DYRELL FOSTER

Tami and Dyrell’s first date was in San Francisco.  Tami is the oldest daughter of a traditional Vietnamese refugee family. Dyrell is the only child of a Korean mother and an African American father. It was supposed to be a surprise romantic dinner at a Vietnamese restaurant. On the way there, they got pulled over by the police.  Dyrell’s anxiety was high. As a black male who was about to come into confrontation with the police, he was sweating profusely and his pulse was elevating.  By contrast, Tami, sitting next to him, was very calm and could not understand his stress.  

Tami majored in political science and is currently a senior government affairs manager for Turo. Dyrell is president of Las Positas College – the first in his family to go to college and earn a Ph.D.

Dyrell grew up eating rice and kimchi and is used to taking off his shoes when he comes home. Tami grew up eating rice and fish sauce and is used to talking to her parents every single day.  They met at a conference in 2002, and Tami approached Dyrell because she felt a sense of humility and kindness emanating from him.  Dyrell was attracted to Tami’s beauty but was shy to approach her.  He was relieved that she took the initiative and gave him a chance to get to know her.  It was her strong sense of social justice and the work she had done for her community that persuaded him that she was “the one.”

“The initial challenge was with her family and understanding their perspective.  Tami and I really had to make a difficult decision early on as to whether or not we were going to pursue our relationship, knowing I may not be readily acceptable or accepted as part of her family,” Daryll shared.  Tami’s parents risked their lives to bring the family to America in hopes of a better future, and Tami’s father feared her union with a dark-skinned man would hinder her path. Dyrell’s family was more open toward multi-racial unions.

blank

With humility, Dyrell was able to convince Tami’s parents of his sincerity. Tami’s parents have come full circle these days and Tami said that Dyrell has become the favorite son that Tami’s father always wanted to have: Dyrell is respectful, humble, calm, and highly educated with a Ph.D., whereas Tami majored in political science, which is a career that most Asian parents don’t endorse. Tami didn’t face any objection with Dyrell’s family.  She knew that she wanted to keep her last name after marriage, but much to her relief, Dyrell’s family did not object. 

They married in 2009 and have two children, daughter Maylea, 10 and son Daylen, 8. Maylea has a Vietnamese middle name, Tâm, which means heart. Daylen has a Korean middle name, Jaewon, which stands for outstanding intelligence. These are qualities the couple wishes for their children as well as a way to pay tribute to their respective cultures. Aside from their skin colors and the occasional inquisitive looks from strangers, the couple has had tremendous support from their families and friends.  They’re raising their children to be happy, independent, and well-grounded, to have a clear vision of their identities and an appreciation of their roots. 

blank

“I think as Asian Americans we're raised to be humble…but I think we have adapted because we have told ourselves that we can also be very proud and confident and grounded in who we are,” Tami said.  

While Dyrell is more sensitive to confrontations, Tami tends to exert her rights and her voice more often. The couple mentions an incident where Tami honked at a neighbor’s visiting guests, who were illegally parked in Tami’s parking spot. Dyrell recalls that everyone was looking at him, the black male, as if he was the one making the urgent sound. 

“Now that I look back, and when I think about the violence towards Asian Americans, particularly after Covid, these are types of things that I was just not aware of back then,” Tami says.  "Though Dyrell is half Asian and half Black, they only see him for his skin color, so who knows what they could have done to us.” 

Being Asian and Black, two among many underserved ethnicities, the couple continues to maneuver the current social landscape with caution, sensitivity, optimism and a lot of understanding and laughter. 

A strong sense of family values was what attracted each of them to the other, and this principle continues to be the bond that has held them together for more than 20 years, and counting. Though they don’t put a big stress on anniversary celebrations, Tami jokes that she is open to receiving a gift from Dyrell on any day of the year... “Our family is just like any other family, right? Because it's not just about being married to somebody who's not like you, it's the day-to-day stuff,” Tami affirmed. The couple shares candid family photos of themselves and their children, living, learning, working and enjoying all that life has to offer from four different cultures: Vietnamese, Korean, African, and American. 

blank
blank

Dyrell is no longer as anxious around the police, and Tami thinks twice before honking her horn, even if she is right in certain situations. They still love to go to Vietnamese restaurants for a couple's night out.

This is a Vietnamese-Korean-African American portrait of the new multiracial landscape of California. A story just like any other family story, but one that is mixed with a kaleidoscope of perspectives and cultural values.


**Photos provided Tami and Dyrell.


Vivian Luu, VAAMA

11 Tháng Tám 2013(Xem: 20662)
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20656)
Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18098)
Một thanh niên biểu tình cầm biểu ngữ với hàng chữ kêu gọi Chủ tịch Sang hãy hành động để đánh đuổi Trung Quốc xâm lược ra khỏi Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17579)
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22735)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20044)
Tướng Đính: “…Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội đối với lịch sử Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng minh…”, Lời TT Diệm & Cố vấn Nhu: “...Vì thế Việt Nam có thể là một chiến trường tương lai, để Mỹ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh…”
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18303)
Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17793)
Bài nói chuyện tại chùa Bát Nhã, CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013 nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18226)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17076)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, đã từng có những nỗ lực phổ biến Phật học, đã từng trình bày những luận cứ uyên bác trong những tác phẩm, những bài lai cảo viết về Phật giáo cũng như về một biến chuyển cách đây nửa thế kỷ: ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa của trái tim mình, biến thân xác Ngài thành một ngọn đuốc để xua hết những bóng tối của cường quyền đang trùm phủ lên Phật giáo Việt Nam mùa Pháp nạn 1963.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16672)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ đã được bạch hóa vài năm gần đây và được Cư Sĩ Nguyên Giác dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch của cư sĩ Nguyên Giác đã được nhiều trang web Phật Giáo Việt Nam đăng tải như trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v…
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19552)
Đại nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng ngọn lửa Từ Bi của Phật Giáo đồng thời cũng tràn đầy tình thương và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17012)
Tụng cho nhân loại hòa bình. Trước sau bền vững tình huynh đệ này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16975)
Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19767)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21006)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng Tháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17498)
LTS: Dưới đây là nguyên văn tất cả các bài tham luận, phát biểu đọc trong buổi lễ tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tổ chức.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 23094)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho chính nghĩa.” Đó là lời phát biểu của vị chủ tọa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay, do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nam California tổ chức trọng thể tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17231)
Cuộc tuyệt thực ở Houston, Texas để phản đối sự bất công đối xử của nhà cầm quyền Hà Nội với tù nhân lương tâm Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ngày 14/06/2013 (từ trái cư sĩ Võ Nghiệp và anh Kim Long, ông Đào văn Thảo và ông Phạm Tố Thư.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17257)
Suốt chiều dài của lịch sử, nhân loại không phải lúc nào cũng được đối xử công bằng. Điều này chính là những định mệnh đã và đang diễn ra đối với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt nam, đang bị cường quyền đàn áp và chà đạp lên những quyền căn bản của con người.