Kiều Mỹ Duyên: ‘Nhớ Đại học Xá Sài Gòn’. Phạm Quốc Bảo: ‘Cali-Cuộc sống muôn màu’

27 Tháng Chín 20248:07 SA(Xem: 601)

VĂN HÓA ONLINE – VAAMA-ĐỜI SỐNG-CỘNG ĐỒNG - THỨ SÁU 27 SEP 2024


Kiều Mỹ Duyên: ‘Nhớ Đại học Xá Sài Gòn’. Phạm Quốc Bảo: ‘Cali-Cuộc sống muôn màu’


*


Kiều Mỹ Duyên: ‘Nhớ về các Đại học Xá Sài Gòn’


VỀ CÁC ĐẠI HỌC XÁ TRẦN QUÝ CÁP, MINH MẠNG, THANH QUAN VÀ PHỤC HƯNG

image013

Nhà văn nhà báo Kiều Mỹ Duyên


image015Đại học xá Minh Mạng dành cho nam tọa lạc bởi các đường Minh Mạng, Triệu Đà và Trần Hoàng Quân.


Bốn đại học xá ở Sài Gòn lớn mà ai cũng biết, đó là đại học xá nữ Trần Quý Cáp, đại học xá nam Minh Mạng, đại học xá này của chính phủ, đại học xá Thanh Quan và Phục Hưng của giáo hội Công Giáo, Thanh Quan thì do các dì phước trông coi, Phục Hưng cho linh mục Tiên chăm sóc nam sinh viên.


            Một hôm đẹp trời, dược sĩ Tô Ngọc Lan gọi tôi:


            - Chị Kiều Mỹ Duyên ơi, chúng mình lớn hết rồi, nên tổ chứ c họp mặt nữ sinh viên đại học xá Trần Quý Cáp. Số bằng hữu ở đại học xá ra đi cũng nhiều, số người còn lại lớn tuổi và ở rải rác khắp nơi, mình nên họp mặt.


            Tôi nói ngay:


            - Mình nên họp mặt đại học xá ở Sài Gòn một lúc, vì chỉ đại học xá Trần Quý Cáp không đông đâu.


            Tô Ngọc Lan:


            - Được rồi, chị đứng ra tổ chức đi.


            - Tìm một cựu sinh viên nào đó có thì giờ tổ chức, chị sẽ yểm trợ tích cực.


            Tôi còn nhớ Tô Ngọc Lan rất xinh đẹp. Chúng tôi, sinh viên các đại học xá đi làm từ thiện ở hải đảo Binh Ba, sinh viên y khoa khám bệnh cho thuốc, chúng tôi phát quà cho người nghèo ở hải đảo này. Lúc đó, sinh viên Phạm Ngọc Giao, một trong những sinh viên y khoa khám bệnh cho đồng bào ở hải đảo này, nữ sinh viên dược khoa Tô Ngọc Lan phát thuốc theo toa của sinh viên y khoa đang thực tập ở bệnh viện sắp ra trường, chỉ một chuyến đi mà thành vợ chồng. Lẽ dĩ nhiên sau này ra trường bác sĩ Phạm Ngọc Giao cưới dược sĩ Tô Ngọc Lan, đúng là duyên số trời định. Cùng đi trong nhóm này có một số anh chị em đã thành duyên vợ chồng và sống cho đến ngày ra người thiên cổ. Bây giờ, bác sĩ quân y Phạm Ngọc Giao đã là người thiên cổ, các con của anh Giao và Ngọc Lan đã trở thành bác sĩ ở đất Mỹ.


            Chúng tôi ở đại học xá Trần Quý Cáp, lúc đó bà Hòa làm giám thị, bà khó hơn dì phước. Ngày xưa, ở nội trú dòng Sao Mai, ở đường Trần Hoàng Quân, Chợ Lớn, chúng tôi mới biết không ai khó bằng các dì phước, nhưng sau đó học xong trung học, lên đại học, ở đại học xá Trần Quý Cáp, mới thấy không ai khó bằng bà Hòa, giám thị của đại học xá Trần Quý Cáp, luật lệ hơn Hướng Đạo, hơn gia đình Phật tử, hơn thiếu nhi thánh thể, khó ơi là khó. Có lẽ bà giám thị muốn sinh viên phải học giỏi, bà huấn luyện chúng tôi theo phong tục tập quán cổ truyền, người nam đến thăm người nữ không được ngồi gần, các ghế phải cách xa, văn phòng của bà giám thị ở kế phòng tiếp khách. Có những chiếc ghế đá ngoài vườn, nam nữ không được ngồi ở ghế đá, phải ngồi trong phòng khách. Những chiếc ghế đá dưới tàng cây, không được hái trái cây, những chùm trái cây được bao bọc, được nhìn không được hái.


            Sinh viên từ khắp nơi các tỉnh về đại học xá trú ngụ như nữ sinh viên Trí ở Quảng Trị học dược. Trí cao, trắng, rất đẹp. Sau này, tôi làm phóng viên chiến trường mới biết gió Hạ Lào nóng như lửa, mỗi lần gió thổi vào mặt như con dao cắt vào mặt mình. Vậy mà không hiểu sao sinh viên dược khoa Trí trắng bóc như đầm? Sinh viên dược khoa Mai đến từ Nha Trang. Nhiều sinh viên đến từ khắp nơi như Huế, Đà Lạt, Kontum, Ban Mê Thuột, Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long, Tây Ninh, v.v. Sinh viên muốn ở các đại học xá của chính phủ phải học thật giỏi xuất sắc, nếu không phải là hạng ưu, bình thì không được chọn.


            Ngày xưa, có những sinh viên vừa giỏi vừa đẹp. Tài hoa như Tô Ngọc Lan, đánh đàn dương cầm xuất sắc. Người nào đã học dương cầm bao giờ cũng học nhiều thứ đàn khác nhau hay là thổi sáo. Có lẽ Tô Ngọc Lan nhờ tiếng đàn dương cầm mà đi vào trái tim của sinh viên y khoa Phạm Ngọc Giao. Đa số người nào là bác sĩ ở Việt Nam định cư ở Mỹ học lại cũng là bác sĩ. Bác sĩ Phạm Ngọc Giao đã hành nghề bác sĩ ở Houston, Texas và được bằng hữu, đồng bào thương.


            Chúng tôi đến Houston nhiều lần, ra mắt sách Chinh Chiến Điêu Linh, và được nhiều đồng hương tham dự như Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, nhiều truyền thông tham dự như Hoàng Minh Thúy, chủ báo Xây Dựng, bằng hữu học trung học Trưng Vương, cựu sinh viên văn khoa, luật khoa. Vì không thông báo nên tôi ít được gặp bằng hữu ở đại học xá Trần Quý Cáp và trong những chuyến đi D.C, New York, tham dự diễn hành văn hóa quốc tế hàng năm. Vì ghé Houston một thời gian rất ngắn, ghé đài TV của vợ chồng Hoàng Bách phỏng vấn cấp bách, ghé Hoàng Minh Thúy, chủ báo Xây Dựng, rồi lên đường, không có cơ hội gặp nhiều bạn cũ, nhất là các bạn ở đại học xá Trần Quý Cáp mà tôi có nhiều kỷ niệm đẹp ở đây.


            Trong một tuần lễ mà tôi có nhiều bạn ở khắp nơi gọi điện thoại hối thúc họp mặt bằng hữu đại học xá Trần Quý Cáp. Người nào tuổi tác cũng lớn, nếu chậm quá thì không còn thì giờ nữa. Hiền ở miền Bắc California gọi và nói:


            - Chúng mình nên tổ chức họp mặt nếu không người nào cũng lớn tuổi, sợ không còn cơ hội nữa chị ạ.


            Chồng của Hiền là bác sĩ Nam, khi chúng tôi ra mắt Hoa Cỏ Bên Đường ở San Jose, buổi chiều hôm đó Không Quân Lê Văn Hải đãi cơm tối ở nhà hàng của một thân hữu, cũng là kỷ niệm sinh nhật của anh chị em trong Văn Thơ Lạc Việt cứ 3 tháng tổ chức một lần, không ai đóng một đồng nào. Mừng sinh nhật bằng hữu, vợ chồng con cái đến miễn phí còn được bánh sinh nhật, được quà đem về. Không phải sinh nhật của tôi nhưng tôi cũng được quà là chai rượu nho với chữ Hoa Cỏ Bên Đường trên chai rượu này.


            Hôm đó Hiền không đến, chỉ có bác sĩ Nam đến mà thôi. Bác sĩ Nam người to lớn, nói chuyện cũng lớn tiếng, đúng là đàn ông nhà binh. Không ngờ sau khi tôi trở về miền Nam California thì nghe bác sĩ Nam qua đời, ngủ rồi đi luôn, Hiền cho biết. Vì thế Hiền cũng như nhiều cựu sinh viên đại học xá Trần Quý Cáp muốn gặp nhau.


image017Đại học xá Minh Mạng


            Ý kiến của Ngọc Lan, của Hiền về họp mặt sinh viên đại học xá Trần Quý Cáp, tôi đọc trên TV, radio. Tôi kêu gọi sinh viên của 4 đại học xá đồng tổ chức cuộc họp này. Sinh viên đại học xá Minh Mạng, Phục Hưng, Thanh Quan thì có một số bạn hồi đáp nhưng ai cũng bảo Kiều Mỹ Duyên tổ chức đi vì có chương trình trên các đài truyền hình, radio và có bài đăng trên báo thì tổ chức dễ dàng hơn. Tôi trả lời:


            - Các bạn nào hưu trí thì tổ chức dễ dàng hơn. Tôi lúc nào cũng tối tăm mặt mày, nhiều khi đến 3- 4 giờ chiều mới ăn sáng nên không tổ chức được.


            Hiện nay, ở miền Nam, Bắc California, Houston, Boston, New York, Floria, Seattle, Arizona, v.v., cũng có một số các bạn đã ở 4 đại học xá nói trên. Hy vọng sẽ có một vài bằng hữu đứng ra làm việc này rồi mời bằng hữu sẽ đóng góp ý kiến, thì giờ, tiền bạc cho cuộc họp mặt thành công. Quan trọng nhất là họp mặt, gặp gỡ nhau. Gần 50 năm rồi, 4 đại học xá này đâu có tổ chức họp mặt, dù một lần. Họp mặt có nhiều ý nghĩa, bằng hữu nên xem ai còn ai mất, liên lạc về Việt Nam nếu bằng hữu ở Việt Nam cần giúp đỡ thì người ở hải ngoại giúp người bất hạnh trong nước, nếu bằng hữu trong nước đã từng ở các đại học xá qua đời thì mình giúp cho con cháu của bằng hữu của mình.


            Các bạn ơi, mong các bạn bỏ một chút thì giờ ngồi lại với nhau nhé. Mong được điện thoại của các bạn.


            Nếu các bạn đọc được bài này hay nghe radio, xem TV về tin tức của buổi họp mặt các sinh viên của 4 đại học xá Trần Quý Cáp, Minh Mạng, Phục Hưng và Nam Quan, hãy liên lạc với Kiều Mỹ Duyên 714-260-5884/ 714-636-2299 hay email kieumyduyen1@yahoo.com.


Orange County, 9/2024


KIỀU MỸ DUYÊN


(kieumyduyen1@yahoo.com)


**


Phạm Quốc Bảo: ‘Cali-Cuộc sống muôn màu’

image019

Nhà văn nhà báo Phạm Quốc Bảo

Từ bốn năm nay, cá nhân tôi đã thực sự về hưu, không còn phải cứ vội vã chuẩn bị đi làm nữa, nhưng thời khóa biểu mỗi ngày nếu liếc phớt qua thì xem ra chẳng hề thay đổi bao nhiêu: Vẫn ít nhất ngồi trước cái laptop 2 -3 lần để xem tin tức -  trả lời emails bằng hữu, góp ý hay điều chỉnh những gì thân hữu gửi tới yêu cầu và, cuối cùng, tự viết xuống để lưu lại những gì đang quần thảo bấn bíu trong tâm trí của chính mình.
Tuy nhiên, mỗi lần như thế tôi chỉ có thể ngồi yên được thường ra một tiếng hoặc tiếng rưỡi là cùng. Sau đó là phải đứng dậy ra hàng hiên ngó mông trời trăng - ra vườn rộng độ trên một thước quanh nhà - cắt cành cây, nhặt lá, tưới bón mấy luống rau - những hàng cây cảnh...Cụ thể nhất là vào dịp cuối hè sang thu năm nay, thời tiết đột nóng rẫy kéo dài trên một tuần lễ, tôi luôn ngóng xem có làn gió nào thoảng qua quanh đây hay không - hoặc lắng nghe xem tiếng chim nào hót đâu đấy  chăng...
Như vậy, thực ra xét kỹ thì luôn có những chi tiết lặt vặt, bắt tôi phải chú ý và tìm cách giải tỏa.

Sống khó?


Chẳng hạn từ mấy tháng đầu năm nay có mấy hiện tượng như thỉnh thoảng một vài con gián tự nhiên xuất hiện bất ngờ, hoặc cái sàn gỗ dưới lớp thảm ngoài hiên nghe ọp ẹp khi có bước chân mình đi qua , ( theo kinh nghiệm cho biết ) nghĩa là mọt đã sinh sôi thêm nhiều và hoạt động khá nguy hiểm  ...Đấy là những dấu hiệu báo rằng cũng đã gần 10 năm rồi, căn mobile home nhà tôi hiện cư ngụ đang cần được một lần trùm mối nữa rồi.
Đầu tháng Tám vừa qua, người của hãng chuyên chùm mối đến trao đổi một số chi tiết chuyên môn cần thiết để chuẩn bị cho công tác này: Trước khi thanh sát cái sàn nhà xem có thực sự cần sửa chữa nào không thì phải trừ mối đã. Mà muốn thực hiện trừ mối thì phải bỏ công tỷ mỷ gói ghém mọi thứ trong nhà, nhất là các vật dụng bát đĩa ly tách và tất cả các thứ đồ ăn thức uống trong tủ lạnh cần phải bỏ hết vào bao bọc kín kỹ lại, rồi phải rời nhà đi ở tạm chỗ khác ít nhất là 2-3 ngày... Cuối cùng tốn kém áng chừng đổ đồng trên hai đến ba ngàn đồng trung bình  một lần trùm mối cho căn nhà có diện tích chừng trên dưới ngàn hai thước anh vuông (square feet; sq ft). 
Tốn kém chung như vậy, nếu có chuẩn bị trước thì cũng chẳng thành vấn đề gì. Nhưng khi thật sự bắt tay vào việc, những khó khăn mới bắt đầu ló dạng:
Để chuẩn bị giọn dẹp nhà cửa theo đúng tiêu chuẩn đề ra trước khi nhóm chuyên viên đến làm công việc trùm diệt mối - dán- kiến.. trong nhà, vợ chồng tôi đã phải cật lực, làm từ sáng tới chiều tối, suốt cả một tuần lễ mới xong! Rồi sau hai ngày vắng nhà, khi nhóm chuyên viên trùm mối rỡ bỏ đồ nghề và trả lại căn nhà, vợ chồng chúng tôi trở về thì hết sức ngao ngán nhìn quanh cảnh bừa bộn, từ nhà xe - ra đến hàng hiên - vào tới từng phòng trong nhà, chỗ nào cũng ngổn ngang cả!
Thế là vợ chồng lại căng sức tháo gỡ từng cái bao ny lông khổng lồ ra, lau rửa từng ngăn từng hộc trong từng phòng ốc, nhất là nhà bếp. Rồi phải đợi cho các tủ các hộc khô ráo mới có thể đem đồ đạc - bát đĩa - ly chén xếp vào y như trước đó... Nhất là cái tủ lạnh, riêng việc cọ rửa rồi để cho khô ráo thì mới có thể sắp xếp đồ ăn thức uống vào lại, tốn cả ba ngày rưỡi...
Vừa làm việc, hai vợ chồng vừa nhớ lại: Lần trùm mối trước đây độ mười năm, sao mà hồi ấy cũng chỉ trần xì có vợ chồng mình thôi thế mà xoay trở nhẹ nhàng êm ru, không hề để lại một khó khăn trắc trở nào ghi đậm dấu ấn trong ký ức đến độ phải nhớ tới bây giờ! Còn hiện nay..sao phải cực đến thế này.
 Xét vào chi tiết, mới lần lượt những khác biệt bắt đầu xuất hiện:
- Lần trùm mối trước cách đây mười năm, lúc ấy vợ chồng tôi mới có trên dưới bẩy mươi. Bắt tay vào làm cái gì cũng rụp rụp, một cách gọn ơ, dường như tổng cộng độ chừng trong vòng trên một tuần lễ là hoàn tất.
- Còn hiện nay, vợ chồng chúng tôi đã trên tám mươi cả, làm cái gì cũng ỳ ạch chậm rì, rồi quên trước quên sau. Hơn nữa, mới bắt tay vào việc bất cứ thứ gì được trên một tiếng đồng hồ là đã có cảm giác rã rời tay chân - hoa mắt tới độ muốn làm tiếp cũng chẳng được, phải nghỉ cho ổn định nhịp thở đã.
- Và thời gian xếp sắp đồ đạc trước để người ta trùm mối nhà, vợ chồng tôi cả hai cùng nhau ỳ ạch khiêng dọn - bỏ vào những bao ny lông bít kín miệng bao lại ..phải mất tới trên một tuần. Rồi khi xong vụ trùm mối, trả tiền công, lại cũng hai vợ chồng trần xì loay hoay lần lượt bung những bao ny lông ra, xếp những thứ lại vào những hộc - tủ - phòng ốc, đâu vào đó đúng nơi chốn như cũ, đã phải kéo dài mất tới trên một tháng trời rị mọ, mệt muốn đứt từng chập!
Hai lần trùm mối nhà cách nhau trên dưới mười năm, mà cũng chỉ có riêng vợ chồng tôi cáng đáng  công đoạn dọn dẹp : Ngoài sự kiện có thêm đồ đạc chất vào trong mười năm nay thì bây giờ nhân dịp này, loại bỏ đi một mớ không thiết dụng nữa, như vậy thì lòi ra nguyên nhân rõ rệt là vì cả hai vợ chồng tôi lớn tuổi nên sức vóc chẳng còn được như xưa nữa!

Ứng biến


Chưa hết chuyện đâu nghen.
Tường mái lâu rồi bụi bám đầy quanh nhà, bắt buộc phải nghĩ đến chuyện ít nhất là xịt vòi nước cho sạch, và nơi nào sét rỉ quá thì phải sơn sửa lại...
Những công việc này trước đây riêng với cá nhân tôi cũng đủ rị mọ mà tự làm lấy thì riết rồi cũng xong; nhưng bây giờ sức lực giảm sút trông thấy, bắt buộc phải thuê các nhóm thợ thực hiện giúp...
Nói chi việc lớn lao nào khác, nội hiện tượng mấy cái vòi nước lắp đặt sẵn quanh nhà đa phần đã cũ quá hạn nên chúng cứ âm thầm rò rỉ khắp lượt! Nếu dư dả thì a lê hấp, rất đơn giản là thuê người tới sửa - thay mới hết lại , từ ống chạy ngầm dưới sàn nhà tới  những vòi nước tưới. Nhưng khổ nỗi ngân khoản hưu trí vợ chồng tôi khá eo hẹp, bắt buộc mình phải kiếm cách trì hoãn ý định là bất cứ việc gì cũng thuê mướn người làm.
Vì thế, trong khi đợi đến lúc gom đủ chi phí, tôi  tạm thời kiếm mấy cuộn ống nước cũ còn để dành gắn vào, cho chúng cứ tự do chẩy ri rỉ ra những cái chậu - rồi hằng ngày, sáng một lần - chiều một lượt, ra múc từng bình đi  tưới vào gốc những hàng cây - những chậu hoa bầy la liệt quanh nhà, nhiều nhất là trên hàng hiên phía trước.
Ban đầu phải làm thêm việc như thế thì rõ rệt là có cảm giác bó buộc bấn bíu, nhưng chỉ sau vài ngày cố gắng chịu khó bỏ ra mươi mười lăm phút làm thêm công việc tưới tiêu này thì tự tôi thấy cứ vừa nhẹ nhàng vừa thong thả nhẩn nha hoạt động. Rồi tôi lại lẩn thẩn suy diễn:
- Tiếp tục như vậy thì chẳng khác nào chịu khó bỏ ra thêm độ nửa tiếng vận động mỗi ngày thoải mái, cộng vào với thời gian thường xuyên gần một tiếng đồng hồ thể dục hằng ngày, vốn đã từng được tôi thực hiện cả trên bốn chục năm nay! 
- Hơn nữa, tính vào chi tiết, mỗi ngày có 24 tiếng đồng hồ thì ngủ độ 7 hay 8 tiếng, trước kia còn đi làm thì 8 tiếng mà bây giờ chỉ còn lại vài ba tiếng ngồi vào bàn tại nhà 'ôm' cái laptop thôi, thể dục chỉ có trên dưới một tiếng nữa .. Thế ra hằng ngày bây giờ mình vận động như thế là khá ' khiêm nhường' đấy nhé!
Phân tích vào chi tiết như vậy, mới thấy rõ là thực hành biện pháp trì hoãn tạm thời ấy xem ra thật sự " nhất cử lưỡng tiện", chẳng những đáp ứng phù hợp với tình trạng ngân sách gia đình mà còn tăng phần tiện lợi cho sức khỏe của một anh già xưa nay chỉ quen thích lười biếng như tôi!
Suy đi tính lại, tôi nghiệm ra rằng làm như " cái khó nó ló cái khôn" hay sao... Ấy. Cũng phải diễn tả một cách chính xác và trung thực nhất: Trình trạng khó khăn vừa trình bầy như trên thật sự có khiến tôi tìm ra được
cách giải tỏa ổn thỏa hay chăng, thì hiện giờ chưa đủ yếu tố khẳng định, nhưng rõ là đang diễn tiến tạm thời êm thắm đấy.

Chợt vui:


Một bức hình của bạn hữu từ phương xa bay về Cali.

image021

Phạm Quốc Bảo

California Sep 2024
21 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4031)
Qua nghệ thuật và văn chương, người Việt đang nói lên tiếng nói của mình cùng những tiếng nói của các sắc dân Á Châu khác. Cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn sự thù ghét và loan truyền lòng yêu thương, và tình cảm này không còn là một khẩu hiệu trống rỗng bởi tiếng nói của chúng ta càng lúc càng vang động hơn bao giờ hết.
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4005)
We are excited to announce that the California Department of Social Services just announced a second year of funding for Stop the Hate.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3906)
Trong lịch sử California chưa bao giờ tiểu bang đã bỏ ra hơn 165 triệu đô la để tài trợ cho 80 cơ quan, bao gồm bảy cơ quan trong Quận Cam. Vào tháng Tư 2022, với sự tài trợ có được, Bộ Dịch Vụ Xã Hội California (CDSS) Quyền Công Dân, Việc Dễ Dàng Được Trợ Giúp và Bình Đẳng Sắc Tộc (CARE) đã làm nên lịch sử, hoạch định để cung cấp những dịch vụ ngăn ngừa và can thiệp trực tiếp cho những cư dân Á Châu...
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4076)
Thành lập năm 2003 bởi Hiệp Hội Văn Chương & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam (VFF) hiện nay là một lễ hội phim ảnh Việt có tầm vóc quốc tế với đầy ý nghĩa. Năm nay với 32 cuốn phim, gồm 12 phim dài và 21 phim ngắn, VFF tiếp tục chú tâm vào những yếu tố nhân bản trong nội dung của xã hội nhằm đạt tới sự vượt qua chính bản thể mình.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 4565)
Là một cơ quan Á Châu, VAAMA đặt ưu tiên ngay từ khi mới hình thành trong việc góp phần vào những khởi xướng đầy ý nghĩa cho người Mỹ gốc châu Á và vùng đảo Thái Bình Dương. Những nền văn hóa này là một phần của đời sống người Mỹ. Chúng tôi lên án những hành vi kỳ thị chủng tộc và bạo động, đồng thời tiếp tục có những hành động cụ thể nhằm giúp ngăn chặn sự bất công dựa trên sắc tộc.
27 Tháng Mười 2022(Xem: 4233)
20 Tháng Mười 2022(Xem: 4578)
23 Tháng Chín 2022(Xem: 4434)
Viet Film Fest Xin Loan Báo Chương Trình Chiếu Phim Năm 2022 và Địa Điểm Mới Gần Trung Tâm Little Saigon. Trở lại với phiên bản lần thứ 13, Viet Film Fest 2022 sẽ trình làng một chương trình đặc sắc nhằm tôn vinh những câu chuyện và tiếng nói Việt trong điện ảnh.
12 Tháng Chín 2022(Xem: 4468)
Tội ác do thù ghét đã nổi bật trong những năm gần đây khi càng lúc càng có nhiều nạn nhân lên tiếng và nhiều môi trường truyền thông xã hội đề cập đến những vấn đề quan trọng này. Những nguồn trợ lực và những đường dây giúp đỡ về xã hội, pháp lý, và chính trị càng lúc càng phổ biến bởi những khách bàng quan, nạn nhân, và ngay cả kẻ vi phạm.
31 Tháng Tám 2022(Xem: 4661)
Với sự hỗ trợ và khuyến khích của Thư Viện Tiểu Bang, Các Dịch Vụ Truyền thông Sắc Tộc chủ tọa hội thảo bàn tròn ngày 2 tháng Tám 2022, cho các nhóm truyền thông đã được sự chu cấp của quỹ vận động Ngưng Sự Thù Ghét (Stop the Hate).
11 Tháng Tám 2022(Xem: 4781)
Dự Án Cải Thiện I-405 Của Sở Giao Thông Quận Cam khởi sự xây cất vào năm 2018, xuyên qua những thành phố Costa Mesa, Fountain Valley, Westminster, Huntington Beach, Seal Beach và cộng đồng Rossmoor.