Thư mời Lễ tưởng niệm Đức Điều Ngự Giác Hoàng Hoàng đế Trần Nhân Tông

21 Tháng Mười Hai 20247:35 SA(Xem: 468)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ BẨY 21 DEC 2024


Thư mời Lễ tưởng niệm Đức Điều Ngự Giác Hoàng Hoàng đế Trần Nhân Tông


image001image002Hoàng Đế nước Đại Việt Trần Nhân Tông (1278-1293)


image003Thánh tượng Hoàng đế Trần Nhân Tông người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. Thánh tượng Vua hiện thờ tại Huế do người đời sau sưu tạc.


image004Đền Trần Nhân Tông tại Huế.


image005Tháp Huệ Quang (1309), di tích ngàn năm xây trên sườn núi Yên Tử, nơi chứa một phần xá lợi của Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm Đầu Đà Điều Ngự Giác Hoàng Hoàng Đế Trần Nhân Tông.


(Từ Hòn Ngọc, theo bậc đá hành hương lên núi, du khách tới Vườn tháp Huệ Quang (Tuệ Quang) tọa lạc trên thế đất hàm rồng thờ ngọc cốt của các thế hệ Thiền sư đạo cao đức trọng tu hành tại Hoa Yên qua các thời Trần, Lê..., nơi tụ vượng linh khí của long mạch Yên Tử khởi nguồn từ đỉnh non thiêng theo hướng Bắc Nam.


 Ở vị trí trung tâm Vườn Tháp là lăng Quy Đức, trong lăng có Tháp Tổ Huệ Quang lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tháp do vua Trần Anh Tông và Đệ nhị Tổ Pháp Loa cùng các tăng môn Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng vào năm Kỷ Dậu (1309), sau một năm Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.).


image006Thánh tượng Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thờ trên động núi Yên Tử. Ảnh tài liệu của Lý Kiến Trúc. (Yên Tử sơn là một dãy núi và cũng là tên ngọn núi cao nhất trong dãy ở tỉnh Quảng Ninh. Đây là dãy núi gắn liền với Triều Trần trong lịch sử nước Đại Việt (tức Việt Nam). Yên Tử là nơi phát tích ra Thiền phái Trúc Lâm do Trúc Lâm Đầu Đà tức Hoàng đế Trần Nhân Tông khai sáng. Đức Điều Ngự Trúc Lâm Đầu Đà không tu an cư ở trên núi mà thường xuống núi du hành khắp nơi thuyết giảng Phật Pháp, mở ra một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc Văn Hóa Việt trên tinh thần nhập thế - đó là nền Việt Phật.


Xã tắc hai phen bon ngựa đá,

Non sông ngàn thuở vững âu vàng.


Trích sử:


“Mỗi lần có tin báo quân Nguyên sang cướp, thì tất là Vua thân hành ra ngoài trông coi quân, khi đi đông, đi tây, không đi nhất định đường nào, khi ở trên bộ, khi ở thủy không đóng nhất định ở đâu, đó không phải là rát, là vì Vua ở bên ngoài, thì dễ hiệu triệu thiên hạ. Cổ lệ lòng hăng hái của quân sĩ, chư tướng thì tiện việc tâu xin mệnh lệnh, tam quân thì vui lòng xông pha, lính tráng đều là quân của nước, của nhà giàu là của nước, có cơ hội nào thì cổ động quân sĩ xông vào trước, gặp tình thế không may thì tùy tiện mà chống giữ; khi tiến quân thì nhanh như chớp nhoáng, khi lui về thì như rồng rắn ẩn thân, giặc không biết đâu mà lường đạc được, nếu chỉ nấp giữ ở trong thành, thì địch coi đó là sào huyệt, chúng sẽ chặn đường không cho vận lương đến, và giữ viện binh không vào được, đến nỗi lương hết, lực cùng, chả nguy lắm sao. Có tin giặc đến mà Vua lập tức đi ra ngoài, đó là kỳ kế, liệu sức giặc và tính cách đánh của nhà Trần.”. (Việt sử tiêu án)


“Chữ tín là vật báu của nước, mà làm cho người khác phục mình sâu sắc thì đó là gốc của vương chính. Hưng Đạo Vương dùng bá thuật, muốn được thành công trong một thời mà không biết làm như thế là đã thất tín với muôn đời. Đã nói là đưa về nước lại dùng mưu kế để giết đi, thì thực quỷ quyệt quá lắm. Thái tổ Cao Hoàng Đế nước Đại Việt ta đang khi dẹp loạn, định tha giắc Minh về nước. Bọn ngụy quan có kẻ viện dẫn cho người Minh nghe câu chuyện dùi thuyền của Hưng Đạo Vương khi trước nhằm ngăn cản ý muốn về nước của họ. Nhưng lòng tín thực của Thái Tổ thấu đến cả muông thú, nên rốt cuộc người Minh tin theo không ngờ vực. Thế mới là làm cho người khác phục mình sâu sắc và là cội gốc của vương chính. Đâu có thể nói [chữ tín] chỉ là chuyện nhỏ nhặt.”. (Ngô Sĩ Liên)


Tuổi ngoài 40, ngài bỗng có chí xuất gia, bèn truyền quốc đồ cho con, vào động Vũ Lâm tu trì, mang áo tăng già, dựng am trên đỉnh non Yên Tử, ở liền 6 năm không hạ sơn. Ngài mặc áo cỏ, ăn quả cây, cần lao, khổ cực, tích lũy đạo hạnh, tu tập đủ các phép độ trì. Về sau, ngài mặc tình ngao du khắp chốn, vui chơi danh sơn, thắng cảnh trong nước: nay, các nơi đều còn dấu tích trượng, nét bút đề của ngài. Thuở ấy có Đại sĩ Trung Quốc là Lâm Thời Vũ, tháp tùng Đại sĩ, thăm thú các nơi, có lúc viễn du, giáo hóa, tế độ cả các nước láng giềng. Các ngài đi về phương nam, đến tận Chiêm Thành, khất thực ở kinh đô. Vua nước ấy biết chuyện, hết lòng tôn kính thỉnh mời, trai giới cung dưỡng vô cùng hợp lễ, ngoài việc cho thuyền lớn với quân binh hộ vệ, thân hành tiễn biệt ngài về nước, lại còn giao hoàn đất của hai châu, xem đó là phần tư cấp cung dưỡng: nay ấy là châu Thuận và châu Hóa vậy. Cho đến những năm cuối đời, ngài đi chẳng dùng xe, nắng không mũ nón, hình dung khô gầy, áo quần lam lũ, con dân trong nước gặp ngài, chẳng ai biết được đấy là vua.” (Trần Quang Chỉ)


image007image008Mọi liên lạc gởi về: Mr Lý Kiến Trúc lykientrucvh@gmail.com


XEM THÊM:


Trần Nhân Tông: vị vua anh hùng cứu nước, vị sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm


https://www.nhatbaovanhoa.com/a3615/tran-nhan-tong-vi-vua-anh-hung-cuu-nuoc-vi-su-to-cua-thien-phai-truc-lam


Lễ tưởng niệm và tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a8353/le-tuong-niem-va-tri-an-cong-duc-phat-hoang-tran-nhan-tong


Chùa Điều Ngự: Lễ Tưởng niệm và Tri ân Phật Hoàng Trần Nhân Tông


https://www.nhatbaovanhoa.com/a8467/chua-dieu-ngu-le-tuong-niem-va-tri-an-phat-hoang-tran-nhan-tong
01 Tháng Mười Một 2024(Xem: 765)
08 Tháng Bảy 2024(Xem: 2073)
LITTLE SAIGON, California (NV) – “Qua những gì mà tôi biết được, Dược Sĩ Hoàng Ngọc Tuệ có ba nén bạc giúp cho xã hội, giúp cho gia đình, và giúp cho đời,” Giám Mục Nguyễn Thái Thành, giám mục phụ tá Giáo Phận Orange, chia sẻ tại Thánh Lễ An Táng ông Gioan Baotixita Hoàng Ngọc Tuệ ở nhà thờ Thánh Linh, Fountain Valley, hôm Thứ Bảy, 6 Tháng Bảy.