Blogger Điếu Cày: Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do hoạt động lại

13 Tháng Hai 201510:35 CH(Xem: 16715)

Blogger Điếu Cày: Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do hoạt động lại

theo Hà Giang/Người Việt


WESTMINSTER (NV) -
Sau thời gian gần 4 tháng ở Hoa Kỳ, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hôm Thứ Ba, chính thức thông báo tin mà nhiều người trông đợi, đó là việc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do sẽ “hoạt động trở lại.”

Sau nhiều trăn trở trước những sự kiện xảy ra tại Việt Nam như việc ngư dân Thanh Hóa đi ra Hoàng Sa đánh cá bị ngư dân Trung Quốc bắn, và hàng trăm người dân oan kéo nhau đi khắp nơi khiếu nại đòi đất bị chiếm đoạt, nhưng “không một tờ báo nào dám đưa tin cả,” blogger Điếu Cày cùng các blogger Uyên Vũ, Thiên Sầu, Huy Cường và Xuân Lập, quyết định thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vào ngày 19 Tháng Chín, 2007, với mục đích tạo điều kiện cho mọi người dân cất lên tiếng nói.

hinh 2

Điếu Cày (phải) trong buổi phỏng vấn với ký giả Hà Giang tại tòa soạn nhật báo Người Việt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Làm báo tự do ở một nơi mà nhà cầm quyền không cho phép có tự do báo chí là một lý tưởng, mà vì theo đuổi, nhiều sáng lập viên và thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã phải trả một giá rất đắt. Với blogger Điếu Cày, giá đó được tính bằng 7 năm dài tù tội, và cuối cùng, để được tự do, ông phải chấp nhận cuộc sống lưu vong.

Giờ đây, tại một nơi xa lạ, khi còn phải vất vả đối phó với những chi tiết của việc tái định cư, ở lúc tuổi không còn trẻ, blogger Điếu Cày vẫn hân hoan cho biết đang được một số thân hữu cùng chung chí hướng, tiếp tay làm sống lại sinh hoạt của “câu lạc bộ” ngày xưa.

“Chúng tôi quyết định giữ cái tên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, dù đây là nơi có nền tự do báo chí.” Blogger Điếu Cày giải thích  vì đây là “một cái tên đã trở thành quen thuộc” với nhiều người.

Câu lạc bộ! Cái tên làm người ta hình dung ra một hội quán, nơi các thành viên báo chí tấp nập lui tới, gặp gỡ.

Nhưng, với nụ cười hiếm hoi trên khuôn mặt luôn đăm chiêu, blogger Điếu Cày kể rằng thật ra không phải thế. Ông cho biết lúc đó, theo luật của Việt Nam, muốn lập một hội báo chí thì phải có “100 nhà báo hiện đang làm việc với báo chí nhà nước,” một điều “không thể nào xảy ra được,” vì thế, ông và các đồng sáng lập viên đã chọn cái tên “câu lạc bộ” để tránh khỏi phạm luật.

Blogger Điếu Cày cho biết trước khi thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, ông đã sử dụng blog, từ thời Yahoo 360 để chia sẻ hình ảnh của những chuyến đi đó đây khắp Việt Nam. Nhưng chính cũng qua những chuyến đi đó, mà ông có dịp thấy rõ hơn hiện tình đất nước, trong đó đặc biệt tình cảnh của người ngư dân bị Trung Quốc bị tấn công mà không một ai bảo vệ, khiến ông bắt đầu băn khoăn với câu hỏi làm sao để có hàng trăm hàng ngàn tờ báo tự do, chống lại chính sách bưng bít thông tin của truyền thông nhà nước.

Nhớ lại bối cảnh ra đời của câu lạc bộ, blogger Điếu Cày ngậm ngùi:

“Năm 2006, năm 2007 có nhiều sự kiện xẩy ra, như việc ngư dân Thanh Hóa đi ra Hoàng Sa đánh cá bị ngư dân Trung Quốc bắn, phải chạy về đất liền, nhưng không một tờ báo nào đưa tin. Lúc đó blogger Phạm Thanh Nghiên từ Hải Phòng đã vào Thanh Hóa để viết bài, và đưa lên blog mình, thì sau này cô ấy đã bị 4 năm tù. Và ngay trước văn phòng 2 của Quốc Hội ở Sài Gòn, hàng nghìn người dân từ các tỉnh miền Tây lên biểu tình đòi quyền lợi về đất đai cả tháng trời, nhưng không một tờ báo nào của chính quyền đăng tin. Lúc đó chúng tôi hiểu rằng toàn bộ hệ thống truyền tin đã nằm trong tay chính quyền cộng sản, và họ đã làm ngơ trước những nỗi khổ của người dân, vì vậy chúng tôi thảo luận với nhau nhiều, về vấn đề tại sao báo chí Việt Nam lại không cất lên tiếng nói của người dân, và làm cách nào để đưa lên tiếng nói của họ.”

Là những blogger, ông và các bạn nhận ra rằng với những trang blogs được nhiều người đọc, người dân sẽ có thể cất lên tiếng nói, kêu gọi được sự chú ý quan tâm của nhiều người, và “có ý tưởng sử dụng blog để làm báo từ lúc đó.”

“Ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, khi có một sự kiện xảy ra thì không thể có ngay một nhà báo đến phỏng vấn đưa tin, nhưng ở đâu cũng có người dân, chỉ với một điện thoại nhỏ bé họ có thể quay phim, chụp ảnh, ghi âm lại sự kiện và gửi tới cộng đồng, như vậy là họ đã làm báo, họ chính là những nhà báo công dân.”Ông nhớ đã cùng bạn bè suy nghĩ.

Dần dà ý niệm “mỗi blogger là một nhà báo công dân” trong ông thành hình. Với sự phát triển không ngừng của kỹ nghệ thông tin, Blogger Điếu Cày nhớ đã từng mơ sẽ có hàng trăm, rồi hàng nghìn nhà báo công dân chống lại các tờ báo nhà nước.

Từ bài tường trình đầu tiên của nhóm Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là tin sập cầu Cần Thơ, nhóm Blogger Điếu Cày đã nhanh chóng lọt vào sự chú ý của nhà cầm quyền Hà Nội.

Vì vậy, thế giới ít người ngạc nhiên khi chưa kịp đẩy mạnh phong trào, blogger Điếu Cày bị bắt, các đồng sáng lập viên và nhiều thành viên nòng cốt khác như blogger Tạ Phong Tần, người bị bắt giam, người gặp đủ mọi khó khăn. Sinh hoạt của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do gần như bị tê liệt.

“Tôi từng là nạn nhân trong một cái một hệ thống truyền thông bị định hướng. Khi nhiều sự kiện xã hội được soi dõi bằng báo chí, thì chúng ta sẽ có dân chủ. Muốn đấu tranh cho dân chủ, phải bắt đầu từ đấu tranh cho tự do báo chí. Tôi đã ra được đến đất tự do rồi thì phải tiếp tục con đường mình đã chọn.” Ông tâm sự.

Bảy năm là một thời gian dài. Kỹ nghệ thông tin đã có những bước tiến nhảy vọt, và các trang mạng xã hội giờ đây đã trở thành một sinh hoạt hàng ngày không thể thiếu của hàng tỉ người trên thế giới. Được hỏi về sinh hoạt tương lai của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, blogger Điếu Cày tỏ ra lạc quan.

“Có thể nói tự do báo chí đang ở trong một hướng đi tốt. Từng hoạt động ở trong nước, từng bị tù tội, hiểu được nhu cầu, những thử thách của các blogger trong nước phải đối diện, tôi tin rằng sự có mặt của tôi tại một nơi mà tự do báo chí là việc hiển nhiên, chắc chắn sẽ giúp được nhiều cho phong trào.” Blogger Điếu Cày nhận định.

“Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do rất cần và mong đợi sự hỗ trợ của mọi cơ quan truyền thông, chúng tôi không cạnh tranh báo chí, không có mục đích thương mại.” Ông nói.

Blogger Điếu Cày cho biết hiện ban biên tập gồm nhiều thành viên ở Mỹ đang nỗ lực để cho ra đời một website mới, hy vọng sẽ được trình làng một ngày gần đây.

––
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com

23 Tháng Tư 2015(Xem: 17134)
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21569)
(Theo Trung Tâm Quyền Lực) - Hiện nay có rất nhiều Sĩ Quan gốc Việt phục vụ và chiến đấu trong Lực Lượng Duyên Phòng {Coast Guard} và Hải Quân Hoa Kỳ {U.S Navy}. Sĩ Quan cao cấp HQ Ngươi Việt đã có trên 10 Đại Tá, 40 Trung tá và 80 Thiếu Tá, chưa tính cấp Uý! Họ phục vụ Thường trực {Active} và trừ bị {Reverse}. Khoàng 35% là Sĩ Quan HQ Chỉ Huy – Tác Chiến {Line Officer} và 65% là Sĩ Quan HQ Tham Mưu {Staff Officer}.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 17765)
Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc là một phương pháp luyên tập khí công dưỡng sinh Y Võ Học, kết hợp hài hòa giữa tĩnh luyện và động luyện “bấm-vòng-vươn-buông”.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 17873)
Đặc biệt, trong hàng xe hoa và đoàn thể, có một đơn vị kéo nguyên chiếc trực thăng loại UH 1B cứu thương dường như bị bắn gẫy cánh quạt sau đuôi trong chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh công phu khá độc đáo này gợi lên chút ít không khí Chiến tranh, nhưng bên cạnh đó, một nhà sư mang bình bát thư thả đi qua tựa như biểu tượng của Hòa bình. Ảnh VH./
13 Tháng Hai 2015(Xem: 26882)
Vào lúc 6 giờ 30 tối thứ Ba, ngày 10 tháng Hai, 2014, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã họp phiên thường lệ để giải quyết một số vấn đề xảy ra trong thành phố, trong đó có việc Hội Đồng Thành Phố (HĐTP) ký hay không ký tên trong bản lên tiếng phản đối thành phố Riverside (Nam California) kết nghĩa với thành phố Cần Thơ, và vì vấn đề này, Thị Trưởng Bảo Nguyễn đã bị đồng hương phản đối kịch liệt, hô đả đảo và bỏ phòng họp ra về.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 16838)
Tết đến, mỗi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17372)
Xin giới thiệu đến quý vị phim "Last Days in Vietnam" và chia sẻ nhữnng "Thông Điệp" của cuốn phim theo nhận định cá nhân tôi. Với những thông điệp giá trị này, tôi đã nhận lời hợp tác với cơ quan PBS trong ban dịch thuật để phim có thể đến với đồng bào chúng ta khắp thế giới bằng phụ đề Việt ngữ.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 18170)
Trước ngày 7/1 tôi không biết gì về tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở nước Pháp, vì tôi sống ở Mỹ. Chắc nhiều bạn đọc cũng không biết tờ báo này cho đến khi khủng bố dùng súng tấn công vào tòa soạn, giết chết 12 người, trong đó có tổng biên tập Stephane Charbonnier cùng nhiều họa sĩ nòng cốt của tờ báo.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17851)
Mười lăm năm trước Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ, sau đúng 20 năm đoạn giao kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào tháng 4/1975 với sự thất bại của Hoa Kỳ. Đối với người Mỹ, sự kiện đó đánh dấu một trang sử mới cho việc trở lại Việt Nam bằng quan hệ nhiều mặt, nổi bật nhất là thương mại.