Giỗ 4 Năm PTT Nguyễn Cao Kỳ Kể Về Vận Động Dân Chủ Hóa

29 Tháng Bảy 201512:32 SA(Xem: 21153)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 29 JULY 2015

Giỗ 4 Năm PTT Nguyễn Cao Kỳ Kể Về Vận Động Dân Chủ Hóa

28/07/2015

WESTMINSTER (VB) -- Lễ giỗ 4 năm Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ -- người cũng từ giữ chức Thủ Tướng và rồi Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa -- đã được thực hiện tại tư gia của nhà bình luận Bằng Phong Đặng Văn Âu hôm Thứ Bảy 25-7-2015 ở Westminster, California.

Tham dự lễ giỗ ngoaì một số nhân vật thân cận với ông Nguyễn Cao Kỳ trong giới Không quân VNCH còn có Giáo sư Lê Xuân Khoa, nhà nghiên cứu Vũ Tài Lục, LS Đỗ Đức Hậu, nhà báo Lý Kiến Trúc, quý ông Nguyễn Bảo Quỳnh, Bùi Tỉnh Trung, Phạm Gia Bảo, Lai Đình Cẩn, Đỗ Đình Kỳ, Nguyễn Hữu Luận, Nguyễn V. Miễn, Hoàng Anh Tuấn, Trần Văn Du, Trần Nguyên Tiến… và hiện diện các con của người quá cố là Nguyễn Cao Thắng, Nguyễn Cao Trí. Có người từ xa tới, như từ Houston, từ Austin, từ Las Vegas…

Sau phần thắp hương tưởng niệm, gia chủ là cựu Thiếu tá Không quân Đặng Văn Âu trình bày rằng, mỗi năm ông đều làm giỗ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, người 6ong tin là “đã bị CSVN ám sát, cũng như CSVN đã ám sát Võ Văn Kiệt khi họ muốn thúc đẩy VN theo chiều hướng thân Mỹ để dân chủ hóa.” Ông Đặng Văn Âu nói, ông Kỳ mất đi, lại có cơ duyên tang lễ theo nghi thức triều đình Mã Lai – “tôi xem ông Kỳ là bậc thầy có viễn kiến, nên tôi làm giỗ kỵ hang năm, vì lập trường rất đúng đắn: đòi VN theo Mỹ, loaị bỏ Trung Quốc. Tôi tin việc giỗ kỵ có sự thei6ng liêng, hẳn là bây giờ cũng có ông Kỳ hiện diện nơi đây. Mấy năm trước, khi tôi về dự tuần chay cho gia tôc5 họ Đặng. Gia tộc có thuê 2 người dưới quê lên nấu giúp. Độ nhiên, trong lễ giỗ, một người trẻ trong 2 phụ nữ này, có vong linh nhập vào, nói là có các cụ họ Đặng về rồi, rồi khi bị nghi ngờ, hỏi là ai về, mới kể tên nhiều cụ họ Đặng, đúng như gia phả ghi lại, trong khi cô này hoàn toàn không lien hệ gì tới gia tôc5 Đặng. Cả giờ sau, cô mới tỉnh lại. Hôm nay lại có 2 con trai Tướng Kỳ dự lễ giỗ. Tôi sẽ làm giỗ hằng năm cho ông Kỳ, tới khi nào sức khỏe của tôi khôngc ho phép nữa.”
 image119
Từ trái: GS Lê Xuân Khoa, nhà văn Bằng Phong Đặng Văn Âu, nhà báo Lý Kiến Trúc.

Người đườc mời nói chuyện đầu tiên là GS Lê Xuân Khoa.

GS Khoa nói rằng ông có kỷ niệm học chung với ông Nguyễn Cao Kỳ thời trung học Chu Văn An, nhưng tính ông Kỳ náo động, trong khi GS Khoa tính ưa lặng lẽ; đó cũng là nhân duyên để ông Nguyễn Cao Kỳ theo binh nghiệp, trong khi GS Khoa mê văn chương.

Bẵng đi nhiều thập niên, một hôm GS Lê Xuân Khoa, lúc đó đang làm việc ở Hoa Thịnh Đốn, nhận được 1 cú phone từ ông Nguyễn Cao Kỳ. Lúc đó, ông Kỳ nói rằng ông sắp về Việt Nam, và muốn có GS Khoa đi cùng. Ông Kỳ nói rằng có đọc nhiều bài viết của GS Khoa, và đồng ý với lập trường GS Khoa đưa ra.

Ông Nguyễn Cao Kỳ noí với GS Lê Xuân Khoa rằng ông sẽ nói thẳng với CSVN là phải chuyển hướng đất nước sang dân chủ hóa, nhằm lôi kéo chất xám về nhằm đổi mới.

GS Lê Xuân Khoa trả lời rằng xin để đi sau, rằng ông Kỳ nên đi riêng để xem họ phản ứng ra sao. Sau đó, bản thân GS Khoa cũng vài lần gặp ông Nguyễn Cao Kỳ ở California, trong đó có 2 lần ăn cơm riêng với nhau, lần cuối là ở tư gia ông Kỳ.
 image120
Từ phải: Bằng Phong Đặng Văn Âu, và hai con của ông Nguyễn Cao Kỳ: Nguyễn Cao Thắng (trái), Nguyễn Cao Trí (giữa).

GS Lê Xuân Khoa nói rằng ông Nguyễn Cao Kỳ bị ngộ nhận, bị dư luận chống đối, và “tôi cũng bị như thế. Năm nay tôi 86 tuổi, không có ý đồ riêng nào, chỉ muốn VN thay đổi vì tương lai dân tộc. Trong những lần về gặp ông Võ Văn Kiệt, tôi được ông Kiệt nói là ông Kiệt sẽ vận động Bộ Chính Trị CSVN để thay đổi đất nước. Tôi từng nói với ông Kiệt khi sinh thời và nhiều cán bộ cao cấp khác, rằng diễn biến hòa bình mà các ông chống thưc ra là có lợi có đất nước, vì VN bây giờ cần nhất 2 điều: thoát Trung Quốc và dân chủ hóa. Tôi đưa ra dự án lập một viện nghiên cứu cho VN, trong đó 50% nhân sự là trí thức trong nước, 50% trí thức ngoaì nước. Ông Kiệt đồng ý, nhưng rồi Hà Nội chỉ cho lập một viện nghiên cứu 100% nhân sự là trí thức trong nước. Tôi nghĩ, thế là cũng được. Nhưng khi ông kiệt từ trần, viện nghiên cứu kia cũng phải giải thể.”

Hai con trai ông Nguyễn Cao Kỳ đã ngỏ lời cảm ơn ông Đặng Văn Âu và những người tham dự.

Cũng nên nhắc rằng, Nguyễn Cao Kỳ (8 tháng 9 năm 1930 – 23 tháng 7 năm 2011) là một sĩ quan quân đội cao cấp và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng là Thủ tướng (1965-1967) và Phó Tổng thống (1967-1971) của Việt Nam Cộng hòa; từng là đồng minh rồi đối thủ của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại một bệnh viện ở Malaysia ở tuổi 80. Thi hài của ông được hoả táng, sau đó tro cốt được đưa về Mỹ./

XEM THÊM:

Nguyễn Cao Kỳ từng bị Nguyễn Tấn Dũng chặn đường về

(09/12/2011)

WESTMINSTER - Lần đầu tiên phía Mỹ đề nghị Việt Nam cấp visa cho  Nguyễn Cao Kỳ về nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giận dữ, đỏ mặt, mất bình tĩnh và gọi tất cả các cựu viên chức chính quyền miền Nam là “tội đồ” và sẽ “không bao giờ được chào đón” về Việt Nam, theo tiết lộ của các công điện ngoại giao được Wikileaks tiết lộ. Các công điện này cũng cho thấy, trong hai lần đầu về Việt Nam, Tướng Kỳ dành nhiều thời giờ vận động cho việc tu bổ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
 image121
Nguyễn Cao Kỳ (trái) cùng vợ ông, bà Lê Kim, trả lời báo chí trong lần đầu ông về lại Việt Nam, tháng 1 năm 2004. Công điện ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trước đó khi phía Mỹ đề nghị Việt Nam cấp visa cho Tướng Kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã giận dữ bác bỏ và gọi ông Kỳ và các viên chức Việt Nam Cộng Hòa là “tội đồ”. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

 Chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng, nổi giận với Đại Sứ Raymond Burghardt được tường thuật lại trong một công điện từ tòa đại sứ ở Hà Nội gởi về Bộ Ngoại Giao, ngày 11 tháng 3, 2003, và sau đó lại được nhắc lại trong một công điện khác, ngày 28 tháng 3, 2003.

Wikileaks không có toàn bộ các công điện ngoại giao của Hoa Kỳ, nhưng trong số những công điện mà Wikileaks có được, lần đầu tiên danh tánh Kỳ xuất hiện là trên bức công điện 11 tháng 3. Công điện đó tường thuật cuộc họp giữa  Nguyễn Tấn Dũng với Đại Sứ Burghardt, một cuộc họp do ông Dũng yêu cầu, để tìm cách nâng cao quan hệ hai nước.

Trong buổi họp, ngoài nhiều đề tài khác,  Dũng phàn nàn về những nghị quyết cờ vàng ở California và Virginia. Ông nói ông hiểu rằng hiến pháp Mỹ không cho phép Bộ Ngoại Giao ngăn chặn những nghị quyết đó, nhưng yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ “tác động nhiều hơn”.

Đại Sứ Burghardt cho rằng lý do cốt yếu là vì phía chính quyền Việt Nam chưa hết lòng kết nối với cộng đồng người Việt tại Mỹ. Ông đề nghị một số biện pháp, và nói thêm, “thậm chí mời Nguyễn Cao Kỳ về thăm quê hương”.

Lúc đó, theo công điện này, “PTT Dũng phản ứng đầy xúc cảm, cho rằng các viên chức chế độ Sài Gòn cũ phải chịu trách nhiệm đã đưa 1 triệu lính Mỹ vào và gây chết chóc cho 3 triệu người Việt Nam; họ là ‘tội đồ’ và sẽ không bao giờ được chào đón trở về.”

Cái gọi là “phản ứng đầy xúc cảm” của ông Dũng được miêu tả kỹ hơn trong công điện ngày 28: “Mặt ông bất thình lình rắn lại và ông phó thủ tướng gần như nổ tung vì giận dữ.”

Thấy vậy, Đại Sứ Burghardt bàn rằng chắc phải “nhiều thế hệ nữa” mới có sự hàn gắn giữa hai bên, và ông Dũng “đồng ý”.

Hơn hai tuần sau, Đại Sứ Burghardt gặp thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng, kể lại chuyện này. Ông Bàng tỏ ý là ông đại sứ nên nói những chuyện như vậy với bên ngoại giao, như “Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên, cựu Phó Thủ Tướng Nguyễn Mạnh Cầm, hơn là với những người từng trong quân đội hay an ninh như PTT Dũng.”

Chẳng bao lâu sau đó, quan điểm của ông Dũng bị thất bại. Chính quyền Việt Nam cấp visa cho Tướng Kỳ, và ông về thăm Việt Nam trong một chuyến đi được quảng bá rầm rộ vào tháng 1, 2004.

 Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

 Sau chuyến đi đó, tới cuối năm 2004 ông Kỳ trở lại Việt Nam lần thứ nhì. Trong lần này, ông có gặp phó tổng lãnh sự và tham tán chính trị Mỹ, và buổi gặp mặt này được ghi lại trong một công điện đề ngày 9 tháng 11, 2004.

Trong cuộc nói chuyện, Tướng Kỳ cho biết trong chuyến về đầu tiên, ông đã đề cập tới việc sửa sang lại Nghĩa trang Quân đội, nhưng những người ông gặp đều không muốn làm chuyện này. Họ cho rằng việc làm này “quá nhạy cảm” đối với phái bảo thủ và quân đội. Khi đó, ông Kỳ đã nói với họ, “Nếu các ông muốn hòa giải với Việt kiều, các ông phải hòa giải với người đã chết, trước đã.”

Ba tuần trước khi về lại Việt Nam lần thứ nhì, Tướng Kỳ tổ chức một buổi tiếp tân tại nhà ở Quận Cam, cho thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Phú Bình. Lúc đó, ông Bình mới loan báo chính quyền Việt Nam đã đồng ý sẽ sửa sang lại Nghĩa trang Quân đội. Theo lời ông Bình, người được giao trách nhiệm trong việc này là Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm và Bộ Quốc Phòng.

Ông Kỳ nói, sau khi nghĩa trang được sửa sang xong, ông sẽ dẫn đầu một phái đoàn người Việt hải ngoại làm lễ khai mạc.

Trong công điện này, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick chú thích thêm là chính phái đoàn ngoại giao Mỹ cũng nhiều lần đề nghị phía Việt Nam tu bổ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa như một cách mở cửa với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Đó là chuyện xảy ra năm 2004. Tuy nhiên, sau đó, không có dấu hiệu gì là phía chính quyền Việt Nam đứng ra tu bổ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Nghĩa trang vẫn nằm trong quyền cai quản của Quân khu 7 và không ai được vào “khu vực quân sự” này. Phải tới năm 2006 mới có một quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đã là thủ tướng, “chỉ đạo việc quản lý khu nghĩa địa Bình An (tức Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa) bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật”.

Sau khi quyết định đó được đưa ra, có những nhóm người Việt hải ngoại đứng ra tự bỏ công sức sang sửa các ngôi mộ trong nghĩa trang, và đó là những nỗ lực duy nhất tu bổ nghĩa trang này./
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 11406)
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12381)