Westminster: Tưởng Niệm GS Nguyễn Ngọc Bích

18 Tháng Năm 201612:09 SA(Xem: 13081)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  18  MAY  2016

image073

Westminster: Tưởng Niệm GS Nguyễn Ngọc Bích

WESTMINSTER (VB) -- Buổi lễ tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Bích đã thực hiện lúc 11am, Thứ Bảy 14/5 tại Viện Việt Học, Westminster.

Với các MC Thụy Vy và Nguyễn Minh của Viện Việt Học, MC Đoàn Thế Cường của Mạng Lưới Nhân Quyền,, buổi lễ đã diễn ra trang nghiêm để tưởng niệm Giáo sư Nguyễn Ngoc Bích, một người đa tài, học giả uyên bác và là người yêu nước nồng nàn.

Đại diện gia đình GS Nguyễn Ngọc Bích là người cháu, ông Nguyễn Dụ Quốc.

Buổi lễ thực hiện bởi các tổ chức như Mạng Lưới Nhân Quyền VN, Họp Mặt Dân Chủ, VNCH Foundation, VOICE...

Phần văn nghệ chủ lực có Ban Tù Ca Xuân Điềm với những ca khúc mới của nhạc sĩ Xuân Điềm, như phổ thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh...”

image074

Lễ Tưởng Niệm.


Trong những người phát biểu có LS Đoàn Thanh Liêm (MLNQVN), chị Kim Ngân (Viện Việt Học), Nguyễn Thanh Hà (Họp Mặt Dân Chủ, chị Diệu Chi (VNCH Foundation), nhà báo Lý Kiên Trúc, Linh mục Phan Đức Minh...

Tham dự lễ tưởng niệm có giới truyền thông, văn nghệ sĩ, trí thức, giới hoạt động... như Bùi Bỉnh Bân, Phạm cao Dương, nhạc sĩ Lại Tôn Dũng,

Sau đây là Diễn Văn của GS Nguyễn Thanh Trang tại Buổi Lễ 49 Ngày của GS Nguyễn Ngọc Bích.

“Trước hết chúng tôi xin trân trọng kính chào toàn thể Quý Vị. Hôm nay các Đại Diện của một số tổ chức đấu tranh và văn hóa sẽ trình bày cùng quý vị những đóng góp quý báu mà GS Nguyễn Ngọc Bích đã thực hiện, vì thế chúng tôi chỉ xin được chia xẽ cùng quý vị những kỷ niệm tình bạn của chúng tôi trong thời gian hơn 50 năm quen biết. Thời niên thiếu tại VN, chúng tôi đều là Hướng Đạo Sinh, nhưng lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau là tại Đại Hội Hè Sinh Viên Công Giáo tại Mỹ năm 65. Thời đó, số Sinh Viên và Việt kiều chỉ trên 200 người, đồng hương đã được Hội mời tham dự các sinh hoạt của Hội. Vì thế, tuy không phải là con chiên, anh Bich và tôi vẫn thường tham dự Đại Hội hè hàng năm và viết bài cho báo Chuông Việt của Hội.

image075

Ban tù ca Xuân Điềm.


Từ Hè năm 66, tôi được Su Quan VN cho làm part-time lo việc quay roneo, đóng tập và gởi bán nguyệt san của Sứ Quan đến Sinh viên và Việt kiều. Vài tháng sau thì anh Bích cũng vào làm việc cho Sứ Quán. Không những thế, bấy giờ tại Washington DC cũng có Hội Việt Kiều mà tôi là Tổng Thư Ký và Chủ Tịch là Ô. Trịnh Đức Thông, một nhân viên kỳ cựu của Đài VOA. Hàng năm cứ vào dịp Giáng Sinh và Tết ta, Hội đều tổ chức Dạ Tiệc và Văn Nghệ cây nhà lá vườn,vì thế anh Bích và tôi lai có dịp làm việc chung tại Sứ quán cũng như cho Hội Việt Kiều. Anh Bích có tài ngâm thơ. Anh thường ngâm bài Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan rất mùi mẫn. Anh có giọng ca rất ấm và truyền cảm. Ai cũng mê nghe anh ngâm thơ và ca hát, nhất là nhạc dân ca của Phạm Duy và các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Ví vậy, khi nào có văn nghệ là phải mời anh Bích trình diễn.

Đến năm 71, anh Bích được mời về VN làm Giám Đốc Trung Tâm Dân Vận, và năm đó, tôi cũng được mời về giảng dạy và làm Phụ Tá Viện Trưởng đặc trách Ngoại Vụ tại Đại Học Huế. Vào thời đó vì hoàn cảnh xa xôi, thỉnh thoảng chúng tôi mới có dịp gặp nhau.

Nhưng từ ngày sang Mỹ tị nạn sau biến cố Tháng Tư Đen năm 75, chúng tôi đã thường xuyên làm việc chung, đặc biệt là các công tác đấu tranh Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Đáng kể nhất là các sự kiện sau đây:

image076

Từ trái: Đoàn Thế Cường, Đoàn Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Trang.


Đầu năm 91, Dân biểu Helen Bentley đệ nạp Radio Free Asia Bill tại Hạ Viện. Sau khi Ban Vận Động cho Radio Free Asia ra đời vào tháng 10/91, tôi đã liên lạc ngay với anh Bích và nhiều thân hữu khắp nơi để mời họ tham gia chiến dịch quan trọng nầy. Ngoài việc tiếp xúc các văn phòng Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ tại các tiểu bang, trong ba năm 91, 92 và 93, năm nào chúng tôi cũng tổ chức một phái đoàn trên 40 người từ nhiều tiểu bang cùng về Thủ Đô để vận động Quốc Hội. Phái đoàn thường chia thành nhiều Nhóm, mỗi Nhóm từ 5 đến 6 người, chia nhau đến các văn phòng Dân Cử mà chúng tôi đã có hẹn trước. Năm náo anh Bích cũng tham gia và năm nào anh cũng là một trong những Trưởng Nhóm đắc lực nhất.

Sau khi Dự Luật RFA đã được Quốc Hội thông qua, chúng tôi bắt đàu tìm kiếm nhân sự để giới thiệu cho Ban Giám Đốc. Sau hai tháng, chúng tôi đã tìm được trên mườn ứng viên, trong số đó có anh Bích, vì anh là một người đa tài, nặng lòng với quê hương và có nhiều kinh nghiệm về báo chí.

Sau đó, RFA đã mời GS Bích làm Giám Đốc Chương Trình Việt ngữ. Dưới sự điều hành của anh, chương trình Việt ngữ của RFA đã được đa số thính giả mến mộ.

image077

Từ trái: Thụy Vy, Nguyễn Minh, Kim Ngân.


Vào tháng 11/97 Mạng Lưới Nhân Quyền được thành lập, tôi được bầu làm Trưởng Ban Phối Hợp và anh Bích trở thành một trong những cố vấn nồng cốt của tổ chức.

Rồi đến năm 2006, anh Bích và tôi cùng với với bảy thân hữu tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, và Âu Châu họp nhau mỗi tuần một lần trong suốt ba tháng qua hệ thống điện thoại viễn liên để bàn bạc, tìm cách giúp đỡ công nhân tại Việt Nam tranh đấu cho quyền người của họ, từ đó Nhóm chúng tôi đã đi đến quyết định tổ chức Hội Nghị về Quyền Lao Động của Công Nhân VN trong 3 ngày 28, 29 và 30/10/2006 tại Warsaw, cái nôi của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, do Les Walesa lãnh đạo.

Kết quả cụ thể là Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Lao Động đã được ra đời và Chủ Tịch là anh Trần Ngọc Thành, một kỹ sư tại Warsaw đã từng hoạt động trong Công Đoàn Đoàn Kết tại Ba Lan. Trước khi bế mạc, Đại Hội đã cử một phái đoàn gồm có anh Trần Ngọc Thành, chị Lâm Thu Vân, anh Nguyễn Ngọc Bích và tôi đến hội kiến Thủ Tướng Ba Lan để trình bày các thảm trạng Lao Động tại Việt Nam và xin chính phủ Ba Lan giúp đỡ.

Và gần đây hơn, trong 6 năm qua, sau ngày Lực Lượng Cứu quốc ra đời và nhất là từ ngày Radio Đáp Lời Sông Núi bắt đầu phát song về VN từ tháng 5/2011, anh Bích đã thường xuyên tham gia nhiều công tác quan trọng, như Hội Luận trên đài phát thanh, thực hiện các video tố cáo tội ác của CSVN, như video Bộ Mặt Thật của Hồ Chí Minh và video Thảm Họa Đỏ, hoặc biên soạn các đề tài Văn Hóa và Giáo Dục cho Đề Cương Sách Lược Hưng Quốc Hậu Cộng Sản, v.v.

 image078

Từ trái: Diệu Chi, Nguyễn Dụ Quốc, Lý Kiến Trúc, LM Phan Đức Minh.


Sau hơn 50 năm đã từng sát cánh với anh Bích trong nhiều hoạt động từ thời còn là sinh viên du học cho đến tháng 4/2016, tôi có thể khẳng định cùng quý vị rằng GS Nguyễn Ngọc Bích là một nhân tài quý hiếm, một trí thức uyên bác và là một người bạn tốt và trung hậu. Nhưng quan trọng hơn hết, GS Bích là một chiến sĩ chống Cộng kiên cường, đã trọn đời dấn thân đấu tranh vì lý tưởng phục vụ dân tộc và tổ quốc cho đến hơi thở cuối cùng.

Sự ra đi đột ngột của GS Nguyễn Ngọc Bích là một mất mát to lớn cho công cuộc đấu tranh giải trừ đại họa độc tài, tham nhũng và bán nước của tập đoàn CSVN.

Trong niềm thương tiếc vô biên, Mạng Lưới Nhân Quyền long trọng tuyên dương GS Nguyễn Ngọc Bích và cầu nguyện hương linh GS Bích sớm được tiêu diêu Miền Cực Lạc. Cầu xin GS Bích cùng với hồn thiêng Sông Núi phù hộ cho dân tộc Việt Nam sớm được Tự Do, Dân Chủ, Phú Cường và An Lạc.”(hết trích)

Cũng nên nhắc rằng, buổi lê tưởng niệm đã tổ chức cùng lúc nhiều nơi trên thế giới, kê cả ở Chùa Khánh Anh (Pháp quốc).

Buổi lễ ở Pháp có thể xem ở đây:

https://vietbao.com/p122a252957/phap-tuong-niem-co-giao-su-nguyen-ngoc-bich?date=20160515

Những đóng góp của GS Nguyễn Ngọc Bích là những đỉnh cao về học thuật, nhưng độc đaó nhất là luận điểm chư1ứng minh rằng Biển Đông là của VN.

 

Mời xem FreeVN.Net

3626 Viện Việt Học Phối Hợp Cùng Một Số Tổ Chức, Đoàn Thể Tưởng Niệm Cố GS Nguyễn Ngọc Bích

16 Tháng Năm 2016

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

Nhà báo kế thừa học được những gì ở Nhà báo niên trưởng Nguyễn Ngọc Bích?

image080

Lý Kiến Trúc

"Một bước lên mây về với Phật, để lại nhân gian mối tơ vò"

- 3 điểm: DÂN CHỦ - DŨNG CẢM - VIỄN KIẾN.

 

- 3 điểm liên quan tới BẢN ĐỒ VIỆT NAM - BIỂN ĐÔNG và PHILIPPINES

 

A/ BI - TRÍ - DŨNG

 

1/ Vì nhà báo Nguyễn Ngọc Bích là một Phật tử thuần thành, nên tôi xin mạn phép dựa vào ba chữ BI - TRÍ - DŨNG là  cái lăng kính để nhìn và học được những gì nơi nhà báo Nguyễn Ngọc Bích.

Thứ nhất về chữ BI:

a/ Thể hiện lòng thương, tình yêu về con người và xã hội . Chúng ta là những người tị nạn, quê hương thứ nhất của chúng ta là Việt Nam, quê hương thứ hai là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

- Đối với quê hương thứ nhất: Không lúc nào không nguồi ngoai về sự toàn vẹn lãnh thổ và xã hội bất công ở Việt Nam.

- Đối với quê hương thứ hai: Bất cứ chỗ nào, bất cứ thời gian nào, bất cứ hội nghị hay sinh hoạt nào của tập thể cộng đồng cũng đều có sự có mặt góp ý của Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích.

- Đặc điểm: Ông gác bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu một cách an nhiên tự tại, hiền hòa. Ở hải ngoại hay có câu: "Tuần chay nào cũng có nước mắt!!!  Ông nghe, chỉ cười. Nụ cười hiền, tha nhân. - Theo tôi: đó là chữ BI lớn nhất của Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích.

 

Thứ hai về chữ TRÍ:

1/ - Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích là nhà nghiên cứu nhiều lãnh vực, một học giả, và cũng là người xuất thân - làm việc trong môi trường truyền thông báo chí, cho nên việc sử dụng cái TRÍ ÓC của ông vào công việc cần đòi hỏi phải có một khả năng sắc bén, khả năng của ngòi bút, khả năng của sự phân tích, tổng hợp sự kiện dưới lăng kính Chân - Thiện - Mỹ. Đáp ứng được các yếu tố CHÂN - THIỆN - MỸ chính là đáp ứng được sự đòi hỏi Cần và Đủ cho độc giả. 

Đó là hai trách nhiệm hàng đầu của TRÍ ÓC nhà báo.

 

Thứ ba về chữ DŨNG:

1/ - Chữ DŨNG phát xuất từ tâm khảm chứ không hoàn toàn phát xuất từ TRÍ ÓC.

Một vấn đề đặt ra: Lòng dũng cảm có cần thiết đối với nhà báo hay không?

Theo tôi: phải có. Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích có thừa.

 

Người ta hay nói câu: "Nhà thơ cũng phải biết xung phong". Theo tôi: "Nhà báo cũng phải biết xung phong". Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích không những phải biết xung phong, trong đời ông, ông đã xung phong nhiều lần, rất nhiều lần trong công cuộc mưu tìm một nền tự do - dân chủ - toàn vẹn lãnh thổ cho Việt  Nam.

 

2/- Chữ Dũng trong kinh điển nhà Phật theo tôi, không phải là cái Dũng của kẻ ỷ vào sức mạnh của bắp thịt. Bọn cường hào ác bá, bọn du thủ du thực có dũng không? Có chứ. Người Lính có Dũng không? Có chứ. Không có dũng thì làm sao đứng hiên ngang trước hòn tên mũi đạn. Người Dân đi biểu tình có Dũng không? Có chứ. Không có thì làm sao gác qua chuyện vợ đau con ốm, cả nhà đói, vác thân xuống đường! Nhà báo có Dũng không? Có chứ! Không có thì làm sao liều mạng vào hang cọp để biết mặt hổ! Người xưa đã dậy chúng ta bài học: Cái Dũng của bậc Thánh Nhân.

 

3/ - Nói tóm lại, qua kăng kính của một người là công tác truyền thông báo chí kế thừa, Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích là hình ảnh tiêu biểu cho ba đức tính: BI - TRÍ - DŨNG, xứng đáng là tấm gương sáng cho kẻ hậu sinh. 

 

Vậy thì qua lăng kính BI TRÍ DŨNG, cụ thể, tôi đã học được những gì ở Nhà báo niên trưởng Nguyễn Ngọc Bích?

 

+Thứ 1/ Bài học từ Hội nghị Quốc tế khoa học về Biển Đông tại Manila ngày 25 tháng 3 năm 2015 do một số tổ chức Xã hội Dân sự tổ chức.

Trong hội nghị đó, tôi có thưa với Gs Bích như thế này: Biển Đông là không gian sinh tồn ngàn năm của Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam. Sự kiện Biển Đông dậy sóng gần đây là sự kiện vô cùng quan trọng; theo tôi, tạm gác qua vấn đề ý thức hệ, mà tập trung vào việc cứu lấy Biển Đông). Gs Bích đồng ý và nói đây là một hội nghị khoa học, nhưng chúng ta có bổn phận đòi lại Biển Đông.

 

Thứ 2/ Bài học từ buổi họp báo của Gs Nguyễn Ngọc Bích về Việt Nam Cộng Hòa Foundation. Tại sao ông phải "muối mặt" nhận lấy sự dèm pha khi ông để xướng ra Việt Nam Cộng Hòa Foudation trong khi thực tế VNCH và HS-TS đã bị bức tử hơn 40 năm? Đây là tư duy chính trị rất lớn của nhà báo Nguyễn Ngọc Bích.

 

(Trước năm 1975, VNCH là chính thể duy nhất có đầy đủ cơ sở pháp lý và công pháp quốc tế  để chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của VN; dựa vào đó, chúng ta có thể kiện Trung cộng đã vi phạm Luật pháp Quốc tế về Biển).

 

Rất tiếc, nhà báo Nguyễn Ngọc Bích đã không theo đuổi được mục tiêu chính trị này đến nơi đến chốn.  

 

Xin hương hồn của Nhà Báo Nguyễn Nguyễn Ngọc Bích nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa và kính nể của kẻ hậu sinh. Xin hương hồn của Nhà báo Nguyễn Ngọc Bích "một bước lên mây về với Phật, để lại nhân gian mối tơ vò" hãy phù hộ cho nhà báo hậu sinh thực hành được hai chữ CẦN và ĐỦ để phục vụ cho độc giả./ 

 

Lý Kiến Trúc - California.

(nhân ngày ra mắt Tuyển tập Nguyễn Ngọc Bích tại Viện Việt Học Quận Cam thứ Bẩy 14/5/2016)