Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức

26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 22613)

Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.

Năm lên bảy, Hòa thượng xuất gia tu học với Hoà thượng Thích Hoằng Thâm, vừa là Thầy bổn sư, vừa là cậu ruột. Ngài được Hòa thượng Hoằng Thâm nhận làm con chính thức, nên lấy tên là Nguyễn văn Khiết.

Năm mười lăm tuổi Hòa thượng thọ giới Sa Di. Năm hai mươi tuổi thọ Tỳ Kheo giới.

Thọ giới xong Hòa thượng vào một ngọn núi ở Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm, bặt dứt với mọi liên lạc với thế giới bên ngoài (về sau ngài đã trở lại ngọn núi này để thành lập một ngôi chùa lấy hiệu là Thiên Lộc). Sau khóa tu ba năm, ngài rời núi để bắt đầu công cuộc hoằng dương Phật Pháp, nhưng hai năm đầu, Hòa Thượng đã thực hiện pháp hạnh đầu đà, một mình với chiếc bình bát khất thực đó đây để gieo duyên lành với chúng sanh. Sau hai năm mãn nguyện, ngài trở lại nhập thất tại Chùa Sắc Tứ Thiên Ân tại Ninh Hòa, gần thành phố Nha Trang.

Năm 1932, Hội An Nam Phật Học ra đời, đại lão Hòa Thượng Hải Đức đến tận nơi ngài đang nhập thất thăm hỏi và mời ngài về làm chứng minh Đạo sư cho Chi Hội Phật Giáo Ninh Hòa trong ba năm. Sau đó, ngài nhận nhiệm vụ kiểm Tăng trong tỉnh Khánh Hòa.
Trong thời gian hoằng Pháp tại các tỉnh miền Trung, Hòa thượng Quảng Đức đã kiến tạo hoặc trùng tu tất cả là 14 (mười bốn) ngôi Chùa.

Năm 1934, rời Khánh Hòa vào miền Nam để tiếp tục sứ mạng bảo vệ và phát triển Chánh Pháp, Hòa Thượng đã đi khắp các tỉnh miền Nam để giáo hóa, Hòa Thượng cũng từng đến Campuchia hai năm để học hỏi và nghiên cứu kinh diển theo truyền thống Theravada.
Cũng như ở miền Trung, hai mươi năm hành đạo ở miền Nam, ngài đã khai sơn và trùng tu 17 (mười bảy) ngôi chùa.
Như vậy, ngài đã có công xây dựng hoặc trùng tu tất cả 31 (ba mươi mốt) ngôi chùa. Ngôi chùa cuối cùng, nơi ngài trụ trì là Chùa Quan Thế Âm, số 68 Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, Gia Định (nay con đường này đã đổi thành chính tên của ngài là Thích Quảng Đức).

Tưởng cũng nên nhắc lại, ngài đã từng giữ chức vụ Phó Trị sự và Trưởng Ban Nghi Lễ của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt trong một thời gian khá lâu. Trước đó, theo theo lời thỉnh cầu của Ban Trị Sự, ngài có lúc đã nhận nhiệm vụ trụ trì Chùa Phước Hòa, trụ sở đầu tiên của Hội Phật Học Nam Việt. Khi trụ sở này đời về chùa Xá Lợi, ngài xin thôi việc để có đủ thời gian an tâm tu niệm.

Ngày 20 tháng tư nhuần năm Quý Mão, nhằm ngày 11/6/1963, trong một cuộc diễn hành của gần 1000 Tăng Ni để tranh đấu cho chính sách '' Bình Đẳng Tôn Giáo''. Hòa Thượng Quảng Đức đã nhận ra được Chính Pháp là ngọn đuốc thần soi sáng thế nhân, còn thân ngũ uẩn chỉ là giả tạm. Ngài bèn quyết định thực hành nguyện ước là tự thiêu thân để cúng dường Phật Pháp và cũng làm để làm động cơ thúc đẩy Chính phủ giải quyết gấp rút 5 nguyện vọng của Phật giáo và giải tỏa cho 3 ngôi chùa ở Huế đang bị vây khốn.
Chính vì thâm nguyện ấy cho nên ngài đã yêu cầu tẩm xăng ướt mấy lớp Cà Sa, rồi ngồi kiết già ở giữa ngã tư Phan Đinh Phùng và Lê Văn Duyệt. Ngài đã tự tay châm ngọn lửa. Ngọn lửa bốc cao phủ kín thân mình, ngài vẫn an nhiên chấp tay tịnh tọa, gương mặt không lộ vẻ sợ hãi, lo âu. Gần mười lăm phút sau, lửa tàn và ngài đã ngã xuống, trên tay vẫn còn quyết ấn Cam lồ.
Và đây là lời nói cuối cùng của ngài trước khi giác linh theo ngọn khói về cùng với Phật:
'' Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, Tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng bác ái, từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thuở''.
'' Tôi tha thiết kêu gọi chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí, hy sinh để bảo tồn Phật giáo''.

Dù ngài đã thị tịch, nhưng hình ảnh của ngài vẫn khắc sâu in đậm vào lòng của người con Phật. Cái chết vô cùng cao quý của ngài đã gây xúc động mạnh trong mọi giới, là một gương sáng cho toàn thể Phật giáo đồ trên khắp thế giới./

23 Tháng Chín 2014(Xem: 21762)
Trên đây là những câu hát trong một sáng tác hợp sọan của hai nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, phản ảnh thật đúng tâm trạng và hoàn cảnh của gần 100 người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi từ cácthập niên 1980 và 1990, trong số đó có những người từng bị từ chối cho định cư, có những người quyết tâm trốn cưỡng bách hồi hương và cũng có những người tỵ nạn muộn màng. Họ sống vất vưởng, lẩn trốn, sống ngoài vòng pháp luật như những kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô tổ quốc, mặc dù họ chính là quân dân cán chính của nước Việt Nam Cộng Hòa! Tuy nhiên dù phải trải qua bao khổ đau, bao chông gai và thách đố, họ vẫn quyết tâm không trở về Việt Nam để phải sống dưới chế độ Cộng Sản, và vẫn tiếp tục bước đi tìm kiếm tự do, “đi hoài dù không hề tới…”
21 Tháng Chín 2014(Xem: 22062)
Chúng tôi những anh em văn nghệ sĩ cùng gia đìnhxin chia sẻ nỗi đau buồn này cùng chị Trương Gia Vy và tang quyến. Xin cầu nguyện hương hồn anh Nguyễn Xuân Hoàng nhẹ nhàng thênh thang cất bước trên chín từng mây và bầu trời xanh thẳm không vướng chút bụi trần.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 20694)
Một cựu quân nhân Mỹ gốc Việt trẻ tuổi dù đã giải ngũ từ năm 2009 vì hai lần bị thương nặng từ chiến trường Iraq và dù hằng ngày vẫn phải điều trị các thương tật về thể xác lẫn tinh thần, nhưng vẫn tìm mọi cách hỗ trợ các đồng đội cùng cảnh ngộ và giúp đỡ người nghèo tại Việt Nam qua các chuyến đi từ thiện. Đó là tinh thần hy sinh-đóng góp của đại úy bộ binh James Văn Thạch đối với quê mẹ và với đất nước đã cưu mang mình.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 22099)
Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Nam. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 22040)
Westminster (Bình Sa)- - Vào lúc 2 giờ chiêu Chủ Nhật 31 tháng 8 năm 2014 tại Hội Quán Lạc Hồng số 7219 Westminster, Thành Phố Westminster, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đã tổ chức buổi trình diễn lớp Đàn Tranh do Giáo Sư Nguyễn Thị Mai phụ trách giảng dạy cho các em.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 22007)
Tòa đô chánh Ottawa treo cờ VN bất chấp sự phản đối của cộng đồng người Việt
17 Tháng Tám 2014(Xem: 35288)
Từ năm 1975 đến năm 1990, TT Thiệu sống âm thầm ở Mỹ rất lâu mặc dù trên nguyên tắc ông định cư ở Anh. Mỹ là nơi tập trung cộng đồng di dân tỵ nạn CS đông đảo nhất thế giới. Little Sàigon là thủ đô tinh thần của cộng đồng VN.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 23958)
Lê Thị Kim Thu (Danlambao) tường trình - Ngày 7-8-2014 lúc 3 giờ chiều tại chùa Liên Trì, quận 2 Thủ Thiêm Sàigon, có buổi phát quà cho một số Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa và những người nghèo nhân mùa Vu Lan báo hiếu. Có hơn 30 TPB-VNCH đến dự, số nhỏ này là những người có hoàn cảnh quá khó khăn, còn những gia đình nghèo thì hơn 300.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 21092)
Tôi mới nhận được email của một vị có tên Lê Văn Kim viết bài tựa đề Đoàn Kết và Phát Triển. Ông tự nhận cũng là quân nhân VNCH. Sau vài lời bầy tỏ tinh thần xây dựng, với tựa đề lịch sự tác giả nhắc nhở chuyện rút quân cao nguyên 1975 để tấn công về binh nghiệp đại tá Lê khắc Lý. Cũng trong lá thư oan nghiệt này ông Lê Văn Kim lên án chuẩn tướng Trần Văn Nhựt đào ngũ tại Cam Ranh.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 22812)
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa chúc chương trình mới của Văn khố ĐNA tiến triển tốt đẹp; ông cho rằng những kinh nghiệm quý báu của di dân sẽ mang lại sự phong phú cho đời sống đa sắc tộc - đa văn hóa Hoa Kỳ. Kinh nghiệm từ gia đình ông (ông Nội của Lou) đã di cư đến sống ở Hoa Kỳ từ năm 1890, nhưng nay tìm lại những di tích đầu tiên rất là khó khăn.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 29983)
Tôi rất tiếc không tìm thấy lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nào ở Đền thờ Tử Sĩ, Nghĩa Dũng Đài cũng như trên các ngôi mộ chiến sĩ chôn trong Nghĩa Trang Biên Hòa.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 22766)
GARDEN GROVE, California (NV) - Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH kỳ thứ 8 vừa diễn ra vào hôm Chủ Nhật, 3 Tháng Tám, tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, với hàng ngàn đồng hương ở Nam California đến tham dự suốt từ lúc 12 giờ trưa cho đến 7 giờ tối, và thu được hơn $500,000.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 26342)
Tôi nhớ ngày xưa thưở nhỏ sống trong Cư Xá Hải Quân Bạch Đằng trên đường Lê Thánh Tôn, sát cạnh Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa, mỗi sáng sáng vào khoảng 6 giờ khi bình minh vừa ló dạng tôi nghe tiếng kèn "tò te tò te", giờ của đoàn quân Cọp Biển Mũ Xanh đi theo khúc quân hành thao diễn, nào, ắc ê, 1 2 3 4, 1 2 3 4...
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 20718)
Hơn một trăm nhà trí thức Việt Nam vừa ra thư ngỏ gửi đến đồng bào trong và ngoài nước cùng các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, bày tỏ quan tâm về “tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm”, tiếp theo sau những sự cố dồn dập xảy từ đầu tháng Năm, trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
25 Tháng Năm 2014(Xem: 21534)
Theo các nhân chứng thuật lại, vào thời điểm trên họ thấy một phụ nữ (khoảng 30 tuổi) đi bộ đến trước cổng Dinh Thống Nhất sau đó lấy xăng rưới lên người rồi châm lửa đốt.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 19748)
Dân Việt ở Nauy, Ukraina, Los Angeles, San Francisco biểu tình chống Trung cộng Xin chuyển 15 tấm hình ở Oslo-Nauy do KimAnh chụp
18 Tháng Năm 2014(Xem: 19094)
“Hẳn nhiều năm sau nữa, bé Hà My sẽ còn nhớ và hiểu rằng, Tổ quốc Việt Nam hiền hòa của bố mẹ cô và của cô đã, đang và sẽ luôn phải đương đầu với với một hàng xóm to xác nhưng ty tiện và tham lam…”. Hôm 12-5 vừa rồi bé Nguyễn Hà My 5 tuổi không đến nhà trẻ như mọi ngày. Bố em, một cựu chiến binh ở mặt trận Tây Nam chống Khmer Đỏ (chế độ diệt chủng được Trung Quốc hậu thuẫn) và mặt trận phía Bắc chống Trung Quốc năm 1979 đã đưa em đến trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Kiev (Ukraine) để biểu tình.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 22351)
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã phản ứng chiếu lệ trước hành vi ngang ngược này của Trung Cộng tại biển Đông. Cộng Sản Việt Nam đích thực là kẻ nội thù tiếp tay cho Trung Cộng đã và đang xâm lược và Hán hóa đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
06 Tháng Năm 2014(Xem: 22539)
Lịch sử xã hội không bao giờ mất đi sự quan trọng của nó mà lại không mất đi sự phức tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã hội đó đã đi từ trước đến nay.