Bửu Sơn Kỳ Hương: "Hương thơm núi báu còn phong kín"

22 Tháng Sáu 20177:29 CH(Xem: 19053)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 04 JULY 2017


Bửu Sơn Kỳ Hương: "Hương thơm núi báu còn phong kín"


image008


Lý Kiến Trúc

(bổ túc)


NAM CALIFORNIA 04/7/2017


Những vấn đề tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử còn bao trùm bí ẩn:


1- Lai lịch thật và cũng là nghi án về ngài Đoàn Minh Hương (1807),  tên thật là Nguyễn Quang Mục con của Vua Quang Trung và Bà Ngọc Hân Công Chúa? Ngài là người khai sáng ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (1849) và viên tịch năm 1856 tại núi Sam. Châu Đốc. Dân gian xưng ngài là Đức Phật Thầy Tây An.


2- Trải qua bốn triều Vua: Vua Gia Long (lên ngôi năm 1802 - 1820), Vua Minh Mạng (1820-1841), Vua Thiệu Trị (1841-1847) và Vua Tự Đức (1847-1883); hai thời Tổng Đốc Trương Minh Giảng và Tổng Đốc Doãn Uẩn.


3- Bối cảnh miền Tây khi Vua Gia Long lên ngôi và các triều Vua kế tiếp, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trải qua các giai đoạn này như thế nào?


4- Bối cảnh khai sáng giáo lý Tứ Ân - Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong giai đoạn bốn triều Vua và 2 thời Tổng đốc.


5- Lịch sử ra đời am cốc Tây An, chùa Tây An núi Sam và Tây An cổ tự Chợ Mới Long Xuyên.


6- Đức Phật Thầy Tây An viên tịch trong hoàn cảnh nào và những người nào đã chôn cất Đức Thầy ở sau am cốc? Khi chôn cất ngôi mộ không đắp cao không bia đá, có bị áp lực bời quan quân triều đình hay vì muốn có sự che dấu tông tích Đức Thầy?


7- Đức Thầy có để lại "di ngôn" không?


8- Vì sao mộ Đức Thầy không ở trong khuôn viên chùa Tây An mới? Mà trong khuôn viên chùa toàn bảo tháp của các nhà Sư "Phật giáo triều đình"?


9- Dưới thời Tổng đốc Trương Minh Giảng và Tổng đốc Doãn Uẩn, thời nào đạo BSKH hoạt động thong dong hơn?


10- Các lần trùng tu chùa Tây An núi Sam và chính quyền hiện nay có ý định phục hồi lại đạo Bửu Sơn Kỳ Hương bằng cách mở một đại hội Long Hoa vinh danh Đức Thầy tại chùa Tây An núi Sam hay không? Có nên đổi tên chùa Tây An thành chùa Bửu Sơn Kỳ Hương?


11- Nên mở ra các hội nghị khoa học hay một công án nghiên cứu về Đức Phật Thầy Tây An và đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.


12- Mối liên quan mật thiết giữa đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và đạo Phật giáo Hòa Hảo xuyên qua giáo lý Tứ Ân?


13- Sự khác biệt giữa đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và đạo PGHH về ban thờ và nghi lễ thờ cúng?


14- Khai mở Hội đồng Trị sự Bửu Sơn Kỳ Hương trong nước và hải ngoại.


15- Có nên dựng tượng Đức Phật Thầy Bửu Sơn Kỳ Hương ở chùa Tây An núi Sam hoặc trong chánh điện Tây An cổ tự ở Chợ mới.


16- Có nên mở đại hội Long Hoa đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong nước và hải ngoại.


17 - Vì sao có sự phụng thờ Hoàng đế Quang Trung và Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân của tín đồ BSKH?


18 - Sự "tái sinh" của Hoàng tử Nguyễn Quang Đức (con của Vua Quang Trung và Ngọc Hân) vào Nguyễn Quang Mục là tên họ thật của Đức Phật Thầy Tây An?


19- Sự "tái sinh" của Đức Phật Thầy Tây An vào Huỳnh Phú Sổ tức Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo 113 năm sau? 


20 - Oan oan tương báo - Sự trả thù siêu nhiên của linh hồn Vua Quang Trung và Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân đối với triều đình hoàng tộc Nguyễn Ánh? (Xúi bẩy đào xới lăng mộ hiện nay).


Dưới đây là các bài mở đầu vài nét về "Những vấn đề tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử còn bao trùm bí ẩn"; người viết xin mong mỏi nhận được sự đóng góp của các vị cao nhân tiền bối, các đạo sĩ, sơn nhân, để có đủ thuận duyên tiếp tục đề cập ở các bài viết sau. (LKT) 


image009


I. Vài nét về danh xưng Bửu Sơn Kỳ Hương


image010

Đức Phật Thầy Tây An 1(5/10 âm lịch,1807 - 12/8 âm lịch,1856). Ngài giáng sanh và hành đạo trải qua bốn đời Vua Gia Long (lên ngôi năm 1802 - 1820), Vua Minh Mạng (1820-1841), Vua Thiệu Trị (1841-1847) và Vua Tự Đức (1847-1883).


Nguyên ủy của danh xưng bốn chữ Bửu, Sơn, Kỳ, Hương có lẽ đã phát sanh từ thời ngài Đoàn Minh Hương giáng sanh đi rao giảng đạo Tứ Ân ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.


Sau nhiều năm Ngài đi chữa bệnh cho dân chúng và hành đạo, dân gian với lòng tôn kính, giáo lý Tứ Ân đã trở thành đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tông phái đạo Bửu Sơn Kỳ Hương gắn liền với vị Bồ Tát: Đức Phật Thầy Tây An.


Theo một tín đồ gần gũi với đạo BSKH trong nước, Ngài Đức Phật Thầy Tây An tên thật là Nguyễn Quang Mục, vì thời Vua Gia Long loạn lạc, thân mẫu Ngài đã đổi tên Ngài là Đoàn Minh Huyên và đổi cả tuổi thật Ngài tuổi con Kê thành Đinh Mão.


Nhưng trước hết, Bửu Sơn Kỳ Hương là tên gọi một vùng núi lớn mênh mông đột khởi ở miền đồng bằng châu thổ sông Cửu Long tây nam nước Việt, vùng núi kéo dài thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tỉnh An giang giáp ranh Vương quốc Chân Lạp (tên xưa), nay ta gọi là xứ Cao Miên hay xứ Kampuchia hay Cambodia.


Theo truyền thuyết nơi địa danh linh kiệt tích tụ nhiều linh huyệt, vùng đất-núi miền Tây Nam này đã xuất hiện Đức Phật Thầy Tây An khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, ngài đi chữa bệnh và ban phước lành cho người dân Nam Bộ (ngài sanh năm 1807 - 6 năm sau Vua Gia Long lên ngôi Hoàng Đế 1802, năm sanh này vẫn là một nghi vấn); 113 năm sau, lại giáng sanh Đức Huỳnh Giáo chủ đi chữa bệnh cho đồng bào (1920).


Chữ Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH) ý tả về ngọn núi hay vùng núi quý báu có hình dáng đẹp kỳ ảo sáng đêm, có mùi hương lạ lùng tỏa ra ngào ngạt. Ngày xưa, tương truyền ai cất công rảo bước lên vùng núi này đều ngửi thấy mùi hương phảng phất, quấn quít vào người như đưa hồn người vào cõi thiên tiên. Hình như con người sinh ra ở miền đất-núi này thấm dặm hương thơm vào máu huyết nên sinh ra đẹp đẽ, sáng láng, đôn hậu, giọng nói tựa như chim hót líu lo  trên núi.


Bốn chữ Bửu, Sơn, Kỳ, Hương, đẹp như một câu thơ: "Núi quý có mùi hương lạ lẫm, kết tinh từ thần thức Rồng Tiên", nhưng Bửu Sơn Kỳ Hương là một sự kiện lịch sử của miến Tây Nam nước VIệt mà cho đến nay kho sử liệu và giới sử học vẫn còn chưa khám phá hết được "Hương thơm núi báu còn phong kín".


Sinh mệnh con người thường sinh sôi này nở với địa linh, thiên nhiên hùng vĩ trác tuyệt.


Tả về vùng núi địa linh này, Cụ Hồ Biểu Chánh và Cụ Nguyễn Văn Hầu gọi vùng núi này Thất Sơn huyền bí hay là Thất Sơn mầu nhiệm.


Nói về con người, Nhà văn Sơn Nam viết: Có thể nói Phật Thầy Tây An là người thứ nhất báo hiệu và đánh thức người đời rằng thời kỳ Hạ ngươn sắp mãn để bước sang thời Thượng ngươn, tức là thời kỳ Đức Di-lặc hạ sanh lập nên hội Long Hoa.


Nhưng khi ta đi tìm hiểu, Bửu Sơn Kỳ Hương có phải là tên của một ngọn núi trong vùng Bẩy núi (Thất Sơn) hay là danh gọi toàn vùng núi Thất Sơn thuộc tỉnh An Giang?


Trước tiên, Thất Sơn có các tên: Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) và Núi Nước (Thủy Đài Sơn). (* theo Vĩnh Thông - tạp chí Xưa Nay Hội khoa Học Lịch Sử VN). Trong Bẩy núi này, núi Cấm là ngọn cao nhất và tương truyền rằng núi rất linh thiêng.


Thất Sơn lại còn có tên khác như: núi Cô Tô, núi Dài Năm Giếng, núi Két, núi Sam, núi Sập, núi Trà Sư, núi Tượng ..


image011

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm Thất Sơn.


Theo Gia Định Thành thông chí” (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức viết vào đời Vua Minh Mạng, khi đó đơn vị “trấn” chưa đổi thành “tỉnh”, An Giang bấy giờ còn gọi là trấn Vĩnh Thanh. Trịnh Hoài Đức kể tên ở trấn Vĩnh Thanh có 19 ngọn núi gồm núi Thoại Sơn, Bảo Sơn, Ba Thê, Tà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng, Ca Âm, Nam Sư, Khê Lạp, Chút, Tà Biệt, Ba Xùi, Ất Giùm, Nam Vi, Đài Tốn, Chơn Giùm, Sâm Đăng, Đại Bà Đê, Tiểu Bà Đê.


Ngót trăm năm sau, trong “Đại Nam nhứt thống chí” (ĐNNTC) đời Tự Đức, kể ra được thêm một số núi mới mà trước kia chưa thống kê hết, tất cả được 23 núi. Trong ĐNNTC, tên gọi một số núi được “dân gian hóa” hơn và khái niệm Thất Sơn cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. ĐNNTC kể gồm: Thoại Sơn, Ba Thê, Trà Chiếu, Trà Nghinh, Tượng, Tô, Cấm, Tụy, Ốc Nhẫm, Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa, Đài Tốn, Thị Vi, Ba Xôi, Ca Âm, Nam Sư, Khê Lạp, Ngất Sum, Chân Sum, Thâm Đăng, Đại Ba Đê, Tiểu Ba Đê. (*)


Thất Sơn là Bẩy ngọn núi cao nhất trong vùng núi của "trấn" Vĩnh Thanh tức là tỉnh An Giang. Cao nhất trong 7 ngọn núi đó là núi Cấm, dưới chân núi có hồ Thủy Liêm nước mát lạnh xanh trong vắt. (Người viết bài này có dịp đến tận nơi chiêm ngưỡng núi Cấm).


Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sau này thấy rằng trong Bẩy núi có ngọn không cao bằng các ngọn ở nơi khác, nhưng vẫn được liệt vào danh sách Thất Sơn màu nhiệm, phải chăng như Nhà văn Sơn Nam viết vì Thất Sơn có bẩy đại linh huyệt. 


 Như vậy, Bửu Sơn Kỳ Hương không hoàn toàn tả hay nói về một ngọn núi là nơi mà các thần nhân lập am lập cốc ở đó trước khi hạ giái cứu nhân độ thế? Hay BSKH là danh xưng chung gọi về vùng núi Thất Sơn?


Bửu Sơn Kỳ Hương là danh xưng truyền khẩu trong dân gian gọi chung về vùng núi Thất Sơn, bắt nguồn từ thời "Đạo" xuất hiện, là nơi xuất phát của Đức Phật Thầy Tây An và Đức Huỳnh Giáo Chủ khi hai Ngài đi rao giảng giáo lý và chữa bệnh cho dân chúng. Trong cuộc đời hành đạo, núi Sam và Thất Sơn là nơi hai Ngài thường đặt chân lui tới.


Bửu Sơn Kỳ Hương hay Thất Sơn là nơi thu hút những tín đồ đầu tiên của ngài Đoàn Minh Huyên mở thuyết Tận thế và hội Long Hoa để gom tín đồ ở các vùng xa xôi hẻo lánh về, là nơi họ có nơi tu tập yên tịnh nhằm xây dựng đời sống an lạc, vừa khai phá đất hoang để canh tác - một kiểu “doanh điền” của thời đại mới, hết sức tinh tế và khoa học. (*) 


Theo nhà văn Sơn Nam thì thuyết Tận thế tức là “lật đổ vua quan nhà Nguyễn, sau này là lật đổ thực dân Pháp, bất chiến tự nhiên thành, với niềm lạc quan để chờ đợi, người dân hăng hái lo việc ruộng nương, đoàn kết để xây dựng xóm làng”. (*)


II. Vài nét về Đức Phật Thầy Tây An, Chùa Tây An núi Sam, Tây An cổ tự ở Chợ Mới


Theo chính sử, Ngài Đoàn Minh Huyên sinh ngày 15/10 âm lịch năm 1807 tại làng Tòng Sơn, (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Ngài là người khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một vị chân tu đức cao, đạo trọng, một lòng yêu nước, thương dân, một thiền sư, một nhà cải cách xã hội dân sinh, một nhà chánh trị. Ngài viên tịch vào ngày 12/8 âm lịch năm 1856.


Một tài liệu không chắc chắn cho rằng vào năm 1849, Đức Thầy Đoàn Minh Hương lúc gần 40 tuổi đi giảng thuyết Tứ Ân, đó là: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảoÂn đồng bào nhân loại. Tính ra cuộc đời sáng đạo, hành đạo của Ngài trải qua các đời Vua Gia Long (lên ngôi năm 1802 - 1820), Vua Minh Mạng (1820-1841), Vua Thiệu Trị (1841-1847) và Vua Tự Đức (1847-1883). Đây là một giai đọan lịch sử rất quan trọng trong quá trình hình thành đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và lai lịch của Đức Thầy.  


image012


Chùa Tây An là một di tích lịch sử nhưng khi nghiên cứu về sự hình thành ngôi chùa này gặp phải nhiều yếu tố chính trị, tôn giáo xen vào trong bối cảnh thời bấy giờ.


Trước hết chùa Tây An và Tây An cổ tự là hai ngôi chùa tọa lạc ở hai vùng địa lý khác nhau. Chùa Tây An hiện nay là một ngôi chùa to lớn, lộng lẫy ở dưới chân núi Sam, nhưng nhân vật khởi nguồn tạo dựng ra hai ngôi chùa này là Đức Thầy Đoàn Minh Huyên.   


Ảnh hưởng giáo lý Tứ Ân và tín đồ ngày càng đông đảo theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã tôn vinh Ngài Đoàn Minh Hương trở thành Giáo chủ tông phái đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, sau này ngài được xưng tụng thành Đức Phật Thầy Tây An do sự linh hiển của ngài.


Đức Phật Thầy Tây An được coi là Đệ nhất tổ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, nhị tổ là Phật Trùm, tam tổ là Phật Bửu Sơn, tứ tổ là Phật Sứ giả bán khoai và ngũ tổ là Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. 


Ít thấy tài liệu nói chính xác và đầy đủ về năm tháng ngày mà Đức Thầy chánh thức khai sáng ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, có lẽ khi Đức Thầy đi rao giảng một thời gian dài nên giáo lý Tứ Ân dần dần thấm sạu và lòng người dân Nam bộ nên riết trong quần chúng xã hội gọi là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; nhưng hiện nay, ngôi Tây An cổ tự ở huyện Chợ Mới được cho là di tích nơi Ngài Đoàn Minh Hương rao giảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương vào những năm tháng đầu tiên.


Chùa Tây An ở dước chân núi Sam và Tây An cổ tự ở Chợ Mới là hai địa chỉ khác nhau nhưng có sự liên hệ mật thiết trong cuộc đời hành đạo của Ngài Đoàn Minh Hương.


image013

Tây An cổ tự ở Chợ mới Long Xuyên.


Chùa Tây An tọa lạc dưới chân núi Sam và mộ phần của Ngài ở phía sau chùa. Hàng năm, hàng vạn tín đồ về hành hương, tế lế, chiêm bái mộ phần Đức Thầy. Chùa Tây An dưới chân núi Sam trở thành di tích tôn giáo quan trọng đối với tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật tử do chùa được các nhà sư Phật giáo trụ trì.  


Theo hai tác giả Vương Kim - Đào Hưng, "núi Sam được chọn để xây dựng chùa Tây An vì đây là một cao điểm chiến lược". Nhưng hai tác giả không nói rõ ai là người chọn địa điểm này để khai hoang khởi công xây am, xây chùa.


Với độ cao 284 mét so với mặt nước biển, núi Sam không cao lắm cũng không thấp lắm. Ngày này người ta có thể lái xe gắn máy hoặc đi bộ vài tiếng lên đỉnh núi. (Người viết bài này có dịp lên chiêm bái núi Sam hai lần).


image014

Kênh Vĩnh Tế dưới chân núi Sam. Ảnh VH


Tây Bắc có tuyến kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia và Xã Vĩnh Tế. Phía Tây Nam giáp xã Vĩnh Châu. Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp phường Châu Phú A, Châu Phú B của thành phố Châu Đốc.


Ở đỉnh núi có thể quan sát, kiểm soát cả một vùng biên giới rộng lớn từ thành phố Châu Đốc đến tận Tịnh Biên, từ cánh đồng Bảy Núi qua huyện Châu Phú. Trước năm 1975, trên đỉnh núi có một đồn lính, có một pháo đài có lẽ là nơi đặt trọng pháo.


Vua Minh Mạng cho đặt tên núi Sam là Vĩnh Tế Sơn, để ghi công của danh sĩ Thoại Ngọc Hầu đã hoàn thành việc đào kênh Vĩnh Tế (18191824).


Trên đỉnh núi Sam Châu Đốc, có thể quan sát ranh giới hai nước dưới chân núi được phân chia rất rõ bởi dòng kênh Vĩnh Tế.


image015

Ảnh tác giả trên đỉnh núi Sam, phía hông là kênh Vĩnh Tế, bên kia kênh biên giới Kampuchia. ảnh VH


Núi Sam có nhiều cây phượng vĩ và huỳnh mai mọc từ các hốc núi. Vào mùa trổ bông, cảnh núi toàn một màu đỏ thắm rất tươi đẹp rực rỡ.


image016

Đường lên núi Sam khi xưa chỉ là con đường mòn, nay trải đá xe hơi có thể lên được. Gần tới đỉnh cóa một ngôi chùa nhỏ thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Ảnh VH


image017

Cây và hoa Phượng Vĩ nở đỏ ối trên đỉnh núi Sam. Ảnh VH


Trên đỉnh, còn dấu tích một bệ đá, nơi tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đem về miếu. Bệ đá có chiều ngang 1,60 m; dài 0,3 m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34 m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn. Gần tháp cao của Pháo Đài, cũng là nơi Trương Gia Mô (1866-1929), một nho sĩ của phong trào Duy Tân, đã gieo mình xuống vực sâu, tự kết liễu một cuộc đời bế tắc vào một đêm cuối năm 1929. (theo Vương Kim - Đào Hưng)


image018

Chỗ bệ đá nơi Bà Chúa Xứ ngự thiền nay được quây lại có mái che. Ảnh VH


image019

image020

Bệ đá nơi Bà Chúa Xứ ngự có truyền thuyết lịch sử. Tượng của bà này dời về chùa Bà Chúa Xứ ở dưới chân núi cho dận chúng dễ chiêm bái. Ảnh VH


image021

Tượng Bà Chúa Xứ ngự trên đỉnh núi Sam được cung thỉnh về ngự tại chùa lớn dưới chân núi Sam giữa lòng thị xã Châu Đốc.Ảnh VH


image022

Chùa Bà Chúa Xứ về đêm. Ảnh VN


Chùa Tây An núi Sam trong quá khứ cách đây khoảng 200 năm là nơi diễn ra cuộc tranh chấp giữa hai thế lực "Phật giáo triều đình" bổ nhiệm các sư Phật giáo về cai quản và đạo Bửu Sơn Kỳ Hương dưới sự lãnh đạo của Đức Thầy Đoàn Minh Hương.


Những ngôi tháp tổ trong khuôn viên chùa là mộ của các vị Hòa thượng tiên khởi trụ trì chùa, trong khi đó ngôi mộ của Đức Phật Thầy Tây An lại nằm khiêm tốn và hơi khuất trên triền núi Sam sau lưng chùa không xa mấy.


Vì sao mộ của Đức Thầy không nằm ở Chợ Mới nơi có Tây An cổ tự, là nơi Đức Thầy khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương mà lại chôn cất ờ sau chùa Tây An núi Sam. Sự việc này trở nên một công án sau khi Đức Thầy viên tịch mà chúng tôi sẽ tham khảo sau.


Theo một bài viết của hai ông Vương Kim - Đào Hưng:


"Từ ngày Đức Phật Thầy tịch, chùa Tây An (núi Sam) hoàn toàn thuộc vào phái Lâm tế, do sư cụ Nguyễn Nhứt Thừa trụ trì. Về sau sư cụ được thăng lên chức hòa thượng và tịch năm Giáp thân, tức năm 1884, thọ 50 tuổi. Tháp của ông rất lớn, nằm kế bên chùa.


Người thứ nhì thừa kế sư cụ Nguyễn Nhứt Thừa là sư cụ Nguyễn văn Khiêm, pháp danh Hoàng Ân, cũng là một nhà sư của chùa Giác Lâm phái lên. Sư Hoàng Ân tịch năm Giáp dần (1914), nghĩa là trụ trì được 30 năm.


Khi sư cụ Nguyễn văn Khiêm tịch thì trưởng tử là Nguyễn Trang Nghiêm, pháp danh là Huệ Quang lên thay thế. Rồi tiếp đó là ông Nguyễn Thuần Hậu ở Hà tiên được mời về trụ trì. Sau ông Hậu thì có ông Ngô văn Hòa là người ở tại chùa từ nhỏ được đưa lên kế vị. Lúc thiếu niên, ông được đưa lên Sài gòn học tập.


Người thứ sáu cũng là người chót, hiện nay còn sống, là ông Nguyễn văn Mật, pháp danh Bữu Thọ đệ tử sư cụ Nguyễn văn Khiêm từ nhỏ đến lớn. Năm nay ông được sáu mươi ngoài tuổi.


Cứ xem đó cũng đủ thấy chùa Tây An, từ hồi Đức Phật Thầy tịch cho đến nay, các nhà sư của phái Lâm tế liên tiếp nối nhau trụ trì.


Nhiều bài viết của giới nghiên cứu về BSKH nói rằng mặc dầu Đức Phật Thầy đứng ra xây dựng (chú thích của người viết: chưa thấy tài liệu chính thức nào viết Đức Thầy là người đầu tiên xây dựng chùa ban đầu chưa có tên là Tây An vì chỉ sơ sài như như một cái am, cái cốc lợp mây tre lá, nhưng cũng có thể chính tay Ngài xây dựng từ từ cái am nhỏ lên ngôi chùa nhỏ có tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; sau đó quan Tổng đốc Doãn Uẩn thấy địa điểm, vị trí của am chùa quá quan trọng, đó là chưa nói đến yếu tố tôn giáo chính trị của hệ thống quan lại triều đình nên quan Tổng đốc tâu lên Vua, triều đình bèn cho khởi công xây lên chùa lớn nhưng sung làm chùa công vào năm 1847).


Từ khi chùa lớn sau này dưới sự cai quản của các hòa thượng Phật Giáo trụ trì, chùa mang phải cái danh hiệu là chùa công được triều đình nhìn nhận, nên ngài Đoàn Minh Hương không được tự do tổ chức việc thờ phượng theo pháp môn hành đạo tông phái BSKH, có phải vì thế mà Ngài vào láng Thới Sơn dựng lên một cảnh chùa theo ý muốn mà Ngài gọi danh là "trại ruộng" vừa để tránh sự can thiệp của quan quân triều đình vừa lập căn cứ thu dụng tín đồ. (người viết dựa theo ý của Vương Kim - Đào Hưng).


Đây là thời gian mà chỉ dấu chính quyền Phật giáo - Nho giáo đi vào Đạo giáo khá quan trọng trong việc đi tìm chủ nhân thực sự lịch sử xây dựng nền móng ngôi chùa Tây An ở chân núi Sam, cũng như đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời hành đạo của Đức Thầy Đoàn Minh Hương.


Dấu hỏi lớn đưa ra là biến cố nào đã khiến chùa lẽ ra phải thuộc về Đức Thầy - người khởi công khai hoang lập ra cái am đầu tiên mà lại thuộc về các hòa thượng Phật giáo phái Lâm Tế do triều đình phái tới cai quản, sau đó tiếp tục bồi bổ kiến tạo?  


Tạm cho là chính sách "Triều đình Phật giáo - Nho giáp áp chế Đạo giáo" của triều đình vừa mang tính hài hòa tổng hợp giữa văn hóa Phật giáo triều đình, Nho giáo trị nước và ảnh hưởng dân gian của đạo BSKH lúc bấy giờ triều đình không thể "đàn áp" hay tìm các tiêu diệt, một phần vì Vua Gia Long mới lên ngôi, nước nhà còn nhiều nhiễu loạn, một phần vì Tổng đốc Trương MInh Giảng còn lo chinh phạt thu phục nước Chân Lạp nên ngó lơ cho đạo BSKH.


image023

Dấu ấn triện Trấn Tây tướng quân chi ấn (鎭西將軍之印) kích cỡ 90x90, đóng vào tấu chương của hội đồng tướng quân Trấn Tây ngày 7 tháng 9 năm Mậu Tuất niên hiệu Minh Mệnh 19 (1838).


Tuy nhiên, đều đó cũng hé lộ chính sách "trấn áp mềm" của triều đình một mặt phải chấp nhận luồng văn hóa đạo giáo hiện hữu trong đời sống và tâm linh quần chúng, một mặt vẫn tìm cách áp chế bớt ảnh hưởng của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lan tràn, một mặt "cướp" (nói theo ngôn ngữ ngày nay) ngôi am nhỏ của Thầy Đoàn Minh Hương. Giai đoạn này có lẽ diễn ra ở thời Tổng đốc Doãn Uẩn.


Quan sát phong cách nghệ thuật và kiến trúc ngôi chùa không dựa theo kiểu mẫu kiến trúc chùa Phật giáo ở miền Bắc và miền Trung. Tính chất pha trộn phong cách Ấn Độ giáo, Hồi giáo và kiến trúc cổ dân tộc. Chùa trở nên có một dáng vẻ khá độc đáo, kiến trúc toàn cảnh ngôi chùa do các sư Phật giáo thiết kế hay do các kiến trúc sư, họa sư thời đó vẽ?  


image024

Cảnh chùa Tây An núi Sam hiện nay.


Theo tác giả Ngọc Minh: "Trong thời gian ban đầu (ghi chú của người viết: tác giả không viết rõ thời gian ban đầu là ngày tháng năm nào), ngôi chùa chưa có một quy mô và diện mạo kiến trúc như hiện nay, mà chỉ được xây dựng bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói nhưng không lớn lắm. (Ai xây?)


Trong bài bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên vào tháng tư năm 1828 của Thoại Ngọc Hầu đã tả lại khung cảnh tươi đẹp ngôi chùa TâyAn mà không ghi rõ ai là chủ nhân đầu tiên ngôi chùa.


image025

Tác giả đứng trước lăng Thoại Ngọc Hầu tay đang cầm cuốn sách mỏng viết về Thoại Ngọc Hầu do địa phương ấn hành . Ảnh VH 2014.


Theo Đại Nam Nhất Thống Chí trình bày ngôi chùa này như sau: Ở địa phận của thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên quan Tổng Đốc Mưu Lược Tướng Tu Tĩnh Doãn Uẩn đã kiến trúc nên ngôi chùa vào năm Thiệu Trị thứ 7 (chú thích: năm 1847, tức là 40 năm sau năm Đức Thầy giáng sanh 1807). Khi ngôi chùa xây dựng xong, Tổng đốc Doãn Uẩn cho mời Hòa thượng Tiên Giác - Hải Tịnh thuộc đời thứ 37, Lâm Tế chánh tông chi phái Thiên khai về trụ trì. (chú thích của người viết: đấy là giai đoạn 2).


Về việc xây dựng chùa tháp miền Nam trong thời gian đó, những nhà nghiên cứu kiến trúc Phật Giáo Việt Nam đã viết như sau: Trong Nam Bộ, vùng đất này (Châu Đốc) nổi tiếng sùng tín đạo Phật, chùa tháp mọc lên hàng loạt, chùa Tây An nằm trong trường hợp đó.


Đầu tiên phải nói đến địa điểm tọa lạc của ngôi chùa. Chùa nằm trên ngã ba từ thị xã Châu Đốc đi vào núi Sam, cách núi Sam khoảng 5 cây số, mặt hướng về phía sông, tựa lưng vào núi.


Chùa Tây An đã hai lần được trùng tu đại quy mô: lần thứ nhất vào năm 1861, do Hoà thượng Nhất Thừa chủ trì trùng tu chánh điện và nhà Tổ rộng rãi thêm và có nhiều công trình điêu khắc trang nhã hơn; qua lần thứ nhì vào năm 1958, do công trình của thiền sư Bửu Thọ; những công trình chính trong giai đoạn sau gồm có: xây ba ngôi lầu cổ, xây tiền đường của chùa, xây dựng và trang trí lại ngôi chánh điện.


(Ghi chú: Năm 1861 thuộc triều Vua Tự Đức nổi tiếng chuộng về Nho học, rất nặng về chính sách đàn áp đạo Gia Tô, đạo BSKH tất cũng không tránh khỏi)


Theo đề nghị của quan Tổng Đốc An Giang (ghi chú của người viết: có lẽ Tổng đốc An Giang lúc bấy giờ là Doãn Uẩn), Đức Phật Thầy được triều đình chính thức công nhận, để Ngài tự do hành đạo, nhưng buộc Ngài phải xuống tóc. Sau khi đức Phật Thầy bị chánh quyền bắt tra hỏi về đạo BSKH, rồi được tha, để tránh sự hoài nghi của triều đình, Ngài vào núi Sam ở chung một ngôi chùa sẵn có do Thiền Phái Lâm Tế lập ra và đã được triều đình chứng nhận.


(Ghi chú của người viết: Đức Thầy trở về tạm trú ở chùa Tây An nếu đó là cái am cái cốc gốc của Đức Thầy, mặc dù am cốc đã biến thành chùa do sư Phật giáo canh cải và làm trụ trì; Chính vì như vậy cho nên dân gian và tín đồ BSKH truyền tụng từ đời này đến đời sau quả quyết rằng chính ngài Đoàn Minh Hương mới là người khai hoang khai hóa mảnh đất dưới chân núi Sam lập ra cái am cái cốc làm nên nền móng cho chùa Tây An to lớn sau này, cũng chính vì vậy cho nên dân gian và tín đồ BSKH mới xưng tụng ngài là Đức Phật Thầy Tây An).


Lịch sử xây dựng từ cái am nhỏ đến chùa Tây An núi Sam hiện nay trở thành một công án liên quan đến cuộc đời hoạt động của Đức Thầy Đoàn Minh Hương.


Vấn đề đặt ra là có nên trả lại chùa Tây An núi Sam cho Đức Thầy Đoàn Minh Hương, cho đạo Bửu Sơn Kỳ Hương hay giữ chùa nguyên trạng hiện do các Sư thuộc phái Lâm Tế cai quản? Thật ra, đối với Phật giáo và tông phái BSKH điều này không quan trọng, nhưng đứng về mặt nghiên cứu khoa học, các học giả cần đòi hỏi sự nghiêm túc.


Có một thời gian: "Để thực hiện giáo pháp vô vi chân truyền của mình, đức Phật Thầy bắt đầu tìm những nơi hẻo lánh xa xôi để lập ra những cơ cấu tôn giáo ở những “trại ruộng”. Những trại ruộng, trại gỗ từ đó được lên lên quanh vùng Thất Sơn như ở Thới Sơn, Láng Linh". Lúc nầy, tuy tiếng là ở núi Sam, nhưng Ngài thường vân du khắp nơi, tùy cơ phổ độ chúng sanh, khắp vùng Thất Sơn không đâu là Ngài không bước đến".


Hiện nay, theo thống kê, Bửu Sơn Kỳ Hương có khoảng 15.000 tín đồ sinh sống tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền GiangBến Tre. (theo wikipedia).


(Ghi chú cùa người viết: Con số tín đồ đạo BSKH chưa chắc chắn lắm).


Riêng Tây An cổ tự ở Chợ Mới Long Xuyên Lịch sử về ngôi cổ tự này rất sơ sài. Người ta chỉ biết ngôi cổ tự này là nơi Đức Thầy Đoàn Minh Hương chọn làm chỗ rao giảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở những ngày thàng năm đầu tiên. Lý do vì vùng Chợ Mới là vùng có dân cư đông nhất./


III. Vài nét về lịch sử sát nhập đất Chân Lạp thành Trấn Tây thành vào nước Đại Nam và sự "trấn áp" các đạo giáo của triều đình


(Văn Hóa sưu tập thứ tự từng năm dựa theo wikipedia)


- Outey II (1739 - 1777), là vua Chân Lạp, hiệu là Outey Reachea II hoặc Udayaraja II. Tên húy là Ang Ton (Nak Ong Ton). Tiếng Việt gọi là Nặc Tôn, Nặc Ông Tôn, chữ Hán 匿螉尊.


Ang Ton là con của hoàng tử Ang Sor (1707-1753). Ang Sor lại là con của vua Ang Tong (mất năm 1757) và công chúa Peou, con gái của vua Ang Em.


- Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc. Nặc Nhuận (Neac Ang Nhuan) xin hiến đất Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu) để cầu được chúa Võ Vương phong làm vua Chân Lạp. Song không lâu, Nhuận bị rể là Nặc Hinh nổi loạn giết chết cướp ngôi.


Con của Nhuận là Nặc Ton chạy qua Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ che chở và cầu cứu với chúa Nguyễn.


Nhận lời, Chúa Vũ sai thống suất Trương Phúc Du tiến đánh, Nặc Hinh chạy đến Tầm Phong Xoài rồi bị phiên liêu là Ốc nha Uông giết chết.


Nặc Tôn dâng đất Tầm-phong-long để tạ ơn chúa Nguyễn. Chúa bèn sai ông Trương phúc Du và Nguyễn cư Trinh đem dinh Long-hồ về xứ Tầm-bào, tức là chỗ tỉnh-lỵ tỉnh Vĩnh-long bây giờ, và lại đặt ra ba đạo là Đông-khẩu đạo ở Sa-đéc, Tân-châu đạo ở Tiền-giang (nay thuộc Chợ Mới, An Giang) và Châu đốc đạo ở Hậu-giang.


Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì đất An Giang (Khmer: ខេត្តមាត់ជ្រូក[6] xưa là đất Tầm Phong Long nước Chân Lạp (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu).


Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương-úc, Cần-bột, Trực-sâm, Sài-mạt và Linh-quỳnh để tạ ơn Mạc thiên Tứ. Mạc thiên Tứ đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà-tiên cai-quản.


- Năm 1757 (Đinh Sửu):  Quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn (Outey II) dâng đất này cho chúa Nguyễn. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, vùng đất này còn hoang hóa, rất ít dân cư.


- Năm 1807: Giáng sanh Đức Phật Thầy Tây An ngày 15 tháng 10 âm lịch năm Đinh Mão (1807 (?) 6 năm sau khi Vua Gia Long lên ngôi năm 1802. Ngài quê tại làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sadéc.


- Năm 1807: Sáu năm sau khi vua Gia Long lên ngôi, vua Chân Lạp là Ang Chan II (Nak Ong Chan, Nặc Chăn) xin thần phục triều đình Huế thay vì thần phục Xiêm triều(tức Thái Lan) như trước kia.


- Năm 1819: Thoại Ngọc Hầu khởi công đào kênh Vĩnh Tế  1819 và hoàn thành năm 1824.


- Năm 1832: An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời nhà Nguyễn độc lập, thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.


- Tháng 12, 1833: Quân Xiêm (Thái Lan) đánh vào An Giang, đánh đuổi được quân Xiêm, Trương Minh GiảngLê Đại Cương lập đồn An Nam ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Việc cai trị trong nước Chân Lạp đều do quan Việt sắp đặt, còn triều thần Chân Lạp chỉ kiêm nhiệm việc nhỏ.


Triều đình Huế hủy bỏ tước hiệu quan chức bản xứ của Chân Lạp và áp dụng quan chế nhà Nguyễn. Lê Đại Cương (sau được thay bằng Dương Văn Phong) được cử làm Tham tán đại thần, đặt một tướng quân, 4 chánh phó lãnh binh, cắt đặt các chức hiệp tán, đề đốc, lang trung, viên ngoại lang, giáo thụ, huấn đạo. Ở các chỗ yếu hiểm, lại đặt chức tuyên phủ, an phủ để phòng ngự..


- Năm 1834: Vua Minh Mạng đặt tên địa danh Nam Kỳ Lục Tỉnh.


- Cuối năm 1834: Vua nước Chân Lạp là Ang Chan II mất lại không có con trai, quyền cai trị trong nước về cả mấy người phiên liêu là Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên, vốn là người Chân Lạp nhưng nhận quan tước của triều đình Huế.


- Năm 1835:  Vua Chân Lập Ang Chan II mất mà không có con trai nối dõi, theo lời khuyên của Trương Minh Giảng, vua Minh Mạng cho đổi đất Chân Lạp thành Trấn Tây thành, sáp nhập vào Đại Nam.


- Cùng năm 1835, Vua Minh Mạng phong hàm Hiệp biện đại học sĩ Trương Minh Giảng lãnh chức Tổng đốc An GiangTổng Đốc đầu tiên của An Giang (Trương Minh Giảng (chữ Hán: 張明講[1]; ?-1841) bao hàm cả vùng đất xứ Chân Lạp (ngay nay ta gọi là xứ Miên, xưa Kampuchia hay xứa Cambodia ). Từ đó, quyền uy của Trương Minh Giảng rất lớn.


- Cùng năm 1835: Trương Minh Giảng tâu chương vua xin lập người con gái của Nặc Ông Chân là Ang Mey (Ngọc Vân) lên làm quận chúa, gọi là Chân Lạp quận chúa. Quận chúa Ngọc Vân làm vua xứ Chân Lạp chứ không có thực quyền.


(Nghi vấn của người viết: Quận chúa Ngọc Vân là Vua của Vương quốc Chân Lạp (bà là người có nước da ngăm nâu). Có thời gian nào bà đi tu hoặc ngự thiền trên núi Sam và mất ở trên núi Sam?  Ai lập ra tượng thờ bà ở trên núi Sam, sau này được cung thỉnh xuống núi đưa tượng bà về thờ ở chùa dưới chân núi, chùa ngày nay gọi là chùa Bà Chúa Xứ ở thị xã Châu Đốc cách chân núi Sam khoảng 5 cây số).


- Năm 1836: vua Minh Mạng cho đổi đất Chân Lạp, Nam Vang thành Trấn Tây thành, chính thức sáp nhập vào Đại Nam. Ranh giới phía Tây Bắc của Trấn trong đó có biển hồ Tonlé Sap. Tấn Tây thành là một Trấn (tức là một tỉnh) của nước Đại Nam nhà Nguyễn giai đoạn 1835 đến 1841. Trấn Tây Thành được chia ra làm 33 phủ và 2 huyện. (theo wikipedia)


- Năm 1840: Vua Minh Mạng sai Lê Văn Đức làm khâm sai đại thần, Doãn Uẩn làm phó và cùng với Trương Minh Giảng để kinh lý mọi việc ở Trấn Tây Thành, khám xét việc buôn bán, đo đạc ruộng đất, định lại thuế đinh, thuế thuyền bè buôn bán dưới sông.


Vua Minh Mạng đã cho lệnh tổng kê dân đinh nước Chân Lạp, vừa bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Nam thì có 970.516 người, đang khi đó thì ruộng đất lên đến 4.036.892 mẫu.


image026

Vùng đất Cao Miên do Đại Nam bảo hộ (tô màu hồng). Phần gạch chéo là phần đất lập trấn Tây Thành. Biển hồ Tonle Sáp và Nam Vang nằm giữa Tấn Tây thành.


Đặc điểm của thời Vua Gia Long là "hiệp thương" với quân Xiêm và mượn các giáo sĩ Gia Tô để văn minh hóa quân đội giành chiến thắng trước quân Tây Sơn, đến đời Vua Minh Mạng thì "hiệp thương" với các lãnh chúa Ai Lao và Chân Lạp để mở rộng biên thùy. 


Có thể nói Vua Minh Mạng là vị vua vĩ đại sau Vua Gia Long do ngài có tham vọng về một "Đế chế Đại Nam" chủ trương mở rộng cương thổ về phía tây. Biên thùy nước Đại Nam lấn sang hai lân bang là Chân Lạp và Ai Lao. Có thể nói bản đồ nước Đại Nam giai đoạn này rộng lớn nhất và an toàn nhất.


Rất tiếc quan lại Việt Nam cử sang làm bảo hộ đã không thực hiện được hoài bão to lớn của Vua Minh Mạng mà lại còn nhũng lạm dân tình nên hoàng thân quốc thích nội quốc nổi dậy, một phần quan quân Đại Nam vì đi trấn thủ xa quê hương, xa gia đình, thổ ngơi khác lạ nên sinh ra lười biếng chán nản. Đại học sĩ Trương Minh Giảng là quan tổng quản bảo hộ vùng đất Chân Lạp xin kéo quân về An Giang sau bị dèm pha uất ức mà mất, Phó quan là Doãn Uẩn lên thay làm Tổng đốc An Giang.


Chích sách mở rộng và bảo hộ đất đai của vua Minh Mạng thi hành bằng cách thu phục và phong vương cho lãnh chúa, vẽ lại bản đồ đất đai sát nhập vào Đại Nam, các tỉnh lân bang sát biên giới nước ta trở thành "trái độn" an toàn. Vua Minh Mạng là người nhìn xa trông rộng về an ninh lãnh thổ, nhưng về nội trị thì Vua bắt đầu ra tay tàn sát tín đồ đạo Gia Tô và tiêu diệt các cuộc nổi dậy, ngoài Bắc có Phan Bá Vành, trong Nam có Lê Văn Duyệt, Lê Văn Khôi. Sau này Lăng quan Đại thần Lê Văn Duyệt trở nên một nơi cầu xin linh thiêng đối với người dân Gia Định thành. Các tín đồ Gia Tô bị hại sau này được Giáo hội Công giáo VN phong lên hàng Thánh tử đạo.


Triều đình nhà Nguyễn mới thống nhất đất nước và dân tộc ba miền sau 25 năm chinh chiến với nhà Tây Sơn. Dưới con mắt của triều đình, các đạo giáo khác với đạo Phật truyền thống nổi lên trong nước hay du nhập từ nước ngoài vào đều bị coi là "ngoại đạo", "tà giáo" hay "dị giáo". 


Đạo Gia Tô manh nha từ thời Vua Gia Long do ngài phải nhờ cậy vào các giáo sĩ Pháp canh tân quân đội, hiện đại vũ khí. Các giáo sĩ có điều kiện rao giảng đạo Chúa, thu hút tín đồ Cơ Đốc. Thật ra, dưới triều Vua Minh Mạng các cuộc đàn áp tín đồ vẫn có phần nhẹ tay so với thời các triều vua sau là Vua Thiệu Trị và Tự Đức. Chính sách tàn sát tín đồ Cơ Đốc đi đôi với chủ trương "bế môn tỏa cảng" vô tình đưa đất nước trở thành "quốc nạn" và đó cũn là cái cớ pháo hạm của Pháp tấn công Đà Nẵng mở đường cho cuộc xâm chiếm Việt Nam.


Trong chính sử và ngoại sử dân gian, dường như không có cuộc đàn áp nào đối với tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Chỉ có một lần Đức Thầy Đoàn Minh Hương bị quan quân bắt tra hỏi, sau đó thả nhưng điều đó không có nghĩa là triều đình bỏ lơ việc rao giảng truyền bá đạo BSKH của đức Thầy.


Một điểm cũng cần lưu ý là tín đồ đạo BSKH không bị triều đình tận diệt có thể do bản chất của đạo này gần gũi với đạo Phật, và phương cách hành đạo của Đức Thầy Tây An đi vào lòng dân chúng bằng cách chữa bệnh tật hiểm nghèo và giáo lý Tứ Ân khuyên răn dân chúng sống đời hạnh đạo không có ý đồ nổi loạn chống phá triều đình.


Dưới triều các Vua Minh Mạng (1820-1841), Vua Thiệu Trị (1841-1847), Vua Tự Đức (1847-1883), Đức Phật Thầy (1807-1856) khi khai sáng đạo BSKH, người viết cho rằng Đức Thầy phải chịu áp lực "tôn giáo và chánh trị" của triều đình  rất lớn. khó có thể phủ nhận tham vọng phát triển đạo của Đức Thầy trở thành một giáo phái, một tông phái, một Vương quốc đạo ở miền tây Nam Bộ. Đứng dưới lăng kính cai trị của một nhà nước phong kiến Vua là thiên tử, Dân là bề tôi, triều đình không thể cho phép một thế lực nào dù là thế lực đạo giáo có cơ hội vươn lên, có tầm ảnh hưởng lớn trong quần chúng tạo ra sự "đối đầu" với  chánh quyền.


(Xin nói thêm ngoài bài viết: 113 năm sau nhân tố hành đạo thời Đức Thầy Tây An, giáo lý Tứ Ân tái hiện cao độ dưới thời Ngũ tổ Đức Huỳnh Phú Sổ. Từ giáo lý Tứ Ân, Đức Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo. Theo bước chân của Đức Phật Thầy Tây An, ngài đi vào lòng dân chúng bằng cách chữa bệnh và quan trọng hơn cả nhận là người con trung thành của Đức Thích Ca Mâu Ni. Đức Huỳnh Phú Sổ gắn liền đạo PGHH với đạo Phật truyền thống ở Việt Nam thực ra chỉ là một, ngài biến cải kinh Phật thành những câu Sấm giảng để phù hợp và dễ thâm nhập vào đời sống tâm linh cũng như bản sắc đặc thù người dân miền sông nước Nam bộ. Đó là bước tiến quan trọng của Đức Huỳnh Phú Sổ, một nhà cách mạng, nhà chính trị, nhà Phật giáo cao siêu.


Chỉ một thời gian rất ngắn (1939-1947), người dân miền tây Nam bộ theo đạo PGHH đến hàng  trăm vạn. Tuy nhiên, khi Đức Huỳnh Giáo chủ thành lập đảng Dân Xã (21/9/1946) nhằm đối đầu với lực lượng Việt Minh thì mặt trận đồng bằng Nam bộ và đạo PGHH đã bước qua một giai đoạn mới tàn bạo hơn.


Các trận "đảng chiến" đẫm máu giữa Dân Xã và Việt Minh gây ra cảnh tanh thương không bút nào tả xiết kéo theo hàng vạn sinh linh Nam Bộ đầu rơi máu đổ. Đức Huỳnh Giáo chủ mau thấy cảnh huynh đệ tương tàn nên đã tình nguyện làm cố vấn đặc biệt cho Ủy ban Hành Kháng Nam bộ để tạo ra sự "hòa giải dân tộc", nhưng không cưỡng lại tham vọng của Xứ ủy Nam kỳ do Trần Văn Giàu lãnh đạo và cuối cùng ngài đơn thân độc mã trở về Đốc Vàng chịu thọ nạn.


Có lẽ giai đoạn từ năm 1945 đến 1947 là giai đoạn oan oan tương báo ghê rợn nhất ở thời kỳ Hạ ngươn của đạo BSKH tới đạo PGHH như Nhà văn Sơn Nam đã tiên đoán.


Theo như các tài liệu của GHPGHH cho rằng tín đồ PGHH thời Đức Huỳnh Giáo chủ đã lên tới triệu người; ước tính hiện nay con số tín đồ PGHH có thể đã lên tới 7, 8 triệu. PGHH là một thành phần dân tộc Phật giáo miền Nam đặc thù Việt Phật chất phác, hiền lành và khẳng khái ở Nam Bộ không thể xem thường được. Không một người Việt Nam nào không mong đất nước và dân tộc  bước vào thời kỳ Thượng ngươn Di Lặc.  


image027

Năm 1835, theo lời khuyên của Tổng đốc Trương Minh Giảng, vua Minh Mạng cho đổi đất Chân Lạp thành Trấn Tây thành, sáp nhập vào nước Đại Nam. Hồ Tonlé Sáp(màu trắng) nằm giữa Trấn Tây thành. Tên các phủ huyện Trấn Tây phỏng theo bản đồ cổ Carte de la province de Saigon 1860: Lư An, Quảng Biên, Cần Chế, Nam Ninh, Lô Việt, Long Tôn, Ngọc Bài, Hải Tây, Tầm Vu, Hải Đông, Kỳ Tô, Phước Lai, Bình Xiêm, Khai Biên, Ý Dĩ, Nam Vang.


 - Năm 1841: Tổng đốc An Giang Trương Minh Giảng kiêm chức Bảo hộ Cao Miên có cùng tham vọng mở rộng đất đai cùng với Vua Minh Mạng, nhưng đến đời Vua Thiệu Trị vùng đất Nam Vang Trấn Tây thành nổi lên nhiều biến loạn, Vua và triều đình cho rút toàn bộ quân đội về An Giang. Tổng đốc Trương Minh Giảng sinh bệnh uất ức mà thác vào tháng 9 năm 1941. Từ đó, công cuộc mở rộng đất biên thùy bảo hộ tàn lụn. Tiếc thay.


- Năm 1847: Tổng đốc Doãn Uẩn ra lệnh xây chùa Tây An bề thế trên nền đất am cổ của Đức Thầy và Doãn Uẩn mời sư Phật giáo về làm trụ trì.


- Ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1856: Đức Thầy Đoàn Minh Hương viên tịch. Sự tôn sùng Giáo lý Tứ Ân và nền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong lòng người dân Nam bộ sâu xa đến nỗi dân chúng miền tây Nam bộ tôn vinh ngài là Đức Phật Thầy Tây An./


III. Vài nét về Bửu Sơn Kỳ Hương tự ở Quận Cam, nam California


Vào ngày Chủ nhật 18 tháng 6 năm 2017, tại một cơ sở nhỏ thuộc dòng Bửu Sơn Kỳ Hương ở thành phố Garden Grove, Quận Cam nam California cử hành một buổi lễ vía ngày mất của Công Chúa Ngọc Hân tức Bắc Cung Hoàng Hậu vợ Vua Quang Trung Nguyễn Huệ.


Cơ sở này mang tên Bửu Sơn Kỳ Hương tự được hai người bỏ công và của để xây dựng nên và giao cho Thầy Phi Bửu làm trụ trì. BSKH tự có một ban quản Tự thường xuyên trông nom tu sửa, trưởng ban là đạo hữu Tâm Trí và phó ban quản Tự là cô Nhứt Kim, bên cạnh có ban Cố vấn Bảo Dòng. Do mới quy tụ được một số tín đồ BSKH cư ngụ rải rác ở nam California nên tự viện còn đang thuê mướn nên việc duy trì còn đang vận động với bà con tín hữu.


image028

Quang cảnh buổi lễ Vía Bắc Cung Hoàng Hậu ở Bửu Sơn Kỳ Hương tự thuộc thành phố Garden Grove thuộc Quận Cam nam California hôm Chủ nhật 18/6/2017. Buổi lễ bắt đầu từ nghi lễ tụng niệm Phật Bồ Tát Quan Thế Âm ngoài trời.


Buổi lễ vía ngày mất Bắc Cung Hoàng Hậu khởi đầu diễn ra ngoài vườn thật trang nghiêm. Vườn có linh tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, dưới nắng trưa gay gắt, gần 30 người thành kính tụng niệm.


Theo dòng lịch sử truyền khẩu của tông phái BSKH, sự ra đi của Bắc Cung Hoàng Hậu sau khi vua Quang Trung mất vẫn còn là một bí ẩn. Đối với tín đồ BSKH, hình ảnh Bắc Cung Hoàng Hậu là hình ảnh của một vị quốc mẫu linh hiển. Trong tiềm thức dân gian gọi bà là bà Chúa Tiên. (Xem thêm phần phụ lục 1)


image029

Thầy trụ trì Phi Bửu nói về ý nghĩa buổi lễ trước Ts Lê Phước Sang và các đạo hữu.


Tham dự buổi lễ có Ts Lê Phước Sang, đạo hữu Quyền Tâm và cô Ngọc Sĩ bên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH hải ngoại.


Ts Lê Phước Sang phát biểu trong buổi lễ nói rằng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy Tây An khai sáng, giáo lý Tứ Ân có mối liên quan gắn bó với giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo mà đệ ngũ tổ là Đức Huỳnh Giáo Chủ khai mở. Ts Sang mong ước sự kết hợp đồng nhứt của nhóm BSKH với ban trị sự trung ương GHPGHH làm một.


image030

Ảnh từ trái: cô Kathy Phạm, Hoa Hậu Kim Bông, đạo hữu Quyền Tâm, đạo hữu Tâm Trí (Trưởng ban quản Tự), cô Nhứt Kim (Phó ban quản Tự), Tiến Sĩ Lê Phước Sang (GHPGHH), Thầy Phi Bửu (trụ trì BSKH Tự), Nhứt Thiện, Minh Long, Cư Sĩ Ngọc Sĩ, Á Hậu Tâm Nguyễn và đạo hữu Hoa Chánh.


Trả lời phỏng vấn của báo Văn Hóa, cô Nhứt Kim cho biết, hiện tại vì BSKH tự mới thành lập nên sự liên lạc với các nơi do bà con tín đồ BSKH tự liên lạc với nhau, nhưng Nhứt Kim rất vui vì trong nước khi bà con nghe tin ở nước Mỹ mới có ngôi tự tuy nhỏ nhưng là mối liên lạc rất ấm cúng biểu lộ tình đồng đạo trong ngoài luôn gắn bó với nhau.


image031

Đạo hữu Nhứt Kim, Phó Quản tự Bửu Sơn Kỳ Hương tự ở thành phố Garden Grove ngâm đọc bài thơ "Ai Tư Vãn" của Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân. Ảnh VH


Đáp lời, ban tổ chức mời cô Ngọc Sĩ phái đoàn bên PGHH lên ngâm đọc bài thơ do Ngọc Sĩ viết tựa đề: Lê Ngọc Hân Công Chúa, Bắc Cung Hoàng Hậu nhà Tây Sơn. Cô Ngọc Sĩ ngỏ lời vinh danh Thầy Phi Bửu và phó ban Quản tự BSKH Nhứt Kim qua một bài thơ ngắn. Cô Ngọc Sĩ là người tạo mối liên lạc mật thiết giữa ban trị sự PGHH hải ngoại với Giáo hội thuần túy trong nước.    


image032

Ảnh từ trái: Đạo hữu Nhứt Kim BSKH, Ts Lê Phước Sang và đạo hữu Ngọc Sĩ PGHH.


Cũng theo lời cô Nhứt Kim, buổi lễ vía Bắc Cung Hoàng Hậu của các tín đồ BSKH tự ở Quận Cam là để bày tỏ lòng ngưỡng mộ vị Bắc Phương Hoàng Hậu trung trinh tài sắc vẹn toàn đối với nhà Tây Sơn và Hoàng Đế Quang Trung vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã đánh thắng vang dội 20 vạn quân nhà Thanh đi xâm lược nước Nam ta.


Bài thơ Ai Tư Văn của Bắc Cung Hoàng Hậu khóc Quang Trung Hoàng Đế đã để lại áng thơ văn bất tử cho văn học sử nước nhà.


Cô Nhứt Kim Phó Quản tự BSKH tự được bà con tín đồ đạo BSKH ở Mỹ rất tin cậy vì tấm lòng sẵn sàng hy sinh cho việc xây dựng nền đạo BSKH ở Mỹ càng ngày càng phát triển. Cô cho biết nhà cô có lập bàn thờ thờ Đức Phật Thầy Tây An và thờ Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân.


Trả lời phỏng vấn của báo Văn Hóa về sự khác biệt và sự giống nhau giữa đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và đạo Phật Giáo Hòa Hảo như thế nào, cô Ngọc Sĩ bên phái đoàn PGHH cho biết: "Sự khác biệt trong sự thờ cúng là đạo BSKH thờ miếng trần điều màu điều, có cúng hoa và trái cây, còn đạo PGHH thờ miếng trần điều màu đà và chỉ chưng hoa.


Còn về lai lịch của Đức Phật Thầy Tây An, cô Ngọc Sĩ cho biết: Đức Phật Thầy Tây An tên thật là Nguyễn Quang Mục, vì thời Vua Gia Long loạn lạc, thân mẫu Ngài đã đổi tên Ngài là Đoàn Minh Huyên và đổi cả tuổi thật Ngài tuổi con Kê thành Đinh Mão.


Đức Phật Thầy Tây An viên tịch, Thầy biết trước ngày Thầy viên tịch. Sáng ngày 12 tháng 8, Thầy kêu 12 vị hiền thủ đến và cho đệ tử biết hôm nay Thầy viên tịch, nhưng đệ tử không nghĩ rằng Thầy sẽ viên tịch ngày hôm đó, vì Thầy rất mạnh khỏe. Sau buổi ăn ngọ Thầy nói với đệ tử Thầy muốn vào nghĩ , nhưng sau 1 giờ đệ tử vào thăm Thầy, Thầy đã tịch đúng ngày .


Ngày mất của Quang Trung Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân ẩn hiện trong tâm thức tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương? hay là một nghi án chưa sáng tỏ?

image037
Bức họa sơn dầu về Ngọc Hân Công Chúa tại Dinh Độc Lập.

Theo một số tài liệu phổ biến hiện nay:


- Theo Quốc sử di biên, vào năm 1843, nhân một vụ kiện giữa viên chánh tổng tên là Phụng với dân làng Phù Ninh, vua Thiệu Trị đã ra lệnh khai quật mộ mẹ con Ngọc Hân, rồi ném hài cốt xuống sông Nhị Hà (sông Hồng), đồng thời cho đem nhà thờ, ruộng thờ ra bán hết (dẫn theo TS. Trương Đức Quả, tr. 332).


- Năm 1786, anh hùng "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ và theo ông về Thuận Hóa.


- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng Hậu.


- Năm 1789: Sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm "Bắc Cung Hoàng Hậu". Bà chính là vị hoàng hậu ở ngôi Bắc Phương Hoàng Hậu đầu tiên và cuối cùng.


- Năm 1792, Quang Trung Hoàng Đế đột ngột băng hà. Bà viết Tế Vua Quang Trung và Ai Tư Văn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số. Năm ấy bà đang ở tuổi 22.


- Năm .......? : Bắc Cung Hoàng Hậu đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân phố Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con.


Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4-12-1799) thì mất, lúc ấy mới 29 tuổi.


(Có nhiều giả thuyết về cái chết của Ngọc Hân Hoàng Hậu, song thuyết đáng tin cậy nhất là bà mất vào năm 1799 từ bài văn tế bà do Phan Huy Ích viết, có chép trong Dụ Am Văn Tập).


- Ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23-12-1801) Hoàng tử Văn Đức mất khi mới 10 tuổi.


- Ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18-5-1802) Công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.


- Năm 1802: Nguyễn Ánh lên ngôi Vua hiệu là Gia Long.


Phần "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đính ghi thêm:


- Năm 1804: Mẫu hậu Nguyễn Thị Huyền (vợ Vua Lê Hiển Tông) thương con gái và các cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân,


- Ngày 24 tháng 3 năm Giáp Tư (3-5-1804) xuồng thuyền vượt biển, ngày 20 tháng 5 (28-6) về đến bến ái Mộ (Gia lâm, Hà Nội),


- Ngày mồng 4 tháng sau (11-7-1804) đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của bà Nguyễn Thị Huyền 100 gian gần chùa Pháp Vân).


- Ngày mồng 9 (16-7-1804) đưa về làng, giờ Ngọ an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là Băi Cây Đại hay Băi Đầu Voi ở đầu làng Nành. (ảnh: Tượng chân dung của Bà Nguyễn Thị Huyền vợ Vua Lê Hiển Tông, mẹ Công chúa Lê Ngọc Hân và Công Chúa Lê Ngọc Bảo.)


- Năm 1823: Bà Huyền mất, thọ 70 tuổi, dinh Thiết Lâm thờ bà và mẹ con Ngọc Hân. vẫn theo tộc phả họ Nguyễn Đình và kết hợp truyền thuyết địa phương, thì vào khoảng thời gian đời Minh Mạng sang đời Thiệu Trị, có người trong làng tố giác việc thờ cúng này, vua Thiệu Trị đă cho phá hủy đền thờ ở dinh Thiết Lâm, quật mộ ba mẹ con Ngọc Hân, đổ hài cốt xuống sông - nơi này sau dân lập đền Ghềnh thờ bà; chánh tổng bị lột da nhồi trấu, tri phủ bị cách chức. Bộ sử Đại nam thực lục năm 1842 cũng xác nhận: "Tới đây, việc ấy phát giác, vua sai hủy đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ ngụy".


- Từ năm 1842: Dinh Thiết Lâm bị phá, nền dinh bỏ hoang thành đất công của làng, nhưng dân vẫn gọi là "Vườn Dinh" và dựng lên đây Một "Miếu cô hồn" kín đáo thờ Ngọc Hân.  


- Sự việc này, bộ Đại Nam thực lục ghi tiếp ở năm 1842: "Khoảng năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xă Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".


Thế nhưng, theo sách Thân thế Phật Thấy Tây An vàNgọc Hân Công Chúa của tác giả Cư sĩ Sripolieu cẩn bút năm Bính Tý (08 tháng 11, 1996) trang 90:


-  Bà Ngọc Hân mất năm nào? Đỉnh tập Quốc sử Di biên chép: "Giáp Tý, năm thứ ba (năm Gia Long thứ ba 1804" ......................................... Tháng 5 ngày 21 ............................................"Bà Công Chúa nhà Lê tên là Ngọc Hân chết."


Như vậy theo lối biên niên trong việc chép sử thì bà Ngọc Hân mất ngày 21 tháng 5 hoặc sau đó ít ngày. (Chú thích của người viết: cũng không thấy sách ghi năm nào?)


Đỉnh tập Quốc sử Di biên (bản dịch) chép: 


- Ngày 28 tháng 4 năm Quý Mão (năm Thiệu Trị thứ ba 1843) cho đào mả bà Ngọc Hân Công Chúa đổ xuống sông và bán ruộng bán nhà hờ Bà ấy".


- Thi văn Bình chú của Ngô Tất Tố viết: "Khi nhà Tây Sơn mất nước, Bà và các con đổi tên họ lẩn vào ở ẩn ở một làng trong tỉng Quảng Nam. Nhưng không bao lâu có kẻ phát giác, Bà phải uống thuốc độc tự tử, hai con đều phải thắt cổ chết." (tr. 91)


-  Để kết luận, như vậy ta có thể nhận ra và tin rằng Bắc Cung Hoàng Hậu có hai con với Vua Quang Trung, và Bà có bị bắt với hai con ở Huế hoặc ở nơi khác. Vua Gia Long ngầm sai giết hai con bà một cách kín đáo và đã cho bà về ở quê mẹ năm Giáp Tý (1804). Bà mất có lẽ vì đau thương vì biết rằng con mình đã bị giết, hoặc Bà lặng lẽ tự vận."


Theo nhà biên khảo Thụy Khuê viết: Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long, Chương 20: Barisy thuật lại các trận đánh và vua Gia Long vào Huế):


Vua Gia Long vào kinh đô Huế:


- “8 giờ sáng ngày 15/6/1801, (tháng thứ 5, Cảnh Hưng thứ 62; năm thứ 27, ngụy triều Wandoé [(Nguyễn) Văn Huệ], còn được mệnh danh là Tais Shon hay Teschon [Tây Sơn], có nghiã là gia đình ở trên núi [Tây]), cháu của vị chúa sau cùng [tức Định Vương Nguyễn Phước Thuần], con người em của chúa [Nguyễn Ánh là con anh của chúa], đặt chân đến kinh đô Nam Hà.


Nhà vua không vào cung điện mà ngồi ở một phòng tiếp kiến bên ngoài, nơi dân chúng có thói quen tụ họp để hy vọng được thấy vua những ngày thiết triều.


Chính ở trong phòng này, 8 giờ sáng, tôi nhìn thấy vua. Vô số quần chúng đủ mọi hạng người, mọi tuổi, quây quần bên ông. Quân canh gác sơ sài, không mang khí giới, đứng cách quân vương khá xa. Thấy tôi, vua gọi lại, hỏi thăm tin tức Chaigneau… (Chaigneau bị đau từ mấy ngày nay), tôi kể chuyện này để thấy tấm lòng của nhà vua.


Sau đó, Hoàng thượng hỏi xem tôi đã thấy các tướng địch chưa. Tôi trả lời chưa. Người ra lệnh dẫn đến cho tôi [có lẽ là dẫn tôi đến]; sau đó người bảo tôi lại thăm các em của vua Ngụy.


Tôi đi ngay. Họ ở trong một phòng nhỏ khá tăm tối, không có gì là lịch lãm, điều này càng làm tăng sự tương phản như đập vào mắt giữa quá khứ và hiện tại của họ. Con số những công nương là 5. Một cô trạc tuổi 16 tôi thấy rất xinh đẹp. Một cô nhỏ độ 12 tuổi, con gái công chúa Bắc Hà [Ngọc Hân công chúa], cũng thường thôi; ba cô khác từ khoảng 16 đến 18, da ngăm ngăm nhưng diện mạo dễ coi; ba cậu con trai, một cậu 15 tuổi, da cũng ngăm ngăm, nét mặt tầm thường; hai cậu khác cũng trạc 12 tuổi, con công chúa Bắc Hà, diện mạo khôi ngô, điệu bộ dễ thương.


Sau cuộc đi thăm ngắn ngủi này, tôi được dẫn đến một nhà tù khác, ở đó tôi thấy Mad Theẽu Do’an [Bà Tư Đồ], vợ tướng thủy binh của địch mà nhà vua đã đốt [thuyền, tàu] ở Quy Nhơn [tức Bà Võ Văn Dũng]. Bà này đẹp, vẻ hiền hậu và lịch sự. Mẹ của ông tướng này tuổi khoảng từ 45 đến 50. Bà nói chuyện rất lâu với tôi và kêu than số phận rủi ro của bà.


Trong một nhà tù khác, gần đấy, giam, mẹ của tướng Thieuu Phoo [Thiếu Phó Trần Quang Diệu] thống lãnh quân đội hãm thành Quy Nhơn. [Cadière chú thích lầm là bà Trần Quang Diệu, thực ra bà Bùi Thị Xuân còn đánh trận Trấn Ninh tháng 2/1802, đến khi Trần Quang Diệu bị bắt, cũng không có bằng chứng gì là bà bị bắt cùng chồng]. Bà trạc độ 55 tuổi. Một khuôn mặt cao quý trong sự bất hạnh, bà tỏ ra cương nghị, chính trực mà không kiêu hãnh.


Sau đó đến vợ của ông tướng foo Maatthey [Phò Mã Nguyễn Văn Trị], bà là em gái của vua Ngụy, và cũng là một chiến sĩ. Bà Theuk hauv Dinh [Tư Khấu Định, chú thích Cadière, theo Cl. E. Maitre] vợ của tướng Pháo binh.


Bà Ton Lin Keen [?], vợ của Phó Thống Lĩnh thuỷ quân, vv và v.v. nhiều lắm, trong đầu phải có cuốn lịch sách mới nhớ lại được.


Lại theo sách của Cư sĩ Sripolieu, Bà Ngọc Hân Công Chúa sanh năm 1770 ( có sách ghi năm 1771), Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân năm 1801 lúc đó Bà vừa tròn 30 tuổi. Bà đã hủy hoại nhan sắc kiều diễm của mình để qua mắt Nguyễn Ánh và quan quân của kẻ thù.


... Bà và con đã trà trộn với những người dân từ miền ngoài vào khai hoang vùng Cù Lao. Bà làm ruộng và tu hành tại giữa vùng Cái Tàu Thượng và phà An Hòa thị xã Long Xuyên. Sau đó Bà mất và mai táng ở rạch Cái Nai cách phà An Hòa 6km, cách chợ Cái Tàu Thượng cũng 6 km. (tr.169).


Tác giả Sripolieu kết luận: Bà Ngọc Hân thọ 50 tuổi mới mất (1770-1820).  Ngày tháng mất ta căn cứ vào lễ kỵ giỗ hàng năm của Bà là ngày 28 và 29 tháng 10 AL tại chùa Mộ bà Cái Nai. (tr. 174). Tác giả còn kết luận rằng chính Bà Ngọc Hân Công Chúa đã lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và (Hoàng tử Văn Đức kế thừa? )


Theo sử sách,Vua Quang Trung mất năm 1792 và Công Chúa Lê Ngọc Hân ở ngôi Bắc Phương Hoàng Hậu cho đến khi mất ngày 4 tháng 12 năm 1799, tại chùa Kim Tiền, Huế, Đại Việt, năm ấy bà mới 29 tuổi. 


Tạm kết: 


Buổi trọng lễ của tín đồ BSKH tại Quận Cam mở đầu bẳng lễ vía bà Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc  Đây là một buổi lễ Vía lần đầu tiên ở Quận Cam về ngày mất của Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân ngày 15- 18 tháng 6, 2017 DL tức ngày 21-24 tháng 5 AL là dựa theo sách Đỉnh tập Quốc sử Di biên.  

Cho đến nay, tìm hiểu ngày mất và nơi chôn cất của Bắc Cung Hoàng Hậu vẫn còn là bức màn huyền bí.


Nếu ai đó tin vào luật nhân quả và sự tái sinh thì thuyết Đức Phật Thầy Tây An là con của Vua Quang Trung và Công Chúa Ngọc Hân thoát nạn tru di của Nguyễn Ánh cũng là một công án đối với các nhà nghiên cứu, nhà sử học./


Lý Kiến Trúc


+++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Em gái Công chúa Lê Ngọc Hân là Công chúa Lê Ngọc Bình, là con gái nhỏ nhất (thứ 23) của vua Lê Hiển Tông, là vợ của vua Cảnh Thịnh (con trai của vua Nguyễn Huệ). Sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp (1795), Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho vua Cảnh Thịnh.


Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Ngọc Bình trở thành vợ vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh), sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn. Trong bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852) đã chép như sau:


Năm Nhâm Tuất, Gia Long năm đầu (1802)...Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua...Dâng nộp bà phi Lê Thị Ngọc Bình vào trong cung vua...[8]


Khi nhà Tây Sơn mất, trong dân gian truyền tụng câu nói về bà Ngọc Bình:


Số đâu có số lạ lùng,


Con vua lại lấy hai chồng làm vua.


Năm 1941, tác giả Phạm Thường Việt, một lần nữa lại cho rằng người lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Hân.


Tuy nhiên, qua Quốc sử di biên và một số tư liệu khác, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng người lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Bình, em gái bà - người ít được biết đến hơn bà.


Do hai chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng: Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, hai bà đều sinh trưởng ở ngoài Bắc, lớn lên đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, nghĩa là cả hai bà đều là "Hoàng hậu Phú Xuân". Do những điểm tương đồng căn bản đó mà những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà, gây ra sự lầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình. (theo wikipedia).


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM TIẾP SỐ BÁO TỚI:


- Phỏng vấn một số vị cao nhân tiền bối và hậu sinh.
06 Tháng Bảy 2021(Xem: 5824)
27 Tháng Năm 2021(Xem: 7012)
01 Tháng Năm 2021(Xem: 8253)
28 Tháng Tư 2021(Xem: 7364)