Ban Vận động đài Á Châu Tự Do (RFA) họp báo tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam

01 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 18087)

image008

Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, nguyên Chủ tịch Ban Vận Động Thành Lập Đài Á Châu Tự Do (Indochinese Committee for Radio Free Asia) đang đánh tiếng Chiêng đầu tiên khai mạc cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam hôm Thứ Sáu 27/9/2013. Ảnh Thanh Phong.

image009

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu Giám đốc chương trình Tiếng Việt đài RFA phát biểu về những kinh nghiệm trong thời gian ông điều hành RFA tại cuộc họp báo ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam. Ảnh từ trái trên bàn chủ tọa các ông: Trần Quốc Bảo, Nguyễn Thanh Trang, Nguyên Anh Giao và Đỗ Như Điện. Ảnh Thanh Phong.

image010

Nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí giới thiệu 9 cơ quan truyền thông đến tham dự buổi họp báo gồm có: nhật báo Người Việt, nhật báo Viễn Đông, nhật báo Việt Báo, đài truyền hình SBTN & SET, đài truyền hình Free.net, đài truyền hình VNA, đài truyền hình Little Saigon TV, đài VNCR, đài Bolsa Radio, báo Văn Hóa Magazine California.

 

Một số dữ kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công cho cuộc vận động thành lập Đài Á Châu Tự Do

 

Nguyễn Thanh Trang

 

- Bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989 đưa đến sự sụp đổ của các nước Cộng Sản tại Đông Âu và Liên bang Sô Viết vào các năm 1990 và 1991.

- Ngày 29-4-1991 T.T. Bush cho thành lập một Ủy Ban Đặc Nhiệm (Task Force)để duyệt xét sự hữu hiệu của tất cả các chương trình phát sóng, gồm VOA, Radio Free Europe, Radio Liberty, Radio & TV Marti (Phát sóng qua Cuba) để kiểm điểm chức năng và cơ cấu vận hành của tất cả các cơ quan đó để đưa ra những khuyến cáo cho Tổng Thống.

- Trong bản phúc trình của Ủy Ban Đặc Nhiệm đệ nạp Tổng Thống vào tháng 12-1991, ngoài các khuyến cáo liên hệ đến các chương trình phát sóng nói trên, Ủy Ban dặc nhiệm còn khuyến cáo nên thành lập một đài phát thanh tự do cho Á Châu để phá vỡ sự bưng bít thông tin của các nước Cộng Sản và độc tài, đặc biệt là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào và Căm Bốt.

- Sau khi xảy ra vụ Thiên An Môn, Dân biểu John Porter (Illinois) và Thượng Nghị Sĩ Josepn Biden (Delaware) mỗi vị đệ nạp một dự luật tại Hạ Viện và Thượng Viện Dự Luật thành lập Radio Free China.

- Ngày 31-7-1990, Bà Helen Bentley, dân biểu Mỹ gốc Nam Tư, đệ nạp dự luật cho thành lập Đài Á Châu Tự Do (HR-5413) để phát sang Việt Nam, Lào và Căm Bốt nhưng chưa được thông qua thì có cuộc bầu cử Hạ Viện, nên trong khòa họp mới, ngày 21-2-1991, DB Bentley tái đệ nạp dự luật RFA, lần này mang số HR-1049.

- Ngày 21-8-1990, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam phát động chiến dịch “Tiếng Gọi Tự Do” để ủng hộ dự luật RFA. Tổng Đoàn Thanh Niên, một tổ chức ngoại vi của Tổ Chức Phục Hưng và tuần báo Diễn Đàn Thanh Niên đã tổ chức nhiều buổi hội thảo về Đài RFA tại nhiều thành phố thuộc California, Texas và Hoa Thịnh Đốn. Tại các buổi hội thảo, Tổng Đoàn Thanh Niên đã phân phối 46 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng hương tham gia chiến dịch. Đặc biệt, vào tháng 11-1991 và đến tháng 3-1992, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam đã tổ chức hai Dạ Tiệc tại Orange County, California và tại Hoa Thịnh Đốn để dẩy mạnh nỗ lực ủng hộ Dự Luật thành lập RFA và gây quỹ yểm trơ Bà Dân Biểu Helen Bentlet tái tranh cử.

- Sự Ra Đời của Ban Vận Động Thành Lập Đài Á Châu Tự Do (Ban Vận Động, tiếng Anh là Indochinese Committee for Radio Free Asia) ra đời tại San Diego, ngày 21-10-1991, gồm có 23 thành viên. Cơ cấu điều hành đã được bầu lên như sau:

 _Chủ Tịch: Nguyễn Thanh Trang

 _Phó Chủ Tịch: Đỗ Như Điện

_Tổng Thư Ký: Nguyễn Anh Giao

Chỉ vài tuần lễ sau đó, qua sự quen biết và giới thiệu của thân hữu, Ban Vận Động đã mở rộng địa bàn hoạt động nhờ sự tham gia của nhiều nhân sĩ và tổ chức tại nhiều tiểu bang, trong số đó có nhiều vị nhiệt tình và tích cực như Ông Trần Minh Công và Luật Sư Đoàn Văn Tiên (Nam California), nhà báo Vũ Văn Hoa (Seattle), Luật Sư Nguyễn Đình Khương và Bác Sĩ Đoằn Yến (Los Angeles), ông Nguyễn Văn Bân (Portland), nhà báo Huỳnh Lương Thiện và Tiến Sĩ Đỗ Hùng (Bắc California), ông Bùi Quang Lâm và ông Phạm Văn Sinh (Arizona), Giáo Sư Phạm Thư Đăng (Massachussets), ông Phạm Đình Đệ (New Hamshire), ông Trần Văn Giỏi (New York) và ông Chu Bá Yến (Forida). Riêng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Ban Vận Động đã được sự giúp đỡ tận tình của anh Ngô Ngọc Hùng, một bạn trẻ có chương trình truyền hình Việt Nam duy nhất lúc bấy giờ, phỏng vấn chúng tôi và giới thiệu đến Cộng Đồng người Việt trong vùng về chiến dịch vận động thành lập Đài RFA. Cũng tại vùng nầy, Ban Vận Động đã nhận được sự hợp tác tận tình của rất nhiều nhân sĩ như GS Nguyễn Ngọc Bích, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, BS Nguyễn Quốc Quân, Dược Sĩ Nguyễn Mậu Trinh và quý ông Nguyễn Văn Tần, Trần Tử Thanh, Nguyễn Tự Cường, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thanh Truyền và bà Marie Chi Ray.

Các Sự Kiện ành hưởng đến sự thành công:

- Một ngày sau khi Ban Vận Động ra đời, Nhật Báo San Diego Union Tribune và Đài truyền hình số 8 tại San Diego đã phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Trang về sự ra đời, mục đích và kế hoạch vận động của tổ chức mới ra đời.

- Ngày 18-12-1991, San Diego Council thông qua Nghị Quyết ủng hộ việc thành lập RFA.

- Ngày 7-1-1992, Quốc Hội Tiểu Bang Cakifornia thông qua California Assembly Joint Resolution No. 54 ủng hộ việc thành lập RFA.

- Ngày 19-2-1992, AFL-CIO Executive Council tuyên bố ủng hộ RFA và kêu gọi Quốc Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ cho thành lập RFA.

- Do nỗ lực của Ban Vận Động, ngày 25-3-1992, Thượng Nghị Sĩ John Seymour đã đồng ý đưa ra Dự Luật Thành Lập RFA (S-2407) tại Thượng viện

- Washington Times Editor (Mona Charen) ủng hộ RFA (1992).

- Tất cả 5 Dân biểu tại San Diego county đồng ý bảo trợ (co-sponsors) RFA (Tháng 3, 1992).

- 5 Dân Biểu tại San Diego cùng ký chung một bức thư gởi đến tất cả các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ liên bang kêu gọi họ ủng hộ RFA (Tháng 5, 1992).

- Trong một cuộc Town Hall Meeting với cử tri tại vùng Bắc Los Angeles (ngày 11-7-1992), Dân biểu Howard Berman đã tuyên bố ủng hộ RFA sau khi ngheBan Vận Đông trình bày lý do và nhu cầu tại sao RFA sẽ có lợi cho Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam và quyền lợi của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương.

- Có ba bài học quan trọng trong khi đi vận động, đó là (1) Khi vận động chính trị cũng phải phải tôn trọng nguyên tắc “có qua có lại”, nghĩa các vị dân cử sốt sắn giúp cử tri, thì cử tri phải sẵn sàng yễm trợ quỹ tranh cử và lá phiếu của cộng đồng; (2) Trước hết cần vận động các giời chức địa phương như City Council rồi mới đến các vị dân cừ tiểu bang và liên bang; (3) Uy thế và vai trò của các ký giả trong khi đi vân động chính giới ngoại quốc. Một bài báo giới thiệu về lập trường và thành tích của một ứng cử viên rất quan trọng, nhất là trong lúc họ ra tranh cử.

 

Về bài học thứ nhất, mỗi lần Ban Vận Động xin lấy hẹn để tiếp xúc với dân biểu hay thượng nghị sĩ nào, câu hỏi đầu tiên họ hỏi là trong phái đoàn có ai à cử tri của vị dân cử đó không. Nếu không có, thì họ sẽ từ chối ngay. Cũng trong tinh thần đó, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam đã tổ chức hai Dạ Tiệc trong hai năm 1991 và 1992, và vào thang 8-1992, Ban Vận Động Thành Lập Dài Á Châu Tự Do cũng đã tổ chức một buổi Hội Thảo tại San Diego về Dự Luật Thành Lập RFA với sự tham dự của Dân Biểu Helen Bently, nhân dịp đó đồng bào đã tích cực đóng góp vào quỹ tái tranh cử của tác giả Dự Luật RFA.

 

Về bài học thứ hai, chúng tôi đã nhờ nhật báo San Diego Union Tribune và đài TV số 8 của Mỹ để giới thiệu Ban Vận Động và Dự Luật thành lập RFA đến quần chúng Mỹ tại San Diego. Sau đó chúng tôi đã nhờ bà Gloria McCall, nghị viên thành phố San Diego vận động San Diego City Council thông qua một Nghị Quyết (Resolution) tuyên bố ủng hộ Dự Luật RFA. Tiếp đến, chúng tôi đã tiếp xúc tất cả các dân biểu Cộng Hòa lẫn Dân Chủ tại San Diego county để xin họ ủng hộ và bảo trợ Dự Luật RFA, đồng thời Ban Vận Động cũng nhờ một Dân Biểu và một Thượng Nghị Sĩ tiểu bang California soan chung môt Nghi Quyết để xin lưỡng viện Quốc Hội California ủng hộ Dự Luật RFA.

 

Về bài học thứ ba, chúng tôi cũng có khá nhiều kinh nghiệm, nhưng nỗi bật nhất là trường hợp nhà báo Vũ Văn Hoa với dân biểu Rod Chandlers từ Seattle. Hồi đó anh Vũ Văn Hoa là chủ nhiệm tờ Việt Nam Mới tại Seattle. Nhóm chúng tôi gồm có 5 người: các anh Vũ Văn Hoa, Trần Minh Công, Đoàn yến, Đoàn Văn Tiên và Nguyễn Thanh Trang. Anh Hoa là cử tri và là nhà báo tại Seattle nên chúng tôi cử anh Hoa đại diện khi đến văn phòng dân biều Rod Chandlers. Chúng tôi chỉ được một phụ tá tiếp đón vì họ bảo ông dân biểu đang bận họp. Trước khi chia tay, anh Hoa đã cho ông phụ tá biết là tờ báo của anh sẵn sàng dành cho ông dân biểu cơ hội trình bày chương trình và thông diệp ông muốn gởi đến khối cử tri người Mỹ gốc Việt. Thế là sau khi phái đoàn chúng tôi ra khỏi văn phòng đã khá xa thì ông phụ tá đã chạy theo mời phái đoàn trở lại vì ông dân biểu đã họp xong và sẵn sàng gặp phái đoàn. Kết quả là dân biểu Chandlers dã đồng ý ký tên ủng hộ dự luật RFA, và không những thế, sau đó ông còn vận động thêm vài dân biểu khác ủng hộ dự luật nầy. Cố nhiên, anh Hoa cũng đã giữ lời hứa và tận tình giúp đỡ ứng cử viên Chandlers.

 

Vài Sự Kiện Tiêu Biểu:

• Dân biểu Howard Berman, gốc Do Thái, Chairman, International Operations Sub-Committee đã ngâm tôm Dự Luật RFA của bà Helen Bentley khá lâu, không chịu đưa Dự Luật ấy ra cứu xét. Ban Vận Động đã nhiều lần xin gặp đều không được đáp ứng. Cuối cùng, đã phải đợi đến lúc ông ta tổ chức Town Hall Meeting trong tháng 6-1992 để vận động tái cử tại vùng Bắc Los Angeles, Ban Vận Động đã nhờ TT Thích Đức Niệm, giám đốc Phật Học Viện Quốc Tế gần nơi có Town Hall Meeting, mời được 12 cử tri phật tử và 2 Đại Đức cùng đi với Nguyễn Thanh Trang đến dự Town Hall Meeting. Nhờ cuộc gặp gỡ đó, dân biểu Howard Berman đã đồng ý co-sponsor dự luật RFA và đưa dự luật RFA ra để được Tiểu Ban do ông làm Chủ Tịch thông qua trước khi đưa ra cho toàn thể Hạ Viện thảo luận và bỏ phiếu.

• Heritage Foundation, một tổ chức think tank của Đảng Cộng Hòa tại Hoa Thịn Đốn đã có một cuộc họp với Ban Vận Động vào mùa Xuân năm 1992 và đồng ý ủng hộ dự luật thành lập RFA.

• Ông Phạm Thư Đăng, một phụ tá của Bill Clinton, ứng cử viên Tổng Thống đảng Dân Chủ và là thân hữu của Nguyễn Thanh Trang và Trần Minh Công đã vận động và được Đại Hội Đảng Dân Chủ năm 1993 đưa vào Platform là Đảng Dân Chủ ủng hộ RFA. Từ đó, công cuộc vận động đã trở nên dễ dàng hơn trước, nhất là đối với các vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ.

• Sau nhiều lần gởi thư xin Tổng Thống Bush ủng hộ RFA nhưng vẫn không có kết quả, ngày 28-10-1992, Nguyễn Thanh Trang đã cho đăng trên nhật báo San Diego Union Tribune trang OPINION, bài báo nhan đề “A link to truth inside the Bamboo Curtain”dài hơn nửa trang nhật báo trình bày nhu cầu phải phá vỡ sự bưng bít thông tin tại các nước Cộng Sản độc tài ở Á Châu và công khai kêu gọi TT Bush ủng hộ Dự Luật RFA. Vào đoạn cuối bài báo, tác giả đã kết luận:

“ Unless President Bush changes his mind and pledges his support for this plan, many Asian Americans – who constitute about 10 percent of California’s electorate and are generally solid Republican voters – will desert him next week”. Nhưng Tổng Thống Bush vẫn giữ im lặng và chỉ mấy ngày sau ông đã bị thất cử trước đối thủ Bill Clinton thuộc Đảng Dân Chủ.


Vài chi tiết quan trọng khác:

- Ban Vận Động đã mời được nhiều thân hữu và tổ chức người Việt tại nhiều thành phố và tiểu bang quan trọng khắp Hoa Kỳ tham gia vận động.

- Thành viên của BVĐ tại các địa phương đã hoạt động rất tích cực và hữu hiệu. Họ đã vận động đồng hương gởi thư, lập phái đoàn đến gặp các vị dân cử để xin hỗ trợ. Nhờ đó nhiếu Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ tại nhiều tiểu bang đã đồng ý ghi tên vào danh sách “Co-sponsors” cho Dự Luật RFA.

- Trong 3 năm liên tiếp 1992, 1993 và 1994 BVD đã tổ chức 3 phái đoàn về Hoa Thịnh Đốn để vận động lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ. Mỗi lần có trên 30 người đến từ nhiều nơi như Seattle, Oregon, San Francisco, San Jose, Los Angeles, Orange County, San Diego, Illinois, Michigan, Arizona, Massachusetts, New Hampshire, New York, New Jersey, Philadelphia, Maryland, Virginia, New Orleans, Florida, Dallas và Houston, Texas. Các phái đoàn nầy đã tổ chức thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 5 người, chia nhau đến vận động các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao và Tòa Bạch Ốc.

- BVĐ đã nhận được sự hỗ trợ tích của Tổ Chức Phục Hưng và một số thành viên của Nghị Hội tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

- Đây là một cuộc vận động quy mô có tính cách “Grass root”, vì thế, sau khi Dự luật RFA đã được lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua, Quốc Hội Hoa Kỳ đã đưa ra một Nghị Quyết ca ngợi nỗ lực vận động Dự Luật RFA của chúng ta hữu hiệu và xuất sắc chưa từng thấy từ các cộng đồng thiểu số.

- BVĐ luôn luôn xử dụng thế đòn bẩy để gia tăng hiệu năng vận động, ví dụ nhờ báo chí, T.V và quần chúng hậu thuẩn. Điễn hình nhất là nhờ 5 dân biểu tại San Dego có cả Dân Chủ và Cộng Hòa cùng ký thư chung kêu gọi các vị dân cử khác và Tổng Thống ủng hộ Dự Luật RFA.

- Nhật báo Orange County Register đã ca ngợi nỗ lực vận đông hành lang quốc hội của Ban Vận Động và cộng đồng người Việt còn giỏi hơn cả kỷ nghệ thuốc lá.

- Vào đầu năm 1995, dự luật RFA được lưỡng viện Quốc Hội thông qua, và đến ngày 30-4-1995, TT Bill Clinton ký ban hành đạo luật Thành Lập RFA.

- RFA bắt đầu phát thanh sang Trung quốc vào tháng 9-1996, và đúng ngày Mồng Một Tết âm lịch (tháng 2- 1997), RFA Việt ngữ bắt đầu phát sóng về Việt Nam./

11 Tháng Tám 2013(Xem: 19331)
Ông Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ gặp những cuộc biểu tình lớn. Hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã tụ tập trước Toà Bạch Ốc để đòi hỏi trả tự do cho những nhà đối kháng như luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ Việt Khang...
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20728)
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chỉ trích cách giật tít của BBC Tiếng Việt và nói nó 'không đúng với mục đích trả lời phỏng vấn' của ông trên Phố Bolsa TV.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 20725)
Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 18158)
Một thanh niên biểu tình cầm biểu ngữ với hàng chữ kêu gọi Chủ tịch Sang hãy hành động để đánh đuổi Trung Quốc xâm lược ra khỏi Việt Nam.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 17633)
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 22794)
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 20091)
Tướng Đính: “…Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội đối với lịch sử Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng minh…”, Lời TT Diệm & Cố vấn Nhu: “...Vì thế Việt Nam có thể là một chiến trường tương lai, để Mỹ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh…”
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18367)
Vâng! Sừng thỏ vốn không có, trăng đáy nước như có mà cũng là không nên không thể dùng sừng thỏ khều trăng đáy nước được. Lông rùa vốn không có, gió trên đầu cây như có mà cũng là không nên không thể dùng lông rùa để buộc gió trên đầu ngọn cây được.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17846)
Bài nói chuyện tại chùa Bát Nhã, CA, USA, ngày 23 tháng 06 năm 2013 nhân ngày lễ 50 năm cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.)
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 18277)
Trước hết, tôi xin cám ơn Ban Tổ Chức đã cho tôi cơ hội phát biểu hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức “Vị Pháp Thiêu Thân” vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tôi xin nói lên những lời chân thật qua tâm sự chắt chiu ngày đó, đứng ở vị trí một quân nhân Phật tử nhìn biến cố “Phật Giáo - 63” trên lập trường Dân Tộc như một chứng nhân thời đại.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17151)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, đã từng có những nỗ lực phổ biến Phật học, đã từng trình bày những luận cứ uyên bác trong những tác phẩm, những bài lai cảo viết về Phật giáo cũng như về một biến chuyển cách đây nửa thế kỷ: ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa của trái tim mình, biến thân xác Ngài thành một ngọn đuốc để xua hết những bóng tối của cường quyền đang trùm phủ lên Phật giáo Việt Nam mùa Pháp nạn 1963.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16730)
Để cúng dường và tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và để góp phần soi sáng lịch sử về biến cố pháp nạn năm 1963, con xin trích thuật một số đoạn từ các tài liệu mật của Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Hoa Kỳ đã được bạch hóa vài năm gần đây và được Cư Sĩ Nguyên Giác dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch của cư sĩ Nguyên Giác đã được nhiều trang web Phật Giáo Việt Nam đăng tải như trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v…
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19616)
Đại nguyện của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã thắp sáng ngọn lửa Từ Bi của Phật Giáo đồng thời cũng tràn đầy tình thương và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Đạo pháp và dân tộc.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17062)
Tụng cho nhân loại hòa bình. Trước sau bền vững tình huynh đệ này. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17025)
Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 19825)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, thuộc miền Trung Việt Nam, trong một gia đình có bảy anh chị em, thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và mẫu thân là cụ bà Nguyễn thị Nương.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 21064)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm với tinh thần biết ơn, nhớ ơn và báo ơn của người con Phật trong ngày Lễ Kỷ Niệm lần thứ 50 Bồ Tát THÍCH QUẢNG ĐỨC vị pháp thiêu thân cùng chư Thánh tử Đạo PGVN đã hy sinh cho sự trường tồn của Đạo Pháp và Dân Tộc, chúng tôi, Phật Tử Quảng Uy Tôn Thất Đính, tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng Tháng 11 năm 1963 xin có đôi dòng tưởng niệm.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 17548)
LTS: Dưới đây là nguyên văn tất cả các bài tham luận, phát biểu đọc trong buổi lễ tại hội trường Jerome Center 726 S.Center St, Santa Ana, do Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ long trọng tổ chức.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 23168)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho chính nghĩa.” Đó là lời phát biểu của vị chủ tọa Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay, do các hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Nam California tổ chức trọng thể tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 17298)
Cuộc tuyệt thực ở Houston, Texas để phản đối sự bất công đối xử của nhà cầm quyền Hà Nội với tù nhân lương tâm Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ngày 14/06/2013 (từ trái cư sĩ Võ Nghiệp và anh Kim Long, ông Đào văn Thảo và ông Phạm Tố Thư.