Văn Hóa phỏng vấn" "Nền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương" ở nam California

10 Tháng Mười 20178:13 CH(Xem: 10966)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ  TƯ  11  OCT  2017


Văn Hóa phỏng vấn" "Nền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương" ở nam California


VĂN HÓA


10/10/2017


Phần 1:


image015

Baó Văn Hóa phỏng vấn Hội đồng quản trị chùa Bửu Sơn Kỳ Hương tại thành phố Garden Grove nam California ngày 10/10/2017. Ảnh từ trái: Đạo trưởng Phi Bửu, Phó ban Quản tự Nhứt Kim, Trưởng ban Quản tự Tâm Trí;cả ba vị đều mặc áo bà ba đen.


Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương là một ngôi chùa hầu như ít được biết đến trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại ở Quận Cam nam California, nhưng đó là một ngôi chùa đầu tiên khai mở đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở Mỹ do ba vị Phi Bửu Tâm Trí và Nhứt Kim khai sáng. 


Ngôi chùa mang tên Bửu Sơn Kỳ Hương tôn thờ chân dung Đức Phật Thầy Tây An, lấy lá cờ điều làm biểu tượng, vật thể chính trên ban thờ là nhang đèn, nước trong, bông hoa và trái quả, đặc biệt, các đệ tử môn đệ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đều mặc áo bà ba đen.


Có thể những quí vị trong hội đồng quản trị chùa ít xuất hiện trong các sinh hoạt cộng đồng hoặc có thể họ không muốn xuất hiện nhiều và các đệ tử môn đệ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cư trú rải rác khá khép kín.


Thực ra, ngôi chùa đơn sơ lại có vẻ khép kín đã được thành lập và sinh hoạt đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã được 5 năm qua. Các đệ tử sinh hoạt trong chùa đã nói với bổn báo Văn Hóa như vậy.  


Vào ngày 12 tháng 8 âm lịch vừa qua, bổn báo Văn Hóa có dịp được mời đến tham dự buổi Đại lễ kỷ niệm lần thứ 161 năm Đức Phật Thầy Tây An viên tịch. Theo truyền thuyến và sử dân gian, Đức Phật Thầy Tây An là một đạo sĩ dị thường xuất hiện ở vùng 7 núi (Thất Sơn) Châu Đốc vào đầu thế kỷ 19.


Vị đạo sĩ này lấy tài năng dược thảo làm thuốc chữa bệnh cho dân gian và nhân đó quảng bá giáo lý Tứ Ân thâm nhập vào đời sống hàng ngày của đồng bào miền Tây Nam Bộ, chính vì vậy mà tên tuổi vị đạo sĩ càng ngày càng được dân chúng mến mộ lẫy lừng, đến nỗi quan Tổng đốc Triều đình phải mời vào dinh trấn tham vấn và đề nghị ngài nên về khai phá một vùng đất hoang dã gọi là trại ruộng Phước Điền để khai khẩn, một kiểu “doanh điền" mở rộng đất đai cho dân chúng sanh cư lạc nghiệp thay vì để ngài tự do đi hoằng pháp khắp nơi.


Hình thức phép tắc của triều đình thời đó đối với vị đạo sĩ nổi danh nói theo ngôn từ hiện nay gọi là đi vùng kinh tế mới để "quản chế".


Cũng theo truyền thuyết và sử dân gian, Ngài chính là người khai sáng ra nền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương khoảng năm 1849, viên tịch năm 1856 tại chân núi Sam Châu Đốc. Cuộc đời hành đạo của ngài trải qua bốn hoàng triều: Vua Gia Long (lên ngôi năm 1802 - 1820), Vua Minh Mạng (1820-1841), Vua Thiệu Trị (1841-1847) và Vua Tự Đức (1847-1883); không gian hành đạo của ngài là vùng đất mênh mông dưới hai thời cai quản của Tổng Đốc Trương Minh Giảng và Tổng Đốc Doãn Uẩn.


Trong suốt thời gian hành đạo gieo truyền giáo lý Tứ Ân, sau khi ngài viên tịch, dân chúng miền Tây Nam Bộ xưng tụng ngài là Đức Phật Thầy Tây An.


Thật ra, không những lai lịch, nguồn gốc ra đời và danh xưng Đức Phật Thầy Tây An khai sáng ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn là một công án cho các nhà khảo cứu sử học nghiên cứu. Lịch sử ra đời am cốc Tây An, chùa Tây An núi Sam và Tây An cổ tự Chợ Mới Long Xuyên vẫn còn nhiều điều huyền bí. Theo một số tài liệu trong nước phổ biến ở Châu Đốc, hiện nay số dân chúng theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương còn khoảng vài chục ngàn người.


Hầu như rất hiếm hoi còn lại các vị lão đạo sĩ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở vùng Bẩy núi hay ở thị xã Châu Đốc rành rọt lai lịch và nguồi gốc Đức Phật Thầy Tây An.


Ngài viên tịch trong hoàn cảnh nào và những môn đồ đệ tử nào đã chôn cất linh thể Đức Thầy ở phía sau chùa Tây An "hoành tráng"? Theo một vài vị lão trượng cho biết lúc sanh tiền ngài có 12 đệ tử chơn truyền. Khi chôn cất Ngài ngôi mộ không đắp cao, không bia đá, đó là vào thời cai trị của Tổng Đốc Trương Minh Giảng hay Tổng Đốc Doãn Uẩn.


Vì sao vậy? Đó là một bí ẩn lịch sử.


image016

Đức Phật Thầy Tây An 1(5/10 âm lịch,1807 - 12/8 âm lịch,1856). Ngài giáng sanh và hành đạo trải qua bốn đời Vua Gia Long (lên ngôi năm 1802 - 1820), Vua Minh Mạng (1820-1841), Vua Thiệu Trị (1841-1847) và Vua Tự Đức (1847-1883).


Không biết một cách chắc chắn, lúc ngài viên tịch có bị áp lực bởi phép luật triều đình hay do các môn đồ vì muốn che dấu tông tích long huyệt Đức Thầy khỏi bị hủy hoại?


Chỉ biết một sự kiện lịch sử ngôi chùa "hoành tráng" dưới chân núi Sam gần 200 năm nay lấy tên là chùa Tây An hiện do các nhà sư tông phái Lâm Tế ở Huế được triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm xuống Châu Đốc quản trị. Ngôi chùa được xây dựng từ thời Tổng đốc Doãn Uẩn;


Tuy nhiên, hiện nay ở Chợ Mới Long Xuyên vẫn còn ngôi Tây An Cổ Tự là chốn tổ nơi Đức Thầy hành đạo Tứ Ân, và một ngôi chùa tổ nữa ờ Phước Điền, giáo lý Tứ Ân ăn sâu vào đời sống tâm linh người dân Nam Bộ, sau dân chúng gọi là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương được coi như một tông phái đạo Việt Phật.


image017

Bộ sách Nôm cổ duy nhất viết "Sấm truyền Đức Phật Thầy Tây An" do cụ Nguyễn Văn Hầu biên khảo.


Đón xem Phần 2:


Văn Hóa phỏng vấn ba vị Phi Bửu, Tâm Trí và Nhứt Kim về sự phát triển đạo BSKH ở Mỹ.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 15786)
SAN JOSE 14 July, 2015: "Khi cô Đỗ Minh Ngọc đặt câu hỏi tại sao cô không được phép đeo dây đeo cổ in cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ vào, liệu như vậy có vi phạm tự do ngay trên đất nước tự do này hay không?"
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 14566)
LGT: trước tháng 4, Khôi An, cô em họ mail và hỏi HLC làm sao liên lạc với Tướng Lê Minh Đảo để mời ông nói chuyện với sinh viên Đại Học Stanford ở San Jose. Hoàng Lan Chi phải đi đường vòng. Bắt đầu từ ông Hồ văn Kỳ Thoại rồi đến ô Lê Văn Trang..