Đôi dòng nhắc lại người đọc bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Cùng Khổ” ở Vương cung Thánh đường Saigon ngày 23 tháng 4 năm 1977

21 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 15302)

Lý Kiến Trúc

(Gởi đến những nhân vật trong ký s vớí lòng ngưỡng mộ)

“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (LKT)

image025

Tang gia đứng trước di ảnh Ls Trần Danh San lễ tạ các thân hữu đến viếng tang lễ Luật sư San vừa qua đời hôm 11/11/2013 tại Quận Cam California. Ảnh Vũ Công Lý.

 

Chủ Nhật 15 tháng Tư, 2011, tại một nhà hàng ở Tp Westminster, Orange County, California, cựu Luật sư Trần Danh San và cựu Luật sư Triệu Bá Thiệp đã tổ chức buổi tiệc nhỏ trong vòng thân hữu. Thư mời ghi: “để cùng nhau nhớ lại các kỷ niệm đấu tranh”.

 

Luật sư Trần Danh San quá khiêm nhường; ông nói: “chỉ để nhớ lại các kỷ niệm”. Một kỷ niệm đấu tranh bằng xương, máu và hàng chục năm tù không chỉ để nhớ lại, mà phải nhắc lại, viết lại thật kỹ cho thế hệ mai sau biết rằng, chỉ mới sau hai năm “cái gọi là ngày “giải phóng miền Nam”, cái “khốn cùng”, cái “hấp hối”, cái “nhân quyền” của hàng triệu người Việt Nam yêu nước vừa mới được “giải phóng” nó như thế nào.

 

Dường như người ta muốn quên đi chữ ký của 7 người ký trong bản “Tuyên Ngôn của Những Người Việt Nam Khốn Cùng”, nhưng dù muốn hay không muốn, bản tuyên ngôn đã đi vào lịch sử.

Trong niềm xúc động rưng rưng ở buổi tiệc, (tay vẫn không quên ly rượu đỏ), Ls Trần Danh San đọc lại, đọc thuộc lòng, bản “Tuyên Ngôn” viết từ ba mươi bốn năm trước. Chính San, người đã cầm chặt cái loa phóng thanh dõng dạc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Nhân quyền trong giây phút “ra mắt” lẫy lừng ngay trước cửa nhà thờ Đức Bà Sàigon vào chiều ngày 23 tháng Tư năm 1977. San và các chiến hữu của ông chỉ làm chủ hiện trường được khoảng mươi phút. Mạng lưới tình báo công an dầy đặc nhanh chóng quật ngã toàn bộ các chiến sĩ nhân quyền, dí súng vào màng tang, trói ngược khủy tay, lôi lên xe cây bít bùng.

 

Số phận của bẩy nhân sĩ ký tên vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền bị bắt tại trận ra sao? Án tù cho Ls Trần Danh San: 10 năm khổ sai và biệt giam, Ls Triệu Bá Thiệp 4 năm biệt giam. Các án tù dành cho các chiến hữu khác không kém phần nặng nề.

 

Nhắc về các chiến hữu, Ls San nói: “Họ là những người vượt qua cái sợ, cái đói, cái bạo lực của chính quyền chuyên chính vô sản. Họ can đảm dám nói lên, viết lên, quyền sống của con người, họ là nhữngngười khởi xướng đầu tiên cho phong trào đấu tranh cho nhân quyền, đấu tranh cho quyền sống cho ra sống của người dân Việt Nam trong một hoàn cảnh đen tối, cực kỳ bi đát và sự rình rập của công an sau hai năm “giải phóng, đặc biệt trong buổi tiệc hôm nay ở Quận Cam, chúng tôi không quên ghi nhớ hai chiến sĩ tuẫn tiết trong tù vì không chịu nhục, đó là Kiến trúc sư Nguyễn Văn Điệp và Giáo sư Hà Quốc Trung”.

 

image027

Cc Luật sư chiến hữu của Ls Trần Danh San v thn hữu trước cửa nh qun Bolsa Memorial Park.

 

34 năm sau, họ gặp nhau ở bàn tiệc rượu Quận Cam miền nam Cali. Vui thì có vui, nhưng ray rứt. Rượu vào, lời ra , mắt rưng rưng. Một thân hữu nói: nếu không có buổi tiệc rượu này được nhắc lại bởi chính hai người trong cuộc là Ls Trần Danh San và Ls Triệu Bá Thiệp, thì có lẽ bản Tuyên ngôn Nhân quyền đã vùi chôn theo quá khứ! Một thân hữu an ủi: Thôi, quên quá khứ đi. Một thân hữu phản đối: Không thể nào quên, phải nhắc lại sự thật của quá khứ để cho thế hệ mai sau nhìn thấy sự thật!

 

Những cánh tay giơ cao ly vang đỏ mừng hai cựu tù nhân Nhân quyền và một số chứng nhân khác còn sống rải rác trên nước Mỹ, nước Pháp không về được. Rượu đỏ chiêu linh hai kẻ sĩ tuẫn tiết. Người viết bài ký sự này cũng nâng ly, vinh hạnh được nâng ly. Lòng ngẫm nghĩ biết lấy gì đền đáp! Biết lấy gì trả nợ cho sự dấn thân, sự quên thân liều mình trong cơn bĩ cực quê hương.

 

Bài viết dưới đây không hẳn là một tư liệu lịch sử, cũng không là thiên phóng sự. Dựa trên một sự kiện có thật, dựa theo các lời phát biểu, bài viết, lời kể, của các quý vị như Luật gia Nguyễn Hữu Thống, Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Nhà văn Vũ Ký, Luật sư Triệu Bá Thiệp, Kỹ sư Lê Hòa Phát, Luật sư Trần Danh San, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, Nhà báo Nguyễn Mạnh Cường, Họa sĩ Hồ Thành Đức, Luật sư Robert Huy, Doanh gia Lý Muối, Nhà báo Vũ Tài Lục, Nhà báo Vũ Ánh, v.v..…

 

Xin kể lại đơi dịng để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và xin dâng nén hương thơm đến hương hồn Luật sư Trần Danh San vừa qua đời hôm 11 tháng 11 năm 2013 tại Quận Cam./

 

* Đọc thêm bài ký sự trên http://www.nhatbaovanhoa.com mục Nhân Quyền & Dân Quyền.

10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2580)
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California (THSV) xin trân trọng thông báo về Hội Tết Sinh Viên lần thứ 41, năm 2023 sẽ được tổ chức tại OC Fair & Event Center (88 Fair Drive in Costa Mesa, CA). Hội Tết Sinh Viên sẽ được diễn ra từ ngày thứ 6 (ngày 27 tháng 1 năm 2023) đến chủ nhật (ngày 29 tháng 1 năm 2023).
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2662)
Buổi hẹn đầu của Tami và Dyrell ở San Francisco. Tami là con gái đầu lòng của một gia đình tỵ nạn Việt Nam truyền thống. Dyrell là con duy nhất của một gia đình hợp chủng với mẹ người Đại Hàn và cha người Mỹ gốc Phi Châu. Đúng ra là một bữa ăn tối bất ngờ đầy lãng mạn ở một nhà hàng Việt Nam.
21 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2308)
Qua nghệ thuật và văn chương, người Việt đang nói lên tiếng nói của mình cùng những tiếng nói của các sắc dân Á Châu khác. Cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn sự thù ghét và loan truyền lòng yêu thương, và tình cảm này không còn là một khẩu hiệu trống rỗng bởi tiếng nói của chúng ta càng lúc càng vang động hơn bao giờ hết.
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2183)
We are excited to announce that the California Department of Social Services just announced a second year of funding for Stop the Hate.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2146)
Trong lịch sử California chưa bao giờ tiểu bang đã bỏ ra hơn 165 triệu đô la để tài trợ cho 80 cơ quan, bao gồm bảy cơ quan trong Quận Cam. Vào tháng Tư 2022, với sự tài trợ có được, Bộ Dịch Vụ Xã Hội California (CDSS) Quyền Công Dân, Việc Dễ Dàng Được Trợ Giúp và Bình Đẳng Sắc Tộc (CARE) đã làm nên lịch sử, hoạch định để cung cấp những dịch vụ ngăn ngừa và can thiệp trực tiếp cho những cư dân Á Châu...
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2290)
Thành lập năm 2003 bởi Hiệp Hội Văn Chương & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam (VFF) hiện nay là một lễ hội phim ảnh Việt có tầm vóc quốc tế với đầy ý nghĩa. Năm nay với 32 cuốn phim, gồm 12 phim dài và 21 phim ngắn, VFF tiếp tục chú tâm vào những yếu tố nhân bản trong nội dung của xã hội nhằm đạt tới sự vượt qua chính bản thể mình.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 2674)
Là một cơ quan Á Châu, VAAMA đặt ưu tiên ngay từ khi mới hình thành trong việc góp phần vào những khởi xướng đầy ý nghĩa cho người Mỹ gốc châu Á và vùng đảo Thái Bình Dương. Những nền văn hóa này là một phần của đời sống người Mỹ. Chúng tôi lên án những hành vi kỳ thị chủng tộc và bạo động, đồng thời tiếp tục có những hành động cụ thể nhằm giúp ngăn chặn sự bất công dựa trên sắc tộc.
27 Tháng Mười 2022(Xem: 2558)
20 Tháng Mười 2022(Xem: 2774)