Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật

01 Tháng Năm 20187:54 CH(Xem: 10770)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 02 MAY 2018


Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật


VOA 01/05/2018


image049

Bức ảnh 'Hai đứa trẻ Mỹ Lai' mà ông Trần Văn Đức cho là chụp hai anh em ông. Ảnh: Ronald Haeberle.


50 năm sau vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu phóng viên chiến trường nói với VOA rằng đứa bé trai trong bức ảnh ở làng Sơn Mỹ hồi ấy vẫn còn sống, trong khi bảo tàng di tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi cho rằng đứa bé đó đã chết. Câu chuyện chưa dừng ở đó, người trong ảnh lên tiếng với VOA rằng chính quyền Việt Nam đã trưng nhiều chứng cứ giả tạo và thay đổi dữ liệu lịch sử trong vụ thảm sát năm 1968 gây chấn động quốc tế.


Trao đổi với VOA, ông Ronald Haeberle, cựu phóng viên chiến trường người Mỹ nói ông tin rằng “ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót” trong bức ảnh do ông chụp vào ngày 16/3/1968 với hai đứa trẻ nằm trên một đường mòn tại thôn Mỹ Lai, nay là thôn Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.


Ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót.


Nhiếp ảnh gia chiến trường Ronald Haeberle.


Từ Ohio, ông Ronald Haeberle, tác giả của bộ ảnh gồm 60 tấm về vụ thảm sát Sơn Mỹ - Mỹ Lai, cho biết ông đã đi cùng Đại đội Charlie của Quân đội Mỹ vào làng Mỹ Lai vào ngày xảy ra vụ thảm sát, và mãi cho đến năm 2011 khi ông liên lạc với ông Đức ở bên Đức thì mới biết rằng hai đứa trẻ năm xưa vẫn còn sống.


image050

Dấu tích thảm sát Mỹ Sơn


Ông Trần Văn Đức, một thợ cơ khí gốc Việt sống tại Lindsey, Đức, cho VOA biết ông chính là đứa bé trai trong tấm ảnh gây tranh cãi, và ông có nhiều bằng chứng để chứng minh đó là sự thật.


“Tôi đã bỏ thời gian trên 10 năm để khiếu nại nhưng rất ít cơ quan hữu quan lắng nghe câu chuyện của tôi. Khi lính Mỹ bắn chết gần hết người dân đang tập trung trên đường mòn thì lính Mỹ đi sâu vào hướng làng để tiếp tục thảm sát người dân khác. Trong thời khắc lính Mỹ đi thì má tôi có nói với tôi là ‘con hãy ôm Hà về nhà ngoại gấp đi, nếu không lính Mỹ sẽ trở lại’ và tôi thực hiện theo lời của má tôi.”


Vụ thảm sát đã giết chết 504 dân làng xảy ra khi ông Đức mới 8 tuổi, nhưng ông nói ông nhớ rõ từng chi tiết. Ông Đức kể rằng khi máy bay của Mỹ đến thì ông lấy thân mình che cho em gái.


Ông kể:


“Trong làng khói bay mù mịt và tôi nghĩ không có đủ thời gian để vào nhà ngoại. Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.”


Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.


Ông Trần Văn Đức


Ông Haeberle cho biết bức hình của ông được khu di tích Mỹ Sơn trưng bày, nhưng các chú thích của viện bảo tàng ‘hình như không phản ánh đúng sự thật’.


Để cải chính chi tiết này, ông Ron và Đức đã về Sơn Mỹ vài lần. Cá nhân ông Đức đã nhiều lần khiếu nại với Ban quản lý khu di tích Sơn Mỹ và cơ quan chức năng của Việt Nam.


“Cuối năm 1975 đầu năm 1976 khi nhà di tích Sơn Mỹ được thành lập thì bức hình của tôi để trống và vài năm sau thì chú thích là Trương Bốn, Trương Năm, con của ông Trương Nhị. Tôi có khiếu nại ban quản lý khu di tích nhưng người ta rất bất đồng.”


Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, phản bác những phát biểu của ông Đức về bức hình hai bé.


Ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.


Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc BQL Khu di tích Sơn Mỹ.


“Tôi là nạn nhân và nhân chứng trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Tôi sống sót dưới 5 thi thể của mẹ, chị và 3 đứa em tôi, khi đó tôi 11 tuổi. Tôi nói có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ở đây, tỉnh, trung ương, và địa phương cũng chấp nhận điều đó. Riêng ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.”


image051

Đền tưởng niệm thảm sát Sơn Mỹ có hình ảnh hai bé. Ảnh: Trần Văn Đức


Ông Đức nói Bảo tàng Sơn Mỹ không chịu đính chính chú thích bức ảnh theo sự trình bày của ông và “họ còn cố che giấu, bóp méo những sự thật khủng khiếp hơn.”


Trong khi đó, người từng quản lý khu di tích Sơn Mỹ phản bác:


“Một số hình ảnh tại bảo tàng là của ông Ron Haeberle và của nhiều cựu chiến binh khác đã tặng cho bảo tàng Sơn Mỹ. Khi các tác giả phản ảnh thì đều có chủ nhân được địa phương công nhận là thân nhân của họ. Các hình ảnh của Ron đã được trưng bày từ năm 1975 cho đến nay, chứ không phải mới trưng bày mà ông Đức đi khiếu nại. Việc của ông Ron và ông Đức thì chúng tôi đã thừa hiểu rồi, tôi không tiện nói nhiều.”


Ông Đức đưa ra một nhận định trên Facebook về phát biểu của ông Phạm Thành Công: “Vấn đề là ông giám đốc Bảo tàng trong thời điểm vụ thảm sát xảy ra, ông đi chăn bò ở một làng khác… Cho nên mọi phát ngôn của ông bất nhất và có vấn đề.” Ông Đức còn cho rằng ông Công từng thêu dệt thêm ‘chiến tích’ để được lên làm giám đốc bảo tàng.


Trong một email trả lời VOA, ông Ron Haeberle viết: “Khi tôi đến dự lễ kỷ niệm 45 năm thảm sát Mỹ Lai, tôi đã nghe hai thường dân khác nhau kể rằng một số người không tin Phạm Thành Công, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ Lai, là một trong những người sống sót. Họ cho rằng khi ấy ông Công đang có mặt ở một làng khác gần đó.”


Vào tháng 3 năm nay, nhân dự lễ tưởng 50 năm thảm sát Mỹ Lai, ông Trần Văn Đức và em gái, Trần Thị Hà, trả lời phỏng vấn báo chí bên tượng đài Chứng tích Sơn Mỹ.


Báo Tiền Phong đăng tin: “Hình ảnh người anh nằm che đạn cho người em trên tượng đài phía sau lưng chính là hình ảnh của hai anh em Đức - Hà được phóng viên chiến trường Mỹ Ronald Haeberle chụp ngay sau cuộc thảm sát.” Tuy nhiên, ông Phạm Thành Công không công nhận sự thật này, và cũng không đưa ra bằng chứng nào để phản bác lời đính chính của ông Đức.


Ông Đức nói: “Tôi lên tiếng, bà con nạn nhân sống sót ở Sơn Mỹ, rất thương tôi, họ biết gia đình trước và trong ngày thảm sát, họ lên tiếng bênh vực tôi và nói những sự thật về gia đình tôi, đều bị ông Phạm Thành Công nghiêm cấm và xúi giục chính quyền mời đến cơ quan Uỷ ban đe đọa.”


image052

Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle và ông Trần Văn Đức. Ảnh: Trương Duy Nhất. org


Ông Đức, người định cư sang Đức từ năm 1983, tiếp tục theo đuổi vụ tranh chấp với Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ về bức ảnh hai đứa trẻ Mỹ Lai. Ông nói:


Hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết


Trần Văn Đức


“Nếu không nhìn thẳng vào lịch sử thì chúng ta khó né tránh những hệ lụy của chiến tranh, thường gây nhiều xung đột hơn là hàn gắn. Cho nên tôi mong rằng chính quyền Việt Nam, Ban Quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, cũng như các cơ quan hữu quan hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết.”


image053

Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ.


Trả lời hãng tin AFP vào tháng 3/2018, ông Phạm Thành Công nói ông “không thể nhớ rõ những gì đã diễn ra.” Ông nói thêm rằng nhiều năm qua, ông đã “cống hiến cuộc đời mình để giữ lại ký ức về một trong những tội ác man rợ nhất trong chiến tranh.”


Từ năm 2011, ông Đức, người được cho là đứa trẻ trong ảnh và ông Ron Haeberle, người chụp ảnh, đã cùng về Sơn Mỹ với mong muốn cùng tìm kiếm câu trả lời cho những bức ảnh.


Ông Haeberle nói với tờ Time rằng ông và ông Đức đã trở thành những người bạn, ông đã sang Đức để gặp người trong ảnh và đặt chiếc máy ảnh Nikon, từng dùng để chụp tấm hình lịch sử ‘hai đứa trẻ Mỹ Lai’ lên trên bàn thờ mẹ ông Đức./
23 Tháng Tư 2015(Xem: 17074)
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21513)
(Theo Trung Tâm Quyền Lực) - Hiện nay có rất nhiều Sĩ Quan gốc Việt phục vụ và chiến đấu trong Lực Lượng Duyên Phòng {Coast Guard} và Hải Quân Hoa Kỳ {U.S Navy}. Sĩ Quan cao cấp HQ Ngươi Việt đã có trên 10 Đại Tá, 40 Trung tá và 80 Thiếu Tá, chưa tính cấp Uý! Họ phục vụ Thường trực {Active} và trừ bị {Reverse}. Khoàng 35% là Sĩ Quan HQ Chỉ Huy – Tác Chiến {Line Officer} và 65% là Sĩ Quan HQ Tham Mưu {Staff Officer}.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 17687)
Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc là một phương pháp luyên tập khí công dưỡng sinh Y Võ Học, kết hợp hài hòa giữa tĩnh luyện và động luyện “bấm-vòng-vươn-buông”.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 17810)
Đặc biệt, trong hàng xe hoa và đoàn thể, có một đơn vị kéo nguyên chiếc trực thăng loại UH 1B cứu thương dường như bị bắn gẫy cánh quạt sau đuôi trong chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh công phu khá độc đáo này gợi lên chút ít không khí Chiến tranh, nhưng bên cạnh đó, một nhà sư mang bình bát thư thả đi qua tựa như biểu tượng của Hòa bình. Ảnh VH./
13 Tháng Hai 2015(Xem: 16645)
Sau thời gian gần 4 tháng ở Hoa Kỳ, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hôm Thứ Ba, chính thức thông báo tin mà nhiều người trông đợi, đó là việc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do sẽ “hoạt động trở lại.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 26824)
Vào lúc 6 giờ 30 tối thứ Ba, ngày 10 tháng Hai, 2014, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã họp phiên thường lệ để giải quyết một số vấn đề xảy ra trong thành phố, trong đó có việc Hội Đồng Thành Phố (HĐTP) ký hay không ký tên trong bản lên tiếng phản đối thành phố Riverside (Nam California) kết nghĩa với thành phố Cần Thơ, và vì vấn đề này, Thị Trưởng Bảo Nguyễn đã bị đồng hương phản đối kịch liệt, hô đả đảo và bỏ phòng họp ra về.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 16768)
Tết đến, mỗi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 17319)
Xin giới thiệu đến quý vị phim "Last Days in Vietnam" và chia sẻ nhữnng "Thông Điệp" của cuốn phim theo nhận định cá nhân tôi. Với những thông điệp giá trị này, tôi đã nhận lời hợp tác với cơ quan PBS trong ban dịch thuật để phim có thể đến với đồng bào chúng ta khắp thế giới bằng phụ đề Việt ngữ.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 18128)
Trước ngày 7/1 tôi không biết gì về tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở nước Pháp, vì tôi sống ở Mỹ. Chắc nhiều bạn đọc cũng không biết tờ báo này cho đến khi khủng bố dùng súng tấn công vào tòa soạn, giết chết 12 người, trong đó có tổng biên tập Stephane Charbonnier cùng nhiều họa sĩ nòng cốt của tờ báo.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17826)
Mười lăm năm trước Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ, sau đúng 20 năm đoạn giao kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào tháng 4/1975 với sự thất bại của Hoa Kỳ. Đối với người Mỹ, sự kiện đó đánh dấu một trang sử mới cho việc trở lại Việt Nam bằng quan hệ nhiều mặt, nổi bật nhất là thương mại.