Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật

01 Tháng Năm 20187:54 CH(Xem: 10728)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG - THỨ TƯ 02 MAY 2018


Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật


VOA 01/05/2018


image049

Bức ảnh 'Hai đứa trẻ Mỹ Lai' mà ông Trần Văn Đức cho là chụp hai anh em ông. Ảnh: Ronald Haeberle.


50 năm sau vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu phóng viên chiến trường nói với VOA rằng đứa bé trai trong bức ảnh ở làng Sơn Mỹ hồi ấy vẫn còn sống, trong khi bảo tàng di tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi cho rằng đứa bé đó đã chết. Câu chuyện chưa dừng ở đó, người trong ảnh lên tiếng với VOA rằng chính quyền Việt Nam đã trưng nhiều chứng cứ giả tạo và thay đổi dữ liệu lịch sử trong vụ thảm sát năm 1968 gây chấn động quốc tế.


Trao đổi với VOA, ông Ronald Haeberle, cựu phóng viên chiến trường người Mỹ nói ông tin rằng “ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót” trong bức ảnh do ông chụp vào ngày 16/3/1968 với hai đứa trẻ nằm trên một đường mòn tại thôn Mỹ Lai, nay là thôn Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.


Ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót.


Nhiếp ảnh gia chiến trường Ronald Haeberle.


Từ Ohio, ông Ronald Haeberle, tác giả của bộ ảnh gồm 60 tấm về vụ thảm sát Sơn Mỹ - Mỹ Lai, cho biết ông đã đi cùng Đại đội Charlie của Quân đội Mỹ vào làng Mỹ Lai vào ngày xảy ra vụ thảm sát, và mãi cho đến năm 2011 khi ông liên lạc với ông Đức ở bên Đức thì mới biết rằng hai đứa trẻ năm xưa vẫn còn sống.


image050

Dấu tích thảm sát Mỹ Sơn


Ông Trần Văn Đức, một thợ cơ khí gốc Việt sống tại Lindsey, Đức, cho VOA biết ông chính là đứa bé trai trong tấm ảnh gây tranh cãi, và ông có nhiều bằng chứng để chứng minh đó là sự thật.


“Tôi đã bỏ thời gian trên 10 năm để khiếu nại nhưng rất ít cơ quan hữu quan lắng nghe câu chuyện của tôi. Khi lính Mỹ bắn chết gần hết người dân đang tập trung trên đường mòn thì lính Mỹ đi sâu vào hướng làng để tiếp tục thảm sát người dân khác. Trong thời khắc lính Mỹ đi thì má tôi có nói với tôi là ‘con hãy ôm Hà về nhà ngoại gấp đi, nếu không lính Mỹ sẽ trở lại’ và tôi thực hiện theo lời của má tôi.”


Vụ thảm sát đã giết chết 504 dân làng xảy ra khi ông Đức mới 8 tuổi, nhưng ông nói ông nhớ rõ từng chi tiết. Ông Đức kể rằng khi máy bay của Mỹ đến thì ông lấy thân mình che cho em gái.


Ông kể:


“Trong làng khói bay mù mịt và tôi nghĩ không có đủ thời gian để vào nhà ngoại. Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.”


Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.


Ông Trần Văn Đức


Ông Haeberle cho biết bức hình của ông được khu di tích Mỹ Sơn trưng bày, nhưng các chú thích của viện bảo tàng ‘hình như không phản ánh đúng sự thật’.


Để cải chính chi tiết này, ông Ron và Đức đã về Sơn Mỹ vài lần. Cá nhân ông Đức đã nhiều lần khiếu nại với Ban quản lý khu di tích Sơn Mỹ và cơ quan chức năng của Việt Nam.


“Cuối năm 1975 đầu năm 1976 khi nhà di tích Sơn Mỹ được thành lập thì bức hình của tôi để trống và vài năm sau thì chú thích là Trương Bốn, Trương Năm, con của ông Trương Nhị. Tôi có khiếu nại ban quản lý khu di tích nhưng người ta rất bất đồng.”


Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, phản bác những phát biểu của ông Đức về bức hình hai bé.


Ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.


Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc BQL Khu di tích Sơn Mỹ.


“Tôi là nạn nhân và nhân chứng trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Tôi sống sót dưới 5 thi thể của mẹ, chị và 3 đứa em tôi, khi đó tôi 11 tuổi. Tôi nói có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ở đây, tỉnh, trung ương, và địa phương cũng chấp nhận điều đó. Riêng ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.”


image051

Đền tưởng niệm thảm sát Sơn Mỹ có hình ảnh hai bé. Ảnh: Trần Văn Đức


Ông Đức nói Bảo tàng Sơn Mỹ không chịu đính chính chú thích bức ảnh theo sự trình bày của ông và “họ còn cố che giấu, bóp méo những sự thật khủng khiếp hơn.”


Trong khi đó, người từng quản lý khu di tích Sơn Mỹ phản bác:


“Một số hình ảnh tại bảo tàng là của ông Ron Haeberle và của nhiều cựu chiến binh khác đã tặng cho bảo tàng Sơn Mỹ. Khi các tác giả phản ảnh thì đều có chủ nhân được địa phương công nhận là thân nhân của họ. Các hình ảnh của Ron đã được trưng bày từ năm 1975 cho đến nay, chứ không phải mới trưng bày mà ông Đức đi khiếu nại. Việc của ông Ron và ông Đức thì chúng tôi đã thừa hiểu rồi, tôi không tiện nói nhiều.”


Ông Đức đưa ra một nhận định trên Facebook về phát biểu của ông Phạm Thành Công: “Vấn đề là ông giám đốc Bảo tàng trong thời điểm vụ thảm sát xảy ra, ông đi chăn bò ở một làng khác… Cho nên mọi phát ngôn của ông bất nhất và có vấn đề.” Ông Đức còn cho rằng ông Công từng thêu dệt thêm ‘chiến tích’ để được lên làm giám đốc bảo tàng.


Trong một email trả lời VOA, ông Ron Haeberle viết: “Khi tôi đến dự lễ kỷ niệm 45 năm thảm sát Mỹ Lai, tôi đã nghe hai thường dân khác nhau kể rằng một số người không tin Phạm Thành Công, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ Lai, là một trong những người sống sót. Họ cho rằng khi ấy ông Công đang có mặt ở một làng khác gần đó.”


Vào tháng 3 năm nay, nhân dự lễ tưởng 50 năm thảm sát Mỹ Lai, ông Trần Văn Đức và em gái, Trần Thị Hà, trả lời phỏng vấn báo chí bên tượng đài Chứng tích Sơn Mỹ.


Báo Tiền Phong đăng tin: “Hình ảnh người anh nằm che đạn cho người em trên tượng đài phía sau lưng chính là hình ảnh của hai anh em Đức - Hà được phóng viên chiến trường Mỹ Ronald Haeberle chụp ngay sau cuộc thảm sát.” Tuy nhiên, ông Phạm Thành Công không công nhận sự thật này, và cũng không đưa ra bằng chứng nào để phản bác lời đính chính của ông Đức.


Ông Đức nói: “Tôi lên tiếng, bà con nạn nhân sống sót ở Sơn Mỹ, rất thương tôi, họ biết gia đình trước và trong ngày thảm sát, họ lên tiếng bênh vực tôi và nói những sự thật về gia đình tôi, đều bị ông Phạm Thành Công nghiêm cấm và xúi giục chính quyền mời đến cơ quan Uỷ ban đe đọa.”


image052

Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle và ông Trần Văn Đức. Ảnh: Trương Duy Nhất. org


Ông Đức, người định cư sang Đức từ năm 1983, tiếp tục theo đuổi vụ tranh chấp với Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ về bức ảnh hai đứa trẻ Mỹ Lai. Ông nói:


Hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết


Trần Văn Đức


“Nếu không nhìn thẳng vào lịch sử thì chúng ta khó né tránh những hệ lụy của chiến tranh, thường gây nhiều xung đột hơn là hàn gắn. Cho nên tôi mong rằng chính quyền Việt Nam, Ban Quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, cũng như các cơ quan hữu quan hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết.”


image053

Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ.


Trả lời hãng tin AFP vào tháng 3/2018, ông Phạm Thành Công nói ông “không thể nhớ rõ những gì đã diễn ra.” Ông nói thêm rằng nhiều năm qua, ông đã “cống hiến cuộc đời mình để giữ lại ký ức về một trong những tội ác man rợ nhất trong chiến tranh.”


Từ năm 2011, ông Đức, người được cho là đứa trẻ trong ảnh và ông Ron Haeberle, người chụp ảnh, đã cùng về Sơn Mỹ với mong muốn cùng tìm kiếm câu trả lời cho những bức ảnh.


Ông Haeberle nói với tờ Time rằng ông và ông Đức đã trở thành những người bạn, ông đã sang Đức để gặp người trong ảnh và đặt chiếc máy ảnh Nikon, từng dùng để chụp tấm hình lịch sử ‘hai đứa trẻ Mỹ Lai’ lên trên bàn thờ mẹ ông Đức./
13 Tháng Hai 2014(Xem: 16544)
Cuộc biểu tình phản đối tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ở Place des Nations bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc diễn ra ra đúng thời điểm phái đoàn đại diện chính phủ Việt Nam thực hiện Kiểm định Định kỳ Phổ quát (UPR) hôm 05/02.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 17737)
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam nhận định về UPR của LHQ Thursday, February 06, 2014 6:20:34 PM
06 Tháng Hai 2014(Xem: 15679)
Giới trẻ rước Đại Kỳ Việt Nam từ cổng Khuê Văn vào lễ đài cử hành nghi thức chào Quốc Ca Quốc Kỳ Việt – Mỹ.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17740)
Hội Ái hữu Nữ sinh Lê Văn Duyệt họp mặt Tất Niên và mừng sinh nhật Giáo Sư Vũ Ngọc Mai và Giáo Sư Ngô Vân tại nhà hàng Zen Vegetarian
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 21078)
WESTMINSTER, California (NV) - Trên 300 đồng hương và cựu quân cán chính VNCH vào sáng hôm Chủ Nhật, 19 Tháng Giêng, đ tập trung tại Tượng Đi Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster, để cùng các cựu chiến sĩ Hải Quân VNCH Nam California làm lễ tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 16380)
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Tuệ nói: “Tôi tin rằng người Việt chúng ta cần có tiếng nói ở diễn đàn quốc tế. Và Quốc Hội Hoa Kỳ chính là chỗ để người Việt chúng ta có thể thực hiện điều này. Đĩ l lý do m tơi quyết định ra ứng cử lần này.”
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 15870)
WESTMINSTER, California (NV) - Lễ tưởng niệm anh hùng Trần Văn Bá và các liệt sĩ do Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền Việt Nam (PTYTTDTGNQVN) tổ chức, diễn ra rất trang nghiêm, lúc 11 giờ sáng Thứ Sáu, tại nhà hàng Zen, Westminster.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15123)
Westminster (Bình Sa)- - Hội Tết Cộng Đồng Xuân Giáp Ngọ 2014 sẽ được tổ chức tại Garden Grove Park vào các ngày Mồng Một, Mồng Hai và Mồng Ba tháng Giêng năm Giáp Ngọ (nhằm vào các ngày Thứ Sáu 31 tháng 1, Thứ Bảy ngày 1 tháng 2 và Chủ Nhật ngày 2 tháng 2 năm 2014.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 16125)
SANTA ANA. Sau 3 tháng chuẩn bị, Tổ Đình Minh Đăng Quang tại địa chỉ 3010 W. Harvard St, Santa Ana do Hòa Thượng Thích Minh tuyên làm Viện Chủ đã đón tượng Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới về Tổ Đình vào ngày 01.01.2014 và chiều Thứ Bảy, ngày 4 tháng 1 năm 2014 đã chính thức cử hành lễ Khai Mạc.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 15060)
Kết thúc chuyến đi du thuyết tại các trường Đại học New South Wales, Flinders và Melbourne cuả nước Úc về Hồ sơ tư liệu chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa, ngày 27 tháng 12/ 2013 vừa qua, các thân hữu của TS Nguyễn Nhã do GSTS Trần Nam Bình đứng ra đã tổ chức Dạ Tiệc gây Quĩ Văn Hóa Giáo Dục tại Nhà hàng Liberty Palace, Sydney với gần 100 người trong đó có nhiều giáo sư tiến sĩ, luật sư, bác sĩ, có cả một số người như nhà thơ, luật sư Thăng từ Melbourne cũng đến tham dự.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 14597)
WESTMINSTER (NV) - Hàng ngàn người đứng chật kín từ trong ra ngoài cửa và bãi đậu xe không còn một chỗ trống cho dù có đến sớm cả giờ đồng hồ là quang cảnh của cả ba địa điểm diễn ra lễ an táng cố Nhạc Sĩ Việt Dzũng: nhà quàn Peek Family Funeral Home, nhà thờ Thánh Linh, và nghĩa trang Chúa Chiên Lành hôm Thứ Hai, 30 Tháng Mười Hai. “Đám tang lớn nhất từ trước đến nay”, “tự hào về Việt Dzũng, tự hào về tình cộng đồng”... những lời này liên tục được thốt lên đâu đó từ đám đông.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16324)
“Mặc dù chiếc ghế độc tôn lãnh đạo của đảng CSVN đang bị lung lay tận gốc rễ, nhưng con đường đấu tranh dân chủ Bác sĩ Nha Khoa Chu Văn Cương hóa đất nước và cứu nguy tổ quốc hỏi nạn Hán hóa còn nhiều chông gai. Trong những năm tháng trước mặt, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam nguyện sẽ tận lực sát cánh với các đoàn thể chính trị trong và ngoài nước, để cùng với toàn dân mau chóng loại bỏ chế độ phản dân hại nước đang ngự trị trên quê hương”. Đó là phát biểu của Bác sĩ Nha
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16397)
AUSTRALIA - Ngày 12/12/2013 vừa qua Nguyễn Khoa Nam là một em Việt Nam được sinh ra và lớn lên tại Melbourne, Úc Châu, đã tốt nghiệp Đại Học Võ Bị Liên Quân Hoàng Gia Úc tại Canberra và Học Viện Hàng Hải Hoàng Gia Úc HMAS Creswell với cấp bực Trung úy.
17 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16625)
Trong mấy tuần nay, sự diễn biến xẩy ra trong Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất đã làm cho dư-luận xôn-xao và tâm-can chư tôn-đức Tăng Ni và Phật-tử không kém phần chua xót và tủi nhục.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 21993)
Trích trong tuyển tập hồi ký Giao Chỉ. Cuộc đời chiến binh VNCH ai cũng có một ngày 30 tháng tư. Riêng kỳ niệm của tôi lại bắt đầu vào tháng ba, tại Cam Ranh
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 17424)
Paris – 8/12/2013. Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 65 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2013 đã được long trọng tổ chức tại thành phố Paris vào chiều ngày chủ nhật, 8 tháng 12 năm 2013 do sự phối hợp giữa Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam với Hội Pháp Việt Tương Trợ và một số đoàn thể của người Việt tỵ nạn nhiều nơi trên thế giới.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16984)
Fountain Valley (Bình Sa)- Trong phiên họp Hội Đồng Thành Phố vào lúc 6 giờ chiều Thứ Ba ngày 3 tháng 11 năm 2013, Phó Thị Trưởng Michael Võ (Võ Đức Minh) đã tuyên thệ nhậm chức Thị Trưởng Thành Phố với sự tham dự của Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Lou Correa; Dân Biểu Tiểu Bang Travis Allen; Dân Biểu Alan Mansoor; Bà Michelle Steal, Board of Equalization;
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 21185)
Westminster (Bình Sa)- - Lúc 3 giờ chiều Thứ Sáu 29 tháng 11 năm 2013 tại Phòng số 3 Peek Funeral Home, Hội Võ Bị Nam California, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15349)
Westminster (Bình Sa)- - Trong phiên họp thường lệ của Hội Đồng Thành Phố Garden Grove vào tối Thứ Ba ngày 26 tháng 11 năm 2013 đã biểu quyết chấp thuận cho phép Cộng Đồng Việt Nam Nam California được tổ chức Hội Chợ Tết Giáp Ngọ 2014 tại Công Viên Garden Grove Park. (địa điểm mà Tổng Hội Sinh Viên đã tổ chức nhiều năm trước đây).