Little Saigon: Tình ca Vàng nở rộ "Đêm nhạc Thanh Trang"

31 Tháng Bảy 20186:43 CH(Xem: 10280)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI - THỨ TƯ 01 AUG 2018


Little Saigon: Tình ca Vàng nở rộ "Đêm nhạc Thanh Trang"


VĂN HÓA / VIỆN VIỆT HỌC -  


Chiều thứ Bẩy 28/7/2018, Little Saigon, nam California chập chững vào Thu. Gió se lạnh chiều tối.  Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học một lần nữa thu hút khách yêu mến văn nghệ đến dự "Đêm nhạc Thanh Trang" chật kín hội trường.


Viện Việt Học hiện do cô Kim Ngân là giám đốc điều hành.


image025

Kim Ngân. Ảnh VH


Buổi văn nghệ quy tụ gần 20 "ca sĩ" chuyên ghiệp và nghiệp dư, cùng với tiếng đàn Guitar của Tây ban cầm thủ Phương Thảo, Hoàng Nguyên, Keyboard Phạm Quốc Đông, âm thanh Nguyễn Thái.


Hai nghệ sĩ khả ái Hồng Tước và Lâm Dung điều hợp chương trình kéo dài từ 7 giờ 30 cho đến  11 giờ.


Ca nhạc sĩ Hồng Tước cho biết chương trình mang chủ đề: "Đêm nhạc Thanh Trang", với sự xuất hiện của Nhạc sĩ ThanhTrang.  Tất cả 20 tiết mục trong chương trình đều do Nhạc sĩ Thanh Trang sáng tác.


 image026

Nghệ sĩ Hồng Tước. Ảnh VH


Thanh Trang là lớp nhạc sĩ sáng tác kỳ cựu của nền tân nhạc miền nam VIệt Nam trước năm 1975. Ông cùng thời với các nhạc sĩ Lam Phương, Tuấn Khanh, Đan Thọ, Trầm Tử Thiêng, v.v...


Nhạc sĩ Thanh Trang đã đóng góp vào kho tàng âm nhạc miền Nam trước năm 1975 tuy không đồ sộ, nhưng để lại những ca khúc trữ tình, giai điệu đẹp mượt mà đi vào lòng người.


image027

Nhạc sĩ Thanh Trang. Ảnh VH


Người Việt hải ngoại gần nửa thế kỷ qua hầu như mỗi người đều nuôi và thuộc những bản tình ca bất hủ trước đây. Đối với họ, không những tình ca là một kỷ niệm, một dấu tích tâm tình, một thời của tình yêu, một thời của cuộc sống êm đềm và cả ... chiến tranh, ly hương; nhưng quan trọng hơn hết, các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 đã sáng tác ca khúc với tất cả tâm hồn của người nghệ sĩ. (Một trong số rất ít nhạc sĩ sáng tác trường ca là Phạm Duy).


Sau này, tình ca miền Nam bị gọi là "nhạc vàng". Nhưng trải qua hàng mấy chục năm "di truyền" trong tâm trí và con tim quần chúng, nhạc vàng đúng là vàng thật, vàng ròng.  


Nhạc Vàng, không thể chối bỏ hay phủ nhận, chính là "Tình ca Vàng" của người nghệ sĩ và quần chúng./ (vh)


image028

MC Thụy Vy. Ảnh VH


Nhạc sĩ Thanh Trang được cô Kim Ngân. Giam đốc Viện Việt Học mời lên nói chuyện với khán giả. Với lời lẽ tự nhiên không cầu kỳ văn hoa, đôi khi dí dỏm, Thanh Trang nói về thân phận của người nghệ sĩ lưu vong hải ngoại, riêng đối với cá nhân ông, mỗi lần nghe ca khúc Back to Soriento ông ca ngợi Nhạc sĩ Phạm Duy chuyển lời Việt quả là bay bướm tuyệt diệu, nhưng nay, thỉnh thoảng bước ra bờ cát biển nam Cali ngóng về biển cát bên kia, ông chuyển ca khúc bất hủ này qua ca từ khác, diễn tả thân phận và tâm tình người con nước Việt bỏ xứ ra đi, nhung nhớ quê hương biết bao giờ trở lại.


Với giọng nói truyền cảm tiếng Việt của người miền Nam, MC Thụy Vy dẫn chương trình "Đêm nhạc Thanh Trang" nội dung các ca khúc như sau:


1/ Ca khúc Yêu là yêu  ( 2012), là để triển khai đề tài tình yêu của con người trong cuộc sống.


2/ Chiều muộn ( 2012 ). Con người ta thường trong ngày phải đến lúc nào mới dế nghĩ đến chuyện gần xa nhất ? Thường là vào buổi xế chiều sa khi mọi công việc trong ngày đã tạm xong. Trừ phi người ta có chuyện để lo thì lại khác; mà "chuyện để phải lo ngay ngáy" thì lại càng khác nữa !  Bởi chừng đó thì ngày lo không đủ, tối ngủ cứ phải mở mắt thao láo để mà lo tiếp.  Đại để như ai khai thuế nhập nhằng sao đấy, sở thuế nó gửi giấy mời đến điều trần thì ắt phải biết thế nào là lo kiểu như vậy. "Chiều muộn" ở đây là khi về chiều, kiểu lúc đang phiền muộn theo dòng xe xa lộ tìm cách luồn lách sao cho về được đến nhà, thì để giải khuây người ta bèn nghĩ gần nghĩ xa đến đủ thứ chuyện. Mà chuyện của những ngày hôm sau là chẳng mấy ai biết chắc, cho nên dễ nhất -mà cũng là tự nhiên nữa - những chuyện xa xưa cũ kỹ cứ thế mà chúng mon men trở về trong tâm thức. 


Đối với riêng tác giả, thì bài hát ngày khiến nhớ đến rõ nét nhất những mất mát sau năm 75 , khi miền Nam lọt vào tay Cộng Sản. Vấn đề là cái mất mát riêng chẳng có thấp tháp gì so với cái mát mát chung của cả nửa phần đất nước, của hàng bao nhiêu triệu con người khác. Hai câu tiêu biểu trong bài hát :"Nhớ trong mùa con nước cạn, thuyền đời lên bãi hoang"  Cuộc sống của bao nhiêu người dân miền nam trước đấy như thuyền đò trên sông, lúc bấy giờ bị kéo hết lên cạn". Câu tiếp :"Nhớ trong mùa cơn lũ tràn, từng mảnh đời ly tan" .  Cơn lũ Cộng Sản đó với hậu quả của nó ra sao thì thiết tưởng không cần giải thích thêm, cho những ai quan tâm. Cần nhấn mạnh ở hai chữ "quan tâm", bởi ở đâu đó đã có người nêu sự thể rằng bên ngoài các tội ác do con người ta gây ra còn có tội ác đáng kể hơn nữa là sự dửng dưng với tội ác.


3/ Màu hoa kỷ niệm ( 2018 ).  Đặc biệt bài này do Kiều Loan, một nữ sinh viên cũ của tác giả ở trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Dalat.  Giống hoa thiên hạ với nhắc tới khi nói về Dalat là hoa Anh Đào.  Sau năm 75, đám Việt Kiều hồi hương còn đem về đấy trồng nhiều loại hoa khác. Tác giả không một lần trở lại Dalat, nơi từng giảng dạy môn Kinh Tế ở Võ Bị Quốc Gia lẫn Đại Học CTKD thuộc Viện Đại Học Dalat, cho dù sau năm 75 vẫn còn kẹt lại ở Việt Nam cho đến đúng giữa năm 1990. Và xa rời khỏi nước thì lại càng không muốn trở về đấy để tránh khỏi phải thấy những điều lạ mắt, không vừa mắt của chuyện cuộc thế bể dâu,dễ làm mất đi kỷ niệm  của những hình ảnh gắn bó thực sự với lòng mình của một thời đã qua.  Tất nhiên là đối với thế hệ ra đời sau năm 1975 ở trong nước cũng như hải ngoại thì vấn đề lại hoàn toàn khác, tuy sự thể hiển nhiên vẫn là chuyện anh sinh viên trẻ, tốt nghiệp 4 năm đại học ở Yale bên Mỹ, rồi sau khi tốt nghiệp bằng Master về "Public Policy" bên Singapore thì về Việt nam gia nhập đoàn biểu tình chống việc nhà nước CS tìm cách bán đứng 3 khu vực đất nước cho Trung Quốc !


4/ Bài Tango cho mùa Thu ( 2014 ). Vấn đề khá giản dị. Xưa kia tác giả ở Saigon hay thậm chí tuốt trên vùng Cao Nguyên thì có nói đến mùa Thu chăng là chẳng qua chỉ trong tưởng tượng, phát sinh từ thơ văn hay những bài hát của mấy ông Tiền Chiến từng thấy Thu thứ thật trên đất Bắc.  Ngay cả ở miền Trung, trên đất Huế chẳng hạn, thì có Thu chăng nữa là kiểu mưa rơi triền miên khiến ông Lưu Trọng Lư phải than trong câu mở đầu một bài thơ là "Mưa chi mưa mãi..". Tưởng cũng cần mở ngoặc nói thêm rằng bài thơ "Tiếng Thu" của Lưu Trọng Lư nơi xứ Huế với cảnh "Con nai vàng ngơ ngác.." mà về sau dân làm thơ viết ca khúc khi nhắc đến Thu thì chí ít phải có con nai ngơ ngác nào đấy trong đó.  Tuy "Con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô.." kia chẳng có đâu xa hơn là hình con nai trên treo nơi tường nhà  theo như Hồi Ký của tác giả chứ chẳng đâu khác.


Vậy thì ở Saigon, Dalat không có mùa Thu thứ thiệt, tác giả Thanh Trang qua định cư lâu dài ở Nam Cali cũng không có mùa Thu thứ thiệt nốt. Chỉ còn biết nhớ những mùa Thu ở Tennessee kh mình đi du học và cuối thập niên 60, nhớ những mùa Thu thứ thiệt dọc theo một dải các Tiểu Bang miệt Đông -Bắc .  Cali quanh năm hầu như  không có mưa, rồi Thu đến thì cũng chỉ một số loại cây  loại mùa Thu biết rụng lá chứ còn ngoài trời thì "Thu" gì đi nữa vẫn là đều chi từ 70 đến 80 độ F, rồi hàng cây thì vẫn cứ nhơn nhởn xanh um ! 


Thiếu tình yêu, thiếu người yêu bằng xương bằng thịt biết nói biết cười, biết cãi, biết cầm tay, thì các nhà thơ văn hay viết ca khúc bèn tưởng tượng ra sao cho cứ như là thật.  Thiếu mùa Thu thứ thật như khi Thu đến ở những nơi khác, tác giả vì ẩn ức cho nên đang lúc có hứng để viết tiết điệu Tango  bèn có ngay "Bài Tango cho mùa Thu".  Chỉ có điều là tác giả tưởng tượng nhưng không hoang tưởng. Lời hát là theo kiểu có sao viết vậy : " Thiết tha cho lòng gửi về nơi chốn xa...Thu về đây khác Thu nơi quê nhà ..Thu nơi chốn xưa một thời nay đã qua..Quên hay nhớ theo tháng năm phai nhòa" !  "Chốn xa.." nói đây là những nơi chốn có Thu thứ thiệt mà tác giả từng đi qua. Còn "Thu về đây khác Thu nơi quê nhà.." thì ai từng ở miền Nam Việt Nam đều biết rõ nguồn cơn !


5/ Tình khúc mùa Đông ( 1968 ). Cuối 1968, rời quân trường Thủ Đức, tác giả được lệnh lên trình diện ở Trường Võ Bị Quốc Gia trên Dalat để đảm nhiệm công việc giảng dạy môn Kinh Tế cho Sinh Viên Sĩ Quan, sau 4 năm tốt nghiệp với văn bằng "Cử Nhân Khoa Học Ứng Dụng" ngoài kiến thức về binh nghiệp của mình . ( Lắm người vẫn cứ gọi nhầm danh hiệu của trường là Trường Võ Bị Dalat.  Dalat chỉ là địa điểm, còn tên trường là Võ Bị Quốc Gia ) . 


Cuối năm 68 là đang vào Đông trên miền Cao Nguyên.  Cô bạn gái cùng học ở Luật, quen biết nhau từ khá nhiều năm, dắt theo cô em gái lên thăm.  Khi người ta về thì tác giả viết bài hát "Tình khúc mùa Đông" với không ít ngậm ngùi cay đắng vì không biết rồi chuyện tình duyên đôi bên sẽ ra sao bởi một bên theo đạo Công Giáo còn một đàng là bên Lương, mà lại là con trai trưởng. Đã vậy, theo kế hoạch đào tạo của Trường thì tác giả bài hát biết chắc là chỉ trong vòng trên dưới một năm nữa là mình sẽ lên đường đi du học tại Hoa Kỳ trong thời gian tối thiểu trên hai năm.   Bài hát được tác giả gửi về cho Mai Hương là người đầu tiên hát trong một chương trình của Nhật Trường, Sau đó đến phiên Nhật Trường hát cũng như giao cho những ca sĩ khác hát trước khi xin phép tác giả được đứng ra xuất bản.  Bài hát được in ấn  xong, Nhật Trường lái xe đến tận nhà tác giả để biếu 100 bản loại đặc biệt thì tác giả cũng đành phải cất hết vào một thùng bìa giấy cứng vì chỉ mấy ngày sau là lên máy bay rời khỏi nước.


Sau năm 75, bài hát theo một số người di tản qua Pháp, qua Mỹ. Bài hát là hết sức phổ thông bên nhà trong thời gian 1970 đến 75. Anh Ngọc, Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Vũ, Mai Hương, Thanh Lan, v.v... đều có hát tương đối nhiều phen, thế nhưng chẳng hiểu sao sau năm 75 ở hải ngoại lại có ca sĩ cứ nhớ ra là bài "Tiếc Thu" thì có trời mà biết !  Rồi giữa năm 90, tác giả qua đến Cali thì Trọng Nghĩa hát đúng với tên tựa đề trong CD - Cassette "Dạ khúc sầu" thế nhưng  Ngọc Lan, Khánh Hà, Họa Mi, v.v.. vẫn hát với tựa đề "Tiếc Thu".  Đã vậy một số ca sĩ lại còn tùy tiện thay đổi lời hát, mà tai hại nhất, vô nghĩa lý nhất là câu "Hôn tóc em nghe hồn mình đắng cay" thì trở thành "Hôn tóc anh.."  "Tóc đó là vùng mây trôi ngập ngừng" trở thành "Tóc đó là vùng mây trôi ngại ngùng" !  Không còn ra làm sao nữa ! Nghe riết rồi tác giả có lúc bèn sực nghĩ :"Hay là mình đổi tựa đề cho nó thành ra "Tình khúc buồn"

6/ "Tiếng buồn đêm mưa" ( 1959 ). Đây mới là một trong ba bốn bàn đầu tay của tác giả. Câu hỏi mà phần lớn người ta khi phỏng vấn tác giả là "Ông vui lòng ch biết Ông sáng tác bà này ( bài kia ) trong hoàn cảnh nào" ?  Có những bài hát ngay sau khi có việc gì trong cuộc sống tác động đến dòng suy nghĩ của tác giả thì may ra mới trả lời cho chính xác lại câu hỏi như vừa rồi. Còn kỳ dư là chuyện rau Mơ rễ Má khá dài dòng.

Các nhà ẩm thực học thường có câu :"Ông / Bà là thành quả của những gì Ông / Bà ăn" !  Đấy là chuyện các món ăn vật chất tác động đến cơ thể, hình hài con người. Còn những món ăn tình thần nữa chi ? Nếu có những người viết ca khúc chịu ảnh hưởng của loại nhạc này nhạc kia rồi viết ca khúc theo một thể loại nào đấy thì khó có thể nói là nghe một đàng rồi viết ra một nẻ.


Thuở mười hai mười ba tuổi, tác giả đã quen với những"Phố buồn" của Phạm Duy, "Xóm đêm" của Phạm Đình Chương" thì  qua  giữa thập niên 50 lại có những bài mà tác giả rất thích như "Mưa đêm" của Huyền Linh mà chắc chắn là giới gọi là yêu thích ca nhạc có thể yêu thích bằng bài kiểu như "Kiếp nghèo" cùng thời kỳ của Lam Phương chẳng hạn.


Năm 1959, tác giả 17 tuổi, là năm bài "Tiếng buồn đêm mưa" được viết ra. Con đường Bà Huyện Thanh Quan, nhà bố mẹ tác giả, những đêm mưa trông rất trữ tình. Hai bên đường, phần lớn là biệt thự, với những hàng Me um tùm, che khuất cả ánh đèn đường. Thời ấy Saigon còn vắng vẻ.  Đêm mưa, đường vắng, ánh đèn lường lấp ló qua những tàn Me lay động theo gió, làm sáng những sợi mưa bay lất phất. Từng ấy thứ từ thời "Phố buồn", "Xóm đêm" đẫn thẳng đến bài "Tiếng buồn đêm mưa".


7/ " Thiên Lý bên đời vẫn ngát hương" ( 1978 ) .  Chuyện khá dài dòng.  Tóm gọn lại là : Một đêm sau khi tác giả vừa ra khỏi trại tập trung của Cộng Sản thì một anh bạn cụu sĩ quan Tài Chánh QLVNCH rủ lên khu rẫy của anh ta ở Long Thành để bàn chuyện vượt biên. Trong cái thôn ấp hoang vu đó có gia đình một cựu viên chức VNCH không còn được cư ngụ trong thành phố, phải đi tìm đất mới để mà sinh sống. Gia đình đó mở một quán cà-phê để tạm làm kế sinh nhai. Hai cô con gái xinh xắn, trạc mười sáu mười bảy đứng trông coi quán hàng. Hai cháu đó trước đấy ắt hẳn đang tuổi học sinh ở thành phố. 


Đêm trăng sáng, mái nhà vách ván lợp tôn của anh bạn có dàn Thiên Lý leo ngổn ngang lên mái nhà. Cùng thời điểm thì một anh bạn khác, cũng vừa ở trại tập trung ra, có đứa em gái mà gia đình tính cho vượt biên. Cô này đang học năm cuối cùng về piano ở Quốc Gia Âm Nhạc thì  bọn Cộng Sản tràn vào miền Nam. Anh ta nói với tác giả :"Ông trước đây du học bên Mỹ, nếu ông tìm đường đi thì cho em tôi đi theo để Ông dìu dắt nó trên xứ nguời".  Tác giả thấy thân phận của cả ba cô gái kia mà không thể không nghĩ đến ba đưa con gái nhỏ của mình ở nhà. Rồi nghĩ đến ngay chính thân phận mình; mọi việc dở dang chả khác gì cô em người bạn kia ! 


Bài hát "Thiên Lý bên đời vẫn ngát hương" tuy lấy cảm xúc từ ngân ấy việc gần xa nhưng thực sự là viết mà nghĩ đến những đứa con gái của mình, cho  ngày các cháu lớn lên mà rồi không biết chắc là Bố của mình còn đấy bên cạnh hay không ! 


May mắn thế nào mà cháu gái nhỏ nhất , ba tuổi trong năm 1978 vì  ra đời nhè đúng vào ngày 10 tháng Tư năm 75 khiến Bố cháu không dám đưa cả vợ con, một trai ba gái, lên tàu hải Quân ra đi vào đêm 29 tháng Tư, thì mãi đến năm 90. mười lăm tuổi, gần như "nửa chừng Xuân", mới cùng  Bố  Mẹ  qua được đến Hoa Kỳ.  Nhưng  rồi cháu nó vẫn kịp đi học chuyển tiếp, tốt nghiệp thủ Khoa ở UCLA về Geo-Physics, được M.I.T. cấp học bổng 5 năm và  tốt nghiệp Ph D. cũng Geo-Physics ở M.I.T năm 2006.  Nhắc đến con gái của người ta, em gái của người ta, rồi đến ngay chính một trong những người con của mình, sinh vào năm 1975 đen tối đó , cốt để dẫn đến cái ý sau đây :  Người ta nói là những bài hát của Thanh Trang không mang tính bi lụy cho dù có đề cập đến những đề tài mang tình phiền muộn trong cuộc sống đi nữa. Bởi thực tế là tác giả vốn thuộc loại người lạc quan. Các Cụ xưa cho rằng làm thơ này kia là dễ tạo nên cái "khẩu khí".  Khẩu khí của tác giả bài "Thiên Lý bên đời vẫn ngát hương" vốn lạc quan ở cụm chữ "vẫn ngát hương" cho dù trong những hoàn cảnh như đã kể,  bởi vậy mà  hình như rồi ra mọi việc đối với tác giả đều tạm  ổn thỏa !


Một trong những bài mới nhất do Diệu Hiền bên Saigon hát là bà "Buồn vui câu hát, trung có câu "lĐừng để buồn vui nằm trong câu hát  làm mình vội quen gắn bó thiết tha". Trớ trêu không gì bằng cứ tìm những bài hát sướt mướt  rũ rượi để nghe, để hát, rồi tự chuốc lấy phiền muộn trong tâm thức mình ! 


8/ Như còn đấy mùa Xuân ( 2001 ). Như đã có dịp đề cập đến, đất Cali này chẳng có mùa nào đúng cho ra mùa nào. Có thể nói đây là xứ có mùa nắng kinh niên. Định cư nơ vùng đất này được ít năm, có anh bạn bên nhà viết thư hỏi thăm xem hoàn cảnh sinh sống trên đất mới ra sao. Tác giả hồi âm rằng trước hết vùng đất mới này chắc chắn không như vùng "Kinh tế mới" của bọn Cộng Sản. Tuy nhiên về mặt phong thủy thì có tí vấn đền,tạm gói gọn trong hai câu thơ :


" Ở đây lắm núi, vắng sông"


" Thiếu mưa , nắng Hẹn mai về lại Saigon hạn nên lòng cũng khô" ! 


Vậy thì khi Tết đến bên nhà , ở xứ người, bất cứ đâu đâu cũng thực sự là "như không có chuyện gì xảy ra" tuy ai có muốn tổ chức "đón Xuân" cho thật đình đám cỡ nào đi nữa. Thành thử đối với tác giả , không khí của một "Ly rượu mừng" như trong bài hát của Phạm Đình Chương, rốt cuộc thì năm nào cũng lại là không khí của "Xuân tha hương" như bài hát cũng của Phạm Đình Chương. Bởi thế mà bài hát "Như còn đấy mùa Xuân" thì cũng chẳng khác gì một thứ tưởng niệm; nhớ đến âm hưởng những mùa Xuân xưa trên khắp dải đất miền Nam mỗi khi Tết đến mà cho dù có nắng gắt đến mấy người ta vẫn cứ quen gọi là "Xuân" đến !


9/ "Hẹn mai về lại Saigon" ( 2017 ). Bài hát viết nhân dịp tháng Tư năm 2017. Ai muốn bàn chuyện tìm cách đánh đổ chế độ Cộng Sản kiểu nào đi nữa thì đối với tác giả, khoan nói chuyện đánh đổ khiến họ tìm cách  hô hoán lên rằng họ phải "cảnh giác" trước  âm mưu của nhóm người chỉ tìm cách đánh đổ chế độ sáng tươi hạnh phúc của bọn họ.  Hẵng cứ căn cứ vào Lịch Sử  mà đòi cho được danh xưng cũ từ bao đời của thành phố Saigon. Dân  Nga họ đã cho chủ nghĩa Cộng Sản, cho Xã Hội Chủ Nghiã vào thùng rác của Lịch xử và dẹp bỏ tên thành phố Leningrad, Stalingrad, lấy lại tên xưa là Saint Petersburg cho Leningrad và đổi tên Stalingrad thành Volgograd từ lâu.  Từ suốt 1975 cho đến nay ta vẫn chưa thấy ít nhất là dân Saigon dấy nên phong trào đòi lại tên cũ cho Saigon.   Lòng người mà như vậy thì e phải đợi  24 tiếng đồng hồ sau khi chế độ Cộng Sản bên nhà sụp đổ, rồi Saigon mới lấy được lại tên cũ của mình ! 


10/ "Duyền thề" ( 1962 ). Bai Duyên Thề không phải thuộc loại trữ tình kiểu yêu đương tha thiết hay mất mát trong cõi tình trường. Tác giả  viet bai do sau khi da nghe ca may chuc bai noi tieng, cung the loai, tu thuo Tien Chien. Bai cuoi cung  nghe truoc khi viet DT la bai "Ngay do chung minh" cua Pham Duy do Anh Ngoc hat. Bai DT khong nham vao mot chuyen tinh yeu cu the gi het. Dao do tác giả dang doc quyen "Le Boudha" cua mot tac gia nguoi Phap. Doc xong roi thi cu ngam nghi la cho den bay gio khi nghe nhung bai ve tinh yeu con nguoi ta, sao ma toan la biet ly voi ngan cach chu chang co chuyen tinh nao la tron ven, toan la chuyen nghiep chuong gi dau !


Nhieu nguoi khong hieu ro nghia cho lam ve tua de bai hat. No la nhu the nay : Tu xua tu xua ben xu minh van co cai loi noi khi doi tre khong co duyen no voi nhau trong kiep nay la doi ben "hen nhau kiep sau". Co nhung doi lua gap may ma thanh duyen trong coi doi nay th lai nghi rang ay la duyen no the nao day tu kiep truoc; co the thot, hen uoc gi day voi nhau tu kiep truoc cho nen  kiep nay moi vui vay voi nhau. Ay la mot thu duyen nhu the da co the thot voi nhau tu doi thuo nao day. 


Ma trong tinh truong thi nguoi ta khong mat mat do trai duyen mot khi da luong tuoi , da gia. Nguoi ta mat mat vao lua tuoi ngu ngo, chua that truong thanh khi con tre. Co may ai thanh cong voi "moi tinh dau" ? Boi the o doan ket moi co cau "Nguoi tim quen lang khi Xuan con tham" , moi "heo hat tieng cuoi" v.v.. de roi rot cuoc thi "nguoi ve khong nguoi" ! ( Ong Pham Duy sau khi nghe bai nay thi cu gat gu noi rang :"Dung qua ! Trong nhung moi tinh thiet than nhat voi doi minh nhưng lỡ làng thi phai co cai gi day khong bao gio co the nguoi ngoai  cho duoc" ) ! Con chuyen nguoi tim quen lang khi mai toc da bac trang thi lai la chuyen khac, la khi nguoi ta muon quen du thu lo lang, lac buoc sao day chong chat trong suot cuoc doi tinh cho den day.  Con tai sao co cau "Mot ngay yeu nhau buon cho chin kiep thuong dau" thi tot hon ca la nen di hoi nhung bac chan tu trong dao Phat.


11/ "Buồn vui câu hát" ( 2018 ). Rất giản dị vì ý nghĩa của bài hát đã được gói gọn trong ca từ. Ý chính là người ta thường vì một kỷ niệm vui buồn riêng tư nào đấy, mà thường là buồn nhiều hơn vui rải ra theo dòng đời rồi bắt gặp một bài hát nào đấy tạm coi như từa tựa như nỗi niềm riêng của mình để mà nghe, để hát theo. Xong rồi thì vì bài hát nó hay sao đó cho nên mình cứ nhớ mãi trong khi nỗi niềm riêng của  mình đã qua hoặc thậm chí chuyện buồn cũ sau đó đã chuyển thành vui.  Thành thử nếu cứ nghe đi nghe lại, hát đi hát lại bài hát cũ mà mình yêu thích thì không khéo lại tự đặt mình vào tâm thức buồn.


12/ Huyền ( 1969 ).  Một bài hát mà tác giả rất muốn tránh đề cập đến vì nó nói lên một hoàn cảnh riêng trong đời về mặt tình cảm.   Lời hát nói lên một sự mất mát lớn, chỉ có điều là ở đây không ai phụ bạc gì ai mà chỉ là một vấn đề nghịch cảnh mà một bên không thể vượt qua được, khiến mọi việc trở thành một nghịch cảnh chung cho cả hai người. .


13/ "Còn nhớ gì khi xa Huế ?" ( 1992 ).  Bài hát này khi giới thiệu tựa đề bằng miệng thì không thể nói lên được dấu hỏi đàng sau. Tựa đề viết theo văn xuôi phải là " Ta nhớ gì khi ta xa Huế ?" 


Quê Ngoại của tác giả ở miền Trung, thành thử mỗi khi bà con họ hàng bên Ngoại ghé nhà thì ai nấy đều chuyện trò với nhau bằng giọng miền Trung. ngược lại khi cánh bên Nội kéo đến thì ai nấy đều chuyện trò bằng tiếng Bắc, kể cả Mẹ của tác giả. Tiếng nói của hai miền ăn sâu vào tâm thức tác giả từ thuở ra đời.  Thế rồi lớn lên từ năm lên tám ở Saigon thì tác giả lại quen với giọng nói miền Nam cho đến ngày rời khỏi nước. Trước đây cứ mỗi lần vợ chồng anh bạn thân người xứ Huế đến chơ nhà là tác giả lại có dịp nghe lại những giọng nói rất gần gụi thân thiết đối với mình.  Rồi mới sực nghĩ là người ra đi sinh sống nơi xứ người thì còn có gì đem theo được một cách cụ thể ngài giọng nói của cánh đồng hương ?  Đâu có phải lúc nào cũng có ngay hình ảnh Chùa Một Cột nơi Hồ Gươm, bến Văn Lâu ở Huế hay Bến Bạch Đàng ven sông Saigon chẳng hạn ? Nhưng một khi nghe giọng nói của một miền nào đấy trên đất nước là ta lập tức có ngay hình ảnh tất cả những gì quen thuộc khi xưa hiện ra trong đầu.  Tác giả nhớ một ai đấy ở xứ Huế khi xưa là nhớ ngay  đến giọng nói của người ấy. Và một buổi nào đấy chợt đi quanh co đâu đó trong khu Little saigon rồi chợt bắt gặp một tà áo lụa nào đấu đang chuyện trò l1u lo với người đi bên cạnh bằng giọng Huế thứ thiệt tì rõ ràng là tác giả chỉ có thể nghĩ ngay đến giọng nói của ai kia từng thủ thỉ bên tai mình vào một buổi trời nào đấy trên đất Thần Kinh !


14/ Lá rơi trong chiều ( 2012 ). Kho còn trẻ, mỗi lần giao mùa thì người ta thường nghĩ nhiều về hiện tại và tương lai hơn là quá khứ. Nhưng khi luống tuổi thì mỗi lần Tu đến, báo hiệu sự tàn tạ của cây cỏ, mùa màng, là người ta rất dễ nghĩ lui về quá khứ.  Một ngày vào Thu, có tí gió phất phơ trong chiều, nhìn mấy chiếc lá úa rụng rơi từ cây Maples trồng trước sân nhà `thì tác giả khó mà không viết nên câu kết nơi bài hát :"Lá rơi trong chiều lại ngày chớm Thu, như mới hôm nào sương khói mịt mù.  Như mới hôm nào mình còn quyến luyến, tay tròn vòng tay thương mến, giờ đã xa rồi đành quên" !  Sương mù thì ở Cali cũng có, thế nhưng sương mù nói đây trong bài hát là sương mù khi xưa ở Dalat !


15/ Nơi này phương ấy mùa Thu  ( 2015 ). Tác giả có cô bạn người Trung Hoa rất thân khi xưa ở saigon. Dạo có tập truyện "Mùa Thu lá bay" của nữ sĩ Quỳnh Giao người Trung Hoa tì bên xứ họ cũng có bài hát được phổ biến với cùng tựa đề. Cô bạn cho tôi nghe bài ấy qua giọng hát một nữ ca sĩ Trung Hoa. Sau đấy thì hoàn cảnh đổi thay, tác giả với cô bạn xa nhau biền biệt, người vẫn ở Saigon con người thì lên Dalat rồi rơi khỏi nước đi du học. Một ngày vào Thu, tác giả chợt nhớ đến bài hát xưa, mà rồi thần giao cách cảm sao đó mà cô bạn xưa từ Tiểu Bang Washington cũng lần mò truy lùng tông tích mà liên lạc bằng điện thoại với tác giả.  Bài hát kết thúc với câu " Để giờ này người phương trời ấy có nhớ bài ca "Mùa Thu lá bay ?"  Hỏi thì người ta nói là còn nhớ nhiều chuyện khác nữa chứ không chỉ bài "Mùa Thu lá bay" !


16/ Một ngày một đời ( 1984 ).  Ngày ấy tác giả vẫn còn ở lại Saigon. Có sáng tác được bài nào thì cũng chỉ để trong ngăn kéo chứ còn làm gì được khác hơn ?  Không tiện gửi ra ngoại quốc những bài hát ấy vì cho dù có vô thưởng vô phạt đến đâu thì tác giả còn ở lại trong nước   rất dễ có vấn đề về mặt liên lạc về "văn hóa cũ" với người nước ngoài !  Và cũng như đối với hầu hết những bài hát của tác giả, bao nhiêu ý tình đều được gói gọn trong lời hát. Riêng câu kết :" Ta yêu nhau dù một ngày, vẫn giữ lấy trọn một đời" thì chỉ dành cho những ai có trí nhớ tốt và coi nặng chữ nghĩa hơn chữ tình !


17/ "Cánh chim ngày gió lộng" ( 2014 ).  Một ngày nọ tác giả đậu xe trong khu vực của một siêu thị nơi thành phố mình cư ngụ. Nhìn lên cao thấy những cánh Hải Âu cứ thế lượn lề.  Bèn thắc mắc là Hải Âu thì ra biển kiếm ăn chứ quanh quẩn nơi đây làm cái gì ?  Cửa hàng có bán tôm bán cá thì họ đậy điệm, gói ghém rất kỹ; mùi tôm cá nào mà bay bổng lên được trện cao cho Hải Âu đánh hơi ? Có nhiều là tác giả không có chuyên môn về sinh hoạt của giống Hải Âu cho nên cứ tạm coi như chúng bay đến đây là phải có lý do gì đấy ! Từ đó mới sực nghĩ đến ngay chính mình là quê quán mãi tận đâu mà sao đến nỗi phải quanh quẩn nơi đây, cho dù cuộc sống có tốt đẹp hơn so với nơi mình phải  ra đi ?  Nội dung bài "Cánh chim chiều gió lông" là đại để như vậy, tuy cần xác định rõ quan điểm là chim trời cá nước không vì hai chữ "Tự Do" mà phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác !


18/ "Ngày em về" ( 1994 ).  Có một cô bạn người Tiền Giang có lần nói chuyện với tác giả về chuyện cứ mỗi năm một lần là cô về  quê ở bên nhà để thăm bố mẹ già và cánh họ hàng.  Cô nói: " Kỳ tới em về thì anh nên sắp xếp để về với em" . Tác giả nói là mình còn công việc hàng ngày và trăm thứ việc khác để phải lo nghĩ.  Cô nàng về, đem theo bài hát "Ngày em về" để bạn bè ai đấy cùng quê có thể hát cho nhau nghe. Cô ra đi rồi quay trở lại Cali, cho tác giả cuộn băng cassette bài hát "ngày em về" do mấy cô bạn bên đó hát cho nhau nghe. Rất là lý thú vì đúng là giọng miền Nam thứ thiệt ! Được một cái là trong đêm văn nghệ hôm nay, có Kim Phương cũng lại là một gịng miền Nam thứ thiệt nữa, bởi vậy mà tác giả tin chắc là Kim Phương sẽ không phụ lòng khán thính giả với làn điệu miền Nam nơi bài hát !


19. "Màu áo em xưa" ( 1969 ).  Có những đôi trẻ yêu nhau, người con trai nói với người con gái là mình thích màu áo này hay màu áo kia  mà cô em thường mặc. Có khi cô gái còn dọ hỏi xem "Anh thích em mặc màu áo gi ?" Anh con trai nói rằng mình thích màu áo kiểu hoa Cà chẳng hạn. Cô gái đi may chiếc áo màu hoa cà. Xong rồi thì chuyện duyên phận của hai bên không thành. Cô gái không còn mặc màu áo hoa Cà. Người ngoài có thể cho rằng ấy là vì người ta giận nhau. Cũng có người có thể nghĩ rằng cô gái chiếc áo mặc nơi người nhắc nhở một  nỗi buồn không dễ nguôi !


20/ Những con đường thành phố tôi yêu ( 1982 ).  Saigon vào năm 1982 và sau đó nữa trong khá nhiều năm vẫn còn giữ được khung cảnh cũ về mặt phố xá, nhà cửa. Không như ngày nay !  Nhưng rồi có là như vậy đi nữa thì cảnh cũ có là như vậy đối với tác giả vào năm 1982 đi nữa thì "người xưa" chắc chắn đã không còn nhiều, không vì lẽ này thì lẽ nọ !  Những ngày quanh quẩn trên đường phố Saigon dạo ấy thì tác giả bài hát chỉ còn biết ngậm ngùi với những kỷ niệm xưa của mình đối với những con đường thành phố nơi mình đã lớn. Một tác giả người Úc hồi thấp niên 60 khi viết quyên sách với thành phố Sydney có viết nơi đoạn lời dẫn là :"Tình cảm của co người ta đối với một thành phố thì cũng cũng như đối với mọi thứ tính cảm là mọi việc đều xoay quanh hai chữ kỷ niệm" !


Nhạc sĩ Hoàng Giác khi xưa có bài hát đặc sắc là "Lỡ cung đàn" từ một chuyện tình duyên không thành. Ông kể lại về sau là cứ mỗi lần có ai nói đến chữ đã là ông ghĩ ngay đến chữ "lỡ" ! Đối với tác giả bài NCĐTPTY thì phàm khi có ai nói chuyện thành phố này thành phố kia là mình nghĩ ngay đến Saigon.với biết bao nhiêu thăng trầm trong đoạn đời của tác giả ở nơi ấy, không phải thăng trầm về mặt cá nhân mà thăng trầm về mặt lịch sử.


Một số hình ảnh văn nghệ sĩ trong "Đêm nhạc Thanh Trang":


image029

Kim Phượng, Hồng Tước, Ái Liên và Ngọc Quỳnh.


image030

Thien Nga va Thuy' An


image031

Hồng Tước


image032

Ngọc Quỳnh


image033

MC Thụy Vy


image034

Nhạc sĩ Thanh Trang và Tây ban cầm thủ Nguyễn Phương Thảo


image035

Kim Ngân và Thanh Trang


image036

Nguyễn Phương Thảo


image037

Thúy An, Vương Đức Hậu, Phương Thảo trong ca khúc "Duyên Thề".


image038

Kim Ngân, Thanh Trang, Hồng Tước


image039

Vương Đức Hậu, Vương Lan, Mai Phương, Vũ Khiêm, Hồng Tước và Phương Thảo.


image040

Ban Hương Xưa: Hồng Tước,Vương Lan, Vũ Khiêm và Mai Phương.


image041

Thu Vân, Ái Liên, Ngọc Quỳnh, Thiên Nga và Kim Phượng.


image042

Hồng Tước, MC Hồng Vân, MC Thụy Vy và Kim Ngân.
17 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8061)
30 Tháng Mười Một 2019(Xem: 10007)
23 Tháng Mười Một 2019(Xem: 8572)