Tranh "Nụ cười Đức Phật" của Họa sĩ Nguyên Khai đến tay Đức Dalai Lama

26 Tháng Tám 20187:08 CH(Xem: 12443)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI - THỨ HAI 27 AUG 2018


Bức tranh "Nụ cười Đức Phật" của Họa sĩ Nguyên Khai đến tay Đức Dalai Lama


VĂN HÓA

27/7/2018


image022

Lý Kiến Trúc 


Một bức tranh sơn dầu của Họa sĩ Nguyên Khai được hiện diện trong Thư viện của Tu viện Namgyal, Dharamsala, Ấn Độ.


Văn Hóa tiếp xúc với Họa sĩ Nguyên Khai, ông kể:


Năm 2016 trong cuộc triển lãm của tôi kỷ niệm 55 năm cầm cọ tại phòng sinh hoạt Việt Báo, ngày đó cũng là ngày Đức Dalai Lama đang ban pháp thoại tại chùa Điều Ngự ở Quận Cam, trong những bức tranh triển lãm có bức "Nụ cười Ca Diếp". Bức tranh này được hình thành từ trong ý niệm nụ cười của Phật Ca Diếp (1) khi nhận đóa hoa vô thường của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và đặc biệt hình bóng của Đức Dalai Lama đời thứ 14.


Có lẽ vì vậy, cho nên  bức tranh khởi đầu vẽ ngài Ca Diếp qua khuôn mặt của Đức DaLai LaMa mới có tên là "Nụ cười Ca Diếp".


image023

Tranh sơn dầu "Nụ cười Đức Phật" của họa sĩ Nguyên Khai vẽ trên Canvas khổ 18 x 24, thoát ý từ tâm niệm "Nụ cười Ca Diếp".


Rồi nhân duyên đến, ngày tôi triển lãm cũng là ngày Đức Dalai Lama vân du Quận Cam. Tôi chợt nảy ra ý niệm Nụ cười Ca Diếp tức bức tranh "Nụ cười Đức Phật" đang triển lãm có thể đến tay ngài Dalai Lama được không? Ngài đang ở gần mình, rất gần.


Tôi bèn nói chuyện với nhà văn Nhã Ca, bà là một Phật Tử hằng có lòng thành kính Đức Dalai Lama và thường tổ chức lễ theo nghi thức Phật giáo Mật Tông, bà có thân nhân theo tu học với ngài Lama. Câu chuyện "Nụ cười" được chuyển tải đến tai một người Việt là đệ tử của ngài Đức Dalai Lama, ông là một giáo sư, thông dịch viên tiếng Việt mỗi khi Đức Dalai Lama đến ban pháp thoại cho cộng đồng VN hải ngoại.


Vị thông dịch viên được mời đến thăm cuộc triển lãm và gặp tôi (Nguyên Khai) giới thiệu về bức tranh. Không trù trừ, tôi mạn phép hiến tặng bức tranh "Nụ cười Đức Phật" cho Đức Dalai Lama. Vị thông dịch viên nhận và ra về mang theo bức tranh.


Thật ra sau đó, tôi không hề biết bức tranh "Nụ cười Đức Phật" lưu lạc ở nơi nào.


Cho đến khi nhận được một bức ảnh, tôi mời ngỡ ngàng lòng tràn đây hoan hỷ, bức "Nụ cười Đức Phật" đã đến tay ngài Đức Dalai Lama và thông tin cho biết tranh được treo trongThư viện Tu viện Namgyal, Dharamsala, Ấn Độ.


image024

Đức Dala La Ma(His Holiness đứng giữa) đang cầm bức tranh "Nụ cười Đức Phật" của Họa sĩ Nguyên Khai được choàng khăn Kata trắng. Chung quanh là một số Phật tử ở các nước trong đó có các Phật tử Việt Nam đến chiếm bái Tu viện Namgyal chụp hình chung với ngài Dalai LaMa.


Tôi là một họa sĩ, tranh là cửa sổ tâm hồn bay bổng của họa sĩ. Bức tranh được diễm phúc choàng khăn trắng Kata, khăn Kata Bích Chi Phật Dalai Lama. Tâm hồn tôi được ngài Dalai Lama nâng trên tay. Nam Mô tát đát tha tô già đa gia a la ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa./


image025

Thư viện trong Tu viện Namgyal, Dharamsala, Ấn Độ. Ảnh nguồn Net.


(1) Theo tín ngưỡng Phật giáo, Ca Diếp (tiếng Pāli: Kassapa) là tên gọi của một vị Phật, là vị Phật thứ ba trong số năm vị Phật của hiền kiếp (Bhaddakappe), và cũng là vị Phật thứ sáu trong số sáu vị Phật trước Phật Thích Ca Mâu Ni, được đề cập trong các phần viết ra sớm hơn của Đại Tạng Kinh Pali. Trong các kinh sách Phật giáo bằng tiếng Phạn vị Phật này được gọi là Kāśyapa. Wikipedia.


(2) Tu viện Namgyal là tu viện riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala, thủ đô của người Tây Tạng Lưu Vong – trú xứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 đang sống tỵ nạn từ năm 1959. 


Theo Wikipedia, "Dharamsala, hay Dharmsāla, có nghĩa là "nhà nghỉ", còn có tên là "Trống Nguyện cầu", là một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh Ấn Độ sát biên giới Tây Tạng.


Dharamsala được thế giới biết đến nhiều nhất và phần lớn là bởi sự hiện diện và những hoạt động của Đăng-châu Gia-mục-thố, Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 của Tây Tạng. Những đệ tử theo chân tỵ nạn của ngài từ con số 8 vạn vào năm 1959, khi vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn vào Ấn Độ, lên đến con số 12 vạn người vào thời điểm hiện nay.


Thị trấn "Trống Nguyện cầu" này được nhắc tới như một Lhasa thu nhỏ, với đầy đủ những đường nét tín ngưỡng và văn hóa Tây Tạng".


image026

XEM THÊM:


- Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đức Dalai Lama.


- Một câu hỏi từ 10 năm trước trong buổi họp báo của Đức Dalai Lama tại Long Beach.

17 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8061)
30 Tháng Mười Một 2019(Xem: 10007)
23 Tháng Mười Một 2019(Xem: 8572)