Florida: Vinh danh Cảnh sát Mỹ gốc Việt

07 Tháng Mười 20189:50 CH(Xem: 10480)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI - THỨ HAI 08 OCT 2018


Florida: Vinh danh Cảnh sát Mỹ gốc Việt


image008

Bảo Vinh


07/10/2018 Thanh Niên Online


Ông Vu Tran được trao tặng danh hiệu “Cảnh sát của năm” nhờ thành tích công tác xuất sắc từ khi nhận nhiệm vụ tại Phòng ngăn ngừa tội phạm thuộc Sở cảnh sát Largo, bang Florida (Mỹ) vào tháng 7.2017.


image020

Cảnh sát gốc Việt Vu Tran (phải) đã có thành tích công tác xuất sắc. Sở cảnh sát Largo


Tờ Tampa Bay Times đưa tin ông Tran được Quỹ các cảnh sát trưởng khu vực vịnh Tampa vinh danh nhờ những nỗ lực kết nối và khuyến khích cộng đồng góp phần ngăn ngừa tội phạm.


Ông thường xuyên tổ chức các cuộc họp với người dân về nâng cao tinh thần cảnh giác, làm việc với sinh viên để dựng các đoạn phim tuyên truyền cũng như tham gia nhiều khóa hướng dẫn cách phản ứng khi xảy ra xả súng tại trường học, nhà thờ và công ty.


 “Chúng tôi muốn vinh danh đạo đức nghề nghiệp và sự tận tụy của cảnh sát Tran cho cộng đồng”, tổ chức trao thưởng tuyên bố.


Tran chia sẻ “rất ngạc nhiên và vinh dự” đồng thời nhấn mạnh sẽ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cảnh sát mà ông mơ ước từ thời trung học.


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Viễn Đông Monday, 20/08/2018


Quyền cố sát


Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Cố sát là quyền của cảnh sát Mỹ mà cũng là việc nhiều cảnh sát Mỹ thích làm; theo thống kê trong ba năm gần đây nhất mỗi năm họ giết gần 1,000 người. Năm ngoái -2017- họ giết 987 người; 24 người nhiều hơn thành tích của họ năm 2016.

Đối đầu với một lực lượng thích bắn đến như vậy, mà cụ bà Martha Bishara, 87 tuổi, còn vô tình tạo ra mọi điều kiện thuận lợi khiến cụ có thể bị cảnh sát giết chết -giết một cách vô cùng hợp pháp. Vậy mà không những không chết, cụ còn an toàn trở về nhà, đoàn tụ với cụ ông -đã ngoài 90- chỉ sau hai ngày nằm bệnh viện.
Cụ Bishara không chết là nhờ lòng tốt của anh cảnh sát viên Steven Marshall- anh tha không bắn cụ bằng súng thật, mà chỉ bắn bằng súng điện -taser

Chuyện xảy ra chiều mùng 10 tháng Tám cụ Bishara cầm dao, xách bịt ni lông đi cắt rau dandelion greens (bồ công anh) về trộn salad; vợ chồng cụ thích món xà lách này vì nó vừa tươi, vừa không tốn tiền mua, do việc rau dandelion greens mọc hoang ngay ven rừng, cách nhà cụ vài trăm thước.


image021
Cụ bà Bishra suýt bị giết chết...


image022
... Vì thích ăn rau dandelion greens -bồ công anh. (Getty Images)


Cô Stephen Douhne, cháu ngoại cụ nói, "Ngoại đã nặng tai mà lại còn không hiểu tiếng Anh, đi đứng không vững."



Cả ba đặc điểm đó đều là những nét thông thường của một người di dân luống tuổi; đi đứng không vững, nhưng cụ vẫn xách bịt, cầm dao vào bìa rừng hái rau về nuôi cụ ông, thì tương đối cụ cũng còn khỏe.



Một công nhân làm việc tại Câu Lạc Bộ Trẻ thấy cụ cầm dao xăm xăm đi tới trụ sở Câu Lạc Bộ, anh này gọi 911, và sở cảnh sát tại thị trấn Chatworth nhanh chóng đáp ứng, vì Chatworth là một thị trấn rất nhỏ -4,000 dân- nằm cách Atlanta 85 dặm về hướng Bắc, quanh năm yên bình, không xảy ra việc gì cần đến cảnh sát.



Cảnh sát trưởng Josh Etheridge, xác nhận anh và hai cảnh sát viên đã nhanh chóng đáp ứng cú điện thoại 911 cầu cứu của anh công nhân Câu Lạc Bộ Trẻ, và một trong hai cảnh sát viên tháp tùng anh đã sử dụng súng điện để ngăn cản, không cho bà cụ đi tới nữa.


image023
Cảnh sát trưởng Chatsworth Police - anh Josh Etheridge


Anh Etheridge phân trần với phóng viên truyền thông, "Bắn bằng súng điện là hình thức bạo lực nhẹ nhất; chúng tôi đã không dùng súng, sau khi bà cụ không tuân lệnh cảnh sát."
Marshall ra lệnh, 'Don't move.' (không được nhúc nhích), và 'drop the knife' (buông dao xuống), mà bà cụ vẫn chỉ nhìn anh, mà không chịu tuân lệnh anh.

Thái độ không tuân hành hai khẩu lệnh này cho phép anh Marchall nổ súng giết cụ mà không tù tội gì cả; nhưng anh không nỡ giết cụ mà chỉ bắn cụ ngã gục bằng súng điện.

Etheridge giải thích với phóng viên truyền thông, "Dù 87, nhưng với một lưỡi dao trong tay, cụ vẫn có thể gây thương tích cho viên cảnh sát hành sự. Tôi quan niệm là chúng tôi chỉ dùng sức mạnh tối thiểu để giải quyết tình hình."

Anh cảnh sát trưởng dùng những chữ the "lowest use of force" (sức mạnh thấp nhất), nhưng thật ra, anh có thể chỉ giản dị đoạt lưỡi dao trong tay bà lão, mà cả cô Stephen Douhne -cháu ngoại cụ Bishara lẫn anh nhân công làm việc tại câu lạc bộ Boys and Girls Club đều nhận xét là 'đi đứng không vững'.

image024
Cô Stephen Douhne giúp bà ngoại cô trả lời một cô phóng viên truyền thông


Anh công nhân Boys and Girls Club minh xác anh không hề nghiêm trọng hóa vấn đề qua yếu tố bà cụ cầm dao, vì chính anh bảo người nhân viên nghe máy 911 là 'bà cụ cầm dao và một cái bịt ni lông, có vẻ như đi tìm cắt một thứ rau cỏ gì đó.'

Cuối cùng bà cụ bị bắn ngã, cảnh sát còng tay cụ ra sau lưng, rồi đưa cụ về bót làm thủ tục tống giam, nhưng rồi cụ cũng được đưa đến bệnh viện và sau đó được trả tự do.

Trước dư luận chỉ trích cảnh sát, anh Etheridge vẫn kháng biện, anh bảo phóng viên truyền thông là anh dự đoán bà cụ không hiểu Anh ngữ, nên anh lấy lưỡi dao anh đeo trên thắt lưng ném xuống đất, rồi chỉ vào lưỡi dao bà cụ cầm trên tay, nhưng cụ Bishara vẫn không chịu hiểu.

Cậu Solomon Douhne, cháu ngoại bà cụ nhận xét, "Cuộc tiếp xúc với bà ngoại tôi dài cũng vài phút, đến giai đoạn cảnh sát trưởng ném dao xuống đất, mà ông ta chưa nhận ra là bà ngoại tôi không có ý định và cũng không có khả năng bạo động với lực lượng ba nhân viên cảnh sát thì quả là đáng treo badge ông cảnh sát trưởng này.”

image025
Badge cảnh sát


Câu chuyện ba cảnh sát viên lực lưỡng, trẻ trung mà phải dùng đến súng để tước con dao bàn trong tay một bà cụ 87 tuổi không phải là chuyện cười, mà cũng không phải là chuyện nhỏ, vì mỗi năm những câu chuyện tương tợ đã giết gần 1,000 người.

Cảnh sát trưởng Etheridge cũng không đáng trách, vì anh chỉ là một cán bộ nhỏ nhất trên thang quyền lực cảnh sát -cán bộ thừa hành.

Sách vở dạy cảnh sát viên là họ chỉ được nổ súng sau khi đã quát lớn hai khẩu lệnh 'Don't move.' (không được nhúc nhích), và 'drop the knife' (buông dao xuống), mà đối tượng không tuân hành. Lúc đó họ có quyền giết người vì tự vệ.

Trong trường hợp này tuổi tác và sự yếu đuối của cụ Bishara loại cái nguy cơ lý thuyết là cảnh sát có thể bị bà cụ 87 tuổi giết chết, để lên án hành động nổ súng bắn cụ là cố sát. Nhưng, dù trong giả thuyết cụ Bishara chết thật, và anh cảnh sát viên Marshall dùng súng thật để bắn cụ, anh vẫn được tha bổng, vì anh đã tuân hành đúng như sách vở dạy anh: hô lớn hai câu thần chú 'Don't move và 'drop the knife'.



Tiêu lệnh đó cần được bổ túc, nếu người Mỹ muốn có một lực lượng cảnh sát có nhân tính hơn./

17 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8061)
30 Tháng Mười Một 2019(Xem: 10007)
23 Tháng Mười Một 2019(Xem: 8572)