Miss Universe 2018: Núi lửa Philippines và giai nhân cháy bỏng

18 Tháng Mười Hai 201811:15 CH(Xem: 11015)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI - THỨ TƯ  19 DEC 2018


Miss Universe 2018: Núi lửa Philippines và giai nhân cháy bỏng


BBC 17/12/2018

image029

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Hoa hậu Philippines Catriona Gray đăng quang Miss Universe 2018


Sáng thứ Hai 17/12, Hoa hậu Catriona Gray của Phillipines vừa đăng quang Miss Universe tại Bangkok, Thái Lan.


Cô Catriona Gray, 24 tuổi, đoạt vương miện Miss Universe, vượt qua các thí sinh của Nam Phi và Venezuela, trong vòng chung kết do diễn viên Mỹ Steve Harvey và người mẫu Ashley Graham dẫn chương trình, được truyền hình trực tiếp.


Hoa hậu H'Hen Niê của Việt Nam lọt vào top 5, đạt thành tích cao nhất của Việt Nam trong các cuộc thi hoa hậu quốc tế lớn từ trước tới nay.


image030


Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images Image caption Núi lửa Mayon trên đảo Luzon


image031


Bản quyền hình ảnh FOX Image caption Bộ váy của hoa hậu Philippines lấy cảm hứng từ núi lửa Mayon trên đảo Luzon


Trong vòng cuối, cô Gray được khen ngợi khi nói về công việc từ thiện của cô trong các khu nhà ổ chuột ở thủ đô Manila, Phillipines.


Sinh ra ở thành phố Cairns, Úc, cô Gray có mẹ người Philippines và cha là người Úc. Cô lớn lên ở Úc nhưng chuyển tới Manila để làm người mẫu và diễn viên.


Tại quốc gia 'nghiện' các cuộc thi sắc đẹp, nhiều người đang ngây ngất vì chiến thắng lần thứ tư tại Miss Universe, làm dấy lên một làn sóng tự hào dân tộc trên mạng.


Dù được rất nhiều người quan tâm theo dõi, các cuộc thi hoa hậu cũng thường bị chỉ trích là biến phụ nữ thành vật thể và khuyến khích bất bình đẳng giới.


Giây phút đăng quang Miss Universe 2018


Các nhà vận động mô tả cuộc thi Miss Universe là "cuộc trưng bày cơ thể" và đặt ra "tiêu chuẩn vẻ đẹp không thể đạt được".


image032


Bản quyền hình ảnh LILLIAN SUWANRUMPHA Image caption H'Hen Niê của Việt Nam trong vòng thi top 10 tại Miss Universe 2018


Cuộc thi được ca ngợi nhưng cũng có tỳ vết


Cuộc thi hoa hậu năm nay được khen ngợi vì lần đầu tiên Miss Universe có một ứng viên chuyển giới, nhưng cũng bị tai tiếng vì những lời chế nhạo khả năng nói tiếng Anh của hai thí sinh châu Á, Hoa hậu H'Hen Niê của Việt Nam và Hoa hậu Rern Sinat.


Miss Universe nhận được nhiều phản hồi tích cực vì chủ đề có tính bao trùm và ban giám khảo toàn nữ gồm các nhà lãnh đạo kinh doanh và các cựu hoa hậu Miss Universe.


Các thí sinh được hỏi các câu hỏi về tự do báo chí, luật pháp về cần sa, người tỵ nạn và phong trào #MeToo.


Bản quyền hình ảnh LILLIAN SUWANRUMPHA Image caption Hoa hậu Tây Ban Nha Angela Ponce


image033


Hoa hậu Tây Ban Nha Angela Ponce đi vào lịch sử khi cô là thí sinh chuyển giới đầu tiên có mặt tại cuộc thi một thời do Tổng thống Donald Trump tổ chức. Điều này càng có ý nghĩa khi chính quyền của ông Trump ngăn cản chuyện tuyển dụng người chuyển giới vào quân đội.


"Tôi luôn luôn nói: có âm hộ không biến tôi thành phụ nữ. Tôi là một phụ nữ, từ trước khi tôi sinh ra, vì danh tính của tôi là ở đó," cô Ponce nói với hãng tin AFP hôm thứ Bảy 16/12.


Cô nói thêm cô muốn sự có mặt của cô tại cuộc thi truyền sức mạnh cho người khác, và hy vọng sẽ có "một thế hệ con người mới được nuôi dạy tốt hơn, có lòng vị tha và tôn trọng hơn".


Nhưng câu chuyện về lòng vị tha và sự tôn trọng trở thành tâm điểm chú ý của cuộc thi lần này khi Hoa hậu Mỹ Sarah Rose Summers dường như chế nhạo Hoa hậu Việt Nam và Hoa hậu Campuchia trên mạng xã hội vì khả năng nói tiếng Anh của họ.


Bình luận của Summers gây bão nhưng sau đó chính cô đã đăng lời xin lỗi trên Instagram, giải thích là cô "không định xúc phạm" các bạn thi khác.


'Các cuộc thi hoa hậu làm sập internet'


image034

Bản quyền hình ảnh LILLIAN SUWANRUMPHA Image caption Hoa hậu Mỹ Sarah Rose Summers


Howard Johnson, phóng viên BBC News, Manila


Các cuộc thi hoa hậu rất được quan tâm ở Phillippines. Các gia đình xúm quanh chiếc TV để theo dõi. Mọi người còn lập chat nhóm để bình luận về trang phục và ứng xử của các thí sinh.


Tuần này, các salon làm tóc ở Manila có chương trình giảm giá ngày càng lớn khi Hoa hậu Gray vượt qua mỗi vòng thi.


Một người bạn Phillippines kể về nỗi ám ảnh của quốc gia này với các cuộc thi hoa hậu: "Nếu các trận đấu của vận động viên đấm bốc Manny Pacquiao của Phillippines khiến đường phố vắng lặng, thì các cuộc thi hoa hậu làm vỡ Internet."


Người Phillippines thừa hưởng truyền thống thi hoa hậu từ các quốc gia đô hộ cũ là Tây Ban Nha và Mỹ. Nhưng phải tới thời của nhà độc tài Ferdinand Marcos và người vợ hào nhoáng Imelda của ông nắm quyền trong những năm 1970 và 80 thì các cuộc thi hoa hậu mới thực sự khởi sắc.


Năm 1974, cuộc thi Miss Universe được tổ chức ở Phillipines và thành công của cuộc thi này đánh dấu vị trí của Phillippines trên trường thi hoa hậu quốc tế, truyền cảm hứng cho các thế hệ sau tiếp tục dự thi.


Miss Universe 2018: Việt Nam mặc váy bánh mì


image024

Bản quyền hình ảnh EPA Image caption Trang phục nàng tiên cá của Hoa hậu Peru


Tuy nhiên, những người đấu tranh cho nữ quyền ở nước này nói rằng các cuộc thi hoa hậu làm mất danh dự phụ nữ. Nghệ sỹ và nhà hoạt động Nikki Luna gọi các cuộc thi này là "sự trưng bày cơ thể" đặt ra "những tiêu chuẩn vẻ đẹp không thể đạt tới" cho đại đa số phụ nữ.
23 Tháng Chín 2022(Xem: 2856)
Viet Film Fest Xin Loan Báo Chương Trình Chiếu Phim Năm 2022 và Địa Điểm Mới Gần Trung Tâm Little Saigon. Trở lại với phiên bản lần thứ 13, Viet Film Fest 2022 sẽ trình làng một chương trình đặc sắc nhằm tôn vinh những câu chuyện và tiếng nói Việt trong điện ảnh.
12 Tháng Chín 2022(Xem: 2856)
Tội ác do thù ghét đã nổi bật trong những năm gần đây khi càng lúc càng có nhiều nạn nhân lên tiếng và nhiều môi trường truyền thông xã hội đề cập đến những vấn đề quan trọng này. Những nguồn trợ lực và những đường dây giúp đỡ về xã hội, pháp lý, và chính trị càng lúc càng phổ biến bởi những khách bàng quan, nạn nhân, và ngay cả kẻ vi phạm.
31 Tháng Tám 2022(Xem: 2979)
Với sự hỗ trợ và khuyến khích của Thư Viện Tiểu Bang, Các Dịch Vụ Truyền thông Sắc Tộc chủ tọa hội thảo bàn tròn ngày 2 tháng Tám 2022, cho các nhóm truyền thông đã được sự chu cấp của quỹ vận động Ngưng Sự Thù Ghét (Stop the Hate).
11 Tháng Tám 2022(Xem: 3156)
Dự Án Cải Thiện I-405 Của Sở Giao Thông Quận Cam khởi sự xây cất vào năm 2018, xuyên qua những thành phố Costa Mesa, Fountain Valley, Westminster, Huntington Beach, Seal Beach và cộng đồng Rossmoor.
25 Tháng Bảy 2022(Xem: 3184)
Hiệp Hội Thương Mại Á Châu của Quận Cam đã chủ tọa một Buổi Thảo Luận APPI mang chủ đề Ngừng Sự Thù Ghét Cơ Sở Thương Mại nhỏ AAPI. Thành viên bao gồm những người lãnh đạo cộng đồng Việt và Á Châu, cùng các đại diện chính quyền và các giới chức dân cử. Tìm hiểu thêm tại vaama.org/stopthehate.
17 Tháng Năm 2022(Xem: 3744)
Cuối tuần vừa qua, Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Umberg (D-Santa Ana) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Lãnh đạo API hàng năm lần thứ hai của mình tại Trung tâm Le-Jao tại Trường Đại học Cộng đồng Coastline ở Westminster để vinh danh 5 tổ chức và 20 nhà lãnh đạo cộng đồng với danh hiệu “2022 API Leadership Awards – Senate District 34”
13 Tháng Năm 2022(Xem: 3559)
Khi Viviana Cao tốt nghiệp Đại học Nam California (USC) vào tháng này, cô sẽ bước lên bục nhận tấm bằng Truyền thông cùng nhiều ký ức sẽ theo cô mãi về sau và trải nghiệm giành giải thưởng khi gây quỹ cho St. Jude Children’s Research Hospital®.
13 Tháng Năm 2022(Xem: 3534)
“Chúng ta đã tiêm vắc-xin cho hơn 90% người cao tuổi”. Đó là chia sẻ của TS. Cameron Webb, Cố Vấn Chính Sách về Công Bằng trong COVID-19 tại Nhà Trắng trong hội nghị thượng đỉnh ngày 22 tháng 4 với chủ đề Đàm Luận về việc Khuyến Khích Tiêm Vắc-xin COVID-19.
16 Tháng Tư 2022(Xem: 4042)
Một lợi ích lớn lao của dự án cho cộng đồng của quý vị là Chương Trình 405 Forward. OCTA phối hợp với thành phố của quý vị và Phòng Thương Mại địa phương để hỗ trợ những cơ sở thương mại dọc theo Dự Án Cải Thiện I-405. Chương trình này khuyến khích mọi người đến ăn uống tại những nhà hàng địa phương, mua sắm tại những cửa tiệm địa phương và sử dụng dịch vụ địa phương.
01 Tháng Tư 2022(Xem: 4517)