CT Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm: “Nhân cây mùa Xuân Dân chủ, tôi rất lạc quan CSVN sẽ phải ra đi”

16 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 16851)
image003-content

 

Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân đọc diễn văn khai mạc. Ảnh VH

 

Bài nói chuyện tại buổi gây quỹ Cây Mùa Xuân Dân Chủ

(Nam California – 16/02/2014)

 

Kính thưa quý vị,

Trước hết, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, xin kính chúc qu. vị một năm mới nhiều thành công và mọi sự an lành.

 

Vào tháng 8-2012, trong một dịp tiếp xúc cùng một số qu. vị thân hữu và cộng đồng tại quận Cam, tôi đã trình bày về 4 vấn đề như sau: (1) kể từ năm 2006, phong trào tranh đấu cho dân chủ tại VN đã phát triển từ những cá nhân đấu tranh đơn lẻ lên thành những tập hợp, nhóm hay phong trào, (2) yếu tố Trung Cộng sẽ tiếp tục gây khó khăn cho chế độ trên nhiều mặt đặc biệt là đào sâu sự chán ghét của quần chúng và bất mãn trong nội bộ, (3) một vài thành phần đấu tranh mới sẽ xuất hiện và nhập cuộc, cụ thể là thành phần trí thức trong chế độ, cựu cán bộ CS và thành phần hoạt động trên mạng, và (4) tình trạng tham nhũng và kinh tế suy thoái sẽ là một vấn đề nan giải cho chế độ.

 

Trong lần gặp gỡ này, tôi sẽ tập trung vào một trọng điểm mà thôi. Đó là chuyện gì sẽ xảy ra trong vòng 2-3 năm tới, nói cách khác viễn cảnh tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao vào năm 2016-2017?

Để có thể trả lời chuyện gì sẽ xảy ra, chúng ta cần bắt đầu bằng sự lượng định tình hình hiện nay của đất nước. Có thể nói trong 3 năm vừa qua, tình hình đấu tranh đã lại biến chuyển càng nhanh hơn nữa, đặc biệt là năm 2013 vừa qua. Chúng ta có thể tóm tắt hiện trạng công cuộc đấu tranh vào 5 điểm sau đây:

(1) Sự xung đột trong hàng ngũ lãnh đạo bùng nổ công khai và đẩy chế độ vào tình trạng phân liệt.

• Quyền lực của lãnh đạo CS ngày càng suy yếu trước sự khuynh loát của các nhóm tư bản đỏ, xoay chung quanh một vài nhân sự để tranh đoạt quyền lực kinh tế lẫn chính trị khiến cho lãnh đạo không còn thống nhất được nữa.

• Nguyễn Phú Trọng không đủ uy quyền để cầm chịch trong nội bộ. Xung đột gay gắt giữa 2 phe Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang bùng nổ công khai trước công luận phơi bày sự phân hóa và rối ren nội bộ cho quần chúng nhìn thấy và phe dân chủ khai thác. Tình trạng đấu đá sẽ chỉ gia tăng trong 2 năm trước mặt, kể từ nay cho tới thời điểm đảng CS tổ chức đại hội lần thứ 12 vào năm 2016.

(2) Nội bộ đảng bị phân rã bởi những tác động của trí thức, cựu cán bộ và đảng viên phản tỉnh.

• Sự khống chế và ngang ngược của Trung Cộng đối với đảng CSVN, đi đôi với sự phân rã trầm trọng tại thượng tầng lãnh đạo đã tạo sự bất mãn của một số thành phần trí thức, cựu cán bộ cao cấp và đảng viên CS. Những người này là một thành phần đấu tranh mới và bắt đầu nhập cuộc nhiều hơn qua vụ biểu tình chống Tàu, vụ góp . sửa đổi hiến pháp, và mới đây là phong trào xây dựng xã hội dân sự.

• Sự nhập cuộc của nhóm này tác động rất nhiều vào sự phân rã tại nhiều cấp trong nội bộ đảng CSVN đồng thời tăng thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu cho dân chủ. Đáng kể là hiện tượng thành phần này đứng ra kêu gọi bỏ đảng, kêu gọi lập đảng đối lập và hình thành những nhóm đấu tranh chống lại chế độ.

(3) Chế độ bất lực trong việc giải quyết các khó khăn kinh tế.

• Nền kinh tế vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn như: (1) Áp lực lạm phát cao @ 7%; (2) mức tăng trưởng

GDP giảm, hiện ~ 5% tức mức thấp nhất từ 2005; (3) nợ công lên cao, $128,9 tỷ đô la, ~ 91% GDP;

(4) thâm thủng ngân sách ~ 5% khiến nhà nước phải in thêm tiền khiến cho lạm phát sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới.

• Lãnh đạo không thống nhất được cách giải quyết vì tranh chấp quyền lợi, giải quyết rốt ráo sẽ đụng tới các nhóm lợi ích tức thành phần tư bản đỏ đang thao túng nội bộ đảng.

• Tình trạng tham nhũng ăn sâu từ thượng tầng, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia và châm ngòi cho các phản ứng mạnh mẽ của người dân. Đặc biệt phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng được ước tính là đã lấy của quốc gia khoảng 40 tỷ đô la, tương đương với gần 30% của GDP. Đây là một tội

ác vĩ đại mà NTD và phe nhóm sẽ phải chịu trách nhiệm.

(4) Làn sóng phản kháng của quần chúng và lực lượng dân chủ tiếp tục phát triển.

• Mạng điện tử đang được quần chúng VN tích cực sử dụng và khai thác cho quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin bất chấp sự ngăn chận của chế độ. Bên cạnh đó, sự phát triển của mạng xã hội (thí dụ: facebook, twitter v.v.) góp phần đem lại quyền tự do tụ họp, tự do lập hội dù là chỉ qua mạng.

• Phong trào dân chủ đã bắt đầu tận dụng mạng điện tử để nối kết rộng hơn, từ từ tiến tới việc hình thành lực đầu tàu để điều hướng công cuộc đấu tranh.

• Phong trào dân chủ cũng nỗ lực khai thác các vấn đề như Biển Đông, góp . sửa đổi hiến pháp, đòi bỏ điều 4 hiến pháp, xây dựng xã hội dân sự để lôi kéo nhiều thành phần quần chúng và đảng viên CS nhập cuộc.

• Sự bất mãn của quần chúng gia tăng đáng kể thể hiện qua những phản ứng bùng nổ mang tính tự phát như tại Văn Giang, Tiên Lãng, Bắc Giang, Mỹ Yên v.v.

(5) Áp lực quốc tế về mặt nhân quyền, dân chủ vẫn đè nặng lên chế độ.

• Từ nhiều năm qua, áp lực quốc tế về mặt nhân quyền và dân chủ luôn luôn hiện diện. Áp lực này ít nhiều gì cũng đã gây một số khó khăn cho chế độ đồng thời phần nào giúp bảo vệ những người tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam.

• Mặc dù chúng ta hiểu rằng áp lực quốc tế cũng có giới hạn và không đóng vai trò hàng đầu hoặc mang tính quyết định, nhưng sự hiện diện thường trực của áp lực này là điều cần thiết và đến đúng thời điểm thì có thể góp phần giúp cán cân sức mạnh lệch nhiều hơn về phía người dân khi vào giai đoạn quyết liệt.

Với hiện trạng như vậy, chúng ta thấy rõ là ngày hôm nay khả năng thống trị của chế độ đã bị sút giảm, không còn như thời toàn trị của 20 năm trước. Và với tình trạng tranh giành quyền lợi tại thượng tầng đã bùng nổ công khai, Đại Hội lần thứ 12 của đảng CS vào năm 2016 sẽ là một mốc điểm chúng ta cần quan

tâm. Từ đây đến đó thì chuyện gì có thể xảy ra? Tôi nghĩ rằng có 3 kịch bản có thể xảy ra:

(1) Chế độ CS ổn định được tình hình và tiếp tục giữ nguyên trạng

(2) Chế độ CS phải chấp nhận một số thay đổi về mặt chính trị.

(3) Chế độ mất kiểm soát và guồng máy thống trị tan rã.

Kịch bản 1 là điều chế độ muốn nhưng tôi cho rằng họ khó có thể đạt được vì để ổn định được tình hình, chế độ phải giải quyết được 3 việc sau đây trong vòng 2-3 năm trước mặt:

*Giải quyết ổn thỏa xung đột quyền lợi tại thượng tầng.

* Vượt qua được các khó khăn kinh tế.

* Xoa dịu được các bất mãn từ trong nội bộ đảng CS ra tới bên ngoài xã hội.

Với bản chất tham lam, tình trạng ung thối của chế độ và sự lũng đ oạn của những nhóm tư bản đỏ, chúng ta không nhìn thấy viễn cảnh chế độ có thể thực hiện nổi kịch bản này trong vòng 2,3 năm tới. Điều tương đối có xác suất xảy ra cao nhất là kịch bản 2, tức là chế độ CS bị buộc phải chấp nhận một số thay đổi về bmặt chính trị do áp lực từ 4 phía:

1 áp lực đấu tranh từ phe dân chủ

2 áp lực đòi hỏi thay đổi từ phía người dân

3 áp lực từ chính trong nội bộ đảng vì tranh chấp và vì đảng viên bất mãn

4 áp lực từ quốc tế.

 

Điểm then chốt ở đây là để ép chế độ phải lùi bước, cả 4 áp lực này phải được gia tăng và đặt chế độ vào thế phải nhượng bộ.

Thực tế cho thấy chế độ Cộng sản như đã tồn tại trong hơn nửa thế kỷ qua trên đất nước Việt Nam sẽ không thể tiếp tục hiện hữu được nữa. Và viễn cảnh chế độ bắt buộc phải thay đổi hoặc phải ra đi là một viễn cảnh có thể xảy ra trong vòng 2-3 năm trước mặt. Nếu cách đây 5-7 năm câu hỏi còn

là liệu chế độ CS có ra đi hay không, thì ngày hôm nay câu hỏi trở thành là chế độ sẽ ra đi hay sẽ thay đổi như thế nào? Và vào lúc nào?

Mặc dù chúng ta nhìn thấy tình hình đấu tranh đã có những chuyển động đáng kể, chế độ đang phải đối diện với những khó khăn lớn, nhưng hẳn nhiên không phải vì thế mà chế độ sẽ mặc nhiên lùi bước. Chính chúng ta phải nỗ lực gia tăng và đẩy mạnh các áp lực cần thiết. Riêng cộng đồng người Việt tại hải ngoại

có thể đóng góp được rất nhiều vào 3 nỗ lực cụ thể sau đây:

1. Hỗ trợ phương tiện cho những nhà dân chủ và các lực lượng đấu tranh trong nước. Đây là một lãnh vực tập thể người Việt tại hải ngoại đã đóng góp rất nhiều trong những năm gần đây, nhất là kể từ khi chế độ gia tăng đàn áp phong trào dân chủ ở trong nước. Và đây cũng là một nỗ lực rất cần thiết và rất thực tế để giúp cho những người hoạt động dân chủ có thêm phương tiện và sự ổn định tinh thần để đấu tranh giành lại dân chủ cho dân tộc.

2. Vận động áp lực quốc tế. Đây là lãnh vực sở trường của tập thể người Việt hải ngoại vì chúng ta có môi trường thuận tiện để làm việc này. Đặc biệt cộng đồng người Việt tại Mỹ đã có những thành quả đáng kể nhờ vào điều kiện thuận tiện và nhất là nỗ lực bền bỉ từ hơn 30 năm qua.

3. Tham gia những công tác tấn công vào tư thế của CSVN. Chính những nỗ lực này đã hỗ trợ nhiều cho công tác vận động áp lực quốc tế, tác động rất nhiều vào tinh thần đấu tranh của đồng bào trong nước, đồng thời làm sứt mẻ uy tín của giới lãnh đạo CSVN đối với chính nội bộ của họ.

Là một người tham gia đấu tranh cho dân chủ trong hơn 30 năm qua, chưa bao giờ tôi lại có sự lạc quan như ngày hôm nay là chế độ độc tài CS tại VN sẽ không thể tiếp tục tồn tại như họ đã ngự trị trên đất nước chúng ta hơn nửa thế kỷ qua. Chúng ta như con thuyền lênh đênh trên biển hơn 30 năm qua, phấn đấu với bão táp để tìm đến bờ tự do và dân chủ. Ngày hôm nay, viễn cảnh chế độ độc tài bị buộc phải thay đổi hoặc phải ra đi đã hiện ra ngày càng rõ, cũng như bến bờ dân chủ đã hiện ra trước mắt chúng ta.

Nhưng nhìn thấy bến là một chuyện, để cặp được con thuyền vào bến còn rất nhiều thử thách, còn nhiều đá ngầm và sóng gió có thể làm chìm đắm con thuyền.

Và khi chế độ khi bị dồn vào chân tường thì họ sẽ đàn áp bắt bớ nhiều hơn nữa, sẽ tung ra những đòn ác hiểm hơn nữa để tấn công chúng ta, gây phân hóa và nghi kỵ trong hàng ngũ chúng ta. Đây là lúc chúng ta cần duy trì sự quyết tâm và sự đoàn kết để cùng nhau phấn đấu cho đến khi thành công mà tôi tin chắc là

sẽ không còn bao xa nữa.

 

Trân trọng cảm ơn sự chú ý của qúy vị.

 

Đỗ Hoàng Điềm

02/2014

06 Tháng Mười 2015(Xem: 17836)
10 Tháng Tám 2015(Xem: 15787)
SAN JOSE 14 July, 2015: "Khi cô Đỗ Minh Ngọc đặt câu hỏi tại sao cô không được phép đeo dây đeo cổ in cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Mỹ vào, liệu như vậy có vi phạm tự do ngay trên đất nước tự do này hay không?"
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 14566)
LGT: trước tháng 4, Khôi An, cô em họ mail và hỏi HLC làm sao liên lạc với Tướng Lê Minh Đảo để mời ông nói chuyện với sinh viên Đại Học Stanford ở San Jose. Hoàng Lan Chi phải đi đường vòng. Bắt đầu từ ông Hồ văn Kỳ Thoại rồi đến ô Lê Văn Trang..