Campuchia thu hồi đất từ Hoàng Anh Gia Lai để trả dân

29 Tháng Ba 201912:13 SA(Xem: 9428)

VĂN HÓA ONLINE - CỘNG ĐỒNG  - THỨ SÁU 29 MAR 2019


Campuchia thu hồi đất từ Hoàng Anh Gia Lai để trả dân


27/3/2019

image011

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có các dự án trồng cao su ở Campuchia và Lào


Mười hai cộng đồng bản địa tại tỉnh Ratanakiri ở miền đông bắc Campuchia vừa giành được thắng lợi quan trọng khi chính phủ tuyên bố trả lại phần đất rừng bị tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của Việt Nam thâu tóm để làm đồn điền cao su quy mô lớn.


Đây là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang phải đối diện với việc bị rà soát chặt chẽ hơn, Reuters tường thuật.


Người dân địa phương đã có cuộc xung đột kéo dài cả thập niên với HAGL nhằm phản đối việc tước đoạt đất đai tổ tiên của họ để lại, tổ chức Inclusive Development International (IDI) chuyên hỗ trợ các cuộc đấu tranh phản đối việc cướp đất nói.


Bầu Đức dọa kiện Global Witness


Kêu gọi Arsenal 'tuyệt giao với HAGL'


Fitch lại cảnh báo về Hoàng Anh Gia Lai


Hôm thứ Ba, tỉnh trưởng tỉnh Ratanakari đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp trả lại 64 khu vực đất đai khỏi tổng diện tích đất đã lấy, bao gồm các phần rừng, đầm lầy và các nghĩa trang của những cộng đồng dân cư này.


Việc trả lại đất mới chỉ là bước đầu, giám đốc điều hành của Highlanders Association, một tổ chức hoạt động vì quyền của dân bản địa tại Ratanakari, nói.


Bà Dam Chanty trong tuyên bố của mình nói rằng người dân còn cần được bồi thường và cần được trợ giúp để có thể trở lại với phần đất, nước đó.


Cái giá của phát triển


image012

Image caption Ratanakiri thu hút du khách đến các vùng hồ và rừng xanh tươi


Kể từ đầu thập niên 2000, Campuchia đã trao nhiều khu đất cho các công ty nước ngoài để đổi lấy việc họ đầu tư vào việc khai mỏ, xây nhà máy điện và các nông trường nhằm thúc đẩy kinh tế và xóa đói giảm nghèo.


Tuy nhiên, các thỏa thuận đó đã 'ăn' hết hơn 10% tổng diện tích đất của cả nước, tính đến 2012, và đẩy hơn 770 ngàn người vào cảnh mất nhà mất đất, các luật sư nhân quyền nói.


Khiếu nại kéo dài


Mười năm trước, HAGL được giao 19 ngàn hectare đất thuộc 12 cộng đồng dân bản địa nêu trên.


Tới 2014, người dân địa phương đệ đơn khiếu nại lên Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài trợ cho các dự án của HAGL tại Campuchia và Lào, về các tác động môi trường và xã hội "nghiêm trọng".


image013

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Nhiều diện tích rừng ở Campuchia được giải tỏa để biến thành đồn điền cao su


image014

Bản quyền hình ảnh Duccio Pugliese Image caption Làng của người bản địa tại Ratanakiri, Campuchia - hình minh họa


Trong tiến trình giải quyết tranh chấp, HAGL đồng ý dừng việc giải phóng mặt bằng thêm đối với các phần đất chưa giải tỏa.


Một năm sau, HAGL đồng ý trả lại phần đất chưa biến thành đồn điền hoặc chưa giải tỏa. Điều này khiến diện tích đất mà HAGL được giao tại Campuchia giảm đi hơn 60%, còn lại gần 8.400 hectare.


Quá trình thương lượng chưa kết thúc. Đến đầu năm nay, HAGL đơn phương rút khỏi các cuộc đàm phán và nói rằng người dân địa phương cần tìm giải pháp từ phía chính quyền Campuchia, IDI nói.


Quyết định hôm thứ Ba, 26/3/2019 khiến tập đoàn của Việt Nam giảm tiếp 742 hectare đất nữa tại Campuchia, Reuters dẫn nguồn đại diện các cộng đồng dân địa phương nói.


Quyết định mới đây được đưa ra chỉ ít hôm sau khi thủ tướng Campuchia tái khẳng định chính quyền nước này hoan nghênh mọi công ty vào đầu tư mà không có bất kỳ phân biệt đối xử nào về chủng tộc hay chính trị.


Ông Hun Sen được báo Reaksmei Kampuchea của Campuchia hôm 22/3 dẫn lời phát biểu tại lễ động thổ xây dựng đường cao tốc dài 190km nối Phnom Penh với Sihanoukville:


"Campuchia mở cửa với tất cả các nhà đầu tư, nhưng họ cần tôn trọng chủ quyền và độc lập của Campuchia".


image015

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Ngay từ hồi 2012, người bản địa tại Ratanakiri đã có cuộc đấu tranh chống nạn đốn gỗ trong vùng này, sau khi nhà vận động Chut Wutty bị giết chết, theo phóng viên BBC News Guy Delauney từ Phnom Penh trong một tường thuật năm đó.


Ông thủ tướng cũng nói rằng hiện nước này đang có nhiều nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và các nước châu Âu, Reuters tường thuật.


Cuộc đấu tranh chống nạn đốn gỗ ở Ratanakiri được báo chí quốc tế chú ý đến từ 2012, sau khi nhà vận động Chut Wutty bị giết chết, theo phóng viên BBC News Guy Delauney từ Phnom Penh trong một tường thuật năm đó. (BBC)
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2685)
Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California (THSV) xin trân trọng thông báo về Hội Tết Sinh Viên lần thứ 41, năm 2023 sẽ được tổ chức tại OC Fair & Event Center (88 Fair Drive in Costa Mesa, CA). Hội Tết Sinh Viên sẽ được diễn ra từ ngày thứ 6 (ngày 27 tháng 1 năm 2023) đến chủ nhật (ngày 29 tháng 1 năm 2023).
10 Tháng Giêng 2023(Xem: 2767)
Buổi hẹn đầu của Tami và Dyrell ở San Francisco. Tami là con gái đầu lòng của một gia đình tỵ nạn Việt Nam truyền thống. Dyrell là con duy nhất của một gia đình hợp chủng với mẹ người Đại Hàn và cha người Mỹ gốc Phi Châu. Đúng ra là một bữa ăn tối bất ngờ đầy lãng mạn ở một nhà hàng Việt Nam.
21 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2413)
Qua nghệ thuật và văn chương, người Việt đang nói lên tiếng nói của mình cùng những tiếng nói của các sắc dân Á Châu khác. Cùng nhau, chúng ta có thể ngăn chặn sự thù ghét và loan truyền lòng yêu thương, và tình cảm này không còn là một khẩu hiệu trống rỗng bởi tiếng nói của chúng ta càng lúc càng vang động hơn bao giờ hết.
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2303)
We are excited to announce that the California Department of Social Services just announced a second year of funding for Stop the Hate.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2250)
Trong lịch sử California chưa bao giờ tiểu bang đã bỏ ra hơn 165 triệu đô la để tài trợ cho 80 cơ quan, bao gồm bảy cơ quan trong Quận Cam. Vào tháng Tư 2022, với sự tài trợ có được, Bộ Dịch Vụ Xã Hội California (CDSS) Quyền Công Dân, Việc Dễ Dàng Được Trợ Giúp và Bình Đẳng Sắc Tộc (CARE) đã làm nên lịch sử, hoạch định để cung cấp những dịch vụ ngăn ngừa và can thiệp trực tiếp cho những cư dân Á Châu...
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2403)
Thành lập năm 2003 bởi Hiệp Hội Văn Chương & Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), Lễ Hội Điện Ảnh Việt Nam (VFF) hiện nay là một lễ hội phim ảnh Việt có tầm vóc quốc tế với đầy ý nghĩa. Năm nay với 32 cuốn phim, gồm 12 phim dài và 21 phim ngắn, VFF tiếp tục chú tâm vào những yếu tố nhân bản trong nội dung của xã hội nhằm đạt tới sự vượt qua chính bản thể mình.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 2776)
Là một cơ quan Á Châu, VAAMA đặt ưu tiên ngay từ khi mới hình thành trong việc góp phần vào những khởi xướng đầy ý nghĩa cho người Mỹ gốc châu Á và vùng đảo Thái Bình Dương. Những nền văn hóa này là một phần của đời sống người Mỹ. Chúng tôi lên án những hành vi kỳ thị chủng tộc và bạo động, đồng thời tiếp tục có những hành động cụ thể nhằm giúp ngăn chặn sự bất công dựa trên sắc tộc.
27 Tháng Mười 2022(Xem: 2644)
20 Tháng Mười 2022(Xem: 2850)