Ngân sách 7 tỉ USD cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương

13 Tháng Bảy 20208:56 SA(Xem: 6834)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ HAI 13 JULY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Ngân sách 7 tỉ USD cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương


Theo Reuters, Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ tối 1.7 (giờ Mỹ) thông qua phiên bản của Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) năm 2021. Dự luật trị giá 741 tỉ USD này quy định các khoản chi của Bộ Quốc phòng Mỹ. Dự luật NDAA năm 2021 có cả điều khoản về “Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương” với khoản ngân sách 7 tỉ USD nhằm củng cố các liên minh quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific), trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.


Dự luật dự kiến sẽ được toàn Hạ viện thảo luận trong tháng này. Hôm 11.6.2020, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng thông qua dự thảo tương tự và văn kiện này đang được toàn Thượng viện xem xét. Hạ viện và Thượng viện Mỹ sẽ kết hợp hai bản dự thảo để đưa ra một dự luật thống nhất về ngân sách quốc phòng, sau đó gửi tới Tổng thống Donald Trump ký ban hành hoặc phủ quyết. 


Washington chỉ trích Bắc Kinh tập trận ở khu vực Hoàng Sa


Bộ Quốc phòng Mỹ đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tập trận lớn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN ở Biển Đông, từ ngày 1 - 5.7. Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 2.7 (giờ Mỹ) đã chỉ trích việc Trung Quốc tập trận tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông là đi ngược lại các nỗ lực giảm căng thẳng và duy trì ổn định.


“Việc tập trận là động thái mới nhất trong chuỗi hành động nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc và gây bất lợi cho các láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”, thông cáo nêu rõ. Bộ Quốc phòng Mỹ còn khẳng định: “Hành động của Trung Quốc trái ngược với cam kết của nước này không quân sự hóa Biển Đông”. Danh Toại


'Đấu pháp' của hải quân Mỹ thách thức Trung cộng trên Biển Đông


Ngô Minh Trí

04/07/2020 3 Thanh Niên


Sử dụng chiến hạm cận bờ có hỏa lực đáng gờm và kết hợp cùng nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay từ xa là cách thức mà Washington đang thực hiện để răn đe các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông.


image003

Chiến hạm USS Gabrielle Giffords (trên) theo dõi hoạt động gần tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung cộng (dưới) ở Biển Đông.PACOM


Ngày 2.7.2020, một trang thông tin của Ngũ giác Đài đăng hình ảnh chiến hạm cận bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) thuộc lớp Independence đang hoạt động gần tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung cộng ở Biển Đông. Theo Mỹ, tàu USS Gabrielle Giffords hoạt động tại đây nhằm tăng cường khả năng tương tác với các đối tác và đóng vai trò là lực lượng sẵn sàng ứng phó.


Thời gian qua, chiến hạm này liên tục hoạt động ở biển nam Trung Hoa diễn tập với 2 chiến hạm của Nhật Bản vào cuối tháng 6; có mặt tại khu vực hoạt động của tàu khoan thăm dò dầu khí Malaysia ở biển bắc Malaysia hồi tháng 5; tập luyện cùng chiến hạm đổ bộ USS America (LHA-6) ở Biển Đông vào giữa tháng 3. Và vào tháng 1, chiến hạm cận bờ này cùng tàu USS Montgomery, cũng thuộc lớp Independence, đã hoạt động trên biển nam Trung Hoa. Ngũ giác Đài vẫn luôn mô tả USS Montgomery có vai trò khẳng định cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, vốn để kiềm chế các hoạt động đáng lo ngại từ phía Bắc Kinh.


Cặp “sát thủ diệt hạm”


Chiến hạm lớp Independence có lượng giãn nước hơn 3.100 tấn, dài khoảng 115 m và bán kính hoạt động từ 1.100 - 1.700 km, tốc độ tối đa gần 90 km/giờ và rất phù hợp để hoạt động ở khu vực tây Thái Bình Dương. Ban đầu, LCS được Mỹ phát triển để thực thi các nhiệm vụ như chống cướp biển, chống khủng bố... Nhưng gần đây, năng lực tác chiến của Chiến hạm lớp Independence đã nâng lên đáng kể.


Trả lời Thanh Niên, TS James R.Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) phân tích: “Chiến hạm cận bờ lớp Independence - gần đây được trang bị tên lửa NSM (Naval Strike Missile) đối hạm và tấn công mặt đất. Loại tên lửa này giúp chiến hạm cận bờ Independence vẫn có uy lực mạnh mẽ để tiến hành tự do hàng hải (FONOP), chứ không cần phải điều động tàu khu trục như trước đây”.


NSM là loại tên lửa đối hạm hiện đại, thậm chí có nhiều ưu điểm so với tên lửa Harpoon vốn đã có hơn 40 năm đồng hành cùng nhiều lớp chiến hạm Mỹ. Các ưu điểm phải kể đến là khối lượng nhẹ hơn nên dễ lắp đặt hơn, cơ chế nổ và công nghệ điện tử tiên tiến để tối đa hóa độ chính xác và sức công phá. Giai đoạn cuối của NSM có thể cập nhật mục tiêu và gia tăng tính chính xác. Trong một số trường hợp, NSM có tầm bắn lên đến 300 hải lý (hơn 550 km).


Ngoài ra, tàu chiến lớp Independence còn mang theo trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout. Dù chỉ mang theo tên lửa tầm ngắn như Hellfire, bom dẫn đường cỡ nhỏ, tên lửa tấn công mặt đất, nhưng dòng máy bay này lại sở hữu hệ thống điện tử tối tân, nhất là các bộ cảm biến, radar hải quân cực nhạy cả ban ngày lẫn ban đêm. Hệ thống radar trên MQ-8B Fire Scout có tầm bao phủ với bán kính khoảng 80 km. Nhờ đó, khi phối hợp với NSM, MQ-8B Fire Scout đóng vai trò trinh sát từ xa để “chỉ điểm”, rồi chuyển dữ liệu cho tàu khai hỏa NSM.


image005

Chiến đấu cơ F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz khi tập luyện ở biển Philippines cuối tháng 6.2020. ẢNH: PACOM


Vì thế, khi chiến hạm cận bờ lớp Independence mang theo MQ-8B Fire Scout sẽ trở thành cặp đôi sát thủ hoàn hảo trên biển. Ngoài ra, lớp chiến hạm này còn mang theo máy bay trực thăng tác chiến đa nhiệm SH-60 Seahawk tích hợp nhiều loại ngư lôi, tên lửa để có thể tấn công tàu chiến lẫn đất liền.


Lực lượng phối hợp hùng hậu


Tất nhiên, dù có hỏa lực chính xác cao, nhưng rõ ràng tàu chiến lớp Independence khó đủ sức đương đầu với các chiến hạm cỡ lớn. Vì thế, trong thực tế thì Mỹ có thêm một lực lượng chiến hạm hùng hậu đang hoạt động không xa tàu USS Gabrielle Giffords.


Điển hình là 3 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan và USS Nimitz đang hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương. Các tàu sân bay này mang theo chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet. Đây là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm có tốc độ tối đa lên đến 1.900 km/giờ, bán kính chiến đấu khoảng 720 km, tầm bay khoảng 2.300 km... Kèm theo đó là hỏa lực cực mạnh từ nhiều loại tên lửa chống tàu chiến, tên lửa hành trình, tên lửa đối không, bom...


Vì thế, từ vùng tây Thái Bình Dương, sức mạnh tác chiến không - biển từ 3 nhóm tác chiến tàu sân bay có thể nhanh chóng phối hợp cùng chiến hạm cận bờ. Ngoài ra, nhiều loại tàu khác của hải quân Mỹ, như tàu khu trục, tàu ngầm..., cũng đang hoạt động ở vùng tây Thái Bình Dương.


Chính vì thế, có thể thấy rõ Lầu Năm Góc đang sử dụng chiến hạm cận bờ đóng vai trò tiên phong để thách thức Bắc Kinh ở Biển Đông, đồng thời kèm theo một lực lượng hỗ trợ hùng hậu.  (NGÔ MINH TRÍ)
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18785)
Việt Nam cũng cần các loại vũ khí phòng không và màn radar để bảo vệ bờ biền dài trên 3000 cây số. Việt Nam cũng rất mong được Mỹ “nới lỏng” những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parnership, TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa chịu để cho Công nhân được quyền thành lập nghiệp đòan lao động độc lập bên ngòai Tổng liên đòan Lao động của Chính phủ và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền “Kinh tế Thị trường”.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18105)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18554)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17560)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18090)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18589)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21561)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21181)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18320)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22538)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27531)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21533)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
23 Tháng Chín 2014(Xem: 21951)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24569)
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21790)
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại thì Việt Nam hủy bỏ các Hiệp ước Bảo hộ trước kia với Pháp.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 20182)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet, cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 19637)
Trái với dự đoán của người quan tâm, nhận định các cuộc biểu tình của phe ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bùng phát trên cả nước sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014 do quân đội Hoàng Gia Thái Lan thực hiện, nhưng cho đến nay, khi thủ lĩnh đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha lên làm thủ tướng, đất nước Thái vẫn khá bình yên.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 19940)
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”. Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
25 Tháng Tám 2014(Xem: 20857)
Sách Cổ Học Tinh Hoa kể chuyện: “Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ nói : ‘Chẳng khi nào con ta lại giết người’. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
21 Tháng Tám 2014(Xem: 18864)
Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.