Phạm Quốc Bảo: Biển Đông VN - Chứng liệu Lịch sử & Văn hóa

10 Tháng Mười Hai 20208:21 SA(Xem: 9731)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ NĂM 10 DEC 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


 Đề tài cho KHÓA HUẤN LUYỆN & TU NGHIỆP SƯ PHẠM kỳ 26, 2014
Biển Đông Việt Nam: Chứng liệu Lịch sử & Văn hóa


Thứ bảy, August 16- 2014 tại CSU Long Beach, Nam Calif.

image002

Phạm Quốc Bảo


Sự kiện vào đầu tháng Năm năm nay nhà cầm quyền Trung Quốc lắp đặt giàn khoan HD 981 tại Biển Đông VN nằm trong lãnh hải đang tranh chấp với Việt Nam, đã và đang khiến dấy lên vấn đề chủ quyền đất nước của người Việt một cách sôi động, như chưa bao giờ nghiêm trọng đến vậy: Kể từ 40 năm nay, tức là đầu năm 1974, lúc Trung Cộng họ giao chiến với hải quân VNCH. Sự kiện này có thể châm ngòi cho những biến động lớn được coi như cơ hội hiếm có trong vòng trên nửa thế kỷ nay để vùng dậy của dân tộc Việt Nam.


Trong khuôn khổ một khóa Huấn luyện & Tu nghiệp Sư phạm hằng năm, chúng ta đề cập tới đề tài Biển Đông VN, qua một số chứng liệu lịch sử và văn hóa, với mục đích tìm hiểu, ý thức và có thể đưa đến chủ trương lẫn hành động từng cá nhân thích ứng như thế nào là phù hợp nhất cho các cộng đồng người gốc Việt, trong bối cảnh chung của thế giới hiện nay.

     I/.- Chứng liệu sử-địa về Biển Đông
1/. Từ ngữ
Biển Đông Việt Nam
là một biển rìa lục địa, nằm dọc theo bờ biển của lãnh thổ Việt, và là một phần của Thái Bình Dương, trải dài từ eo biển Đài Loan( bắc) xuống đến Singapore và eo biển Malacca, diện tích khỏang 3,tr.5 cây số vuông...( trích Wikipedia, Google).
Sách báo Việt ngữ và ngọai quốctiêu biểu từ lâu đã gọi Biển Đông Việt Nam bằng những từ ngữ:
     a/.   Biển Nam Trung Hoa, The South China Sea: Thế giới thường gọi
     b/.- Biển phía Nam Thái Bình Dương: trang 17, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Đào DuyAnh,1938.
         - Đông Hải: trang 46, Lĩnh Nam Chích Quái, Lê Hữu Mục dịch, năm 1960


         - Nam Hải:  ở các cuốn Việt sử cũ, trong đấy có Việt Sử Tòan Thư, Phạm Văn Sơn, 1960.
         - Bản đồ ĐNÁ Châu: có ghi “ Người Việt gọi là Biển Đông, trang 79, quyển 1 Việt Sử Khảo Luận, Hòang Cơ Thụy, Nam Á xb 2002
         - Biển Đông: * trang 18, Lĩnh Nam Chích Quái.-nt-


                              * Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, quyển 1 Thời Kỳ Lập Quốc, Phạm Cao Dương, Truyền Thống Việt xuất bản, 1987.
                              * Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng, Ngô Thế Vinh, Văn Nghệ xb 2000.
2/. Bản đồ liên quan đến Biển Đông Việt Nam:
     a/. Các bản đồ xưa nay có hiện diện Biển Đông Việt Nam:
         của Hòa Lan, Đức, Pháp, Nhà Thanh, triều Nguyễn xưa, và của Việt Nam hiện nay.
     b/. Bản đồ Trung Quốc  tuyên bố chủ quyền lãnh hải “Lưỡi Bò” của họ: Chiếm 2/3 diện tích Biển Đông Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hòang Sa & Trường Sa, nơi đang được thăm dò là có nhiều mỏ dầu khí dứơi đáy biển, & tuyến hải thương quốc tế.



   II/.- Chứng liệu kinh tế & chính trị của Biển Đông
1/. - Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ( EIA)
cho biết: Biển Đông chưa khỏang 11 tỷ thùng dầu thô và 190 tỷ mét khối khí tự nhiên.

2/.  - Theo tài liệu của Công ty tư vấn Vận tải Drewry, trung bình hằng năm có 1/3 tổng lượng dầu thô và hơn nửa tổng lượng khí tự nhiên, chiếm 25% mậu dịch dầu khí tòan cầu được vận chuyển xuyên qua Biển Đông VN; trong đó đa số phục vụ cho nền kinh tế của các nước vùng Đông Bắc Á châu.
     -  Tờ Wall Street Journal loan báo: Biển Đông VN tập trung các tuyến hàng hải trị giá hàng ngàn tỷ USD nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.


3/. - Trung Quốc đã từng cố ý ngăn cản các hãng thăm dò và khai thác dầu khí ở những nơi thuộc lãnh hải Việt Nam:
                       - BP của Anh quốc ở Nam Côn Sơn (2007),
                       - Exxon Mobil của Mỹ (2008)
                       - và của Ấn Độ mới đây nhất.
                       - Năm 2013, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận mở rộng phạm vi hợp tác dầu khí tại Vinh Bắc Bộ, với thời hạn kéo dài đến 2016. Bắc Kinh đang có kế họach xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Brunei trị giá 6 tỷ USD.

4/.Vấn đề chính nghĩa: Từ sự kiện lắp đặt giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, những chứng liệu liên tiếp đang được trưng dẫn ra cho chúng ta thấy rõ hơn bao giờ hết:
                       * Chứng liệu “bán nước hại dân” của CSVN:
          - CSVN gia sức đàn áp dân biểu tình & các tổ chức tranh đấu cho & vì Dân Quyền ở trong nước.
          - TC công bố 5 bằng chứng bán nước của CSVN ( CTV Danlambao, 6/14/2014): Mối liên hệ “bán nước hưởng lợi lộc” giữa CSVN & TC đã diễn tiến từ gần 1 thế kỷ nay.[01]
                       * Chính nghĩa của VNCH được phục hồi:
              - Cuộc hải chiến Hòang Sa (19/01/1974) với 74 chiến sĩ Hải quân /QLVNCH hy sinh) đã được dân trong nước chính thức biểu tình tưởng niệm ( 19/01/2014) Nhưng đảng & chính quyền CSVN đã ngăn cản.
               - Hai tấm bia đá chủ quyền quần đảo Trường Sa, 22/08/1956, của VNCH: vừa được CSVN chính thức công nhận là di tích quốc gia ( trích báo Người Việt số 10420, thứ Tư 18/06/2014)
               - Phong trào tranh đấu cho Dân quyền của Cộng đồng Người Việt trong & ngòai nước tích cực & hữu hiệu lan ra và vươn lên mạnh, & phối hợp mỗi lúc một bền chặt, hữu hiệu.

5/.
Thực chất nội dung của sự kiện:
Những tài liệu mới nhất cho biết Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc:
               -  Được lắp đặt đó nhưng thực ra không chỉ để thăm dò & khai thác dầu khí, và báo là sẽ rút đi vào giữa tháng 8 năm nay;
               -  mỗi lúc một thường xuyên đụng độ gay go giữa các tầu chiến và tầu đánh cá của TQ & VN;
               -  Không những thế mà còn nhằm 'đóng chốt' cho ý đồ cụ thể hóa chủ quyền biển đảo để o ép và thử thách các nước nhỏ yếu thuộc vùng Đông Nam Á, nhất là đối với đảng và chính quyền CSVN, cũng như  'nắn gân' và thách thức các siêu cường khác trong khu vực lẫn tòan thế giới*.

   III/.- Chứng liệu văn hóa của Biển Đông VN.
1/.  Địa dư Việt Nam:
( Trích Wikimedia, Google)
            
* Lãnh thổ Việt Nam là một dải hình chữ S: đất đai được cấu tạo từ nhiều sông ngòi mà tiêu biểu lớn nhất là Hồng Hà ( Bắc phần) và Cửu Long (Nam phần)
             * Bờ biển đông bắc có Vịnh Hạ Long xuống đến cực tây nam là Hà Tiên (giáp ranh với bờ biển Campuchia)
             * Bờ biển dài trên 3 ngàn cây số, gấp đôi chiều dài thẳng đứng bắc-nam
             * Tổng cộng trên 2500 hòn đảo lớn nhỏ.


2/.Huyền sử nòi giống Việt:: Hầu hết 21 câu chuyện cổ tích được ghi lại trong 2 quyển đầu của tập Lĩnh Nam Chích Quái( Trần Thế Pháp [ 1341-1407], Vũ Quỳnh [viết Lời Tựa đề năm 1492] và Kiều Phú[1447] viết và san định từ thế kỷ 14 & 15; do giáo sư Lê Hữu Mục dịch và chú giải năm 1960, Trăm Việt xuất bản ở hải ngọai, 1980) đều nói lên sự kết tinh khắng khít giữa ý niệm Đất Nước với con dân Việt, qua việc tạo dựng nên nòi giống và nếp sống Việt:
             * Lạc Long Quân - Âu Cơ: Thủy tổ từ dòng Lạc Việt, được tượng trưng là Rồng- Tiên, từ  các chuyện như Truyện Hồng Bàng, Truyện Núi Tản Viên, Truyện Bố Cái Đại Vương...
              * Truyền thuyết lẫn lịch sử: ( Truyện Hai Bà Trưng) nói lên ý nghĩa  khởi đầu của sự sống còn của người Việt là mối kết hợp sinh động (dịch), là yếu tố tương giao quyết định vợ-chồng ( Tiên-Rồng, Âm-Dương, Mẫu hệ-Phụ hệ...), tạo dựng nên dòng giống Việt
             * Truyện Hồng Bàng: Lạc Long Quân- Âu Cơ: Như là một biểu tượng cho sự kiện kết hợp âm-dương của con người, sinh ra nhân lọai.
              * Đất [núi, cao nguyên, đất liền, đảo]- Nước[ suối, sông, ngòi và biển]. Các chuyện như Truyện Ngư Tinh, Truyện Hồ Tinh, Truyện Đầm Nhất- Dạ ( Tiên Dung- Chử Đồng Tử), Truyện Dưa Hấu ( An Tiêm)..., như trưng ra yếu tố giao thoa Âm-Dương, bao gồm luôn sự phát triển xã hội lòai người, từ Mẫu hệ sang Phụ hệ.

3/. Kinh tế & xã hội :
Nông-Ngư nghiệp đều bắt nguồn từ ý niệm ĐẤT- NƯỚC ( truyện Sơn tinh-Thủy tinh ở trong Lĩnh Nam Chích Quái), từ thời Văn Lang cho tới nay:


               * Long Quân dạy dân cư trú và phát triển nếp sống còn: Truyện Hồng Bàng, Truyện Ngư Tinh,...
                 * Nông nghiệp: 5 yếu tố “đất, nứơc, phân, cần, giống”. Lũy tre làng (truyện Phù Đổng Thiên Vương xử dụng tre đánh giặc Ân). Truyện Trầu Cau ( Miếng trầu là đầu câu chuyện), Truyện Bánh Chưng...
                 * Ngư nghiệp: Long Quân cứu dân khỏi nạn đe dọa của bọn thủy quái.( Truyện Ngư Tinh)..
                 * Nông-Ngư: Nhờ sự liên tục xuất hiện của Long Quân điều hợp mà 2 ngành Nông - Ngư song song hịên diện mà tạo dựng thành nếp sống còn của dân Việt từ cổ thời.
                  * Yếu tố thích ứng để sống còn: “ Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ

4./ Ý niệm tự chủ & độc lập tiêu biểu của dân Việt:
            a/.
Đất Nước:Quốc- gia , Nước- Nhà.
                
* “Nam Quốc Sơn Hà Nma đế cư..., Lý Thường Kiệt (1019- 1105):Tự chủ-Độc lập.
                 * “Sơn hà cương vực đã chia...” : Bình Ngô Đại Cáo( 1427) của Nguyễn Trãi.
                 * “Thề Non Nước” (1920) Bài thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889- 1939). Nội dung bài thơ bao hàm ý niệm Vũ trụ quan- Nhân sinh quan để nói lên mối tương quan liên hệ sống còn khắng khít  giữa vạn vật vũ trụ, giữa người dân Việt với Đất-Nước.
             b/.Ngôn ngữ Việt : Tiếng nói & chữ viết.
                 * Văn chương truyền khẩu: ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích  Việt Nam.
                 * “ Tiếng Việt”[02]
              
* “ Chỉ sợ đàn con quên Việt ngữ
                       Đừng lo lũ trẻ kém Anh văn
” Cụ BẢO VÂN, Bùi văn Bảo (1917- 1998)
          
     IV./ Chứng liệu văn hóa của văn minh:
1/. Túi khôn của nhân lọai:
“Nhân linh ư vạn vật”= Nhận thức – Sáng tạo- Điều chỉnh[03]

             a/. Vũ trụ quan
: Quan sát rồi hiểu & nắm vững được riềng mối sự vận chuyển không ngừng của vũ trụ-vạn vật, thiết lập thành quan niệm để điều hợp vũ trụ sao có lợi ích cho sự sống của con người:
                                         * Kinh Dịch:( 2852- 2738 TCN)  Di dịch - Giao dịch – Biến dịch – Bất dịch.
                                        * Heraclite( 536- 475 TCN) “ Không bao giờ tắm được trong một dòng nước”[ “Everything flows”, “You cannot step twice into the same stream”.]
             b/. Nhân sinh quan:
                   *  Căn bản nhận thức: Trời- Thượng Đế- Chúa - Phật -...: Tên gọi khác nhau, nhưng chỉ diễn đạt cho duy nhất một ý niệm.
                  * Tam tài: THIÊN- ĐỊA- NHÂN: Con người là chính, & luôn điều chỉnh nhận thức qua tiến trình mở rộng kiến thức & cuộc sống của lòai người.
                  * Phật Thích Ca (623 – 553 TCN): Quán chiếu; Giới – Định - Tuệ.
                  * Jesus Chris ( đầu Công nguyên):  Tĩnh tâm
                  *  Socrates (469 - 399 TCN ):- “Connais-toi toi-même”, Hãy tự biết mình.
                                                                  - “What I do not know I do not think I know”: Cái mà tôi không biết là cái mà tôi không nghĩ là tôi biết =
                 * Descartes (1596- 1650): “ I think, therefore I am”: Tôi nghĩ, vậy tôi hiện hữu.
              c/.  Diễn trình tiến hóa của thể chế xã hội:
              
 - Viện Nguyên Lão( 753 TCN – 603 CN)- Nắm trách nhiệm hành pháp, bầu và cố vấn nhà vua, tư pháp. Từ tư tưởng của Aristotle (384- 322 TCN) đến Cộng Hòa La Mã.( 509- 31 TCN )
                -  Dân quyền: Tam quyền phân lập (Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp)
* Từ các tư tưởng của John Locke (1596-1704), Montesquieu( 1689- 1775), Rousseau( 1712- 1778) sang  Hiến Pháp Hoa Kỳ ( 1787)
2/.Thực chất phát triển dân tộc qua lịch sử:
            
* Trung Hoa: - Học thuyết: luôn đề cao “vương đạo”;
                                     - Phụ hệ: làm chính ( Khổng giáo)
                                        -  Thực tế lịch sử: “nuốt chửng” các dân thiểu số & lân bang.
            
             * Việt Nam:    - Chưa bao giờ có mà chỉ thâu hái học thuyết, chủ thuyết của người.
                                        - Yếu tính 'quật cường' & 'thích ứng' để trường tồn.
                                        - Thực tế lịch sử: “Hòa nhi bất đồng”.

        V./ Tầm nhìn từ sự kiện Biển Đông VN:
1/.Khả năng cụ thể từ những diễn biến đang xảy ra:
               
*  Tiết lộ rõ nét dần mối liên hệ chủ- tớ kết nối với lưỡng lợi, quyền thế, giữa CSVN & TC.
               
* Tuần tự phục hồi nhận định đúng về quá khứ lịch sử Việt trên một thế kỷ nay.
             
  *  Thay đổi mối tương giao, đặc biệt  với TC & Hoa Kỳ.
                * Tạo cơ hội cân bằng giềng mối sống còn có lợi ích chung cho dân cư Việt với thế giới.
                * Đẩy mạnh được mức quan trọng từ hiểu biết đến ý muốn của người dân nói chung.
                * Thiết lập & mở rộng tầm thực thi “tự do- dân chủ- dân quyền” trong các cộng đồng người gốc Việt, trong & ngòai nước.            
2/. Nền tảng mới của dân tộc:
              
 *  Tình hình khá phức tạp & tinh vi của ngọai giao& thương mại quốc tế hiện nay [04]
                * Người Việt hải ngọai và trong nước hiện giờ mỗi lúc một thêm phối hợp chặt chẽ và hữu hiệu, như là 2 khối nhân-vật lực tiêu biểu, dù ở cách xa nhau qua biển cả và lục địa nhưng  mỗi lúc một thêm gắn bó trong diễn trình vận động và tiếp nối thực hiện sức sống trường tồn của dân Việt [05]
                * Một VN tự chủ & phát triển, trong bước tiến tòan cầu hóa: 30 năm nay, Hà Quốc Bảo, một kỹ sư đang làm việc cho nhà máy nguyên tử của Tri Cities ở tiểu bang Washington, đã từng gợi ý với nhóm thổ dân da đỏ bản xứ về dự án dựng một tượng Nữ Thần Tự Do của di dân ở mấy đảo trên vịnh Seattle hướng mặt ra phía tây Thái Bình Dương, như một biểu tượng mới nhất, tiếp nối sự hiện diện của bức tượng Nữ Thần Tự Do ở New York, phía đông bắc Hoa Kỳ../.
--------------------------------------------------------------------------        
Chú thích:
* TC  vừa rút Giàn khoan 981 về gần đảo Hải Nam ( July/ 16/ 2014): Vì tránh bão(?). “Về cơ bản, CSVN đã đầu hàng ( xem bài Từ sự kiện TC rút giàn khoan HD891)

[01] “..chính 'ông cụ'(HCM) cũng luôn luôn chịu sức ép của một thế lực lớn lao, nên 'ông cụ' cũng rất e ngại tay chân tai mắt của thế lực ấy. Đấy là cả một guồng máy thống trị của ý thức hệ mà trọng tâm của nó nằm ở Bắc Kinh hay ở Mátxcơva!..( trang 49)... Đấy là những kinh nghiệm sống động để có thể hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch hiện vẫn đang bao phủ lên thân phận dân tộc, lên đất nước ta. Nó đã đưa tới tình trạng suy đồi đạo lý trong xã hội ta ngày nay. Một xã hội ung thối bởi căn bệnh trầm kha bất trị, căn bệnh xảo trá, căn bệnh thủ đọan của 'đảng'!..(trang 72), * “ CSVN rất sùng bái TC.., cứ như là con đẻ của đảng CSTQ..”( trích 'Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối' Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ tái bản, 2014)

-[02] “...Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay


Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.


 


Mỗi sớm dậy nghe bốn bể thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.


 


Ai thuở trước nói những lời thứ nhất

Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt

Ai người sau nói tiếp những lời yêu?


Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể

Có gọi thầm tiếng Việt giữa đêm khuya?

Ai ở phía bên kia cầm súng khác

Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.


 


Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...”


(Trích bài thơ “ Tiếng Việt ” của Lưu Quang Vũ [1948-1988], tr.322-325, tập thơ “Thơ và Đời”1999).


[03] Kinh Dịch ( 2852- 2738 TCN): “ Nhất Âm nhất Dương chi vị ĐẠO”: Đạo ( khởi đầu tạo dựng ra vũ trụ-vạn vật, và đặc biệt là con người) là kết quả giao thoa & kết hợp của Âm-Dương.


[04]- Sau khi giao tiếp Mỹ-TC( 1972, chủ động là Henry Kissinger & TT Richard Nixon),Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ đã đứng ngòai xa quan sát cuộc chiến Hòang Sa & Trừong Sa giữa 2 hải quân VNCH & TC.
      - Nga-TC ký kết cung cấp dầu khí dài hạn, tổng cộng 400tỷ MK( tháng 6/2014)
      - TC & Mỹ đẩy mạnh giao thương (7/14)
      - TC & Nam Hàn bàn giao thương, dựa trên căn bản cùng là nạn nhân thời Đệ II Thế Chiến ( 7/14)
      - Thượng viện Mỹ đồng  nhất ra nghị quyết (15/07/14 ) lên án hành động của TC ở Đông hải & Biển Đông VN, đồng thời trong cuộc viếng thăm BK, Ngoại trưởng Kerry yêu cầu TC phải giảm tình hình căng thẳng của Biển Đông( ngưng xây các công thư & cơ sở, rút các lực lượng hải quân về..)

[05]Khả năng kết hợp trong ngòai của Phong trào tranh đấu cho một VN tựdo- dân chủ- nhân quyền:
           A/. Trong nước:
                  * I /.Thóat Trung- Thóat Cộng: Đưa đến vấn đề TỰ CHỦ.
                  *II /.
Hai lọai Đối Lập: - Đối lập trung thành – Đối lập tự do.
                  * III /.
Phong trào Xã hội Dân Sự : - Khối 8406( 2007)- Nhóm Bô-Xít (2009)- Diễn Đàn Xã hội Dân Sự, Văn Đòan Độc lập, Hội Nhà Báo Độc lập( July04/ 2014)...
                             - Các phong trào: Ủy ban Hỗ trợ Công Đòan độc lập, Giải phóng Phụ Nữ....
                             - Liên minh hàng ngang: “Nhóm 16 hội đòan dân sự” họp tại chùa Liên Trì ( June 05/ 2014)...
                            - Các Bloggers: như Anh Ba Sàm, Ngừơi Buôn Gió, danlambaovn.blogspot.com; Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy...
                            - Các biểu tình tranh đấu:Dân Oan, Công đòan biểu tình...
            B/. Ngòai nước:
               
* Các tổ chức chuyên môn quốc tế:Human Right Watch- Văn Bút quốc tế- Nhà báo không biên giới...
                *Các Cơ quan truyền thông & báo chí hải ngọai
                * Các Bloggers:của VOA, RFA, RFI... như Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Tín, Việt Anh, Trà Mi...
               * Các Hội đòan đấu tranh:Các Cộng đồng Gốc Việt ở Mỹ, Canada, Úc, Âu Châu; Voices ở Bỉ., VOICES của Trịnh Hội.; Khối 8406 ở Âu , Úc, Canada, Mỹ ; Liên đòan tranh đấu tại Nghị Trường ở các nước sở tại- Liên Minh cho 1 VN tự do & dân chủ của Nguyễn Đình Thắng....
                * Các sinh họat văn nghệ đấu tranh & hỗ trợ: Hội Thương Phế Binh VNCH-các hội đòan QLVNCH..., Hát cho Biển Đông & Quyền con người( July 16/ 2014)
               * Các tổ chức thiện nguyện:- của các tôn giáo, các hội đòan Ái Hữu, các nhóm cá nhân …
          C/. Tự thiêu tiêu biểu:
- Lê Thị Tuyết Mai, May 23, 2014 tự thiêu tại dinh Độc Lập,SàiGòn
                                                -
Hòang Thu, June 25, 2014, tự thiêu tại Tampa, Florida.
          

Các chú thích chi tiết cần thiết -”.. Đã đến lúc VN không thể tiếp tục mô hình (cũ) đó nữa, mà cần phát triển dựa trên các nền tảng mới, minh bạch và dân chủ.Về lâu dài, sự dân chủ hóa ở Việt Nam không có hại, mà là cũng có lợi cho TQ. Bản thân TQ, ngoài chuyện “tham ăn” trong quá trình phát triển ra thì cũng muốn được trở thành một nước văn minh, không phải là để thế giới ghê sợ và thù ghét, mà là để thế giới yêu quí tôn trọng. Hy vọng rằng đó là kịch bản tốt sẽ xảy ra trong thực tế!..”( Trích bài “Giàn khoan của TQ & Bước ngoặc của VN” của Nguyễn Tiến Dũng, 29/05/2014, trên Blog adminbasam on 30/05/2014)
-“...
biểu tình chống Trung quốc ngày 11/5/2014. Trong cuộc biểu tình lớn mà có người cho rằng đảng cầm quyền đã ngầm cho phép, những người biểu tình đã kết hợp chuyện chống Trung quốc với những yêu cầu cải tổ đất nước. Một trong những người đưa ra những đòi hỏi ôn hòa đó là blogger Mẹ Nấm nói với chúng tôi sau cuộc biểu tình:“Cá nhân tôi cho rằng đây là lúc nhà nước Việt nam phải lựa chọn sự thay đổi về đường lối đối nội lẫn đối ngoại. Đối nội là thay đổi đường lối với chính sách với những tiếng nói phản biện trong nước. Đối ngoại là thay đổi sự quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Cái câu vì một quốc gia cường thịnh thì tôi nghĩ là thông điệp ngắn mà ôn hòa.”...” ...một nền kinh tế mang tính tư nhân hơn cần có một môi trường xã hội dân chủ hơn để phát triển. Thách thức thứ hai là đối diện với những yêu cầu mở rộng dân chủ của một số tầng lớp trong nước, mà những yêu cầu này luôn đi đôi với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có khả năng cân bằng quyền lực quân sự với Trung quốc tại châu Á. Thách thức thứ ba là sự chính danh của việc cầm quyền khi không thể đối đầu được với kẻ đồng minh ý thức hệ là Trung quốc....( Trích bài “Tương lai gần của đảng CSVN giữa cuộc khủng hoảng?” của  Kính Hòa, phóng viên RFA; 2014-06-11. Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wht-is-vn-commu-futur-06112014052250.html;)
- “ ..Tựu trung lại (a) đất nước ta đang sống trong một thế giới có những thay đổi và thách thức rất gay gắt của cục diện đa cực, (b) phải đối phó với một Trung Quốc bước vào thời kỳ mới quyết liệt bá chiếm Biển Đông, (c) bản thân nước ta cũng đang đòi hỏi phải có sự thay đổi triệt để để phát triển. Do đó có thể kết luận:
Đất nước ta dứt khoát phải thoát ra khỏi sự kìm kẹp của ý thức hệ, vươn lên tự do dân chủ, để tìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới trong một thế giới đã chuyển giai đoạn và trong tình hình Trung Quốc đang đặt nước ta trước những thách thức mới.Cho phép tôi kêu gọi: Hễ là người Việt Nam, xin mỗi chúng ta hãy mở to mắt nhìn thẳng vào bốn vấn đề sống còn như vậy đang đặt ra cho đất nước hôm nay, đòi hỏi đất nước ta phải thay đổi toàn diện để giải quyết thành công...”( trích bài “Xin hãy mở mắt” của Nguyễn Trung; Nguồn: http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_HayMoToMat.htm;)
- Bà Lê thị Tuyết Mai đã tự thiêu sáng ngày 23 tháng 05/ 2014 trước dinh Độc Lập, Sàigòn, phản đối sự xâm lấn
 biển đảo Vịêt Nam.
- Ông HOÀNG THU tự thiêu tại Tampa,Florida,hôm thứ Sáu, 20/06/2014 , với bức tâm thư ghi” Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử”./.
 Phạm Quốc Bảo.
[ trích tuyển tập “Tâm Tình Một Nẻo Quê Chung”, Người Việt Books xuất bản, 2005]
28 Tháng Tám 2013(Xem: 22686)
Sau khi bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi và bài viết Phá xiềng của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận đăng tải trên các trang mạng, một số bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, nhà báo…, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp tôi đặt một số vấn đề, khiến tôi thấy cần làm rõ thêm về những suy nghĩ của mình.
28 Tháng Tám 2013(Xem: 22579)
Thời gian vừa qua, có dịp vào Sài Gòn, được tin ông Lê Hiếu Đằng phải cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn xiết bồi hồi. Sờ bàn chân ông thấy có hiện tượng phù nhẹ, nhưng trông khuôn mặt thì vẫn rất linh lợi, nhất là ánh mắt sáng láng, vẫn ngời lên cái khát vọng tha thiết về tương lai dân chủ hóa cho đất nước.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 23099)
Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012. và gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 24467)
Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 21092)
Hình thức phản kháng rõ ràng nhất, vang dội nhất chính là sự thể toàn dân Việt Nam một lòng nắm tay nhau tấn công Trung Cộng và Công Sản Việt Nam trên các trận địa chính trị, kinh tế, ngoại giao, truyền thông…
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 34501)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 21435)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 20373)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20546)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 22575)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21794)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21560)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20740)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21440)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20263)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21078)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 24574)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 25113)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21093)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23299)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.