Nguyễn Nhã: "Xin có vài ý kiến về nhận xét của anh Trần Anh Tuấn"

14 Tháng Mười Hai 20207:28 SA(Xem: 9626)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ BA 14 DEC 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Nguyễn Nhã: "Xin có vài ý kiến về nhận xét của anh Trần Anh Tuấn"

image001

NGUYỄN NHÃ


XIN CÓ VÀI Ý KIẾN VỀ NHẬN XÉT CỦA ANH TRẦN ANH TUẤN  VỀ CUỐN SÁCH “ Vietnam, Territoriality and The  South China Sea: Paracel & Spartly Islands”, dịch từ cuốn” Những Bằng Chứng Về Chủ Quyền Của Việt Nam Đối Với Hai Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa” do NXB Routledge xuất bán.


Rất cám ơn anh Trần Anh Tuấn đã chỉ ra hai lỗi rất nặng của cuốn ““ Vietnam, Territoriality and The  South China Sea: Paracel & Spratly Islands” do anh Lâm Vĩnh thế ở Canada dịch từ cuốn ”Những Bằng Chứng Về Chủ Quyền Của Việt Nam Đối Với Hai Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa” của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã


 Một là tên cuốn sách bằng Tiếng Anh “ Paracel & Spratly Islands” để chỉ hai đảo là sai. Thật ra sử dụng số nhiều cho Island là muốn chỉ số nhiều của đảo chứ không chỉ có hai Đảo, phải hiểu “Paracel Islands and Spratly Islands”. Đó là cách viết giản lược, tránh điệp ngữ, cho phép hiểu ngầm như thế, thường được áp dụng trong các tựa sách báo.Không thể hiểu là chỉ co 2 cái đảo. Độc giả nên nhớ đây là một nhà xuất bản tầm cỡ của Anh Quốc, và Tiếng Anh là Tiếng Mẹ Đẻ của họ, và với tư cách là một nhà xuất bản lớn họ Không Thể Có Những Lỗi Nặng  như sự đánh giá của tác giả Trần Anh Tuấn được.


 Tên cuốn sách này là do yêu cầu của nhà xuất bản Routledge rất nổi tiếng của Anh Quốc đề nghị vì khi dịch giả Lâm Vĩnh Thế dịch nguyên từ tên cuốn sách nguyên bản thì họ yêu cầu thay đổi để mang tính khách quan hơn, không thiên về Việt Nam thì sẽ được nhiều người nhiều phía quan tâm tới hơn.


 Chúng tôi nghĩ quan trọng là nội dung cuốn sách, nên đã đồng ý yêu cầu của nhà xuất bản rất nổi tiếng này.


 Hai là trong nội dung Cuốn sách trình bày rất mơ hồ về Công Hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chỉ trình bày về việc ủng hộ “tuyên bố 12 hải lý” mà không đề cập đến hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ), Nam Sa (Trường Sa).


Trung Quốc đang diễn giải cụ thể nói rằng 12 hải lý bao gồm từ đất liền đến các đảo ở ngòai Biển trong đó có Tây  Sa & Nam Sa.


 Trong nhiều buổi Tôi nói chuyện, nhất là tại các nước Châu Âu, các chiến sĩ tham gia cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979 đã chỉ trích Tôi khi nói đến Công hàm Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chỉ đề cập 12 hải lý mà không nói đến Tây Sa và Nam Sa.


 Tôi có nói rằng  lý luận của Trung Quốc đã diễn giải 12 hải lý bao gồm từ lục địa đến cả ở Biển bao gồm Tây Sa, Nam Sa, nên chỉ trích Tôi  như trên thì Trung Quốc thich lắm đấy vì hợp với chủ trương của Trung Quốc và như thế sẽ là đồng minh của Trung Quốc. Đối với Tôi hẳn nhiên không bao giờ là đồng minh của Trung Quốc cả mà với tính khách quan của một nhà khoa học,  Công hàm Thủ Tướng Văn Đồng chỉ nói hoan nghênh về tuyên bố 12 hải lý chứ không còn 3 hải lý hồi ấy. Trong nội dung Công hàm Thủ Tướng Phạm Văn Đồng không hề nhắc  tới Tây Sa hay Nam Sa tức Hoàng Sa , Trường Sa của Việt Nam.


 Tôi được nhiều người cho biết hiện nay chính quyền Việt Nam đang sử dụng  cuốn sách“ Vietnam, Territoriality and The  South China Sea: Paracel & Spartly Islands” để đấu tranh cho Chủ  quyền cuả Việt Nam tại Hoàng Sa , Trường Sa.


 Tôi đang cầu mong rằng nếu tất cả các thư viện nhất là các thư viện các đại học có ngành hay môn học Á Châu học mà có cuốn sách Tiếng Anh trên, thì Thế giới nhất là giới trẻ sẽ  biết rất rõ sự thật chủ quyền  tại Hoàng Sa & Trường Sa  là của Việt Nam chứ không thuộc nước nào khác. Và như vậy bất cứ người Việt yêu nước bất cứ ở đâu cũng phải chia sẻ sự cầu mong này.


Như ông “Mai Thanh Chuyết” đã phê bình nặng nề Tôi, Tôi đã viết “Thư Trả Lời Nguyễn Nhã là Ai” đã được đăng trên  www.sachhiem.net và đăng vào cuốn sách” Chân Dung Người Thầy Thế Kỷ XX”. Bài viết  về nhận xét này cũng sẽ gửi lại cho  “báo Văn Hóa Online” ở California và cũng sẽ đăng vào cuốn sách “Cuộc Chiến Chống Trung Quốc từ năm 1979 đến 1989” vì đây có liên quan đến cuộc chiến chống Trung Quốc trên biền và cả trong cuốn sách “Việt Nam Huyết Lệ Thi Thư, Tập 8: Cùng nhau khắc phục Những Xấu Xí của Người Việt” để muôn đời sau biết rõ sự thật hơn.


 Tôi rất cám ơn Anh Trần Anh Tuấn đã tạo cơ hội cho Tôi nói lên tâm nguyện này.


* Chú thích của Văn Hóa Online-California: Có lẽ Tiến sĩ Nguyễn Nhã viết nhầm tên Tiến sĩ Mai Thanh Chuyết, tên của ông là Mai Thanh Truyết . (trân trọng/lkt)