Antony Blinken và Phạm Bình Minh điện đàm về Biển Đông

05 Tháng Hai 20218:06 SA(Xem: 7496)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - THỨ SÁU 05 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California).


Antony Blinken và Phạm Bình Minh điện đàm về Biển Đông


Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Việt điện đàm, ca ngợi quan hệ song phương


05/02/2021


(theo VOA)


image001Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh hôm thứ Năm 4/2/202.


Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken hôm thứ Năm04/2/2021 điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh để thảo luận về hàng loạt chủ đề bao gồm Biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết qua một thông cáo rằng trong cuộc điện đàm ông Blinken và ông Minh ca ngợi những bước tiến đáng kể trong quan hệ hai nước trong 25 năm qua.


“Hai vị bộ trưởng cũng tái khẳng định sức mạnh của Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam và thảo luận về cam kết chung của hai nước đối với hòa bình và thịnh vượng ở một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và đối với việc bảo vệ và gìn giữ vùng Biển Đông dựa trên luật lệ,” thông cáo nói.


Trong một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin tuần trước, ông Blinken nhấn mạnh Mỹ bác bỏ các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông vượt quá giới hạn được cho phép theo luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một thông cáo.


“Ngoại trưởng Blinken cam kết sát cánh với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trước sức ép của Trung Quốc,” thông cáo nói.


Tina Hà Giang phỏng vấn Gs Carl Thayer nhận định về VN sau Đại hội XIII


(trích)


theo BBC 01/2/2021


image002Ông Nguyễn Phú Trọng giơ ba ngón tay ý nói ông tái đắc cử tổng bí thư đảng CSVN lần 3.


Gs Carl Thayer: Dưới thời cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã lùi bước ba lần khi đối mặt với các mối đe dọa và áp lực của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông. Vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã ngừng dự án thăm dò dầu khí Repsol của Tây Ban Nha tại khu vực Bãi Tư Chính. Vào năm 2019, sau cuộc đối đầu kéo dài 4 tháng tại cùng khu vực cũng như tại Lô phong lan đỏ do Tập đoàn dầu khí của Nga Rosneft điều hành, Việt Nam đã hủy hợp đồng với Tập đoàn Noble về dịch vụ của một tàu khảo sát. Tiền lệ này khiến Việt Nam rất khó tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực này.


"Thỏa hiệp lớn" đã thiết lập ảnh hưởng của cánh đảng. Họ tìm cách bảo tồn chế độ độc đảng và định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ hạn chế các lĩnh vực sẵn sàng hợp tác với chính quyền Biden nếu chính quyền này nhắc lại mối quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Điều này không có lợi cho những người bất đồng chính kiến trực tuyến cũng như các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ khác.