TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời chiến'

19 Tháng Mười 20216:05 SA(Xem: 5235)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 18 OCT 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời chiến'


image006TT Thiệu: 'Tôi muốn làm tổng thống thời khó khăn'


Ngày 27/1/1973, các bên ký kết Hiệp định Paris.


Trong số các nội dung được đồng ý, có việc tiến hành trao trả tù nhân trong vòng 60 ngày, đồng thời với toàn bộ các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam trong cùng thời gian này.


Hiệp định cũng nêu việc sẽ lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa bằng một kỳ tổng tuyển cử.


Vào cuối tháng 3/1973, phóng viên BBC Michael Charlton đã phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về quan điểm của ông đối với cuộc chiến, đối với đất nước, nhân dân và cả về đối thủ của ông, những người cộng sản.


Ông Thiệu trực tiếp trả lời bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc ở Dinh Độc Lập.


BBC: Ông đã ngồi ở vị trí này được khá lâu rồi. Ông có thích công việc này không?


TT Thiệu: Có, tôi thích.


BBC: Ông thích nó ở những điểm nào?


TT Thiệu: Tôi thích công việc của mình không phải bởi nó trao cho tôi có quyền lực để củng cố vị thế của mình, và để thỏa tham vọng chính trị của mình, mà bởi tôi muốn đảm nhận trách nhiệm để làm những điều tốt đẹp cho nước, cho dân. Tôi muốn không phải là được làm một vị tổng thống trong thời bình, mà là một vị tổng thống trong thời chiến, vào thời điểm khó khăn nhất của đất nước.


image007Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images. Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson (trái), Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Clifford (phải) trong kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Việt hôm 20/7/1968 tại Honolulu


BBC: Trong số những lời chỉ trích mà tôi nghe được, thì có người nói là ông không thích thú gì với chính trị, mà ông hiểu, và thích quyền lực. Ông thấy họ nói vậy có công bằng không?


TT Thiệu: Không. Điều đó không đúng.


BBC: Bản thân ông là người xuất thân từ vùng quê, từ một gia đình nhỏ, ở một vùng quê nhỏ. Theo ông thì vì sao Việt Cộng lại thành công, giành được sự ủng hộ của người dân ở các vùng nông thôn?


TT Thiệu: Người dân Việt Nam ở cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam thời trước 1945 đều bị những người cộng sản lừa mị. Họ không nói rằng họ là những người cộng sản mà nói họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc, thúc giục mọi người đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, để giải phóng Việt Nam khỏi sự thống trị của Pháp.


Tất cả mọi người, sau 80 năm dưới sự cai trị của người Pháp, đều muốn được độc lập, cho nên từ 'độc lập' có sức hấp dẫn rất lớn, tạo sự hào hứng trong người dân Việt Nam, cho nên tất cả đều đi theo Việt cộng trong giai đoạn đấu tranh đầu tiên.


Sau đó, khi nhận ra rằng đó không phải là cuộc đấu tranh giành độc lập mà là cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị cho những người cộng sản, thì lúc mọi người nhận ra vấn đề cũng là lúc đã quá muộn.


image008Nguồn hình ảnh, Keystone/Hulton Archive/Getty Images. Tổng thống Thiệu trong lễ khai trương một bệnh viện tại Sài Gòn hồi 3/1973


BBC: Trong hoàn cảnh nào thì ông nghĩ là những người cộng sản có thể tham dự vào chính quyền ở miền Nam Việt Nam?


TT Thiệu: Tôi cho rằng trước tiên là phải để người dân miền Nam được thực thi quyền tự quyết thông qua bầu cử tự do, dân chủ.


Sự hiện diện của quân đội nước ngoài, đặc biệt là sự xâm lược của binh lính Bắc Việt, cần phải được giải quyết. Người dân Miền Nam Việt Nam không thể thực thi quyền tự quyết của mình nếu như trên lãnh thổ Nam Việt Nam vẫn còn binh lính nước ngoài, đặc biệt là binh lính Bắc Việt, lực lượng đã tiến hành xâm lược đất nước này.


BBC: Nếu như quân đội Bắc Việt không rút lui khỏi miền Nam Việt Nam, mà vào lúc này họ đang có chừng 20 sư đoàn ở đây, thì ông sẽ làm gì?


TT Thiệu: Nếu họ không chịu rút quân, tôi nghĩ có nghĩa là họ vẫn đang nuôi dưỡng giấc mơ xâm chiếm Nam Việt Nam, vẫn lên kế hoạch để tiến hành chiến tranh.


Ngay lúc này đây, đã gần 60 ngày rồi kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn mà họ vẫn tiếp tục xâm nhập, họ vẫn tiếp tục chuyển vào Nam Việt Nam thêm xe tăng, pháo, binh lính, đó là những dấu hiệu đầu tiên sau khi Hiệp định Paris được ký - họ vẫn tiếp tục xâm nhập, vẫn tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc chiến khác.


BBC: Thỏa thuận ngừng bắn đã giúp Việt Cộng kiểm soát được những vùng rộng lớn ở nông thôn Nam Việt Nam, nếu không nói là phần lớn người dân. Nếu bây giờ có tổng tuyển cử, thì ông cho rằng bà [Nguyễn Thị] Bình người được gọi là Ngoại trưởng của Mặt Trận tại hòa đàm Paris, có được phép tiến hành vận động tranh cử tại đây không, trên các đường phố Sài Gòn, hay ngay bên ngoài Dinh Độc lập?


TT Thiệu: Trước tiên tôi có thể nói với ông rằng lợi thế của phe cộng sản vào lúc này là câu giờ, bởi hiện họ chưa kiểm soát được đủ người dân để giành chiến thắng trong các cử tri đi bầu, và những gì họ đã làm kể từ khi có thỏa thuận ngừng bắn là họ muốn kiểm soát thêm các làng xã, thêm người dân, để họ có thể kiếm được thêm phiếu trong kỳ bầu cử đó.


BBC: Tức là họ không muốn có kỳ bầu cử vào lúc này?


TT Thiệu: Họ không muốn có kỳ bầu cử ngay lập tức.


image009Nguồn hình ảnh, Keystone/Hulton Archive/Getty Images. Tổng thống Thiệu trong một lần gặp gỡ Giáo hoàng Paul VI tại Vatican, khoảng năm 1970


BBC: Đó không phải là điều mà Henry Kissinger nói hôm trước - tôi tin là ông theo dõi đầy đủ những gì ông ấy nói...


TT Thiệu: Ông ấy nói gì?


BBC: Ông ấy nói rằng có sự không nhất trí, nhưng nếu một trong hai hệ thống chính trị có thể tạo ra một chính phủ chiếm ưu thế hơn hẳn về mặt đạo đức, thì nước Mỹ sẽ không lo lắng. Tôi có thể diễn giải một cách công bằng từ những gì ông ấy nói, rằng những gì mà người ta thường nghe được ở đây, rằng ông không bận tâm xử lý tình trạng tham nhũng, và điều đó khiến người dân xa lánh chính phủ của ông.


TT Thiệu: Tôi thấy rằng những vấn đề đó có thể giải quyết được khi chúng tôi có một cuộc chiến bình thường.


Tôi nghĩ rằng ở một quốc gia nghèo với cuộc chiến kéo dài, chừng nào mà chúng tôi còn cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, điều kiện sống trong nước vẫn còn kém, thì đó là căn nguyên, là nguồn gốc của các vấn đề xã hội, trong đó có cả vấn đề tham nhũng. Nay, tôi nghĩ rằng chúng tôi đã ở trong thời bình, và các vấn đề xã hội sẽ được xóa bỏ...


BBC: Ông có vẻ như không chắc lắm vào việc ông có thể làm được điều đó?


TT Thiệu: Rồi ông sẽ thấy là tôi làm được.


BBC: Ông có nhiều người trong nước chỉ trích, tôi chắc là ông biết điều đó. Có nhiều đảng phái chính trị, và ông thì có vấn đề với báo chí, nhiều tờ báo đã bị đóng cửa, những tờ báo không hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực chiến tranh. Ai là người ở miền Nam Việt Nam mà ông tin là sẽ đứng bên ông khi cần phải lựa chọn giữa việc trở thành một quốc gia cộng sản hay một quốc gia phi cộng sản?


TT Thiệu: Tôi tin là người dân miền Nam Việt Nam sẽ lựa chọn quốc gia phi cộng sản. Tất nhiên là chúng tôi không phải là người hoàn hảo, không phải là một thể chế hoàn hảo, nhưng tôi nghĩ rằng người dân miền Nam Việt Nam đã xác định rồi, họ sẽ không thể sống nổi với lý tưởng cộng sản, với hệ thống cộng sản. Họ có niềm tin rằng khi chiến tranh qua đi, chế độ này sẽ đem lại điều tốt đẹp hơn cho họ. (BBC 6/4/2018)

28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17568)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15120)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16884)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18117)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17060)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16473)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16408)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15372)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16691)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15858)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17386)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19969)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15774)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15041)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15248)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14625)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16407)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26228)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."