Hội nghị COP26: Biden tố Tập - Putin; Nga Tầu phản pháo; Vietjet tung tiền tỷ lót đường cho Chính

05 Tháng Mười Một 20213:18 CH(Xem: 6891)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ SÁU 05 NOV 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Hội nghị COP26: Biden tố Tập - Putin; Nga Tầu phản pháo; Vietjet tung tiền tỷ lót đường cho Chính


Tổng thống Biden nói Trung Quốc, Nga 'sai lầm lớn' khi không dự COP26


Đông A


03/11/2021


Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 2/11/2021 cho rằng Trung Quốc và Nga Xô không thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc chống biến đổi khí hậu vì lãnh đạo 2 nước này không tham dự COP26.


image002Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo ngày 2.11.2021 ở Glasgow, Scotland. Reuters


Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP26), Tổng thốngJoe Biden nói việc ông có mặt và đưa ra những lời hứa là bằng chứng cho thấy "nước Mỹ đã trở lại”, AFP đưa tin.


Ông Biden cũng nhắc đến việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không đến dự hội nghị.


“Trung Quốc đang cố gắng khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới, nhưng lãnh đạo của họ lại không xuất hiện. Làm sao bạn có thể như vậy và tuyên bố mình có khả năng lãnh đạo?", ông Biden phát biểu trước khi lên máy bay rời Glasgow, nơi tổ chức COP26.


"Thành thật mà nói, đây là sai lầm lớn của Trung Quốc khi lãnh đạo nước này không xuất hiện. Thế giới đã nhìn vào Trung Quốc và tự hỏi 'họ đang mang lại giá trị gì?'", tổng thống Mỹ nói thêm.


Kể từ khi Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, ông Tập không thực hiện chuyến công tác nước ngoài nào. Tại COP26, chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố ngắn gọn qua văn bản. Nhà lãnh đạo Trung Quốc, đất nước phát thải carbon nhiều nhất thế giới, kêu gọi tăng tốc hành động vì khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, ông Tập không đưa ra các biện pháp hoặc cam kết cụ thể mới.


Tổng thống Biden cũng nói về sự vắng mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại COP26, thậm chí với giọng điệu gay gắt hơn. Nga là nước phát thải carbon nhiều thứ tư trên thế giới.


"Các lãnh nguyên của ông ấy đang bốc cháy - theo nghĩa đen. Ông ấy đang gặp vấn đề nghiêm trọng về khí hậu, nhưng ông ấy lại im lặng về những hành động mình có thể thực hiện", ông Biden phát biểu.


Dù Tổng thống Biden chỉ trích Chủ tịch Tập vì không tham gia COP26, Thủ tướng Anh Boris Johnson, người chủ trì hội nghị, có cái nhìn khác. Ông Johnson cho rằng việc ông Tập vắng mặt không có nghĩa là Bắc Kinh “không tham gia” COP26. Thủ tướng Anh cũng nói phái đoàn của Trung Quốc tại hội nghị có “cấp độ rất cao".


"Đồng hồ tận thế" sắp điểm nếu thế giới không hành động vì khí hậu.


Trưởng đoàn đàm phán khí hậu của Trung Quốc, ông Giải Chấn Hoa, vào ngày 2.11 đã bày tỏ sự lạc quan về việc các quốc gia có thể đạt thỏa thuận về thị trường carbon toàn cầu tại Glasgow ngay cả khi căng thẳng Mỹ-Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt. (theo TNO)


Nga, Trung Quốc phản pháo sau khi bị Mỹ chỉ trích vì lãnh đạo không dự COP26


Đông A


03/11/2021


Trung Quốc và Nga hôm 3.11.2021 đã đáp trả việc Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích Bắc Kinh và Moscow không thể hiện vai trò lãnh đạo vì Chủ tịch Tập và Tổng thống Nga Vladimir Putin không đến dự COP26.


image003Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Reuters


AFP đưa tin Moscow và Beijing ngày 3.11 đã phản pháo Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP26).


"Hành động quan trọng hơn lời nói", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu ngày 3.11.


“Chúng ta cần đối phó với biến đổi khí hậu bằng hành động cụ thể chứ không phải là những lời nói suông. Các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Trung Quốc là có thật", ông Uông nói thêm.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ ra rằng việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận về biến đổi khí hậu Paris dưới thời cựu Tổng thống Donald Trum đã gây tổn hại đến thỏa thuận.


Điện Kremlin ngày 3.11 cũng bác bỏ lời chỉ trích của Tổng thống Mỹ Joe Biden và tuyên bố rằng Nga nghiêm túc về vấn đề biến đổi khí hậu.


"Chúng tôi không đồng tình", phát ngôn viên Dmitry Peskov của Điện Kremlin nói với các phóng viên khi được hỏi về tuyên bố của Tổng thống Biden.


“Chúng tôi chắc chắn không xem nhẹ tầm quan trọng của hội nghị ở Glasgow. Hành động của Ngalà nhất quán, thấu đáo và nghiêm túc”, ông Peskov nói thêm.


image004Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Điện Kremlin. Reuters


Ông Peskov cho biết Moscow nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu và trên thực tế đang phải đối mặt với "những thách thức nghiêm trọng hơn" so với các quốc gia khác.


"Lãnh nguyên của chúng tôi đang cháy, nhưng đừng quên rừng ở California, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác cũng đang cháy”, ông Peskov nói thêm.


Ông Peskov cũng cho biết Nga "rất có trách nhiệm" về biến đổi khí hậu với các kế hoạch dài hạn nhằm giảm lượng khí thải và đa dạng hóa các nguồn năng lượng.


Tổng thống Biden cũng nói về sự vắng mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại COP26, thậm chí với giọng điệu gay gắt hơn. "Các lãnh nguyên của ông ấy đang bốc cháy - theo nghĩa đen. Ông ấy đang gặp vấn đề nghiêm trọng về khí hậu, nhưng ông ấy lại im lặng về những hành động mình có thể thực hiện", ông Biden phát biểu. (theo TNO)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


BBC 03/11/2021


BBC phỏng vấn nhà báo Bill Hayton


image005Nguồn hình ảnh, Getty Images. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đón Thủ tướng VN Phạm Minh Chính khi ông tới Hội nghị LHQ về Biến đổi Khí hậu COP26 ở Glasgow


Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính nhận lời mời của Mỹ dự Hội nghị LHQ về Biến đổi Khí hậu COP26 tại Glasgow, Anh Quốc.


Các doanh nhân đi cùng đoàn cũng ký nhiều hợp đồng với các đối tác Anh quốc với trị giá hàng tỷ bảng Anh.


Quan hệ Anh Việt ngày càng gần gũi hơn trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nhưng trước tiên là lĩnh vực dịch vụ, giáo dục và hàng gia công.


Nhân dịp này, BBC News Tiếng Việt phỏng vấn học giả/nhà báo TS Bill Hayton, tác giả nhiều cuốn sách và báo cáo về Việt Nam và quan hệ Anh-Việt


BBC: Trong một ấn phẩm gần đây có tên "Đẩy mạnh quan hệ Anh-Việt trong một kỷ nguyên cạnh tranh hơn" mà ông là đồng tác giả với GS John Hemmings, ông phân tích các khía cạnh tích cực của quan hệ Anh-Việt. Ông có thể giải thích kỹ hơn cho các độc giả BBC?


TS Bill Hayton: Chúng tôi hiểu rằng Anh quốc và Việt Nam là hai quốc gia rất khác biệt về chính trị và hoàn cảnh.


Tuy nhiên, hai nước cùng muốn hợp tác trên một số lĩnh vực nhất định. Y tế, biến đổi khí hậu và thương mại là ba lĩnh vực rõ ràng và tương đối ít gây tranh cãi.


Hai chính phủ cũng có chung quan ngại về ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang lên đối với nền chính trị toàn cầu. Cả hai nước đều muốn bảo vệ trật tự quốc tế pháp quyền hiện tại.


Trong báo cáo này, chúng tôi nhấn mạnh đến việc hai nước cần hợp tác trên nhiều lĩnh vực mặc dù có sự khác biệt về quan điểm.


Có nhiều cơ hội cho các công ty ở hai nước kinh doanh với nhau nhiều hơn và cho chính phủ hai nước thành lập quan hệ đối tác để giải quyết những vấn đề cụ thể nhất định.


image006BBC: Báo cáo của hai ông cũng khuyến nghị rằng chính phủ và chính trị gia Anh quốc, cũng như các đại diện thương mại mọi thể loại, khi tiếp cận chính phủ Việt Nam đều cần nói rõ 'tự do' là nói đến 'tự do hàng hải ở Biển Đông, vì đó là điều lãnh đạo Việt Nam hiện tại muốn nghe'. Tại sao lại có khuyến nghị này?


Tôi không nghĩ chúng tôi nói như vậy. Chúng tôi viết rằng "Cách tốt nhất để xây dựng lòng tin là tìm kiếm những điểm chung trong khi tiếp tục thấy rõ sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống chính trị của hai nước."


Chúng tôi cũng thừa nhận rằng "Quan hệ song phương mang tính xây dựng giữa Hà Nội và London cho Anh quốc có vai trò trong sự ổn định chính trị ở Việt Nam và đưa ra sự trấn an rằng Anh quốc sẽ không thực hiện các biện pháp 'chống cộng' hay khuyến khích bất ổn."


Chúng tôi không cho rằng công khai lên lớp chính phủ Việt Nam sẽ có hiệu quả về tự do ngôn luận ở nước này. Chúng tôi được biết các nhà ngoại giao Anh tiếp tục vận động cho quyền của những người như nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, nhưng họ liên hệ trực tiếp với các bộ trưởng thay vì qua truyền thông. Đạt được sự cân bằng luôn luôn là điều khó khăn nhưng nó sẽ không phải là yếu tố chính trong quan hệ giữa hai nước.


BBC: Hai tác giả của báo cáo đề xuất đào tạo cho các nhà báo Việt Nam, cũng như tăng cường trao đổi thông tin, nhưng ai sẽ làm những việc này? Và phải chăng trải nghiệm làm báo của ông tại Việt Nam trong những năm 2000 giúp hình thành ý tưởng này?


Vâng, đào tạo truyền thông là một trong 34 khuyến nghị chúng tôi đưa ra. Chính xác là chúng tôi nói chính phủ Anh nên "cung cấp các khóa học và học bổng cho các nhà báo Việt Nam để đào tạo cho họ về đạo đức, nguyên tắc báo chí và tập quán đưa tin" vì đó là điều mà chính phủ Anh đã đang làm. Trải nghiệm của tôi ở Việt Nam có nghĩa tôi không mấy lạc quan về tác động của việc đào tạo báo chí truyền thông này.


Các nhà báo trở về làm việc ở Việt Nam sau khi đi học ở Anh thường trở nên rất chán nản về hạn chế tự do biểu đạt mà họ gặp phải ở quê nhà. Tuy nhiên, một số khóa đào tạo đã giúp cải thiện kỹ năng và đạo đức của báo chí Việt Nam và đây là điều mà chúng tôi nghĩ cần được ủng hộ.


image007Nguồn hình ảnh, Getty Images. Anh quốc quan ngại về nạn buôn người từ Việt Nam sang Anh nên bất cứ điều gì làm giảm tệ nạn này đều tốt, theo TS Bill Hayton


BBC: Từ phía bên kia, ông có khuyến nghị gì cho Việt Nam trong thời gian tới?


Hãy thả Phạm Đoan Trang và tạo ra một không gian lớn hơn cho tự do biểu đạt! Tôi nghĩ khó mà có sự tin tưởng hoàn toàn giữa hai chính phủ nhưng họ có thể xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn nhiều.


Anh quốc quan ngại về nạn buôn người từ Việt Nam sang Anh nên bất cứ điều gì làm giảm tệ nạn này đều tốt. Hợp tác với nhau về sự gia nhập của Anh vào CPTPP sẽ đưa hai bên gần nhau hơn trong tương lai và sẽ giúp doanh nghiệp hai nước làm ăn với nhau dễ dàng hơn.


BBC: Anh và Việt Nam cũng đang quan tâm tin tuần này nói một College của Đại học Oxford sẽ đổi tên thành 'Thao College' nếu được bà Nguyễn Thị Phương Thảo tài trợ 155 triệu bảng Anh. Ông nghĩ gì về chuyện này?


Tôi nghĩ đây là một diễn tiến thật kinh ngạc. Tôi tin chắc là Đại học Oxford rất vui khi nhận khoản tài trợ này, nhưng tôi nghĩ nhiều trường đại học và phổ thông ở Việt Nam có thể được giúp đỡ với số tiền 155 triệu bảng Anh. Việt Nam có nhu cầu rất lớn về giáo dục và nhiều hành khách bay hãng VietJet có lẽ sẽ nghĩ tiền vé của họ nên được dùng để giúp giải quyết các vấn đề gần với họ hơn. (BBC)


++++++++++++++++++++++++++++++++++


Trường nào thuộc hệ thống ĐH Oxford nhận khoản tiền 155 triệu bảng?


02/11/2021


image008Nguồn hình ảnh, Google. Trường Linacre cho biết số tiền từ Tập đoàn SOVICO sẽ "chuyển biến" ngôi trường


Một phòng hòa nhạc mới trị giá 150 triệu bảng ở Oxford, sẽ được hoàn thành vào năm học 2024/25, sẽ được tài trợ bởi doanh nhân người Mỹ Stephen A. Schwarzman.


Trường Linacre - đào tạo sau đại học, trực thuộc Đại học Oxford của Anh đã đồng ý nhận khoản tài trợ trị giá 155 triệu bảng Anh từ một tập đoàn Việt Nam - SOVICO, do bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm chủ tịch.


Trường Linacre cho biết họ đã ký một bản ghi nhớ với tập đoàn SOVICO vào Chủ nhật tại Edinburgh.


Theo đó, Linacre College dự tính sẽ đổi tên thành Thao College sau khi nhận được khoản tài trợ đầu tiên trị giá 50 triệu bảng Anh. Theo bản tin BBC tiếng Anh, việc đổi tên - sẽ cần được Viện Cơ mật (Privy Council) thông qua - nhằm vinh danh bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO.


Tập đoàn đã lập ra Vietjet Air, hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam và HDBank, một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.


image009Nguyễn Thị Phương Thảo nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh tại Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2021. Ảnh: Vietjet Air. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Vietjet Air đã trở thành nữ doanh nhân Việt Nam đầu tiên được phong tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh, Huân chương cao quý nhất của Pháp. Giải thưởng Ordre national de la Légion d'honneur được trao cho Thảo vì những đóng góp của cô trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.


Linacre College cho biết số tiền này sẽ dùng để chi trả cho một trung tâm sau đại học mới và cho các suất học bổng bậc sau đại học.


Một phần "đáng kể" khác của khoản quyên góp sẽ được dành cho quỹ tài trợ chung của trường nhằm giúp hỗ trợ hoạt động hàng ngày.


Trường đào tạo sau đại học Linacre được thành lập vào năm 1962 và được đặt theo tên của học giả thế kỷ 16 - Thomas Linacre.


Trường Linacre cho biết SOVICO cũng đã cam kết rằng tất cả các công ty trực thuộc của họ đạt đến mức không carbon vào cuối năm 2050 "với đóng góp từ các nhà nghiên cứu hàng đầu của Oxford".


College là gì?


Đại học Oxford thực chất là một liên minh các viện nghiên cứu (institutes) và 39 colleges, còn gọi là học viện, hoặc trường.


Các college tồn tại độc lập, có quyền tự chủ tài chính, quản lý, trong hệ thống mang tính liên minh bình đẳng (federal structure) của mô hình 'collegiate university'.


Trong hàng trăm đại học Anh, truyền thống 'collegiate university' (đại học lớn gồm các học viện chuyên ngành), hiện chỉ còn được duy trì ở Oxford, Cambridge, Durham...và phần nào còn được áp dụng Đại học London (Confederation) và một số nơi khác ở Anh.


Oxford University là đại học cổ nhất trong thế giới nói tiếng Anh, và thuộc nhóm các đại học cổ nhất châu Âu, chỉ sau Sorbonne ở Pháp.


ĐH Oxford nhận sinh viên nước ngoài đầu tiên từ năm 1190.