Phần Lan, Thụy Điển cân nhắc ưu, nhược điểm của tư cách thành viên NATO

14 Tháng Tư 20229:08 SA(Xem: 3991)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 - THỨ NĂM 14 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Phần Lan, Thụy Điển cân nhắc ưu, nhược điểm của tư cách thành viên NATO


DƯƠNG KHANG


(PLO)- Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xem xét khả năng gia nhập NATO, từ bỏ niềm tin duy trì hòa bình bằng trung lập.


Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine đã khiến Phần Lan và Thụy Điển xem xét khả năng gia nhập NATO và từ bỏ niềm tin bấy lâu rằng hòa bình sẽ được duy trì tốt nhất bằng cách không công khai chọn bên, hãng Reuters đưa tin.


Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, và Thụy Điển hiện được coi là có khả năng gia nhập NATO khá cao. Đây là động thái mà Nga cho rằng sẽ gây ra "những hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng".


Tại sao Thụy Điển và Phần Lan không phải là thành viên NATO?


Phần Lan giành được độc lập từ Nga vào năm 1917 và đã tham gia hai cuộc chiến chống lại nước này trong Thế chiến thứ hai, trong đó Phần Lan đã mất một số lãnh thổ vào tay Moscow. Phần Lan đã ký Hiệp định Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ với Nga vào năm 1948, thắt chặt mức độ phụ thuộc về kinh tế và chính trị lẫn nhau và tách biệt nước này về mặt quân sự với Tây Âu.


image006Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven. Ảnh: REUTERS


Chiến tranh Lạnh kết thúc, kéo theo sự tan rã của Liên Xô, cho phép Phần Lan thoát ra khỏi cái bóng của Nga khi mối đe dọa từ Moscow giảm bớt.


Nước này đã dựa vào năng lực răn đe quân sự và quan hệ hữu nghị với Moscow để giữ hòa bình. Tuy nhiên, với chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Kiev, Moscow giờ đây dường như đã “không còn thân thiện”, theo Reuters.


Về Thụy Điển, nước này đã không tham chiến trong 200 năm và chính sách đối ngoại thời hậu chiến tập trung vào việc ủng hộ nền dân chủ trên trường quốc tế, đối thoại đa phương và giải trừ hạt nhân.


Thụy Điển đã theo chủ trương trung lập trong suốt hai cuộc chiến tranh thế giới và cả Chiến tranh Lạnh. Cho đến nay, quốc gia này vẫn không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã khiến nước này có vẻ lo ngại và hướng tới khả năng gia nhập NATO, dù nhiều người thuộc phe cánh tả trong nước vẫn hoài nghi về chương trình nghị sự an ninh của Mỹ và NATO, vốn dựa vào khả năng răn đe bằng kho vũ khí hạt nhân của Washington.


Trong những năm gần đây, Phần Lan và Thụy Điển ngày càng xích lại gần NATO, trao đổi thông tin tình báo và tham gia các cuộc tập trận của liên minh. Tham gia liên minh đồng nghĩa với việc Thụy Điển và Phần Lan sẽ nhận được sự cam kết trong khuôn khổ Điều 5, Hiệp ước Washington 1949 (còn được gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), đảm bảo rằng một cuộc tấn công vào một đồng minh NATO là một cuộc tấn công vào cả khối.


Sự ủng hộ tư cách thành viên NATO trong dân chúng và chính phủ


Các cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người Thụy Điển và đa số thành viên Quốc hội hiện tại tán thành việc nước này gia nhập NATO.


Đảng Dân chủ Xã hội của Thụy Điển - đảng lớn nhất và nắm quyền trong phần lớn thế kỷ trước - được coi là trở ngại lớn nhất đối với việc nộp đơn gia nhập khối, mặc dù họ đang xem xét lại các phản đối của mình.


Về Phần Lan, cuộc thăm dò gần đây nhất của đài truyền hình Phần Lan MTV, cho thấy 68% người Phần Lan ủng hộ và chỉ 12% phản đối tư cách thành viên NATO.


Báo cáo của các phương tiện truyền thông nước này cho thấy đa số các nhà lập pháp Phần Lan và hầu hết các bên đều ủng hộ việc gia nhập NATO, ngoại trừ đảng Liên minh Cánh tả.


Bao giờ các nước này gia nhập?


Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đã có chuyến công du đối với các nước thành viên NATO trong những tuần gần đây để tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với tư cách thành viên NATO của nước này.


Chính phủ Phần Lan đã có một số thay đổi, chỉnh sửa chính sách đối ngoại và an ninh của mình trong một sách trắng được công bố hôm 13-4. Tài liệu nói rằng chiến dịch của Nga ở Ukraine đã làm thay đổi sâu sắc môi trường an ninh của Phần Lan, song không nêu rõ liệu Phần Lan có nên gia nhập NATO hay không.


Quốc hội Phần Lan hiện đang thảo luận về vấn đề này và ông Marin cho biết quyết định sẽ được đưa ra "trong vòng vài tuần tới, chứ không phải vài tháng".


Vào ngày 7-4, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết chính phủ đã sẵn sàng để nhanh chóng nộp đơn gia nhập NATO nếu có đủ sự ủng hộ từ Quốc hội.


Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền ở Thụy Điển hiện đang tổ chức một cuộc tranh luận nội bộ về việc có nên từ bỏ sự phản đối của họ với NATO hay không và dự kiến ​​sẽ đưa ra một báo cáo trước mùa hè. Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cho biết bà muốn đợi kết quả xem xét trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.


Thụy Điển sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 9 và tư cách thành viên NATO sẽ là một vấn đề trọng tâm tranh cử. Theo đó, sự ủy quyền rõ ràng của cử tri sẽ giúp chính phủ dễ dàng quyết định hơn. Ngoài ra, quyết định của Phần Lan cũng có thể sẽ tạo ra áp lực buộc chính quyền Stockholm phải làm theo. DƯƠNG KHANG

14 Tháng Tư 2015(Xem: 16715)
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không? Hay còn tệ hại hơn nhiều?
12 Tháng Tư 2015(Xem: 17484)
* Một số bình luận ghi nhận về bản Thông Cáo Chung ký kết giữa hai đảng CSVN và CSTQ: BBC, VNTB, Ts Nguyễn Thanh Giang, Lê Anh Hùng, Ts Carlyle A. Thayer, Ts Nguyễn Nhã
09 Tháng Tư 2015(Xem: 16854)
"Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương..." Trong Ba cường quốc (cung cấp vũ khí) đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam." "Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi." "Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu."
07 Tháng Tư 2015(Xem: 15608)
"Như vậy sách lược của Henry Kissinger với Biển Đông là cứ giữ nguyên hiện trạng đầy xáo trộn như vậy càng lâu càng tốt. Đúng là sách lược ‘đục nước béo cò’. Nhờ vậy mà TQ và Mỹ tha hồ thủ lợi tốt hơn là Mỹ và TQ tranh chấp gây hấn, chiến tranh một mất một còn trên Biển Đông."
05 Tháng Tư 2015(Xem: 17218)
"Nếu kết quả của đại hội 12 được phía Mỹ toại nguyện thì đương nhiên cánh cửa TPP rộng mở đón Việt Nam. Nếu kết quả đại hội 12 không được lòng người Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa TPP khép lại đối với Việt Nam".
31 Tháng Ba 2015(Xem: 18146)
Ts Nguyễn Hưng Quốc: Một chính khách lớn và một người thầy xấu. Huỳnh Ngọc Chênh: Lý Quang Diệu có độc tài gia đình trị?
22 Tháng Ba 2015(Xem: 17245)
"Nhưng vẫn có lý do để tin rằng, ít nhất là trong nửa đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn sẽ giữ được ưu thế của nó về các nguồn lực và tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Tóm lại, trong khi kỷ nguyên ưu thế của Mỹ chưa kết thúc, nó sẽ thay đổi theo những cách quan trọng. Những thay đổi này liệu có giúp tăng cường an ninh và thịnh vượng toàn cầu hay không hiện vẫn còn chưa rõ".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 16749)
Vì sao chính phủ Hoa Kỳ quyết định lên tiếng công khai dù biết Việt Nam sẽ không hài lòng? Câu trả lời có lẽ là Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về khả năng khôi phục hiện diện quân sự của Nga ở những vùng ảnh hưởng của Mỹ. "Vịnh Cam Ranh, nơi từng là căn cứ của Hoa Kỳ và trong quá khứ cũng từng bị hải quân Pháp và Nhật kiểm soát, nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc là một cảng nước sâu tự nhiên. Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông".
15 Tháng Ba 2015(Xem: 15998)
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius, tổ chức buổi nói chuyện trực tiếp với toàn thể giảng viên và sinh viên thuộc viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội hôm 6 tháng 3-2015. Trong dịp này, đại sứ Ted Osius nêu ra 3 chủ điểm của cột mốc lịch sử -20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, gồm có:
10 Tháng Ba 2015(Xem: 18469)
Phát biểu quan trọng của Đại sứ Mỹ Ted Osious tại Đại học Quốc gia Hà Nội "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào".
05 Tháng Ba 2015(Xem: 17617)
Rà soát lại hồ sơ cá nhân của ông Kim cho thấy rằng năm 2010 ông Kim đã có một lần tấn công Đại sư Nhật tại Seoul cũng vì chung một chủ đề Thống Nhất Triều Tiên. Ông Kim Young Man, ngưòi phát ngôn của Hội Đồng Hòa Giải và Hợp Tác Thống Nhất Triều Tiên, cũng là đơn vị đã tổ chức mời ông Đại sứ Lippert đến thuyết trình, cũng đã lên tiếng xin lỗi về tình trạng mất an ninh tại sự kiện này.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 24051)
Ngày 28/10 năm 2014, trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ ngồi xếp bằng, tay đeo tràng hạt, cung kính chắp tay lạy Phật như một Phật tử thuần thành xuất hiện khắp trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thấy ai đặt vấn đề liệu hành vi trên của ông có mâu thuẫn với việc ông phủ nhận có theo bất kỳ tôn giáo nào trong các bản khai lý lịch của mình.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 21223)
Mở đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 40191)
CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 17507)
Với vô vàn cố gắng của hơn 3 năm 6 tháng, trang mạng CDQL hôm 25-1-15 qua bài viết ”MŨI THUYỀN XẺ SÓNG–MŨI CÀ MAU”, đã tung ra trận đánh lớn chống lại Đảng Cộng Sản ViệtNam-ĐCSVN- một cách khốc liệt không khoan nhượng với ý chí loại trừ tận gốc rễ ảnh hưởng của ĐCS trong xã hội Việt Nam.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 17033)
Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…” Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16195)
Điếu Cày: Kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cùng với thời gian, cả Washington lẫn Hà Nội đều theo đuổi một quan hệ gần gũi nhau hơn trên nhiều phương diện, và dần dần đã chuyển dịch từ thế đối địch sang đối tác.