Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO; Anh đạt được thỏa thuận an ninh mới với Phần Lan, Thụy Điển

16 Tháng Năm 20227:14 SA(Xem: 3739)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 – THỨ HAI 16 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO; Anh đạt được thỏa thuận an ninh mới với Phần Lan, Thụy Điển


14/05/2022 | 11:04

KHÁNH NHƯ


(PLO)- Nói về quyết định phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này không muốn lặp lại sai lầm trong quá khứ.


Ngày 13-5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết nước ông không thể ủng hộ việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì các nước Bắc Âu là “nơi có nhiều tổ chức khủng bố”, theo hãng tin Al Jazeera.


Điều đáng nói là trước đây Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần thể hiện lập trường ủng hộ việc mở rộng NATO kể từ khi nước này gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu cách đây 70 năm.


Sự phản đối này có thể cản trở quá trình gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan khi hai nước này cần phải nhận được sự đồng ý của tất cả thành viên chính thức.


Lo sợ khủng bố


Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần chỉ trích Thụy Điển và các nước Tây Âu khác vì cách xử lý của các nước này đối với những tổ chức bị Ankara coi là khủng bố, bao gồm nhóm chiến binh người Kurd PKK và YPG, cũng như các tín đồ của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen. Ankara nói rằng những người theo chủ nghĩa Gulenist đã thực hiện một âm mưu đảo chính vào năm 2016. Gulen và những người ủng hộ ông ta phủ nhận cáo buộc.


image030Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP


“Chúng tôi đang theo dõi những diễn biến liên quan Thụy Điển và Phần Lan, nhưng chúng tôi không có quan điểm tích cực" - ông Erdogan nói với các phóng viên ở Istanbul, đồng thời nói thêm rằng việc NATO chấp nhận cho Hy Lạp tham gia liên minh là một sai lầm trong quá khứ.


“Với tư cách là Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không muốn lặp lại những sai lầm tương tự. Hơn nữa, các quốc gia Bắc Âu là nơi ở của các tổ chức khủng bố" - ông Erdogan nói, song không đi sâu vào chi tiết.


“Họ (các tổ chức khủng bố) thậm chí còn là thành viên của quốc hội ở một số quốc gia. Bắt chúng tôi đồng ý với việc này là điều không thể" - ông nói thêm.


Phản ứng của Phần Lan, Thụy Điển


Đáp lại, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto kêu gọi các bên kiên nhẫn và đề xuất một cách tiếp cận từng bước để đáp lại sự phản kháng của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng cho biết ông sẽ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tại Berlin vào ngày 14-5.


Trong khi đó, Thụy Điển cho biết họ vẫn tự tin về việc nhận được sự nhất trí ủng hộ của các thành viên NATO trong trường hợp nước này xin gia nhập liên minh.


Liệu còn hy vọng cho Phần Lan, Thụy Điển?


Trước đó, NATO tuyên bố sẽ cấp cách thành viên cho bất kỳ “quốc gia châu Âu nào có lập trường tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp ước này và đóng góp vào an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương”.


Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rằng Phần Lan sẽ được "chào đón nồng nhiệt" và hứa hẹn một quá trình gia nhập "suôn sẻ và nhanh chóng". Nước này cũng nhận được sự ủng hộ của Washington.


Phần Lan và Thụy Điển đã là những đối tác thân thiết nhất của NATO, tham gia nhiều cuộc họp, thường xuyên nhận được thông báo tóm tắt về tình hình ở Ukraine và tham gia các cuộc tập trận quân sự thường xuyên với các đồng minh của khối này. Phần lớn thiết bị quân sự của họ có thể tương tác với các đồng minh của NATO.


Nói về sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng kết nạp thêm hai thành viên mới của NATO, ông Aaron Stein - giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, cho biết trên Twitter: “Giới tinh hoa về an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ coi Phần Lan và Thụy Điển là bán thù địch, vì sự hiện diện của PKK và những người theo Gulenist. Sẽ phải cần tác động lớn mới có thể lay chuyển được điều đó".


Động lực nào khiến Phần Lan, Thụy Điển nhanh chóng hướng tới NATO


30/04/2022

VĨ CƯỜNG


(PLO)- Việc hai nước gia nhập NATO sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở châu Âu khi khối này mở rộng ảnh hưởng về phía bắc.


Hãng tin AP mới đây cho biết Phần Lan và Thụy Điển có thể nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sớm nhất vào tháng 5. Động thái này sẽ khiến hai nước Bắc Âu này từ bỏ chính sách trung lập lâu đời và có thể góp phần định hình lại an ninh trên toàn châu Âu.


Ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine


Tờ The Guardian dẫn ý kiến của giới chuyên gia cho rằng tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine là nguyên nhân chính khiến Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ chính sách an ninh, đối ngoại truyền thống của mình và đi đến quyết định trở thành thành viên NATO.


image033Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto (trái), Ngoại trưởng Ann Linde (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) trong một cuộc họp báo chung hồi tháng 1. Ảnh: AFP


“Xung đột tại Ukraine đã thay đổi đáng kể diễn biến chính trị ở Thụy Điển và Phần Lan cũng như dư luận hai nước. Chiến dịch của Nga tại Ukraine là yếu tố chủ chốt đẩy hai quốc gia này gần hơn tới phương án trở thành thành viên NATO” - ông Alistair Shepherd, chuyên gia về an ninh châu Âu thuộc ĐH Aberystwyth (Anh), nhận định.


Trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Stockholm hôm 13-4, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho hay chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine “đã làm thay đổi toàn bộ bối cảnh an ninh châu Âu” cũng như thay đổi đáng kể tư duy về an ninh ở khu vực Bắc Âu.


Tờ Financial Times cho biết Thụy Điển và Phần Lan từng được coi là những hình mẫu về chính sách trung lập để vượt qua các thách thức chính trị trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, giúp hai nước củng cố và phát triển kinh tế.


Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Phần Lan đã công khai đứng về phía phương Tây nhưng vẫn duy trì chính sách không tham gia các liên minh quân sự. Người dân Phần Lan những năm qua không mặn mà với phương án gia nhập NATO, khi chưa đầy 30% số người ủng hộ lựa chọn này, tương tự ở Thụy Điển.


Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ.


Cuộc thăm dò gần đây cho thấy 68% người Phần Lan ủng hộ gia nhập NATO và tỉ lệ này tăng lên 77% nếu đó là đề xuất từ chính quyền. Còn tại Thụy Điển, số người dân ủng hộ gia nhập NATO là khoảng 50%.


Trong kịch bản nước láng giềng Phần Lan trở thành thành viên NATO, tỉ lệ ủng hộ phương án này ở Thụy Điển tăng lên 62%, theo Giám đốc tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương ở Bắc Âu Anna Wieslander.


“Ngày càng nhiều cử tri ở hai nước này tin rằng tư cách thành viên NATO sẽ giúp họ có được sự bảo vệ cần thiết và cấp bách.


Họ nhận thấy Nga từng đe dọa ba nước vùng Baltic nhưng không tấn công, vì ba quốc gia đó đều là thành viên NATO, còn Ukraine thì không” - bà Wieslander cho hay.


Về cơ bản, đây là quyền lợi của mỗi quốc gia châu Âu trong việc quyết định tương lai của chính mình. Nếu Nga tìm cách đe dọa nhằm ngăn chặn Thụy Điển và Phần Lan không nộp đơn xin gia nhập NATO thì điều đó chứng tỏ Nga không tôn trọng quyền cơ bản của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn con đường đi của họ. Tổng thư ký NATO JENS STOLTENBERG


Quan hệ nồng ấm giữa NATO và Phần Lan, Thụy Điển


Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Thụy Điển và Phần Lan đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với NATO, đặc biệt sau khi hai nước tham gia Thỏa thuận Quan hệ đối tác vì hòa bình (PFP) năm 1994 và gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 1995. PFP là thỏa thuận hợp tác mà NATO kết nối riêng với các nước Đông Âu, được cho là bước đầu tiên để các quốc gia này gia nhập liên minh, hãng tin Al Jazeera cho biết.


Thụy Điển và Phần Lan cũng thường xuyên cử lực lượng tham gia các cuộc tập trận chung với NATO. Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong huấn luyện quân sự từ năm 2015.


Tuy là đối tác thân thiết của NATO như vậy, song cả hai quốc gia Bắc Âu này đều không được bảo vệ theo Điều 5 về quy tắc phòng thủ chung theo hiệp ước của liên minh.


Giới quan sát cho rằng gia nhập NATO sẽ giúp hai nước có thêm đảm bảo an ninh và khả năng răn đe trước các mối đe dọa an ninh tiềm tàng.


Cựu đại sứ Mỹ tại NATO nhiệm kỳ 2009-2013 Ivo Daalder nhận định an ninh trên toàn châu Âu sẽ được tăng cường nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.


Tuy nhiên, điều này có thể sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt của Nga, khiến căng thẳng leo thang tại các điểm nóng như vùng Baltic vì về bản chất, việc gia nhập NATO của Phần Lan, Thụy Điển sẽ tăng cường hơn nữa hiện diện quân sự của khối này ở đây.


Cả Thụy Điển và Phần Lan đều có thể triển khai lực lượng quân đội được đánh giá là hiện đại và chuyên nghiệp của họ tới khu vực này.


Theo The Guardian, Moscow hồi ngày 11-4 cảnh báo nếu hai nước này từ bỏ chính sách trung lập trong nhiều thập niên và gia nhập NATO, Nga sẽ buộc phải khôi phục cán cân quân sự bằng cách tăng cường phòng thủ tại vùng Baltic, bao gồm triển khai tàu chiến mang vũ khí hạt nhân và tên lửa tại biển Baltic và biển Bắc. Điều này đồng nghĩa nguy cơ xung đột sẽ gia tăng tại châu Âu. Khi đó, Phần Lan và Thụy Điển sẽ trở thành tiền đồn của NATO và có thể là những nước hứng chịu hậu quả đầu tiên.


Chuyên gia Katharine Wright thuộc ĐH Newcastle (Anh) cho rằng Nga đang tìm cách tác động lên quyết định xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan nhưng chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine lại đang thúc đẩy quá trình này.


Dù vậy, trong trường hợp NATO đồng ý kết nạp Phần Lan và Thụy Điển, Nga nhiều khả năng sẽ không có những động thái quân sự quyết liệt như với Ukraine vì giới chức Moscow chỉ luôn xem Ukraine là một phần lịch sử của Nga, còn Phần Lan và Thụy Điển thì không.


“Nga nhiều khả năng sẽ không đưa quân can thiệp vào Phần Lan và Thụy Điển ngay cả khi hai nước chưa chính thức được kết nạp vào NATO và được bảo vệ bởi Điều 5. Hành động đó sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ nổ ra chiến tranh quy mô lớn” - ông Wright nói”.


Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO


Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại hạ viện hôm 28-4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định ông “quyết liệt ủng hộ” việc Thụy Điển và Phần Lan tham gia NATO, theo tờ The Washington Post.


Tuy nhiên, ông Blinken không tiết lộ chi tiết về thời gian chờ gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan mà chỉ nói rằng các nước thành viên NATO sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào tháng 5.


Trên thực tế, Mỹ từ lâu đã công khai tuyên bố ủng hộ chính sách “mở cửa” của NATO với các ứng viên xin gia nhập, song một nhà ngoại giao Bắc Âu giấu tên cho rằng đây là phát biểu thể hiện sự ủng hộ lớn nhất của Mỹ với việc kết nạp thành viên mới của NATO. Tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken được cho là có khả năng sẽ khiến Nga bất bình. VĨ CƯỜNG


Anh đạt được thỏa thuận an ninh mới với Thụy Điển và Phần Lan


12/05/2022 | 10:09

KHÔI CHƯƠNG


(PLO)- Thủ tướng Anh cho biết theo thỏa thuận an ninh mới giữa nước này với Phần Lan và Thụy Điển, tất cả các nuớc sẽ hỗ trợ lẫn nhau, kể cả về mặt quân sự, trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc một trong các bên bị tấn công.


Hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông đã đạt được các thỏa thuận mới với Thụy Điển và Phần Lan để tăng cường an ninh cho khu vực châu Âu, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ lực lượng vũ trang của cả hai nước nếu họ bị tấn công.


Các thỏa thuận mới, được chính quyền Anh mô tả là "một bước thay đổi trong hợp tác quốc phòng và an ninh", đã được Thủ tướng Johnson ký kết trong chuyến thăm Thụy Điển và Phần Lan của ông vào hôm 11-5.


“Với những thỏa thuận mới này, trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc một trong hai bên bị tấn công, tất cả chúng ta sẽ hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả hỗ trợ về mặt quân sự” - ông Johnson cho biết trong cuộc họp báo ở Helsinki.


"Cuộc chiến ở Ukraine đang buộc tất cả chúng ta phải đưa ra những quyết định khó khăn. Nhưng các quốc gia có chủ quyền phải được tự do đưa ra những quyết định đó mà không phải sợ hãi, bị ảnh hưởng hoặc bị đe dọa trả đũa” - ông nhấn mạnh.


Theo Thủ tướng Johnson, các thỏa thuận an ninh mới giữa nước này với Phần Lan và Thụy Điển sẽ giúp tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và đẩy nhanh quá trình đào tạo, tập trận và triển khai quân sự chung.


Ông cho rằng bản chất của bất kỳ sự trợ giúp nào sẽ "phụ thuộc yêu cầu của bên còn lại". Thủ tướng Anh khẳng định thêm rằng NATO là một liên minh phòng thủ và “không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai, chỉ có mục đích phòng vệ lẫn nhau".


image035Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson gặp nhau tại dinh thự thủ tướng ở Harpsund, Thụy Điển, ngày 11-5. Ảnh: REUTERS


Thụy Điển và Phần Lan có lịch sử trung lập về quân sự kéo dài suốt hai thế kỷ qua, cả hai quốc gia này đã đứng ngoài các cuộc chiến tranh kể từ năm 1814. Tuy nhiên, việc Nga phát động chiến dịch quân sự nhắm vào Ukraine đã buộc hai nước nói trên phải suy nghĩ lại quan điểm của mình.


Thụy Điển và Phần Lan đều dự kiến ​​sẽ gia nhập NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), nhưng chính quyền hai nước đều lo lắng rằng trong quá trình đơn xin gia nhập của họ được xử lý, có thể tốn đến một năm, họ sẽ dễ bị đe dọa và tổn thương.


Khi được hỏi liệu việc Phần Lan gia nhập NATO có khiêu khích Nga hay không, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ quyết định gia nhập liên minh quân sự nào của các nước châu Âu.


"Tất cả những phản ứng của chúng tôi đều là do hành động của Nga" - ông Niinisto nhấn mạnh.


Vào tuần trước, chính quyền Thụy Điển cho biết họ đã nhận được sự đảm bảo hỗ trợ an ninh từ Mỹ và Đức nếu nước này nộp đơn xin gia nhập NATO.

10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13078)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13226)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32026)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36646)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15605)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15055)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 16944)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16740)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 14837)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 15934)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14151)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16402)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15068)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14602)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14802)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17446)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15715)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13396)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."