Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO; Anh đạt được thỏa thuận an ninh mới với Phần Lan, Thụy Điển

16 Tháng Năm 20227:14 SA(Xem: 3893)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 – THỨ HAI 16 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO; Anh đạt được thỏa thuận an ninh mới với Phần Lan, Thụy Điển


14/05/2022 | 11:04

KHÁNH NHƯ


(PLO)- Nói về quyết định phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này không muốn lặp lại sai lầm trong quá khứ.


Ngày 13-5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết nước ông không thể ủng hộ việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì các nước Bắc Âu là “nơi có nhiều tổ chức khủng bố”, theo hãng tin Al Jazeera.


Điều đáng nói là trước đây Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần thể hiện lập trường ủng hộ việc mở rộng NATO kể từ khi nước này gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu cách đây 70 năm.


Sự phản đối này có thể cản trở quá trình gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan khi hai nước này cần phải nhận được sự đồng ý của tất cả thành viên chính thức.


Lo sợ khủng bố


Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần chỉ trích Thụy Điển và các nước Tây Âu khác vì cách xử lý của các nước này đối với những tổ chức bị Ankara coi là khủng bố, bao gồm nhóm chiến binh người Kurd PKK và YPG, cũng như các tín đồ của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen. Ankara nói rằng những người theo chủ nghĩa Gulenist đã thực hiện một âm mưu đảo chính vào năm 2016. Gulen và những người ủng hộ ông ta phủ nhận cáo buộc.


image030Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP


“Chúng tôi đang theo dõi những diễn biến liên quan Thụy Điển và Phần Lan, nhưng chúng tôi không có quan điểm tích cực" - ông Erdogan nói với các phóng viên ở Istanbul, đồng thời nói thêm rằng việc NATO chấp nhận cho Hy Lạp tham gia liên minh là một sai lầm trong quá khứ.


“Với tư cách là Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không muốn lặp lại những sai lầm tương tự. Hơn nữa, các quốc gia Bắc Âu là nơi ở của các tổ chức khủng bố" - ông Erdogan nói, song không đi sâu vào chi tiết.


“Họ (các tổ chức khủng bố) thậm chí còn là thành viên của quốc hội ở một số quốc gia. Bắt chúng tôi đồng ý với việc này là điều không thể" - ông nói thêm.


Phản ứng của Phần Lan, Thụy Điển


Đáp lại, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto kêu gọi các bên kiên nhẫn và đề xuất một cách tiếp cận từng bước để đáp lại sự phản kháng của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng cho biết ông sẽ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tại Berlin vào ngày 14-5.


Trong khi đó, Thụy Điển cho biết họ vẫn tự tin về việc nhận được sự nhất trí ủng hộ của các thành viên NATO trong trường hợp nước này xin gia nhập liên minh.


Liệu còn hy vọng cho Phần Lan, Thụy Điển?


Trước đó, NATO tuyên bố sẽ cấp cách thành viên cho bất kỳ “quốc gia châu Âu nào có lập trường tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp ước này và đóng góp vào an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương”.


Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rằng Phần Lan sẽ được "chào đón nồng nhiệt" và hứa hẹn một quá trình gia nhập "suôn sẻ và nhanh chóng". Nước này cũng nhận được sự ủng hộ của Washington.


Phần Lan và Thụy Điển đã là những đối tác thân thiết nhất của NATO, tham gia nhiều cuộc họp, thường xuyên nhận được thông báo tóm tắt về tình hình ở Ukraine và tham gia các cuộc tập trận quân sự thường xuyên với các đồng minh của khối này. Phần lớn thiết bị quân sự của họ có thể tương tác với các đồng minh của NATO.


Nói về sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng kết nạp thêm hai thành viên mới của NATO, ông Aaron Stein - giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, cho biết trên Twitter: “Giới tinh hoa về an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ coi Phần Lan và Thụy Điển là bán thù địch, vì sự hiện diện của PKK và những người theo Gulenist. Sẽ phải cần tác động lớn mới có thể lay chuyển được điều đó".


Động lực nào khiến Phần Lan, Thụy Điển nhanh chóng hướng tới NATO


30/04/2022

VĨ CƯỜNG


(PLO)- Việc hai nước gia nhập NATO sẽ thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở châu Âu khi khối này mở rộng ảnh hưởng về phía bắc.


Hãng tin AP mới đây cho biết Phần Lan và Thụy Điển có thể nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sớm nhất vào tháng 5. Động thái này sẽ khiến hai nước Bắc Âu này từ bỏ chính sách trung lập lâu đời và có thể góp phần định hình lại an ninh trên toàn châu Âu.


Ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine


Tờ The Guardian dẫn ý kiến của giới chuyên gia cho rằng tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine là nguyên nhân chính khiến Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ chính sách an ninh, đối ngoại truyền thống của mình và đi đến quyết định trở thành thành viên NATO.


image033Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto (trái), Ngoại trưởng Ann Linde (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) trong một cuộc họp báo chung hồi tháng 1. Ảnh: AFP


“Xung đột tại Ukraine đã thay đổi đáng kể diễn biến chính trị ở Thụy Điển và Phần Lan cũng như dư luận hai nước. Chiến dịch của Nga tại Ukraine là yếu tố chủ chốt đẩy hai quốc gia này gần hơn tới phương án trở thành thành viên NATO” - ông Alistair Shepherd, chuyên gia về an ninh châu Âu thuộc ĐH Aberystwyth (Anh), nhận định.


Trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Stockholm hôm 13-4, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho hay chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine “đã làm thay đổi toàn bộ bối cảnh an ninh châu Âu” cũng như thay đổi đáng kể tư duy về an ninh ở khu vực Bắc Âu.


Tờ Financial Times cho biết Thụy Điển và Phần Lan từng được coi là những hình mẫu về chính sách trung lập để vượt qua các thách thức chính trị trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, giúp hai nước củng cố và phát triển kinh tế.


Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Phần Lan đã công khai đứng về phía phương Tây nhưng vẫn duy trì chính sách không tham gia các liên minh quân sự. Người dân Phần Lan những năm qua không mặn mà với phương án gia nhập NATO, khi chưa đầy 30% số người ủng hộ lựa chọn này, tương tự ở Thụy Điển.


Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ.


Cuộc thăm dò gần đây cho thấy 68% người Phần Lan ủng hộ gia nhập NATO và tỉ lệ này tăng lên 77% nếu đó là đề xuất từ chính quyền. Còn tại Thụy Điển, số người dân ủng hộ gia nhập NATO là khoảng 50%.


Trong kịch bản nước láng giềng Phần Lan trở thành thành viên NATO, tỉ lệ ủng hộ phương án này ở Thụy Điển tăng lên 62%, theo Giám đốc tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương ở Bắc Âu Anna Wieslander.


“Ngày càng nhiều cử tri ở hai nước này tin rằng tư cách thành viên NATO sẽ giúp họ có được sự bảo vệ cần thiết và cấp bách.


Họ nhận thấy Nga từng đe dọa ba nước vùng Baltic nhưng không tấn công, vì ba quốc gia đó đều là thành viên NATO, còn Ukraine thì không” - bà Wieslander cho hay.


Về cơ bản, đây là quyền lợi của mỗi quốc gia châu Âu trong việc quyết định tương lai của chính mình. Nếu Nga tìm cách đe dọa nhằm ngăn chặn Thụy Điển và Phần Lan không nộp đơn xin gia nhập NATO thì điều đó chứng tỏ Nga không tôn trọng quyền cơ bản của mỗi quốc gia trong việc lựa chọn con đường đi của họ. Tổng thư ký NATO JENS STOLTENBERG


Quan hệ nồng ấm giữa NATO và Phần Lan, Thụy Điển


Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Thụy Điển và Phần Lan đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với NATO, đặc biệt sau khi hai nước tham gia Thỏa thuận Quan hệ đối tác vì hòa bình (PFP) năm 1994 và gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 1995. PFP là thỏa thuận hợp tác mà NATO kết nối riêng với các nước Đông Âu, được cho là bước đầu tiên để các quốc gia này gia nhập liên minh, hãng tin Al Jazeera cho biết.


Thụy Điển và Phần Lan cũng thường xuyên cử lực lượng tham gia các cuộc tập trận chung với NATO. Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong huấn luyện quân sự từ năm 2015.


Tuy là đối tác thân thiết của NATO như vậy, song cả hai quốc gia Bắc Âu này đều không được bảo vệ theo Điều 5 về quy tắc phòng thủ chung theo hiệp ước của liên minh.


Giới quan sát cho rằng gia nhập NATO sẽ giúp hai nước có thêm đảm bảo an ninh và khả năng răn đe trước các mối đe dọa an ninh tiềm tàng.


Cựu đại sứ Mỹ tại NATO nhiệm kỳ 2009-2013 Ivo Daalder nhận định an ninh trên toàn châu Âu sẽ được tăng cường nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.


Tuy nhiên, điều này có thể sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt của Nga, khiến căng thẳng leo thang tại các điểm nóng như vùng Baltic vì về bản chất, việc gia nhập NATO của Phần Lan, Thụy Điển sẽ tăng cường hơn nữa hiện diện quân sự của khối này ở đây.


Cả Thụy Điển và Phần Lan đều có thể triển khai lực lượng quân đội được đánh giá là hiện đại và chuyên nghiệp của họ tới khu vực này.


Theo The Guardian, Moscow hồi ngày 11-4 cảnh báo nếu hai nước này từ bỏ chính sách trung lập trong nhiều thập niên và gia nhập NATO, Nga sẽ buộc phải khôi phục cán cân quân sự bằng cách tăng cường phòng thủ tại vùng Baltic, bao gồm triển khai tàu chiến mang vũ khí hạt nhân và tên lửa tại biển Baltic và biển Bắc. Điều này đồng nghĩa nguy cơ xung đột sẽ gia tăng tại châu Âu. Khi đó, Phần Lan và Thụy Điển sẽ trở thành tiền đồn của NATO và có thể là những nước hứng chịu hậu quả đầu tiên.


Chuyên gia Katharine Wright thuộc ĐH Newcastle (Anh) cho rằng Nga đang tìm cách tác động lên quyết định xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan nhưng chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine lại đang thúc đẩy quá trình này.


Dù vậy, trong trường hợp NATO đồng ý kết nạp Phần Lan và Thụy Điển, Nga nhiều khả năng sẽ không có những động thái quân sự quyết liệt như với Ukraine vì giới chức Moscow chỉ luôn xem Ukraine là một phần lịch sử của Nga, còn Phần Lan và Thụy Điển thì không.


“Nga nhiều khả năng sẽ không đưa quân can thiệp vào Phần Lan và Thụy Điển ngay cả khi hai nước chưa chính thức được kết nạp vào NATO và được bảo vệ bởi Điều 5. Hành động đó sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ nổ ra chiến tranh quy mô lớn” - ông Wright nói”.


Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO


Phát biểu trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại hạ viện hôm 28-4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định ông “quyết liệt ủng hộ” việc Thụy Điển và Phần Lan tham gia NATO, theo tờ The Washington Post.


Tuy nhiên, ông Blinken không tiết lộ chi tiết về thời gian chờ gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan mà chỉ nói rằng các nước thành viên NATO sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào tháng 5.


Trên thực tế, Mỹ từ lâu đã công khai tuyên bố ủng hộ chính sách “mở cửa” của NATO với các ứng viên xin gia nhập, song một nhà ngoại giao Bắc Âu giấu tên cho rằng đây là phát biểu thể hiện sự ủng hộ lớn nhất của Mỹ với việc kết nạp thành viên mới của NATO. Tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken được cho là có khả năng sẽ khiến Nga bất bình. VĨ CƯỜNG


Anh đạt được thỏa thuận an ninh mới với Thụy Điển và Phần Lan


12/05/2022 | 10:09

KHÔI CHƯƠNG


(PLO)- Thủ tướng Anh cho biết theo thỏa thuận an ninh mới giữa nước này với Phần Lan và Thụy Điển, tất cả các nuớc sẽ hỗ trợ lẫn nhau, kể cả về mặt quân sự, trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc một trong các bên bị tấn công.


Hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông đã đạt được các thỏa thuận mới với Thụy Điển và Phần Lan để tăng cường an ninh cho khu vực châu Âu, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ lực lượng vũ trang của cả hai nước nếu họ bị tấn công.


Các thỏa thuận mới, được chính quyền Anh mô tả là "một bước thay đổi trong hợp tác quốc phòng và an ninh", đã được Thủ tướng Johnson ký kết trong chuyến thăm Thụy Điển và Phần Lan của ông vào hôm 11-5.


“Với những thỏa thuận mới này, trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc một trong hai bên bị tấn công, tất cả chúng ta sẽ hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả hỗ trợ về mặt quân sự” - ông Johnson cho biết trong cuộc họp báo ở Helsinki.


"Cuộc chiến ở Ukraine đang buộc tất cả chúng ta phải đưa ra những quyết định khó khăn. Nhưng các quốc gia có chủ quyền phải được tự do đưa ra những quyết định đó mà không phải sợ hãi, bị ảnh hưởng hoặc bị đe dọa trả đũa” - ông nhấn mạnh.


Theo Thủ tướng Johnson, các thỏa thuận an ninh mới giữa nước này với Phần Lan và Thụy Điển sẽ giúp tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và đẩy nhanh quá trình đào tạo, tập trận và triển khai quân sự chung.


Ông cho rằng bản chất của bất kỳ sự trợ giúp nào sẽ "phụ thuộc yêu cầu của bên còn lại". Thủ tướng Anh khẳng định thêm rằng NATO là một liên minh phòng thủ và “không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai, chỉ có mục đích phòng vệ lẫn nhau".


image035Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson gặp nhau tại dinh thự thủ tướng ở Harpsund, Thụy Điển, ngày 11-5. Ảnh: REUTERS


Thụy Điển và Phần Lan có lịch sử trung lập về quân sự kéo dài suốt hai thế kỷ qua, cả hai quốc gia này đã đứng ngoài các cuộc chiến tranh kể từ năm 1814. Tuy nhiên, việc Nga phát động chiến dịch quân sự nhắm vào Ukraine đã buộc hai nước nói trên phải suy nghĩ lại quan điểm của mình.


Thụy Điển và Phần Lan đều dự kiến ​​sẽ gia nhập NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), nhưng chính quyền hai nước đều lo lắng rằng trong quá trình đơn xin gia nhập của họ được xử lý, có thể tốn đến một năm, họ sẽ dễ bị đe dọa và tổn thương.


Khi được hỏi liệu việc Phần Lan gia nhập NATO có khiêu khích Nga hay không, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ quyết định gia nhập liên minh quân sự nào của các nước châu Âu.


"Tất cả những phản ứng của chúng tôi đều là do hành động của Nga" - ông Niinisto nhấn mạnh.


Vào tuần trước, chính quyền Thụy Điển cho biết họ đã nhận được sự đảm bảo hỗ trợ an ninh từ Mỹ và Đức nếu nước này nộp đơn xin gia nhập NATO.

26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15099)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16864)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18103)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17043)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16444)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16382)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15345)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16662)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15826)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17359)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19932)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15755)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15000)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15177)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14548)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16354)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"
12 Tháng Năm 2015(Xem: 26149)
"Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng... Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 16594)
LTS: Văn Hóa nhận được bài viết của bà Trần Diệu Chân (đảng Việt Tân) qua Email. Tòa soạn đăng tải nguyên văn; và để rộng đường mục Diễn Đàn, tòa soạn cũng đăng lại bài phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương của nhà báo Tường An trên đài RFA.