Henry Kissinger: Làm sao để tránh cuộc chiến tranh thế giới mới?

19 Tháng Sáu 20227:59 SA(Xem: 3747)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 1 - CHỦ NHẬT 19 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Henry Kissinger: Làm sao để tránh cuộc chiến tranh thế giới mới?


Nguyễn Quang Khai | 18-06-2022


Tạp chí The Times của Anh ngày 11/6 đã đăng tải một cuộc phỏng vấn do nhà sử học người Scotland Niall Ferguson thực hiện với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.


image028Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: The Times


Trong cuộc phỏng vấn này, Kissinger đã nêu quan điểm của mình về các nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chính khách thời chiến tranh lạnh cũng nói về vai trò của Nga, Trung Quốc và những khoảnh khắc nguy hiểm mới.


Henry Kissinger sinh ngày 27/5/1923 tại Đức, đã bước sang tuổi 99. Adolf Hitler của Đức Quốc xã lên nắm quyền khi Kissinger mới 10 tuổi. Khi 15 tuổi, Kissinger cùng gia đình di cư đến Mỹ, nơi đầu tiên họ đặt chân đến là thành phố New York. Cựu ngoại trưởng Mỹ đã rời nhiệm sở cách đây 45 năm.


Khả năng tư duy chiến lược "siêu phàm"


Nhà sử học Niall Ferguson nhận định, dù tuổi đã cao, nhưng Kissinger không mất đi khả năng tư duy chiến lược "siêu phàm" và có thể tìm ra giải pháp cho những vấn đề hóc búa nhất. Ông có một khả năng trí tuệ đặc biệt, hoàn toàn khác với các nhà hoạch định và thi hành chính sách đối ngoại khác cùng thế hệ với ông cũng như các thế hệ sau.


Để chứng minh điều này, nhà sử học người Scotland cho biết, trong khi ông đang bận rộn viết cuốn tiểu sử thứ hai của Kissinger, thì chính trị gia kỳ cựu của Mỹ đã xuất bản không chỉ một, mà là hai cuốn sách. Cuốn đầu tiên về trí tuệ nhân tạo và cuốn thứ hai là một bộ sưu tập gồm 6 ấn phẩm nghiên cứu về tiểu sử của các nhà lãnh đạo thế giới. Hai cuốn sách này được cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt và nhà khoa học máy tính Daniel Hottenlocher đồng tác giả.


Ông Ferguson kể lại: "Chúng tôi gặp nhau tại một ngôi nhà nhỏ nghỉ dưỡng của Kissinger ở vùng nông thôn, bên trong khu rừng Connecticut, nơi ông và vợ - bà Nancy - đã dành phần lớn thời gian ở đây kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đây là lần đầu tiên sau 48 năm kết hôn, Tiến sĩ Kissinger đã có thể nghỉ ngơi, thoát khỏi sự cám dỗ của các nhà hàng sang trọng ở Manhattan và những bữa tiệc chiêu đãi ở Bắc Kinh. Ông đã giảm được nhiều cân. Mặc dù phải chống gậy khi đi lại, dùng máy trợ thính và nói rất chậm, nhưng hoàn toàn không nhầm lẫn và đầu óc của ông vẫn minh mẫn như ngày nào."


image030Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: The Times


Sở trường chọc giận cả cánh tả lẫn cánh hữu


Kissinger cũng không đánh mất đi sở trường của mình trong việc chọc giận các giáo sư tự do và các sinh viên tiến bộ tại Đại học Harvard - nơi ông xây dựng danh tiếng của mình như một học giả và một nhà trí thức của công chúng trong những năm 1950 và 1960.


Theo nhà sử học Ferguson, mọi ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia (chức vụ đầu tiên mà H. Kissinger nắm giữ trong chính phủ Mỹ) đều phải đưa ra lựa chọn gây tranh cãi.


Antony Blinken và Jake Sullivan - những người hiện đang giữ các vị trí đó - năm ngoái đã quyết định rút quân khỏi Afghanistan và năm nay đang viện trợ vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD cho Ukraine. Bằng cách nào đó, những hành động đó đã không khơi dậy phản ứng trái chiều như đã hướng tới Kissinger trong nhiều năm qua về vai trò của ông trong các sự kiện như Chiến tranh Việt Nam.


Không gì có thể chứng minh rõ ràng hơn khả năng của Kissinger chọc giận của cả cánh tả và cánh hữu là cuộc tranh cãi nổ sau bài phát biểu ngắn gọn của ông vào ngày 23/5 vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sỹ).


Kissinger phát biểu: "Một nền hòa bình nào đó cuối cùng phải được đàm phán, ranh giới phân chia giữa Ukraine và Nga nên trở lại nguyên trạng trước đây". Đó là thời điểm trước ngày 24/2/2022.


Tổng thống Ukraine Zelensky đã vô cùng tức giận và công kích Kissinger dữ dội vì tuyên bố này, cáo buộc ông đang tìm cách xoa dịu Nga.


Mặc dù vậy, Kissinger vẫn tin rằng, ông Zelensky "đang thực hiện một sứ mệnh lịch sử" và ông Zelensky xuất thân từ một gia đình chưa từng xuất hiện trong giới lãnh đạo Ukraine ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử từ trước tới nay, là người Do Thái giống như mình.


Kissinger nói về hai Tổng thống Zelensky và Putin


Kissinger nói rằng ông Zelensky là một Tổng thống đã "dám" đối đầu với Nga, đồng thời huy động được tiềm lực quốc gia và dư luận quốc tế ủng hộ mình một cách mạnh mẽ nhất. Cựu Ngoại trưởng Mỹ mô tả đây là một thành tựu tuyệt vời của Tổng thống Ukraine.


Tuy nhiên, theo Kisinger, câu hỏi vẫn còn đặt ra là liệu ông Zelensky có thể duy trì điều đó trong việc kiến tạo hòa bình, đặc biệt là một nền hòa bình đòi hỏi một số hy sinh hay không?


Sau đó, nhà sử học người Scotland đã hỏi Kissinger về đối thủ của ông Zelensky là Tổng thống Nga Putin - người mà Kissinger đã gặp nhiều lần kể từ đầu những năm 1990 khi ông Putin còn là Phó thị trưởng thành phố St. Petersburg.


image032Kissinger đã nhiều lần gặp gỡ ông Putin. Ảnh: The Times


Kissinger cho biết, ông Putin là một "nhà phân tích sâu sắc", dựa trên quan điểm coi Nga là một thực thể thần bí được gắn kết với nhau trong một đất nước rộng lớn có tới 11 múi giờ bằng "nỗ lực tinh thần". Theo quan điểm này, Ukraine luôn đóng một vai trò đặc biệt, nhưng điều này lại mâu thuẫn với những giai đoạn lịch sử khi Ukraine tách khỏi Đế chế Nga.


Tuy nhiên, Kissinger lại nói, vấn đề của Tổng thống Putin là Nga đang gặp khó khăn và đánh giá sai về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này. 


Về việc mở rộng NATO


Trả lời câu hỏi liệu NATO có kết nạp Phần Lan và Thụy Điển hay không và như vậy liên minh này có trở nên quá lớn không?


Chính trị gia kỳ cựu này cho rằng, các thành viên của NATO nhất trí với nhau trong vấn đề Ukraine, bởi vì nó nhắc nhở về những mối đe dọa cũ. NATO đã hành động cực kỳ tốt và ông ủng hộ những gì họ đã làm. Câu hỏi đặt ra hiện nay là làm thế nào để kết thúc cuộc chiến ở đó. 


Cuối cùng, cần phải tìm được một chỗ đứng cho Ukraine và một chỗ đứng cho Nga trên thế giới, nếu không muốn Nga trở thành một tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu.


Trung Quốc thay thế Liên Xô


Về Trung Quốc, Kissinger nói, nước này đang đóng vai trò giống như Liên Xô trước đây và thế giới hiện nay đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai. Ông nhấn mạnh rằng, hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc với khả năng có thể áp đặt quyền bá chủ của mình lên toàn cầu, đang đối đầu với nhau như những đối thủ cạnh tranh lớn nhất.


Kissinger nói, Chiến tranh Lạnh thứ hai còn tiềm ẩn nguy cơ lớn hơn Chiến tranh Lạnh thứ nhất, bởi vì cả hai siêu cường hiện nay đều có các nguồn lực kinh tế tương đương (điều này chưa bao giờ xảy ra trong Chiến tranh Lạnh thứ nhất) và các công nghệ hủy diệt thậm chí còn đáng sợ hơn, đặc biệt là với sự ra đời của trí tuệ nhân tạo.


Điều này có nghĩa là chiến tranh sẽ dẫn đến sự thụt lùi của nền văn minh, nếu không muốn nói là hủy diệt nó.


Tuy nhiên, ông cũng nói, hai siêu cường "có nghĩa vụ chung tối thiểu để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thảm khốc xảy ra."


Kissinger nói về Việt Nam


Henry Kissinger đã nhân cuộc gặp lịch sử với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào năm 1971 tại Bắc Kinh để đề xuất thay đổi căn bản trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, nhằm đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.


image034Kissinger gặp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào năm 1971 tại Bắc Kinh. Ảnh: The Times


Năm 2019, Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia Mỹ đã công bố hồ sơ mật đã được giải mã về biên bản cuộc họp ngày 9/7/1971, trong đó Kissinger - khi đó là cố vấn an ninh quốc gia - cam kết rằng Mỹ sẽ không ủng hộ độc lập cho Đài Loan.


Tài liệu số 139 nằm trong tập 17 về Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, giai đoạn 1969-1976, khẳng định lời thừa nhận của Kissinger rằng: "Việt Nam là một đất nước anh hùng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc vĩ đại". Điều này được chính cựu cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ nói ra trong cuộc hội đàm cấp cao với Thủ tướng Trung Quốc năm 1971.


Những tài liệu này cũng chỉ ra rằng, chính quyền cựu Tổng thống Richard Nixon đã quyết tâm rút khỏi miền Nam Việt Nam, thậm chí là đơn phương, kể cả khi điều đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn. (theo Tổ Quốc)


Henry Alfred Kissinger sinh ngày 27/5/1923, là một chính trị gia, nhà ngoại giao và nhà tư vấn địa chính trị người Mỹ gốc Đức, từng là Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.


Là một người tị nạn Do Thái cùng gia đình chạy trốn khỏi Đức Quốc xã năm 1938, ông trở thành Cố vấn An ninh Quốc gia năm 1969 và Ngoại trưởng Mỹ năm 1973. Do tham gia vào các cuộc đàm phán tại Paris về ngừng bắn ở Việt Nam, năm 1973, Kissinger đã nhận được Giải thưởng Nobel Hòa bình trong hoàn cảnh gây tranh cãi: hai thành viên của ủy ban trao giải đã từ chức để phản đối.


Là một thành viên của Realpolitik (chính trị thực tế), Kissinger đóng một vai trò nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1969 đến năm 1977. Trong giai đoạn này, ông là người khởi xướng chính sách hòa dịu với Liên Xô, nối lại quan hệ với Trung Quốc, tham gia vào các hoạt động ngoại giao con thoi ở Trung Đông nhằm chấm dứt Chiến tranh tháng 10/1973 giữa Israel và các nước Ả Rập, đàm phán Hiệp định Hòa bình Paris nhằm chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam.


Chính sách Realpolitik của Kisinger đã dẫn đến các hành động gây tranh cãi như việc Mỹ tham gia vào cuộc đảo chính quân sự ở Chile năm 1973, ủng hộ Pakistan trong cuộc chiến với Bangladesh, bất chấp tội ác diệt chủng do Pakistan gây ra.


Sau khi rời chính phủ, ông thành lập Kissinger Associates - một công ty tư vấn địa chính trị quốc tế. Kissinger cũng đã viết hơn mười cuốn sách về lịch sử ngoại giao và quan hệ quốc tế.


Kissinger là một nhân vật gây tranh cãi và phân cực trong chính trường Mỹ. Những đánh giá về Henry Kissinger có sự khác biệt rất lớn. Nhiều học giả hàng đầu của Mỹ coi Kissinger là Ngoại trưởng Mỹ có tầm ảnh hưởng nhất kể từ năm 1965; trong khi nhiều nhà hoạt động nhân quyền và luật sư lại lên án, cáo buộc ông là tội phạm chiến tranh.


Sau khi cựu Ngoại trưởng George Shultz qua đời vào tháng 2/2021, hưởng thọ 100 tuổi, Kissinger là cựu thành viên chính phủ Mỹ cao tuổi nhất còn sống và là thành viên cuối cùng còn lại trong chính quyền của Tổng thống Nixon.

image036

http://ttvn.toquoc.vn/cuu-ngoai-truong-my-kissinger-o-tuoi-99-lam-sao-de-tranh-cuoc-chien-tranh-the-gioi-moi-8202218681813670.htm
23 Tháng Chín 2014(Xem: 22082)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24683)
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21920)
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại thì Việt Nam hủy bỏ các Hiệp ước Bảo hộ trước kia với Pháp.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 20326)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet, cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 19775)
Trái với dự đoán của người quan tâm, nhận định các cuộc biểu tình của phe ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bùng phát trên cả nước sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014 do quân đội Hoàng Gia Thái Lan thực hiện, nhưng cho đến nay, khi thủ lĩnh đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha lên làm thủ tướng, đất nước Thái vẫn khá bình yên.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 20057)
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”. Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
25 Tháng Tám 2014(Xem: 20979)
Sách Cổ Học Tinh Hoa kể chuyện: “Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ nói : ‘Chẳng khi nào con ta lại giết người’. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
21 Tháng Tám 2014(Xem: 19006)
Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 20177)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai và một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 17292)
Sự kiện hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam một cách khá bất ngờ, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 19281)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47. Đề nghị của phía Mỹ là phải ngưng tất cả mọi hoạt động, mọi leo thang trên Biển Đông.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 17382)
Trong một cuộc họp khẩn cấp kéo dài đến tối khuya Chủ Nhật hôm trước, Hội Đồng này đã thông qua một lời nhận định mạnh mẽ nhất về cuộc chiến này, dưới hình thức “một bản thông báo cấp tổng thống” (presidential statement) lên tiếng yêu cầu đôi bên hãy tức thời ngưng bắn để có thể thực hiện được một cuộc trợ giúp và cứu trợ cần thiết cho khối dân Palestine khốn khổ đang nằm trong hai lằn lửa đạn.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 19569)
Nhưng tôi không khỏi có cảm giác đó chính là những gì ông muốn nói khi được hỏi về sự phát triển của vùng cao nguyên ở Việt Nam trong cuộc gặp tình cờ tại miền nam nước Pháp. Chính xác hơn ông Nguyên Ngọc nói về "lời nguyền tài nguyên".
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19501)
Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội? Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 20506)
Đã hơn một tuần kể từ khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981, dù có một vài nghi ngại nhưng nhìn chung dư luận Việt Nam đã tương đối lắng dịu, đặc biệt với sự xuất hiện của siêu bão Ramasun và vụ tai nạn máy bay MH17.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 17695)
Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18092)
“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 18884)
Thế là chuyện lạ đã xảy ra...Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị Quyết về biển Đông, yêu cầu Trung Quốc quay về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu TC rút giàn khoan 981, một việc mà Quốc Hội Việt Nam đã không dám làm, đã không thể làm và thực sự đã không làm...
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 18301)
Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17726)
Ngày 4 tháng 7 năm 2014 Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) tên tiếng Anh là Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) công khai tuyên bố thành lập nhằm “Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”?