Nikkei Asia: Đảng CS quá mạnh so với chính phủ khiến VN 'ngả về phía Nga và TQ'

07 Tháng Ba 20237:18 SA(Xem: 4527)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 2 – THỨ BA MAR 07, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Nikkei Asia: Đảng CS quá mạnh so với chính phủ khiến VN 'ngả về phía Nga và TQ'


06/3/2023


image008AFP Contributor. Vụ Đảng CS cho Chủ tịch Cs VN Nguyễn Xuân Phúc về nghỉ trước hạn gây choáng cho nhiều nhà quan sát Phương Tây.


image010Nguyễn Xuân Phúc: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á”. Lời ông.


image012Chiều 5/1/2023 - 476/484 đại biểu Quốc hội VN chính thức thông qua Nghị quyết đảng miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (trái) và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.


Võ Văn Thưởng lại quyết liệt chống 'Diễn biến hòa bình'


image014TNO - 28/06/2019, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, yêu cầu chủ động, quyết liệt hơn trong đấu tranh chống 'Diễn biến hòa bình'.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Một bài mới trên trang Nikkei Asia Review ở Nhật Bản đặt câu hỏi về hướng đi của Việt Nam sau các vụ "thanh trừng ở cấp cao" của Đảng Cộng sản.


Bài "How viable is Vietnam as a 'friend-shoring' destination?" của Toru Takahashi hôm 05/03/2023 nói các thay đổi lãnh đạo gần đây ở Việt Nam làm nổ ra quan ngại về "sự chuyển hướng về phía Trung Quốc và Nga" của Hà Nội.


Bài báo nhắc đến chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Singapore trong tháng 2 và việc ông Chính tiếp bà Katherine Tai ở Hà Nội sau đó (13-14/02/2023). Đây là những động thái nhằm khẳng định chính phủ VN vẫn "chào đón đầu tư nước ngoài" (open to business) và việc VN tham gia sáng kiến thương mại IPEF do Hoa Kỳ dẫn đầu, không có Trung Quốc.


Nhưng theo bài báo, việc ông Phạm Minh Chính có còn giữ được vị trí hay không hiện vẫn là câu hỏi.


Và việc Đảng CS sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng thăm TQ về, đã loại bỏ ba nhà lãnh đạo khác liên tục gần đây, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị cho là dấu hiệu xấu về xu hướng của Việt Nam.


Có ý kiến từ ông Nobukatsu Imamura, nhà nghiên cứu chính của think tank Nhật Bản Sekai Seikei Chosakai, cho rằng quan hệ của VN với Hoa Kỳ và TQ sẽ không thay đổi, tờ Nikkei viết.


Thế nhưng, ông M.K. Bhadrakumar, một nhà ngoại giao đã thôi chức vụ của Ấn Độ thì cho rằng Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng nặng ý thức hệ, và ít thân Phương Tây hơn (more ideological and less pro-Western direction).


Trong một bài trên Asia Times, ông Bhadrakumar cho rằng cán cân giữa Đảng và Chính phủ ở VN nay "nghiêng về phía ưu thế cho Trung Quốc và Nga".


Toru Takahashi đồng ý với quan điểm của ông Bhadrakumar và cho rằng những diễn biến mới nhất việc thay đổi nhân sự cao cấp ở VN "ủng hộ quan điểm đó".


Tuy thế, GS đã nghỉ hưu Trần Văn Thọ (ĐH Waseda) lại cho rằng những diễn biến gần đây chỉ có tác động tiêu cựu về ngắn hạn còn "chính sách kinh tế sẽ không đổi, bởi tính chính danh của Đảng Cộng sản VN gắn với thành tích tăng trưởng".


Bên cạnh Hoa Kỳ, dù Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các quan hệ với đối tác Nhật Bản, Ấn Độ, có quan chức thuộc chính phủ Nhật nêu ra cách nhìn thận trọng:


"Các hành động của Hà Nội cần phải được theo dõi cặn kẽ (to be monitored carefully) để xem có hay không thay đổi nào đó trong vị thế [của họ] với thương mại tự do và công bằng."


image015ASEAN nhóm họp tại Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng 11/2022. Trong tháng 2/2023 Thủ tướng Cs VN Phạm Minh Chính có chuyến thăm Singapore.


Bài báo kết luận rằng toàn cầu hóa và tự do mậu dịch đóng vai trò chủ chốt cho việc tăng trưởng nhanh của VN nhưng tình hình thế giới đang chuyển biến mau.


"Washington nay định nghĩa cuộc cạnh tranh với Trung Quốc như một cuộc chiến giữa dân chủ và chủ nghĩa độc đoán, và nền kinh tế thế giới đang ngày càng chia rẽ thành các khối, dựa trên những lợi ích chiến lược."


Từ đó, theo bài báo, các nhà hoạch định chính sách trên thế giới cần cân nhắc kỹ lợi ích và rủi ro trong việc gắn kết các mối liên hệ kinh tế với Việt Nam, nhất là sau các vụ hạ bệ những nhà lãnh đạo chủ chốt (key leaders) ở nước này.


Tuy bài báo của Nikkei không viết ra nhưng gần đây, Việt Nam liên tiếp bỏ phiếu trắng, tránh lên án Nga trong các lần LHQ mở nghị quyết để bảo vệ Ukraine.


Xu thế hạn chế báo chí và kiểm soát mạng xã hội ở VN cũng nhận được cảnh báo từ các tổ chức theo dõi truyền thông, nhân quyền.


Về phía mình, chính phủ VN luôn cho rằng những thông tin, chỉ trích này "thiếu khách quan". (theoBBC)


+++++++++++++++++++++++++++


Ngoại trưởng Nga đến Hà Nội làm gì khi đi họp G20 ở Bali-Indonesia?


image017Trước khi đi dự Hội nghị Ngoại trưởng G20 ở Bali-Indonesia, Ngoại trưởng Nga Lavrov đẽ đến Hà Nội hội kiến với TBT đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng ngày 06/7/2022. Ngay trong buổi họp báo chiều 6/7/2022 tại Hà Nội, ông Lavrov lớn tiếng đe dọa Mỹ và châu Âu. Không ngẫu nhiên, ngày 7/7/2022, trên trang “Asia Times” đăng bài phân tích khá dài với tựa đề “Tại sao Việt Nam không thể và sẽ không rời bỏ Nga”.


Hôm 8/7/2022, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã bỏ cuộc họp Bali với các ngoại trưởng trong nhóm G20, sau khi đại diện các nước phương Tây đồng loạt lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraina.