Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?

10 Tháng Tư 20238:34 SA(Xem: 4115)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 – THỨ HAI APRIL 10, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Thái Anh Văn: Tổng thống Đài Loan - người dám thách thức Trung Quốc - là ai?


4 tháng 4 2023


image008Nguồn hình ảnh, EPA. Bà Thái Anh Văn đã nhậm chức Tổng thống Đài Loan vào năm 2016 và tái đắc cử nhiệm kỳ lần thứ hai sau một chiến thắng áp đảo hồi năm 2020


Tổng thống Thái Anh Văn rời Đài Loan vào ngày 29/03 trong chuyến đi 10 ngày tới thăm các đồng minh Trung Mỹ, Guatemala và Belize - hai trong số 13 quốc gia duy nhất trên thế giới có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.


Chuyến đi bao gồm một chặng dừng chân ngắn ở New York lúc đi và Los Angeles trên đường trở về.


Dự kiến, bà sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy - chính trị gia cấp cao nhất của Mỹ sau tổng thống và phó tổng thống tại California.


Trung Quốc coi động thái này là "một sự khiêu khích" đủ nghiêm trọng để tiến hành trả đũa.


"Áp lực bên ngoài sẽ không cản trở quyết tâm vươn ra thế giới của chúng tôi," bà Thái Anh Văn nói trước khi lên máy bay đến New York.


Nhưng quan điểm toàn cầu của bà về cách Đài Loan nên định vị bản thân như thế nào đã được thể hiện rõ ràng kể từ khi bà tham gia chính trường cách đây hơn 30 năm.


Nhà đàm phán thương mại


image009Nguồn hình ảnh, Reuters. Vài ngày trước chuyến thăm chính thức của bà Thái Anh Văn tới Guatemala và Belize, Đài Loan đã mất đi quốc gia Mỹ Latin Honduras với tư cách là một đồng minh ngoại giao


Bà Thái Anh Văn tốt nghiệp luật tại Đại học Quốc gia Đài Loan và hoàn thành bằng thạc sĩ tại Trường Luật Đại học Cornell năm 1980.


Bà tiếp tục lấy bằng tiến sĩ tại Đại học London School of Economics and Political Science vào năm 1984, chuyên về luật cạnh tranh và thương mại quốc tế.


Bà trở thành cánh tay đắc lực của ông Lý Đăng Huy, vị tổng thống giám sát việc chấm dứt thời kỳ thiết quân luật ở Đài Loan và quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang chế độ dân chủ. Bà Thái trở thành cố vấn chính sách thương mại của ông Lý vào đầu những năm 1990.


Bà là người đi đầu trong các cuộc đàm phán thương mại mở đường cho việc Đài Loan gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) vào năm 2002.


image010Nguồn hình ảnh, Getty Images. Bà Thái Anh Văn và cựu Tổng thống Lý Đăng Huy tại một cuộc vận động chính trị ở thành phố Tân Bắc vào năm 2012. Ông Lý đã qua đời vào năm 2020


'Mềm mỏng nhưng cứng rắn'


Năm 2000, Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP), ủng hộ độc lập, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, chấm dứt sự thống trị liên tục của Quốc dân đảng (KMT), của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đại lục đã tháo chạy ra hòn đảo này sau thất bại trước phe cộng sản sau cuộc Nội chiến Trung Quốc.


Tổng thống Trần Thủy Biển bổ nhiệm bà Thái làm chủ tịch Hội đồng Các vấn đề Đại lục, một tổ chức chịu trách nhiệm về quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc.


Sau khi nói chuyện với một nhóm doanh nhân Đài Loan vào tháng 02/2001 về cách bà sẽ xử lý các cuộc đàm phán với phía Trung Quốc, truyền thông địa phương mô tả bà Thái là người "mềm mỏng nhưng cứng rắn".


Bà Thái là một đảng viên độc lập vào thời điểm đó - bà chỉ gia nhập DPP vào năm 2004.


Phong cách nhẹ nhàng và cách cư xử của bà Thái khiến bà khác biệt với các "thành viên cao tuổi" trong toàn bộ giới chính trị, điều này đã giúp bà có lợi trong việc thu hút các cử tri trẻ tuổi.


Nhiều 'lần đầu tiên'


image011Nguồn hình ảnh, Reuters. Biểu tình phản đối Hiệp định thương mại dịch vụ xuyên eo biển (Cross-Strait Service Trade Agreement) tại Quốc hội Đài Loan vào tháng 03/2014


Chiến thắng của bà Thái trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 một phần là nhờ sự nổi tiếng của bà đối với những cử tri trẻ tuổi và những người lần đầu đi bầu, những người tham gia Phong trào Hoa hướng dương hai năm trước đó.


Hàng trăm sinh viên và các nhà hoạt động trẻ tuổi đã chiếm quốc hội để phản đối một hiệp định thương mại với mức độ hợp tác kinh tế chưa từng có giữa Trung Quốc và Đài Loan.


Những người biểu tình nói rằng hiệp định đó sẽ khiến Đài Loan dễ bị tác động từ áp lực của Bắc Kinh.


Trong bối cảnh mà một số phương tiện truyền thông Đài Loan gọi là "cuộc nổi dậy của thanh niên" - gần 3/4 cử tri từ 20 đến 29 tuổi đã đi bỏ phiếu - bà Thái Anh Văn đã làm nên lịch sử với tư cách là nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan.


image012Nguồn hình ảnh, Reuters. Văn phòng Tổng thống Đài Loan công bố hình ảnh vào tháng 12/2016 cho thấy bà Thái đang điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump


Một trong những lần đầu tiên khác của bà là cuộc gọi cho ông Donald Trump để chúc mừng ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ - phá vỡ lập trường mà Washington đặt ra vào năm 1979 khi chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh.


Việc một tổng thống hoặc tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ nói chuyện trực tiếp với một nhà lãnh đạo Đài Loan là điều hết sức bất thường.


Trung Quốc gọi cuộc điện đàm là một "trò mánh khóe vặt vãnh".


Bà Thái, khi tìm cách xoa dịu căng thẳng, cho biết bà không thấy trước những thay đổi chính sách lớn trong tương lai gần "bởi vì tất cả chúng ta đều thấy giá trị của sự ổn định trong khu vực".


Vào năm 2019, bà đã ký thông qua một dự luật mang tính đột phá biến Đài Loan thành nước châu Á đầu tiên nơi các cặp đôi đồng giới có thể kết hôn hợp pháp.


Động thái này đã mang lại cho bà sự khen ngợi trên toàn cầu nhưng bà cũng vấp phải sự phản đối từ các đối thủ thuộc phe bảo thủ ở quê nhà.


Độc thân


Trong khi quyền kết hôn của tất cả mọi người đang được tranh luận, sự chú ý được chuyển hướng, tập trung vào tình trạng hôn nhân của chính bà Thái với tư cách là một phụ nữ độc thân.


Bà thường xuyên phải đối mặt với những câu hỏi về quyết định không kết hôn và không có con của mình.


Rải rác giữa các bài đăng trên mạng xã hội của bà về chính trị, thỉnh thoảng có những bức ảnh và video về bà với thú cưng của mình: bốn con chó và hai con mèo mà bà gọi là gia đình của mình.


image013Nguồn hình ảnh, 蔡英文 Tsai Ing-wen Facebook. Bà Thái và chú chó cưng chúc mọi người một Lễ tình nhân hạnh phúc trên Facebook của bà năm nay


Gia đình nơi bà Thái Anh Văn lớn lên đến từ miền nam Đài Loan. Bà sinh năm 1956 ở một làng ven biển, là con út trong gia đình có 11 người con.


Cha bà có bốn người vợ. Bà đã chia sẻ sự thán phục của mình với giới truyền thông về khả năng của bố mình trong việc giữ cho tất cả mọi thành viên gia đình đều hạnh phúc.


Hãng tin nhà nươc Tân Hoa Xã của Trung Quốc từng mô tả bà là "một nữ chính trị gia độc thân", người "không có gánh nặng cảm xúc về tình yêu, gia đình hay con cái".


Sau một lần nữa chỉ trích việc bà không có con, lần này là bởi một đối thủ Quốc Dân Đảng trong chiến dịch bầu cử năm 2019, bà Thái đã lên Facebook để phản pháo.


"Hôm nay có người nói tôi chưa sinh con bao giờ nên không liên quan đến nỗi lo của cha mẹ dành cho con cái."


"Việc tôi là phụ nữ, chưa lập gia đình và không có con luôn bị coi là một vấn đề. Giống như nhiều phụ nữ phục vụ cộng đồng, tôi làm việc chăm chỉ gấp đôi để chứng tỏ bản thân.


"Nhưng thời thế đang thay đổi và Đài Loan đang tiến về phía trước. Có hay không có con cái sẽ không ảnh hưởng đến sự tận tâm phục vụ thế hệ tiếp theo của chúng tôi."


'Đứng lên và bảo vệ chính mình'


image015Nguồn hình ảnh, Reuters. Bà Thái tuyên bố vào tháng 12 rằng bắt đầu từ năm 2024, nghĩa vụ quân sự bắt buộc sẽ tăng từ bốn tháng hiện tại lên một năm


Kể từ khi nhậm chức tổng thống, bà đã từ chối nhượng bộ yêu cầu của Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc.


Bà kiên quyết rằng Đài Loan đã là một quốc gia có chủ quyền và không cần phải tuyên bố độc lập.


Khi Trung Quốc đưa tàu chiến, máy bay ném bom và máy bay trinh sát xung quanh Đài Loan để thực hiện "các cuộc tập trận cần thiết" vào tháng 04/2019, bà đã nói: "Những hành động này chỉ nhằm củng cố quyết tâm của chúng tôi."


Bà nói: "Các lực lượng quân sự của chúng tôi có khả năng, quyết tâm và cam kết bảo vệ Đài Loan và không cho phép chịu sự cưỡng ép về quyết định tương lai cho chính chúng tôi".


image016Chỉ vài ngày trước chuyến đi của bà Thái đến Mỹ, Honduras đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vì Trung Quốc, nghĩa là chỉ còn 13 quốc gia chính thức công nhận hòn đảo này, giảm so với con số 22 khi bà Thái lần đầu nhậm chức.


Khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc càn quét Hong Kong vào năm 2019, bà nhắc nhở người dân Đài Loan rằng "Hong Kong đang trên bờ vực hỗn loạn do thất bại của 'Một quốc gia, Hai chế độ'.


"Và Trung Quốc vẫn đang đe dọa áp đặt mô hình này lên chúng ta," bà nói.


"Khi tự do và dân chủ bị thách thức và sự tồn tại của [Đài Loan] đang bị đe dọa, chúng ta phải đứng lên và bảo vệ chính mình."


Trong chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai, bà đã nhấn mạnh nhiều lần rằng việc chọn bà có nghĩa là "chúng ta chọn tương lai của mình và chọn đứng về phía dân chủ và tự do".


Bà đã chiến thắng vang dội vào tháng 01/2020 với hơn 57% số phiếu - gồm hơn tám triệu phiếu bầu.


image017Nguồn hình ảnh, Getty Images. Bà Thái đã trao tặng cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi (trái) danh hiệu dân sự cao nhất của Đài Loan khi bà đến thăm hòn đảo này


Khi bà bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ thứ hai, căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.


Tháng Tám năm ngoái, Bắc Kinh đã vô cùng tức giận trước chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Nancy Pelosi đến mức họ đã tiến hành nhiều ngày diễn tập quân sự bắn đạn thật xung quanh hòn đảo này.


Nay Bắc Kinh đưa ra cảnh báo liên quan đến một cuộc gặp có thể xảy ra giữa bà Thái và McCarthy.


image018Reuters. Cộng đồng Đài Loan ở New York tổ chức sự kiện chào mừng bà Thái Anh Văn


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng các quan chức cấp cao của Đài Loan quá cảnh qua đất nước này là "không có gì mới" và phù hợp với mối quan hệ không chính thức của Washington với Đài Loan.


Đây là chặng dừng chân lần thứ bảy của bà Thái Anh Văn tại Mỹ trong thời gian bà làm tổng thống.


Chỉ vài ngày trước chuyến đi của bà Thái đến Mỹ, Honduras đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vì Trung Quốc, nghĩa là chỉ còn 13 quốc gia chính thức công nhận hòn đảo này, giảm so với con số 22 khi bà Thái lần đầu nhậm chức.


image019Một trong những lần đầu tiên khác của bà là cuộc gọi cho ông Donald Trump để chúc mừng ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ - phá vỡ lập trường mà Washington đặt ra vào năm 1979 khi chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 21045)
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Đây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng. Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19916)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20164)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 22165)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21402)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21165)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20361)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21107)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19887)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20687)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 24179)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 24712)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20665)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22854)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24070)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24176)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21600)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22454)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21571)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 26449)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".