Việt Nam sắp xếp xong ‘Tứ Trụ’, quốc tế đánh giá thế nào?

25 Tháng Năm 20247:07 SA(Xem: 2483)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 1 - THỨ BẨY 25 MAY 2024


Hoa Thịnh Đốn, Bắc Kinh; ông Tô Lâm sẽ ‘thăm’ nơi nào trước?

image003

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Việt Nam sắp xếp xong ‘Tứ Trụ’, quốc tế đánh giá thế nào?


image001"Tứ Trụ" hiện tại của Việt Nam


BBC 25/5/2024


Sau khi ông Tô Lâm bước vào “Tứ Trụ”, nhiều nhà quan sát quốc tế quan tâm về khả năng kế nhiệm chức vụ tổng bí thư của ông.


Theo nhiều nhà quan sát, Chủ tịch nước Tô Lâm đang trên đường hướng tới chiếc ghế tổng bí thư tại Đại hội Đảng 14 vào đầu năm 2026. Tuy nhiên, đó là một lộ trình gập ghềnh.


Cũng có một số ý kiến đánh giá rằng ông Tô Lâm sẽ đối mặt với những khó khăn trên cương vị chủ tịch nước.


Sau những biến động và sắp xếp vừa qua, “Tứ Trụ” hiện tại gồm: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.


Các khả năng kế nhiệm tổng bí thư


Trong bài viết đăng tải ngày 21/5 trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu ISEAS (Singapore), Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng Đại tướng Tô Lâm là một “ứng cử viên nổi bật”.


Giải thích cho đánh giá này, ông Hiệp nhắc tới sự nghiệp trong ngành công an của ông Tô Lâm:


“Vị trí bộ trưởng Công an trước đó của ông Tô Lâm đã khiến ông có sức ảnh hưởng đáng kể tới các quan chức cấp cao khác, bao gồm cả ủy viên Trung ương Đảng.”


“Tuy nhiên, sự thăng tiến của ông [Tô Lâm] còn phụ thuộc vào người kế nhiệm [chức bộ trưởng Công an].”


Trong bài viết ngày 22/5 trên NikkeiAsia, bà Futaba Ishizuka, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Phát triển JETRO (Nhật Bản), đã nhắc tới mối quan hệ của ông Tô Lâm và Bộ Công an.


"Việc ông Tô Lâm duy trì ảnh hưởng trong Bộ Công an sẽ là một trong những yếu tố then chốt quyết định liệu ông có thể trở thành tổng bí thư hay không,” bà Ishizuka nhận định.


Hiện vẫn chưa có ai ngồi vào chiếc ghế bộ trưởng Công an còn trống.


Thứ trưởng thường trực Trần Quốc Tỏ đang được phân công điều hành hoạt động của bộ này.


Trong một bài viết trên website của đài Al Jazeera vào ngày 22/5, Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) cho rằng sau khi rời ghế bộ trưởng Công an, ông Lâm “khó có thể hạ được ông Phạm Minh Chính”.


Ngoài ông Tô Lâm, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cũng sẽ là một ứng cử viên đáng chú ý cho chức vụ tổng bí thư, đặc biệt là khi ông này được “lịch sử ủng hộ”.


Ở đây ông Hiệp đang nói trường hợp cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Năm 1997, ông Lê Khả Phiêu đã nhậm chức tổng bí thư từ vị trí Thường trực Bộ Chính trị - một vị trí tương đồng với thường trực ban bí thư bây giờ.


Ông Lê Khả Phiêu cũng là tướng quân đội như ông Cường và đến nay thì ông Phiêu là tổng bí thư duy nhất xuất thân từ quân đội.


Cũng cần lưu ý rằng ông Lê Khả Phiêu được bầu vào giữa nhiệm kỳ để thay Tổng Bí thư Đỗ Mười, người từ chức vào năm 1997.


Việt Nam đến nay chưa có vị tổng bí thư nào xuất thân từ ngành công an.


Theo ông Hiệp, chính xuất thân từ ngành công an có thể là một điểm bất lợi cho ông Tô Lâm, bởi khi đó các lãnh đạo khác, bao gồm cả ông Trọng, có thể sẽ ngần ngại trong việc ủng hộ ông Tô Lâm kế nhiệm chức tổng bí thư.


Còn Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, đánh giá với BBC rằng tham vọng trở thành tổng bí thư của ông Tô Lâm không hoàn toàn thuận lợi, vì có vẻ ông không giành được sự ủng hộ cao từ các đồng chí của mình.


Bằng chứng là trong cuộc bỏ phiếu đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn hồi năm ngoái, ông Lâm có số phiếu “tín nhiệm cao” khá thấp (kém người đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tới 119 phiếu), trong khi nhận được nhiều phiếu “tín nhiệm thấp”.


Theo Giáo sư Thayer thì Đảng Cộng sản Việt Nam ưu tiên sự đồng thuận nội bộ, mà ông Lâm lại là một ứng viên gây chia rẽ nên tiền đồ chính trị sẽ không thuận lợi.


image005Chụp lại video, Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới


Ông Tô Lâm cũng có một số vụ việc mà các đối thủ chính trị có thể khoét sâu vào.


Hồi năm 2021, trong chuyến công tác tới Anh, ông từng có mặt tại bữa tiệc thịt bò dát vàng của đầu bếp Salt Bae tại London. Vụ việc này gây chú ý cả trong nước lẫn quốc tế trong bối cảnh đất nước đang chống dịch Covid-19.


Vụ thứ hai là vai trò của ông trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hồi năm 2017. Cơ quan điều tra, tòa án và nhiều chính trị gia tại Đức, cũng như báo chí nước này và báo chí Slovakia đã đề cập đến khả năng ông Lâm là người chỉ đạo trực tiếp.


Gần đây, đã có nhiều ý kiến đánh giá rằng Việt Nam càng ngày càng củng cố hình ảnh “nhà nước công an trị”.


Trong một bài viết ngày 22/5 trên AP News, ông Ben Swanton, đồng giám đốc của Dự án 88, một tổ chức phi chính phủ hoạt động vận động nhân quyền cho Việt Nam, đánh giá:


"Với việc ông Tô Lâm làm chủ tịch nước, Việt Nam đã trở thành một nhà nước ‘công an trị’.”


Ông Swanton dự báo rằng tình trạng đàn áp và kiểm duyệt thông tin sẽ ngày càng trở nên tồi tệ.


Có thể đây cũng sẽ là một điểm nữa khiến Đảng Cộng sản Việt Nam phải cân nhắc kỹ trường hợp của ông Tô Lâm cho vai trò tổng bí thư.


Trong bối cảnh đó và nhất là sau khi bà Trương Thị Mai mất chức thường trực Ban Bí thư, khả năng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lại được đề cập.


Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Hoa Kỳ) mới đây đánh giá với BBC News Tiếng Việt rằng có thể ông Trọng sẽ làm nhiệm kỳ thứ tư.


Sau khi bà Mai mất chức, Giáo sư Vuving nói: "Hiện chỉ còn hai người đủ tiêu chuẩn trên giấy tờ để kế nhiệm ông Trọng: Đại tướng Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính, cả hai đều có nền tảng từ Bộ Công an. Điều này sẽ làm tăng cơ hội để ông Trọng làm nhiệm kỳ tổng bí thư thứ tư liên tiếp, chưa từng có tiền lệ, nếu ông còn sống.”


Tại sao báo Đức và Slovakia nhắc lại vụ Trịnh Xuân Thanh?


image006Nguồn hình ảnh, IETNAM NEWS AGENCY/AFP/Getty Images. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã khiến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức trở nên căng thẳng


Sau khi Chủ tịch nước Tô Lâm nhậm chức vào ngày 22/5, trang web của DW, một kênh truyền thông nổi tiếng của Đức, đã nhắc lại vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin (Đức) vào năm 2017.


Truyền thông Đức khi đó đã gọi vụ bắt giữ ông Thanh là “vụ bắt cóc ở Berlin” và đặt câu hỏi liệu Slovakia có đóng vai trò trung gian trong sự việc này.


Theo hồ sơ của cơ quan điều tra và tòa án tại Đức, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc và được chở bằng xe hơi từ Đức sang Slovakia. Sau đó, ông ta bị đưa lên một chiếc máy bay rồi bay qua Moscow (Nga). Có thông tin là cùng đi trên máy bay có Bộ trưởng Công an Tô Lâm.


Sau khi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh bị điều tra và tòa án tại Đức đưa ra xét xử, Bộ Nội vụ Slovakia đã lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm vào tháng 3/2017 tới Slovakia có thể đã bị “lợi dụng” cho những mục đích vượt ra ngoài phạm vi hợp tác và hữu nghị song phương.


Theo bài viết ngày 23/5/2024 trên The Diplomat, nghi phạm trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh được xác định là “Ahn T.L.” (theo luật bảo vệ quyền riêng tư của Đức).


Người này đã bị kết án vào năm 2023 về tội cố ý giúp đỡ hành vi bắt cóc trên danh nghĩa đặc vụ nước ngoài và bị kết án 5 năm tù giam.


Thời điểm đó, tòa án ở Đức đã nói rằng “hành vi phạm tội này cho tới nay vẫn gây ảnh hưởng tới quan hệ giữa Đức và Việt Nam.”


Vào ngày 23/5/2024, báo SME lớn nhất Slovakia khi đăng tin ông Tô Lâm nhậm chức chủ tịch nước cũng đã tường thuật lại vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, trong đó có đặt ra vấn đề vai trò của Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm.


Nhiều tờ báo khác của Slovakia cũng nhắc tới kỳ án năm 2017 khi đưa tin về tân chủ tịch nước Việt Nam.


Đến nay, thông tin chính thức từ phía chính quyền Việt Nam là ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động về đầu thú.


Trong một bài viết đăng tải ngày 22/5 trên Financial Times, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời thuộc Viện ISEAS (Singapore), cho rằng ông Tô Lâm có thể sẽ gặp khó khăn khi làm chủ tịch nước.


"Ông ấy chưa bao giờ giữ bất kỳ chức vụ nào ngoài ngành công an. Sẽ dần xuất hiện những câu hỏi về khả năng lãnh đạo của ông ấy trong các vấn đề kinh tế và xã hội,” ông Giang thêm.


Bài viết này dùng cụm từ “lãng phí” khi nhắc tới bê bối ông Tô Lâm gặp phải khi ăn bò dát vàng tại một nhà hàng ở London (Anh) vào năm 2021.


Bên cạnh việc chưa bao giờ nắm giữ chức vụ ngoài ngành công an, những bê bối được quốc tế biết tới có thể gây ra những bất cập nhất định cho ông Tô Lâm trong công tác đối ngoại trên cương vị chủ tịch nước.


Chính trị ổn định trở lại?


Về việc “Tứ Trụ” đã có đủ người, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, nói với Al Jazeera rằng điều này có thể giúp chính trị Việt Nam ổn định hơn một chút.


Tuy nhiên, ông Florian Feyerabend, trưởng đại diện tại Việt Nam của Viện Nghiên cứu KAS (Konrad-Adenauer-Stiftung), lại có ý kiến khác.


Theo ông Feyerabend, đấu đá nội bộ là phương thức hoạt động chính trị của bộ máy Đảng Cộng sản và mọi chuyện vẫn sẽ tiếp diễn như vậy tới khi người kế vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được chọn.


Quay về vấn đề phát triển kinh tế, lâu nay vẫn có những đánh giá rằng bất ổn chính trị Việt Nam có tác động tiêu cực tới nền kinh tế, đặc biệt là gây ra những lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.


Do lo ngại về chiến dịch chống tham nhũng, bộ máy hành chính ở Việt Nam được cho là ngày càng trở nên “trì trệ”.


image007Nguồn hình ảnh, Maika Elan/Bloomberg/Getty Images. Bất ổn trong bộ máy lãnh đạo được cho là có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là gây quan ngại cho giới đầu tư nước ngoài


Bài viết ngày 22/5 trên NikkeiAsia cũng đề cập tới việc này.


Theo bài viết, các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản, vốn đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam, đã bắt đầu lên tiếng bày tỏ lo ngại.


"Dự án phát triển theo của chúng tôi tại Hà Nội có khả năng bị trì hoãn ít nhất một đến hai năm," một giám đốc cấp cao của một công ty thương mại Nhật Bản cho biết.


Bài viết dẫn lời nhận định của Giáo sư Ryuichi Ushiyama từ Đại học Keiai (Nhật Bản):


“Dù đã có những thay đổi chính trị, hệ thống chính quyền cộng sản khả năng cao là sẽ không có gì thay đổi.”


Trong bối cảnh “bất ổn chính trị” của Việt Nam, Giáo sư Ushiyama cho rằng Trung Quốc sẽ để ý hơn tới việc gia tăng quan hệ, cũng như tăng cường hỗ trợ cho các chính trị gia thân Trung Quốc ở Việt Nam.


Theo báo chí trong nước, sau khi nhậm chức chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã nhận được lời chúc mừng từ một số quốc gia, tổ chức, tiêu biểu gồm: Liên Hợp Quốc, Trung Quốc, Nga, Campuchia, Lào, Palestine…


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ba lần nhắc tới “Cộng đồng chia sẻ tương lai” trong lời chúc gửi tới tân Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm hôm 22/5/2024.


Ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị xã hội chủ nghĩa, núi sông liền một dải.


Ông Tập Cận Bình khẳng định hết sức coi trọng quan hệ Trung - Việt, sẵn sàng cùng Chủ tịch nước Tô Lâm duy trì trao đổi chiến lược, dẫn dắt việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam đi vào chiều sâu, thiết thực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước.


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM LẠI:


image008Cái ghế tương lai của ông Huệ. Sau chuyến thăm Hà Nội từ ngày 12-13/12/2023, ông Tập Cận Bình ‘dặn dò’điều gì với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (hai tay đang ân cần nắm chặt tay ông Tập) trong giây phút ông Huệ tiễn ông Tập lên Air China One bay về Bắc Kinh. Ảnh TTO


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình


(Chinhphu.vn) - Ngày 13/12/2023, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.


13/12/2023


image010Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: TTXVN


Tại cuộc hội kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng trước những thành quả và nhận thức chung quan trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được trong cuộc hội đàm ngày 12/12, nhất là việc hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.


Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thành quả mang tầm vóc lịch sử này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hai Đảng, hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới sâu rộng, thực chất và bền vững hơn.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Bắc Kinh bắt đầu thăm chính thức Trung Quốc


Đậu Tiến Đạt (theo TTXVN)


07/04/2024 16:06 GMT+7


Chiều 07/4/2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.


image012Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay quốc tế Bắc Kinh. TTXVN


Đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh có Phó ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Vương Đông Minh; Phó tổng thư ký Nhân đại toàn quốc Hồ Hiểu Lê; Cục trưởng Cục Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Vương Văn và một số quan chức cấp cao Nhân đại toàn quốc.


image014Phó ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Vương Đông Minh đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay quốc tế Bắc Kinh. TTXVN


Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên sau khi hai nước nâng tầm quan hệ, là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, cũng là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 5 năm.


Chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì đà tiếp xúc cấp cao, trao đổi chiến lược cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc; triển khai, cụ thể hóa nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước; nâng tầm quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc tương xứng với tầm vóc mới của quan hệ hai nước.


Ý nghĩa chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ


Chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại.


Tiến Trung 04/04/2024 02:40


image016Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có tầm quan trọng đặc biệt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
03 Tháng Năm 2024(Xem: 2308)