Dân biểu Mỹ lên án chuyến thăm Việt Nam của ông Putin

24 Tháng Sáu 20248:25 SA(Xem: 3721)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 2 - THỨ HAI 24 JUNE 2024


Dân biểu Mỹ lên án chuyến thăm Việt Nam của ông Putin


VOA 22/06/2024


image017Dân biểu Michelle Steel.


Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Michelle Steel vừa lên án chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói rằng “những ý tưởng chung” của Moscow và Hà Nội sẽ “gây ra mối đe dọa” cho người dân khắp mọi nơi.


“Bằng cách trải thảm đỏ chào đón ông Vladimir Putin sau hành động tàn bạo của ông ta ở Ukraine và thỏa thuận quân sự với Triều Tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục thể hiện bản chất thực sự của mình là cổ vũ cho cái ác và chuyên chế”, Dân biểu Michelle Steel bày tỏ trong một tuyên bố hôm 20/6.


“Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ của Việt Nam với Nga và việc tiếp tục tấn công nhân quyền khiến họ đồng lõa đe dọa sự ổn định của thế giới tự do”, nữ dân biểu đại diện cho Địa hạt 45 của tiểu bang California nhận xét.


Bà cho rằng ý tưởng chung của giới lãnh đạo Việt Nam, Nga và Triều Tiên (Bắc Hàn) “đang gây lo ngại sâu sắc cho những người coi trọng tự do và dân chủ trong chúng ta”, đồng thời bà nói sẽ tiếp tục lên tiếng chống lại “những mối đe dọa mà các quốc gia này gây ra cho người dân tự do ở khắp mọi nơi”.


VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị cho ý kiến về tuyên bố trên của Dân biểu Steel, nhưng chưa được phản hồi.


Hôm 19/6/2024, tại Bình Nhưỡng, Tổng thống Putin và Lãnh tụ Triều Tiên (Bắc Hàn) Kim Jong Un ký thỏa thuận phòng thủ chung, theo đó hai nước sẽ hỗ trợ nhau trong trường hợp một trong hai bị tấn công.


Ông Putin đến Hà Nội đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20/6 để bắt đầu chuyến thăm theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, truyền thông Việt Nam tường thuật.


Hôm 20/6, trước khi kết thúc chuyến thăm Hà Nội, Tổng thống Putin nói rằng Việt Nam “là bạn và đối tác tin cậy” của Nga, nhấn mạnh rằng ông tin tưởng chuyến thăm “sẽ tạo xung lực mới” trong quan hệ hai nước, vẫn truyền thông Việt Nam.


Về phần mình, các lãnh đạo Việt Nam tuyên bố rằng quốc gia này ủng hộ Nga “đóng góp tích cực vào công việc chung của cộng đồng quốc tế”, cũng như ủng hộ chính sách hướng Đông của Nga.


Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với ông Putin rằng Nga và Việt Nam “mong muốn thúc đẩy hợp tác về quốc phòng, an ninh, giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống trên cơ sở luật pháp quốc tế, vì hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới”.


Cũng trong chuyến thăm này, Nga và Việt Nam đã ký các thỏa thuận về các vấn đề trong đó có năng lượng, nhấn mạnh chính sách xoay trục sang châu Á của Moscow sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.


Hôm 20/5, chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, ngay sau khi ông Putin rời Việt Nam.


“Chúng tôi hy vọng rằng bất kỳ quốc gia nào, khi tham gia đối thoại với chính phủ Nga, và đặc biệt là khi tiếp đón các nhà lãnh đạo từ chính phủ Nga, sẽ thể hiện rõ sự tôn trọng của họ đối với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và truyền đạt rằng những nguyên tắc đó phải được duy trì trên toàn thế giới”, ông Matthew Miller, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, trả lời phỏng vấn của VOA News tại cuộc họp báo hôm 20/6.


Các quan chức Mỹ hôm 20/6 không đưa ra nhận định khi được các phóng viên hỏi rằng liệu có dấu hiệu nào cho thấy các công ty hoặc người Việt Nam đang hỗ trợ vật chất cho Moscow trong cuộc chiến với Ukraine hay không, hoặc liệu Washington có cảnh báo Hà Nội chớ có làm điều đó hay không.


Chuyến thăm hai nước châu Á của ông Putin được coi là thể hiện sự thách thức phương Tây, và việc Việt Nam đón tiếp ông Putin đã bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chỉ trích, theo Reuters.


Phương Tây coi ông Putin là kẻ đáng khinh và nói rằng ông ấy không nên được trao cho một diễn đàn để biện hộ về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.


Thăm Việt Nam, ông Putin mưu tìm ‘cấu trúc an ninh’ mới cho châu Á


21/06/2024

Reuters


image019Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm, phải, tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch ngày 20/6/2024.


Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố muốn xây dựng một “cấu trúc an ninh đáng tin cậy” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam ngày 20/6, một phần của chuyến công du châu Á được coi là thể hiện sự thách thức đối với phương Tây.


Một ngày sau khi ký thỏa thuận phòng thủ chung với Triều Tiên, ông Putin được 21 phát súng chào mừng tại một buổi lễ quân sự ở Việt Nam, được hai nhà lãnh đạo Cộng sản ôm hôn và được một trong hai người này khen ngợi hết lời.


Chủ tịch nước Việt Nam ca tụng ông Putin đã góp phần vào “hòa bình, ổn định và phát triển” trên thế giới.


Chuyến thăm của ông Putin đã vấp phải sự chỉ trích từ Hoa Kỳ và các đồng minh, những người coi nhà lãnh đạo Nga như một kẻ hạ đẳng và phản đối việc dành cho ông Putin một sân khấu để bảo vệ cuộc chiến của Nga ở Ukraine.


Nga và Việt Nam đã ký các thỏa thuận về các lĩnh vực bao gồm năng lượng, nhấn mạnh chính sách xoay trục sang châu Á của Moscow sau khi phương Tây áp đặt các chế tài đối với Moscow liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.


Truyền thông Nga dẫn lời ông Putin nói: “Chúng tôi cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, đây vẫn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga”.


Ông được hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời nói rằng hai nước có chung lợi ích trong việc “phát triển một cấu trúc an ninh đáng tin cậy” trong khu vực dựa trên việc không sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình mà không có chỗ cho “khối chính trị-quân sự khép kín”.


Tại cuộc họp báo kết thúc chuyến đi, ông Putin cáo buộc liên minh quân sự NATO đang tạo ra mối đe dọa an ninh cho Nga ở châu Á, TASS đưa tin.


11 hiệp ước được ký kết tại Hà Nội không cùng đẳng cấp với thỏa thuận phòng thủ chung mang tính bước ngoặt mà ông Putin vừa ký trước đó ở Triều Tiên.


Tuy nhiên, sự chào đón nồng nhiệt dành cho ông Putin là một thành tựu trong quan hệ công chúng đối với nhà lãnh đạo Nga, người đang bị trát bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine, những cáo buộc mà ông phủ nhận.


Cả Nga và Việt Nam đều không phải là thành viên của ICC.


Ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc, nhận định: “Cuộc tiếp đón đắc thắng của ông Putin tại Hà Nội sẽ đánh dấu một điểm đối trọng với những thất bại gần đây của Nga,” như hội nghị về Ukraine tại Thụy Sĩ mới đây và những chế tài mới của Liên hiệp châu Âu lên Nga.


Đây là những chế tài mới nhất của phương Tây áp đặt lên Nga kể từ khi nước này xâm lược toàn diện Ukraine vào tháng 2 năm 2022, mà Moscow gọi là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”.


Ông Zachary Abuza, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, cho rằng sự lóe sáng trong quan hệ công chúng của ông Putin được hỗ trợ bởi thực tế là Việt Nam, không giống như Triều Tiên, có quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ.


Ông Abuza nói: “Mặc dù có ít sự phô trương và biểu diễn hơn ở Triều Tiên, nhưng chuyến thăm này vẫn quan trọng đối với ông Putin vì Việt Nam thực sự là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải một quốc gia độc ác bị ruồng bỏ nào đó”.


Lịch sử


Lễ nghi quân cách chào đón ông Putin, người được cả Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính ôm hôn, là nghi lễ dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia cao nhất và đã được thực hiện khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam năm ngoái.


Hai bên đã chứng kiến việc trao đổi 11 hiệp định và biên bản ghi nhớ, trong đó có các thỏa thuận về dầu khí, khoa học hạt nhân và giáo dục.


Tại một sự kiện khác, ông Lâm ca tụng ông Putin tiếp tục lãnh đạo nước Nga “vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đồng thời đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới”.


Ông Abuza nhấn mạnh tới lịch sử Cộng sản chung giữa Việt Nam và Nga, với hàng chục nghìn cán bộ Việt Nam - bao gồm cả các thành viên hiện tại của Bộ Chính trị - đã được đào tạo ở Liên Xô cũ.


Mỹ, EU chỉ trích


Việc Việt Nam chào đón ông Putin bị EU và Mỹ chỉ trích. Mỹ hiện là đối tác quan trọng đã nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hà Nội vào năm ngoái và là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết một nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ đến thăm Việt Nam trong tuần này để nhấn mạnh cam kết của Washington trong việc hợp tác với Việt Nam nhằm đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.


Phụ tá Ngoại trưởng Daniel Kritenbrink “cũng sẽ tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một Việt Nam hùng mạnh, độc lập, kiên cường và thịnh vượng” trong chuyến thăm của ông, thông báo cho biết.


Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết mối quan hệ đối tác được nâng cấp của Hoa Kỳ với Việt Nam không yêu cầu Việt Nam cắt đứt quan hệ với Nga hay Trung Quốc.


Phát ngôn viên của phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết Hà Nội có quyền xây dựng chính sách đối ngoại của riêng mình, nhưng cho rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine chứng tỏ Moscow không tôn trọng luật pháp quốc tế.


Ông Murray Hiebert thuộc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, cho biết, bất chấp lo ngại từ Mỹ và các đồng minh, Hà Nội có thể đã tính toán chính xác rằng họ sẽ không phải gánh chịu hậu quả vật chất.


“Tôi không nghĩ nó sẽ có tác động lâu dài… Mỹ thường ít để ý đến việc này,” ông Hiebert nói, lưu ý rằng Washington phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam để chống lại sự cạnh tranh với Trung Quốc trong khu vực.

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 22503)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 23277)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 22139)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 22510)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 26330)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 26842)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22450)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 25165)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 26550)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 26589)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23632)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24299)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23811)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 28985)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 27603)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.