Gs Tương Lai phản đối quyết liệt DĐXHDS

25 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 17709)

Giáo sư Tương Lai: Phản đối quyết liệt mưu đồ chính trị của tổ chức phản động DĐXHDS

Nguyễn Thiện Nhân Chủ nhật, 11/05/2014, 11:30 (GMT+7)

(Thời sự) - Giáo sư Tương Lai cho biết sáng qua, khi đọc nội dung tuyên bố của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự (một tổ chức phản động chống Nhà nước) đã lên tiếng quyết liệt phản đối âm mưu lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông hiện nay để thực hiện mưu đồ chính trị của tổ chức này. Đồng thời ông cũng lên tiếng ủng hộ các biện pháp của Chính phủ đang triển khai để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ông kêu gọi mỗi người dân phải đứng sau Chính phủ và các lực lượng vũ trang, góp phần bảo vệ tổ quốc.

Được biết, trước sự kiện nhân dân cả nước xuống đường, sát cánh cùng Chính phủ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phản đối Trung Quốc xâm lược thì tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự kết hợp cùng với nhiều nhóm phản động khác đã lợi dụng tình hình, âm mưu thực hiện các lời kêu gọi chống phá Đảng, Nhà nước.

dien-dan-25-7-2014-2

Giáo sư Tương Lai cho biết nhóm của ông bao gồm 54 nhân sỹ trí thức sẽ tổ chức một cuộc mít-tinh vào sáng 11/5 trước Nhà Hát Lớn, TP.HCM, để phản đối hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan xuống gần quần đảo Hoàng Sa và hành động này hoàn toàn không liên quan đến các hành vi phản động của tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự.

dien-dan-25-7-2014-3

Mitting trước nhà hát lớn TP. HCM sáng nay (11/5)

“Nhà nước, qua đại diện là Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, ra tuyên bố rất đanh thép lên án hành động xâm lược của Trung Quốc và tiếp đó, tổ chức họp báo chính thức lên án hành vi kéo giàn khoan đó, các chiến sĩ của ta đã kiên cường trụ vững, không cho kẻ cướp làm càn. Lúc này, mỗi người dân phải đứng đằng sau những lời tuyên bố đó và đứng đằng sau những chiến sĩ của ta…” Giáo sư Tương Lai nói: “Sáng sớm hôm qua, tôi đã gọi điện ra Hà Nội để phản đối quyết liệt nội dung lời kêu gọi biểu tình của các tổ chức dân sự đó!”/

+++++++++++++++++++++

Việt Nam nên sớm khởi kiện TQ ra trước Tòa án Quốc tế

dien-dan-25-7-2014-4

Thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam (trái) bị đâm chìm bởi tàu Trung Quốc, ngày 29/5/2014.

Ngô Văn Tuấn

VOA 17.07.2014

Đến nay thì mọi việc ở Biển Đông đã vượt qua giới hạn của quy luật Quan hệ Quốc tế, vì Trung Quốc ngày càng để lộ rõ bộ mặt thật hơn nữa. Mọi người Việt Nam dù là ở trong nước hay ngoài nước đều căm giận và đau buồn cho số phận không may của một nước nhỏ như Việt Nam phải nằm bên cạnh một nước lớn mạnh, hung hăng và muốn thực hiện mưu đồ bá quyền “chủ nghĩa Đại Hán” như Trung Quốc.

Người Việt Nam lưu vong nơi hải ngoại dù ở Mỹ, Úc, Nhật, Pháp, Đức, Hà Lan, v.v. thì cũng vẫn là người Việt Nam. Trước nạn đất nước Việt Nam bị Trung Quốc xâm lấn, người Việt Nam cần nên có trách nhiệm gìn giữ lấy. Dân tộc Việt Nam trường tồn, và mong muốn mãi mãi cũng phải là dân tộc Việt Nam. Do đó xin đề nghị cấp thiết hai điểm sau đây cùng với Chính phủ Việt Nam:

 1. Việt Nam cần kiên quyết bảo vệ chủ quyền, nhất quyết không cho Trung Quốc đặt giàn khoan của họ trên vùng thuộc chủ quyền của ta. Việt Nam cần mạnh dạn khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế.

Hoa Kỳ cũng tán thành và ủng hộ khi Việt Nam sử dụng hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế. Và Liên Minh Âu châu cũng vậy. Bao nhiêu hành động của Trung Quốc đi ngược lại các nguyên tắc của Công pháp Quốc tế điều chỉnh các hành vi của các quốc gia liên quan đến các lãnh thổ đang có tranh chấp, chà đạp lên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông năm 2002 giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, và Thỏa thuận về Nguyên tắc Cơ bản Chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển năm 2011 giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trung Quốc khăng khăng khẳng định Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nên tìm mọi cách không chịu đối thoại với Việt Nam. Trung Quốc phá vỡ mọi quan hệ hữu nghị, gây thương tổn cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Trung Quốc khẳng định rõ ràng tham vọng xâm chiếm toàn vùng Biển Đông của Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc đã di chuyển bốn giàn khoan dầu về Biển Đông.

Trước tình hình này gần như toàn dân Việt Nam đều căm giận sự bội ước, tráo trở và vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Tôi nghĩ sớm hay muộn Việt Nam cũng phải kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế. Như vậy, tại sao Việt Nam không thể khẩn trương hơn trong việc làm này ?

Việt Nam cần kiên quyết kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế tại Den Haag (La Haye, The Hague) Hà Lan. Theo tôi, Tòa án Công lý Quốc tế ở Den Haag Hà Lan có nhiều điều kiện thuận lợi hơn hết. Vì Den Haag là thành phố chính trị nổi tiếng của Hà Lan, có thể giúp cho Việt Nam những gì cần thiết, và cũng là nơi tập trung các chuyên gia về Luật Quốc tế, các giáo sư về Công pháp Quốc tế; tại đây cũng có Viện Quan hệ Quốc tế Clingendael Hà Lan.

2. Cần tận dụng các biện pháp ngoại giao và ký kết hiệp định để tăng cường đoàn kết với quốc tế

Muốn thắng được Trung Quốc khi ra trước Tòa án Quốc tế, trước tiên phải có lý luận vững chắc, có hồ sơ đầy đủ, có thế mạnh về ngoại giao, được quốc tế tin tưởng, và được các cường quốc hỗ trợ. Cần gấp rút liên lạc và kết liên cho thật tốt với những tổ chức, những quốc gia, những liên minh có truyền thống đấu tranh gần gủi với Việt Nam.

Nhật Bản và Philippines đã có sẵn Hiệp ước An ninh nên được Mỹ yểm trợ trực tiếp và có thể dễ dàng hơn khi đối phó với Trung Quốc. Do đó Việt Nam cần nhanh chóng hợp tác liên kết chặc chẽ với Nhật Bản và Philippines là những nước có cùng cảnh ngộ như Việt Nam để có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, và các nước khác.

Tại cuộc họp ở Shangri-La ngày 30 và 31-5-2014 Nhật Bản và Mỹ đã lên tiếng cảnh báo và nỗ lực ủng hộ Việt Nam; đây là những tiếng nói có ảnh hưởng rất mạnh. Trong thời gian tới Mỹ và Nhật Bản sẽ mời một số quốc gia tham gia một hiệp ước gồm có các nước Mỹ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines, Úc, Ấn Độ, và có thể có cả Việt Nam, v.v. nhằm ngăn ngừa ý đồ của Trung Quốc. Theo tôi, đây là điểm khả dĩ chấp nhận được để đề phòng mối đe dọa của Trung Quốc.

Trung Quốc ở Biển Hoa Đông bị Nhật Bản ngăn chận tại đảo Sensaku. Ở Biển Đông lại bị Philippines chận lại tại đảo Scarborough. Hiện tại Trung Quốc chỉ còn lại con đường duy nhất thoát ra Biển Đông là con đường từ Hoàng Sa đến Trường Sa của Việt Nam. Các nước Nhật Bản và Philippines ngày nay vẫn có thể yên bình là nhờ có Hiệp ước An ninh với Mỹ yểm trợ. Trung Quốc có thể còn e ngại, không hoặc chưa dám đụng vào. Do đó nếu Việt Nam đứng một mình, không theo bên nào, thì đó là đường lối có lợi nhất cho Trung Quốc.

Trong những ngày tới khi cần phổ biến tin tức rộng rãi, Việt Nam nên gửi thư từ, thông tin, thông cáo báo chí cho các báo chí và truyền thông Âu Châu. Vấn đề quốc tế, theo tôi, trong một xã hội dân chủ lãnh vực truyền thông rất quan trọng. Cần nhất là nên cho cộng đồng quốc tế biết rõ, hình dung được mức độ tương quan lực lượng, xã hội, ý thức hệ, v.v. Cần có sự liên lạc thường xuyên mật thiết trước với giới báo chí, truyền thông ở hải ngoại để tranh thủ những điều kiện thuận lợi hơn nữa.

Hiện nay các nước lớn thường hành xử bất chấp luật pháp trong các cuộc tranh chấp quốc tế.

Việc Mỹ đã không ký Công ước Luật biển, tạo ra tiền lệ cho Trung Quốc trong việc xem thường luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã bác bỏ vụ kiện của Philippines và tuyên bố sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết nào bất lợi cho họ.

Trung Quốc vẫn nói rằng họ không chấp nhận vai trò trọng tài quốc tế “như nêu trong khoản 2 chương 15 của UNCLOS trong các tranh chấp có liên quan đến ranh giới lãnh hải và các hoạt động quân sự.”

Vào lúc đó Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền đối với Huangyan Islands (đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông, điều này có nghĩa là ngay cả khi Philippines đưa vụ tranh chấp này ra Tòa án Quốc tế, Trung Quốc cũng không có nghĩa vụ phải ra tòa.

Liên quan đến việc này, có hai điểm cần được Tòa án Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc giải thích:

1. Nếu một nước lớn không chịu ra tòa và không chịu chấp hành bất kỳ phán quyết nào của Tòa án Quốc tế, thì Tòa án Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ giải quyết ra sao ?

Nếu Tòa án Quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không có giải pháp nào cho một trường hợp như thế, thì có lẽ nhiều trường hợp tương tự hay nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra. Điều này cho thấy là một nước lớn có thể thắng thế trong các cuộc tranh chấp giữa hai hoặc nhiều nước, và cũng sẽ thắng trên bình diện luật pháp quốc tế.

2. Tòa án Quốc tế có thể giải thích như thế nào về Công hàm của Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai?

Trung Quốc viện dẫn công thư của Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 14-9-1958 để xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa. Có thể đây chỉ là kế dương Đông kích Tây của Trung Quốc, mà thực tâm của vấn đề còn nằm ở chỗ khác. Một ngày gần đây chắc chắn là họ sẽ đưa ra yêu sách mà trọng tâm là về chính trị, kinh tế. Tức là Trung Quốc muốn làm chủ khu vực Biển Đông, tài nguyên, dầu khí, khoáng sản, thủy sản, giao thông hàng hải. Nhưng chính yếu nhất của Trung Quốc là về băng cháy (thủy hóa vật, hydrateren, hydrate, hydration), nguồn tài nguyên của tương lai nằm ở độ sâu dưới 3000m.

Như Gs Tạ Văn Tài, Gs Ngô Vĩnh Long, và nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: “công thư này hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa”; “Phần giải thích của Quốc hội nói rõ công thư chỉ ủng hộ về cái gọi là 12 hải lý lãnh hải mà ông Chu Ân Lai tuyên bố cho Trung Quốc. Chừng đó cũng đủ để phá luận cứ của Trung Quốc về Hoàng Sa”.

Được biết hiện nay Việt Nam gần như có đầy đủ hồ sơ, tài liệu lịch sử về chủ quyền quốc gia Việt Nam. Việc khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam chiếm được nhiều lợi thế. Một phán quyết quốc tế có lợi sẽ trở thành vũ khí sắc bén nhất trên con đường đấu tranh vì sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

04 Tháng Tám 2015(Xem: 16580)
"Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội."
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17574)
"Lanh mắt, lẹ tay như Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cũng chỉ được hỏi thăm tình hình sức khoẻ của tướng Thanh qua Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và đã được Tướng Vịnh đáp lễ khá chu đáo: “Cám ơn ngài đã hỏi thăm sức khỏe BTQP của chúng tôi”. Sau đó là chấm dứt không nói gì thêm nữa. Có lẽ Ted Osius cụt hứng mà ông Vịnh cũng chẳng vui vẻ gì trước sự tò mò của ngài Đại Sứ về sức khỏe của quan Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng ViệtNam!"
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15125)
Khai mạc vũ đài biển Đông Ts Nguyễn Mạnh Hùng: "Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên internet."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 16891)
"Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đãđược Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification,Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas HealthScience Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân củahọ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đãchết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố." (Bức ảnh duy nhất về tù cải tạo do một phóng viên Mỹ chụp trongtrại cải tạo Hàm Tân; người đứng thứ tư từ trái có thể là tướng Lê Minh Đảo (Nếu tướng Đảo có xem hình này, xin xác nhận).
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 18120)
"Phải chăng tư duy chúng ta đã có, “nỏ thần” chúng ta cũng đang cầm, thế nhưng chúng ta chưa đủ can đảm để trao “nỏ thần” này mà cứ khư khư giữ lấy với nguyên tắc “tập thể lãnh đạo” nên mới khiến nước nhà lâm vào “vòng vây” như hiện nay. Và tôi, một người Đảng viên với hơn 30 năm theo Đảng, xin gửi bài toán này đến với những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng hiện nay cũng như những vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa XII sắp tới."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17068)
"Đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh nói là phân tích vấn đề Biển Đông từ góc độ quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng khách mời tham dự hội thảo này không thấy Trung Bình Xã nhắc đến học giả nào từ Việt Nam khi liệt kê danh sách. Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, học giả gốc Việt giảng dạy tại đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tham dự."
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16482)
"Hôm thứ Ba, 30-6-15, Nhật Báo Văn hóa nêu lên vấn đề làm kinh ngạc mọi người đọc: “Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào ngày 5-7-15 có được đón tiếp bằng 21 phát đại bác Mỹ” không?”. Hình như có gì thay đổi rất là cơ bản trong nghi lễ đón tiếp tbt Nguyễn Phú Trọng từ Washington? Theo tin riêng của NhậtBáoVăn Hóa hôm 1-7-15, lịch trình ông Trọng viếng Mỹ được lên kế hoạch như sau:"
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16414)
CÁC BÀI VIẾT GỞI VỀ TÒA SOẠN VĂN HÓA HAY TRÍCH TỪ CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG KHÁC NHẰM MỤC ĐÍCH TRUYỀN TẢI THÔNG TIN MÀ KHÔNG PHẢN ẢNH QUAN ĐIỂM HAY LẬP TRƯỜNG CỦA VĂN HÓA.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 15374)
Ông Austin dẫn nguồn báo cáo hôm 13/5 của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear, người từng làm đại sứ ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam hiện giữ 48 đảo, bãi can thực tế còn Trung Quốc chỉ chiếm 8 thực thể.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 16697)
Trong một bài viết gửi BBC mới đây bàn về TPP và Việt Nam, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nhận định về điều ông gọi là “về quyền lợi kinh tế thì Mỹ dùng quyền lợi TPP ảnh hưởng tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cột chặt họ với những quyền lợi của tư bản Hoa Kỳ, biến “tư bản đỏ thành tư bản xanh”.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 15863)
- "Tuần trước Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "sắp hoàn thành" hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó bao gồm hai đường băng và ít nhất là 1 trong số đó phù hợp cho mục đích quân sự. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3 km, đủ dài cho J-11 hạ cánh." - "Lần đầu tiên máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, J-15 có thể được nâng cấp, đủ để thách thức F-18 của Hoa Kỳ, nhưng loại chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-11 và các biến thể của nó không thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ"
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 17394)
Ts Phùng Liên Đoàn: "Vì vậy, kính thưa quí vị, tôi xin tuyên bố ngày hôm nay trước quí vị là vợ chồng tôi là những cá nhân khiêm tốn giống như trăm ngàn người khác nhưng muốn đóng góp tài sản của mình là 3 triệu USD để làm vốn khuyến khích bè bạn gần xa hoạt động giúp nhiều người Việt Nam thực hiện Giấc Mơ Việt Nam."
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 19974)
- "Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Đó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa. Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Đa Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Đa Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết..." - "Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội..."
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 15779)
- Tuần Văn hóa – Lễ hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013: lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc – Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn tại đền thờ Trần Nguyên Hãn (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch) (ngày 23/3); lễ hội Tây Thiên sẽ diễn ra từ ngày 26 – 28/3 tại đền Thỏng và đền Thượng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo). Các hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: hát soọng cô, hát chèo, hát văn, thi làm bánh chưng, bánh dày… Ảnh bên: đền thờ Tả tướng quân Trần Nguyên Hãn. - Hiện nay truyền thông trong nước chạy tít: “Vĩnh Phúc chi 300 tỷ xây Văn Miếu là có lỗi với mai sau…”. Báo chí trong nước dẫn lời ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết rằng trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 15047)
"Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ"
31 Tháng Năm 2015(Xem: 15254)
Nhân hội-nghị hàng năm về quốc-phòng Đông-Nam-Á Shangri-La bắt đầu hôm nay, 29/5, ở Singapore mà trọng-tâm chắc chắn là tình-hình ngày càng gây cấn ở Biển Đông, tưởng cũng nên nhắc lại sự đóng góp rất ý nghĩa của các xã-hội dân-sự Việt-Phi tại Hội-nghị Manila về Biển Đông hồi tháng 3 năm nay và mấy kết-quả ban đầu của hội-nghị đó.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 14628)
"Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21 nói không nắm rõ tình hình, ngày 22 cũng chỉ bày tỏ "vô cùng bất mãn" với hành động của Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì không công bố thông tin nào về việc theo dõi, ngăn chặn máy bay Mỹ như cuộc khủng hoảng vùng nhận diện phòng không Hoa Đông năm 2013."
18 Tháng Năm 2015(Xem: 16413)
KHD: "Nếu mình không thắng họ được thì hãy theo họ đi.” Nói như vậy không khác chi là khuyên người ta “hãy treo cờ trắng lên để đầu hàng"... NQD: "Luật sư Đài nhận định “nội lực” của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam còn rất yếu. Theo tôi, chính vì nội lực còn yếu nên những người đại diện cần phải hết sức cân nhắc đưa quyết định khi vấn đề còn trong vòng tranh luận." Nếu tôi là một trong các đại diện, khi ông Tom Malinowski đề nghị “bỏ phiếu bầu” tôi đã tránh “trò chơi” lợi thì ít mà hại thì nhiều này bằng bốn cách:"