Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Mỹ mất một điểm tựa ở VN?

24 Tháng Bảy 20247:39 SA(Xem: 1061)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 1 - THỨ TƯ 24 JULY 2024


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Mỹ mất một điểm tựa ở Việt Nam?


image003Ngay sau chuyến đến thăm New Delhi-Ấn Độ, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Hà Nội ngày 10/9/2023. Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng tổ chức nghi lễ trọng thể đón Tt Biden tại phủ chủ tịch Hà Nội. Trong cuộc họp báo tại Hà Nội, TT Biden đã công bố hai nước Việt-Mỹ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên hàng “đối tác chiến lược toàn diện”.


image005image007Trong buổi họp báo đưa ra tuyên bố báo chí chung với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, TT Biden phát biểu: "Thưa ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cảm ơn ngài vì sự tiếp đón nồng ấm và chân tình mà ngài dành cho tôi ở Việt Nam vào thời điểm mang tính lịch sử này".

Đáp lại, rất lịch sự và chan chứa tình cảm, Tbt Trọng nói: “Vì vậy, nhiệm vụ của tôi và của ngài, thưa ngài Tổng thống …, cuộc họp thành công. Và trong tương lai, chúng ta hy vọng sẽ cùng nhau bước vào một hành trình mới như Tổng thống Joe Biden đã đề cập. Tôi nói từ trái tim của tôi về vấn đề này.

Tổng thống Joe Biden “chuyển hóa” ông trùm đỏ Bolshevik ở Đông Nam Á?

https://www.nhatbaovanhoa.com/a11953/tong-thong-joe-biden-chuyen-hoa-ong-trum-do-bolshevik-o-dong-nam-a-


image009Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Joe Biden tại phủ chủ tịch ngày 10/9/2023. Trong các cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

https://www.nhatbaovanhoa.com/a11951/tuyen-bo-chung-viet-my-2023


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Mỹ mất một điểm tựa ở Việt Nam?


RFI 24/07/2024


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken dự kiến đến Hà Nội dự lễ tang của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 25/07/2024. Việc ông Blinken có lẽ là quan chức cấp cao phương Tây duy nhất đến đưa tiễn lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, cùng với điện chia buồn nhanh chóng được Washington gửi tới Hà Nội, cho thấy Mỹ trân trọng vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc nâng cấp quan hệ song phương, đồng thời khẳng định vai trò của đảng.


Ảnh tài liệu : Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón tiếp tổng thống Mỹ Joe Biden tại phủ chủ tịch Việt Nam, Hà Nội, ngày 10/09/2023. AP - Evan Vucci


Thu Hằng


Cố tổng bí thư: « Người đấu tranh cho mối quan hệ sâu sắc » Mỹ-Việt


Ngay sau khi có tin tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, tổng thống Joe Biden là một trong những nhà lãnh đạo thế giới gửi điện chia buồn sớm nhất, ngay ngày 19/07/2024. Ông ca ngợi « Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đấu tranh cho mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam » với kết quả là hai nước trở thành « đối tác chiến lược toàn diện » năm 2023. Ngoài ra, « người dân Việt Nam và Hoa Kỳ, cùng với người dân khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, ngày nay được hưởng an ninh và nhiều cơ hội hơn nhờ có tình hữu nghị và quan hệ đối tác giữa hai quốc gia chúng ta. Điều đó có được là nhờ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ».


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper cũng chọn những từ ngữ kính trọng nhất trong thông cáo ngày 19/07 chia buồn với Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được ông đánh giá là « một người lãnh đạo có tầm nhìn, người đã làm cầu nối giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế trong suốt nhiều thập kỷ ». Mỹ « trân trọng việc Ngài Tổng Bí thư đã đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới »« sẽ mãi mãi biết ơn sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ».


Trong suốt 13 năm lãnh đạo đảng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không đưa Việt Nam xa rời Trung Quốc và Nga, nhưng vẫn mở rộng hợp tác với nhiều đối tác trên thế giới, kể cả cựu thù Mỹ, trong khuôn khổ chiến lược « ngoại giao cây tre », cụm từ được ông đặt năm 2016 cho chính sách « Bốn Không » của Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Hà Nội có thể giữ thế cân bằng và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông trước thế lực hùng mạnh của nước láng giềng Trung Quốc.


Về phía Mỹ, khác với các nước phương Tây, Washington hiểu rõ đảng Cộng Sản là cơ quan quyền lực cao nhất ở Việt Nam và trực tiếp làm việc với đảng, với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người « được coi là một đối tác ngoại giao quan trọng có thể đưa vào mạng lưới (của Mỹ) nhằm răn đe Trung Quốc », theo nhận định của nhà nghiên cứu Vũ Xuân Khang, Đại học Boston (Boston College, Mỹ), trong bài phân tích trên The Diplomat ngày 23/07.


Lần đầu tiên, một tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam đã đến thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2015 theo lời mời của tổng thống Barack Obama. Và cũng lần đầu tiên, một tổng thống Mỹ, ông Joe Biden, được tổng bí thư đảng Cộng Sản tiếp đón ở Hà Nội năm 2023. Những sự kiện này khẳng định vai trò của đảng Cộng Sản Việt Nam, cũng như thành công của ông Nguyễn Phú Trọng « buộc » được Mỹ cam kết không lật đổ đảng.


Mỹ muốn tiếp tục thắt chặt hợp tác với đảng Cộng Sản Việt Nam


Nền « ngoại giao cây tre », nằm trong di sản của ông Nguyễn Phú Trọng, được nhà nghiên cứu Đại học Boston nhận định là thể hiện cho khả năng uyển chuyển của Việt Nam giữ thế cân bằng giữa các cường quốc, nhưng lại có lợi cho Việt Nam. Mối quan hệ ngày càng gia tăng giữa Hà Nội và Washington không hề tác động đến mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh và Matxcơva. Bằng chứng là trong 9 tháng, Việt Nam lần lượt tiếp đón ba nguyên thủ Mỹ, Trung Quốc, Nga. Thông qua việc thắt chặt quan hệ, làm « bạn » với các cường quốc, ông Nguyễn Phú Trọng còn nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của đảng, sự tự chủ của các nước nhỏ, như Việt Nam, tránh để bị các nước lớn « nuốt » trong bối cảnh đa phương hóa như hiện nay.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời là một « mất mát » cho Hoa Kỳ, theo thông cáo của đại sứ Mỹ. Nhưng nhà nghiên cứu Vũ Xuân Khang cho rằng sự kiện này sẽ không « đánh dấu chấm hết » cho tiến trình hợp tác ngày càng vững mạnh giữa hai nước. Mỹ đã hướng ngay đến nhân vật nắm giữ quyền lực nhất ở Việt Nam hiện nay là ông Tô Lâm, được đại sứ Knapper nhấn mạnh là người « đã luôn ủng hộ mạnh mẽ quan hệ song phương giữa hai nước ». Washington « coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong đợi hợp tác chặt chẽ với chủ tịch nước Tô Lâm cùng với tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc Hội trong thời gian tới ».


https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240724-t%E1%BB%95ng-b%C3%AD-th%C6%B0-nguy%E1%BB%85n-ph%C3%BA-tr%E1%BB%8Dng-qua-%C4%91%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-m%E1%BA%A5t-m%E1%BB%99t-%C4%91i%E1%BB%83m-t%E1%BB%B1a-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 19791)
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tấn Dũn, và lần này là ông Trương Tấn Sang.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 20040)
Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 22060)
Về việc đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) sửa đổi Hiến Pháp, Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tuyên bố trước dư luận trong ngoài nước những quan điểm sau đây
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21302)
Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy ra cho thế giới và đất nước.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21062)
Lịch sử Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy chế độ nào cũng có người bất đồng với chính sách của lãnh đạo. Nhưng cách nhà cầm quyền đối xử với thành phần đối lập nhiều khi rất thô bạo, thiếu tính văn minh và dân chủ.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20256)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 21004)
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 19782)
Vào lúc 3 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm, 13 tháng 6 năm 2013, phái đoàn đảng Việt Tân gồm ông Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong và ông Nguyễn Tấn Anh đã có một cuộc gặp gỡ và trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với ông Tổng Trưởng Ngoại Giao Úc, Thượng Nghị Sĩ Bob Carr tại văn phòng chính phủ tại thành phố Sydney.
24 Tháng Sáu 2013(Xem: 20592)
Hoạt động thường niên của giới vận động dân chủ người Việt mang tên Họp Mặt Dân Chủ vừa được tổ chức tại Hà Lan.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 24065)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-La vừa qua đánh dấu một chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam và vẫn đòi hỏi có thêm các đánh giá đúng mức sau nhiều bình luận khen chê trong và ngoài nước.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 24603)
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 20565)
Trong số báo kỳ này, ban biên tập đưa ra đề tài: Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại có cần, không cần, hay nửa cần nửa không tham dự vào việc sửa lại Hiến Pháp của nước CHXHCNVN. Đề tài này hiện nay đang tạo nhiềy ý kiến sôi nổi ở trong nước, nhưng ở hải ngoại, ngoài một vài chỉ dấu hạn hẹp (thường là nhận thấy trên một số khẩu hiệu, băng rôn trong các buổi mít tinh) hầu như không thấy có cuộc hội thảo, bàn luận, hay một tổ chức chính trị nào chính thức đưa ra trong các hội luận, diễn đàn mang tính cách công cộng quần chúng.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22740)
Vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam không chỉ gây sôi nổi dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà còn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài. Trong tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Jonathan London, giáo sư Đại học Hồng Kông và những khuyến cáo của tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Anh quốc, mang tên Điều 19.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 23955)
Sở dĩ có tên Kiến nghị 72 là vì có 72 người đứng tên trong danh sách đầu tiên ký vào Kiến nghị, bao gồm nhiều nhân sỹ trí thức được nhiều người biết đến như Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A...
23 Tháng Năm 2013(Xem: 24057)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập. Điều 4 của bản Hiến pháp, vốn là nền tảng cho quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đã bị những người chỉ trích nhận xét là không dân chủ và yêu cầu bãi bỏ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21488)
Ông Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72. Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 22328)
Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 21460)
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
23 Tháng Năm 2013(Xem: 26337)
Những người kiến nghị cho rằng dự thảo hiến pháp hiện đang được trưng cầu ý kiến "chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực".
23 Tháng Năm 2013(Xem: 25341)
Giữa tháng 04/2013, một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được Ban biên tập soạn thảo tiếp thu, trong đó có phương án đổi lại tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội hôm qua 20/05, việc đổi tên nước đã đột ngột bị loại khỏi văn bản dự thảo.