Con đường ‘Hòa hợp Hòa giải’ từ bế tắc tới ngõ cụt hay là âm mưu chia rẽ phá hoại dân tộc Việt trong ngoài?
VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA CHÍNH TRỊ - THỨ BA 12 NOV 2024
Lá cờ vàng VNCH được treo tại một gian ở nhà Bảo tàng Lịch Sử mở cửa hôm 01/11/2024. (Hình: Facebook Linh Le)
VIỆT NAM 50 NĂM GIÔNG TỐ (1975-1925)
Con đường ‘Hòa hợp Hòa giải’ từ bế tắc tới ngõ cụt hay là âm mưu chia rẽ phá hoại dân tộc Việt trong ngoài?
Có cần dạy cho các em trẻ này bài học về khoa học Lịch sử?
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
11/11/2-24
*
LTS: Tôi có ít điều suy nghĩ khi viết về chủ đề này (Việt Nam 50 năm). Tôi mong rằng, chủ đề này sẽ được quí thân hữu, quí học giả, quí nhân sĩ trong ngoài, góp thêm tiếng nói để làm sáng tỏ vấn đề và quan trọng nhất, theo tôi – bày tỏ tâm tình của người Việt Nam trước khi Việt Nam bước vào năm thứ 50 sau ngày đất nước thống nhất sơn hà về mặt địa lý.
Việt Nam, dải đất chữ S bên bờ Thái bình Dương nhưng trời đất không cho thái bình, năm nào cũng oằn minh chịu đựng cơn bão khổng lồ từ Biển Đông đổ vào tàn phá gây chết chóc đau thương. Đó là chưa kể đến các vụ động đất, sụp lở núi đồi lũ lụt. (Thương cho người dân hiền lương bị lây lan gánh chịu khi trời cao-đất dày-biển cả nổi giận trừng phạt những kẻ gian ác tham ô nhũng lạm làm giàu trên xương máu chiến sĩ đồng bào).
Mới vài tháng nay, các cơn bão có sức gió từ 100 đến 200 km/giờ đã đổ bộ vào đất liền chữ S, nặng nề nhất ở hàng chục tỉnh thành miền Trung và miền Bắc. Ngoài biển, sóng lên tới cấp 12 đến 17. Những con sóng này chẳng khác gì sóng thần cao từ 5-15 mét. Tôi không hiểu nổi những hải đảo xa xôi ngoài khơi có người dân và lính sinh sống trên đó sẽ chịu đựng tới mức nào về tinh thần lẫn vật chất.
Chưa đến lúc động đất dưới lòng Biển Đông rỗng tuếch gây ra sóng thần ập vào đất liền. Nhìn lại bài học các cơn sóng thần tàn phá Nhật Bản mà kinh hãi.
(Vào ngày 11/3/2011, một trận động đất khủng khiếp kéo theo sóng thần đã ập vào tàn phá vùng ven biển phía Đông Bắc Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của hơn 18.000 người; Trận động đất 7,1 độ richter đã gây ra cơn sóng thần tại ngoài khơi bờ biển tỉnh Fukushima phía đông Nhật Bản vào rạng sáng ngày 26/102013; Ngày đầu năm 01/1/2024, trận động đất với cường độ ban đầu là 7,6 độ đã diễn ra ở miền trung Nhật Bản vào, cường độ 7,6 độ richter và sóng thần đã ập vào bờ biển thành phố Wajima thuộc tỉnh Ishikawa của Nhật Bản. Dự báo sóng thần cao tới 5m sẽ tấn công thành phố Noto ở tỉnh Ishikawa sau đó.).
**
Một sự kiện nhỏ bất ngờ đầy đau xót
Từ lâu, ở Hà Nội đã có một nhà Bảo tàng Lịch sử quốc gia tọa lạc tại số 1 phố Tràng Tiền, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, nằm phía sau Nhà hát Lớn Hà Nội. Nhà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là thành viên của Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM), là thành viên sáng lập Hiệp hội các bảo tàng quốc gia Châu Á (ANMA).
Đề cập đến vị trí và đẳng cấp của nhà bảo tàng này là để coi trọng công việc của những người trách nhiệm và quản lý. Ít nhất, đứng về phương diện khoa học, nhà bảo tàng cũng phải tuân thủ theo các điều kiện về khoa học lịch sử đòi hỏi.
Thế nhưng, một sự kiện, tuy nhỏ nhưng đã làm cho bản thân tôi (và chắc không biết bao nhiêu người khác đau xót, đau thắt ruột, rơi nước mắt …) vì các hành động vô ý thức hay có ý thức của một vài em trẻ tuổi đã – không nhận ra, không được học thế nào là lịch sử, thế nào là khoa học lịch sử – xuất hiện ở trong nhà Bảo tàng Lịch sử quốc gia quyết định hiểu hay không hiểu trưng ra hình ảnh lá cờ Vàng với tiêu đề ‘quái dị’!!!: “Cờ ngụy” – lá cờ biểu tượng của chế độ, của chính thể, của 17 triệu người dân Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 – theo dòng thời gian – đến nay kể như đã lùi vào quá khứ 50 năm.
Quan trọng nhất, theo tôi, các em và nhiều người không thấu cảm tâm tình của mấy triệu đồng bào ruột thịt Việt Nam hải ngoại đối với với lá cờ Vàng, với họ – chỉ còn là biểu tượng, nói rộng ra là Di sản Văn hóa mà thôi. Tư tưởng này đã được chính quyền các tiểu bang và Quốc Hội Hoa Kỷ dùng đúng chữ đúng nghĩa khi đưa ra Nghị quyết về lá cờ Vàng.
Xin trích đoạn văn dưới đây của nhà báo Bùi Văn Phú viết trên đài VOA ngày 12/05/2023:
“Đối với người Việt, cuộc chiến Nam Bắc trên quê hương được coi như chấm dứt vào ngày 30/4/1975 khi chính quyền Việt Nam Cộng hoà đầu hàng bộ đội cộng sản miền Bắc.
“Nhưng với nước Mỹ, rộng ra là cả các nước đã đưa quân qua tham chiến tại Việt Nam như Úc, Tân Tây Lan hay Nam Hàn thì cuộc chiến đó chấm dứt vào năm 1973, khi nước ngoài rút hết quân và Hiệp định Ba Lê chấm dứt chiến tranh, tái lập hoà bình được Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam ký tại Paris ngày 27/1/1973.
“Hình ảnh cờ vàng bây giờ không còn là đại diện cho một quốc gia trong cộng đồng thế giới, vì chính thể Việt Nam Cộng hoà đã chấm dứt từ 48 năm qua, nhưng quan chức Việt Nam khi qua Mỹ, qua Úc hay những nơi có đông người Việt lại rất sợ khi thấy cờ vàng tung bay.
“Ngày nay tại Hoa Kỳ cờ vàng là biểu tượng, là di sản tự do của cộng đồng người Việt và đã được hơn 50 đơn vị hành chánh từ cấp tiểu bang, quận hạt đến thành phố công nhận.”
***
Xin trích một số Nghị Quyết của thành phố, tiếu bàng và Quốc Hội Hoa Kỳ vinh danh Lá Cờ Vàng là Biểu tượng tinh thần; Biểu tượng tự do dân chủ; Di sản Văn hóa của Cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
(Các hình ảnh chụp lại dưới đây là tài liệu của thành phố, tiểu bang và Quốc hội đã trao cho Hội Văn Hóa & Báo chí (VAAMA- Vietnamaese American Artists and Media Association Inc.) lưu trữ.
Office of The Governor California
Vietnamese Freedom and Heritage Flag
Senate of Virginia No 455
Resolution Feb 21 2013
California Legislature
Resolution No 40 April 4 2011
City of Santa Ana
Resolution No 2009-013
Chú ý: Các ngày tháng năm hiển thị trên ảnh là ngày chụp lại (scan).
****
Ngày 06/11/2014, trên đài RFA đăng một bản tin; xin trích nguyên văn dưới đây
Người trẻ giơ ngón tay giữa vào cờ VNCH trưng bày ở Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
RFA 06/11/2024
Hai bạn trẻ đến bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam và tạo dáng phản cảm với lá cờ của chế độ cũ . FB Bồ Bồ Hill
Một số bạn trẻ bày tỏ niềm vui và tự hào khi chụp ảnh với lá cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa trong Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam với các cử chỉ phản cảm.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư vào năm 2019 ở Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và mới khai trương ngày 2/11 vừa qua trưng bày khoảng 150.000 hiện vật trải dài qua các thời đại lịch sử.
Việc mở cửa miễn phí và tăng cường quảng cáo trên các truyền thông mạng xã hội như Tik Tok, Facebook đã giúp kéo thêm nhiều khách tham quan đến đây.
Trang Facebook Bồ Bồ Hill có khẩu hiệu "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" với 30 ngàn người theo dõi đăng hình ảnh kèm dòng trạng thái: "500 sắc thái" của các bạn trẻ khi đến 1 góc nhỏ của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Trong các tấm ảnh này, các bạn trẻ - người thì giơ ngón tay giữa hướng vào lá cờ vàng, người đan chéo tay vào nhau thành chữ x, người thì giơ 1 ngón tay lên miệng với dòng chữ "thua thì nín".
Các trang mạng xã hội thân chính phủ khác cũng hào hứng đăng tải các hình ảnh tương tự về những thanh thiếu niên này.
Một luật sư ở Hà Nội không nêu danh tính vì lý do an toàn cho rằng, những hình ảnh này không lạ do chính quyền lâu nay vẫn thi hành chính sách tuyên truyền và giáo dục một chiều nên các bạn trẻ khi gặp lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ có phản ứng. Ông nhận định:
"Hình ảnh này vô cùng xấu xí thể hiện ở Việt Nam không có hoà giải, hoà hợp. Chính phủ Việt Nam không quan tâm xoa dịu nỗi đau chiến tranh thực chất."
Ông Nguyễn Viết Dũng, người thường mặc quân phục của quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa và có các tấm ảnh chụp với cờ vàng, cho rằng đây là hành vi không tôn trọng lịch sử tuy nhiên vẫn nằm trong quyền biểu đạt một cách ôn hòa dù không "đáp ứng các yêu cầu chính đáng về đạo đức".
Cũng theo ông Dũng, người phải lánh nạn trước sự truy lùng của an ninh Việt Nam, các hiện tượng như trên là khó tránh do nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên truyền về "Mỹ - Ngụy tay sai" trong thời gian dài... nên giới trẻ đang lầm tưởng những hành động của họ là yêu nước.
Ông Dũng tỏ ra thông cảm với những thanh thiếu niên có hành động trên, cho rằng họ đang nghĩ rằng bản thân đang thể hiện hành động yêu nước nhưng chưa đúng cách. Ông nói:
"Vấn đề ở đây đang là nhận thức xã hội, và tiếp cận tri thức đúng đắn. Đấy chính là phần việc mà các đảng phái và khối xã hội dân sự cần làm để giới trẻ thể hiện lòng yêu nước đúng cách."
Lấy kinh nghiệm của bản thân, ông Nguyễn Viết Dũng cho rằng, nếu ông cũng bị vùi dập bởi truyền thông lề trái khi thể hiện lòng yêu nước sai cách trong quá khứ thì ông khó có điều kiện thay đổi nhận thức của mình.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài viết của
BBC: ‘Cờ ngụy’ và ‘ngón tay thối’ trong bảo tàng quân sự
10/11/2024
Nguồn hình ảnh, Ảnh chụp màn hình/BBC. Nhiều bức hình chụp một số người trẻ tuổi có cử chỉ mang tính bài xích, đả kích lá cờ vàng ba sọc đỏ trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã được lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày qua.
Cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Việt Nam Cộng hòa, một chính thể từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam suốt 20 năm, từ 1955 đến 1975.
Do Việt Nam Cộng hòa là bên thua cuộc trong Chiến tranh Việt Nam, lá cờ này đã trở thành một biểu tượng cấm kỵ tại Việt Nam kể từ ngày 30/4/1975.
‘Cờ ngụy'
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2 ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, vừa mở cửa đón khách hai ngày 1/11 và 2/11.
Một không khí sục sôi đã lại bùng lên sau khi bảo tàng này trưng bày lá cờ VNCH.
Ngay lập tức, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện hình ảnh một số người trẻ tuổi đứng cạnh lá cờ VNCH với các cử chỉ mang tính bài xích, đả kích: giơ hai ngón tay gạch chéo tạo thành hình chữ X, giơ ngón tay giữa hay còn gọi là "ngón tay thối"… kèm với những dòng chữ như “cút” hoặc “thua thì nín”.
Chính quyền Việt Nam lâu nay vẫn e ngại các biểu tượng liên quan tới VNCH, chẳng hạn các biểu tượng có cờ vàng đều bị gạch chéo trên các hiện vật tại Dinh Độc Lập ở TP HCM.
Trong giáo dục và tuyên truyền, người dân được dạy là phải lên án, đả kích lá cờ vàng. Điều này dẫn tới sự hình thành tâm lý “dị ứng” với cờ vàng trong một bộ phận người dân.
Giờ đây, với việc một bảo tàng của quân đội trưng bày những lá cờ vàng với chú thích “cờ ngụy”, một cách gọi mang tính miệt thị đối với chính thể từng tồn tại ở phía nam vĩ tuyến 17, nhiều người đánh giá rằng bước đi này không khác gì một sự lĩnh xướng màn đả kích, kích động hận thù mới.
Trang Facebook “Vietnam Projects Construction” có bài viết vào chiều ngày 3/11 với lời bình luận “Trung bình các bản trẻ đi thăm bảo tàng kiểu”, tới sáng ngày 8/11 đã có hơn 6.100 lượt tương tác và hơn 1.800 bình luận.
Nhiều bình luận tỏ ý đồng tình với những người trong ảnh, cho rằng làm vậy là đúng vì “mình là bên thắng cuộc”, đồng thời phê phán những ai phản đối hành động là “3 que”, là “lũ cali” (tức California).
Ngược lại, nhiều người khác phản đối, cho rằng bảo tàng là nơi tìm hiểu lịch sử nên cần giữ sự khách quan thay vì có thái độ bài trừ, tiêu cực như vậy.
Trong một bức ảnh BBC xem được, một lá cờ VNCH trong bảo tàng được chú thích là "Cờ ngụy" - cách gọi mà Giáo sư Alex-Thái Võ từ Trung tâm Việt Nam, Đại học Texas Tech (Mỹ) đánh giá là "phỉ báng".
"Nếu chỉ trưng bày lá cờ với những dòng chữ sai lệch, kích động hận thù và chia rẽ, như việc tiếp tục với những từ phỉ báng như 'ngụy', 'ngụy quân ngụy quyền', 'bù nhìn', 'tay sai', hay 'cờ ngụy', v.v…, thì việc đó chưa thể hiện sự trưởng thành và dũng cảm của một thể chế trước những biến động của xã hội," ông nói với BBC ngày 8/11.
Cần làm rõ rằng đây không phải hành động bột phát của một nhóm nhỏ mà đã trở thành một “trend". (xu hướng).
Bài viết trên trang “Vietnam Projects Construction” chỉ là một trong số nhiều bài viết khác trên Facebook. Trong dịp này, trên các nền tảng như TikTok, YouTube cũng có nhiều video với nội dung đả kích lá cờ VNCH.
‘Não trạng địch ta’
Từ Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Viện trả lời BBC News Tiếng Việt vào ngày 4/11:
“Nếu có những bức ảnh mang tính giễu cợt hay phỉ báng thì tôi cũng không cho rằng đó là một thái độ chính trị mà chỉ nên coi đó là một thái độ văn hóa.
“Một thái độ văn hóa trong một bảo tàng lịch sử mà thiếu sự tôn trọng đối với những hiện vật (dù nó mang ý nghĩa gì) cũng là một ứng xử văn hóa biểu hiện sự thất bại của giáo dục.
“Một nền giáo dục đã tạo ra những con người thiếu nghiêm trang, thiếu tôn trọng với lịch sử và quá khứ trong một cơ sở cần sự tôn trọng và nghiêm trang như bảo tàng theo cách của một con người có văn hóa là một nền giáo dục thất bại.”
Trả lời BBC với điều kiện ẩn danh vào ngày 4/11, một giảng viên đại học từ Hà Nội đánh giá hành động của những người trong ảnh phần nào cho thấy Việt Nam “dạy lịch sử quá kém”.
“Tuy nhiên, cũng không nên chỉ đổ lỗi cho giáo viên, mà chúng ta cũng phải thấy công tác tuyên truyền về mặt chính trị của chúng ta quá một chiều, không dạy được cho con người một cái nhìn khách quan, khoa học, bao dung.”
Người này nhắc lại vụ việc xảy ra vào hồi tháng Chín khi bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Sáng lập của Đại học Fulbright Việt Nam, bị nhiều người chỉ trích khi kể lại rằng đã thấy sinh viên của mình khóc sau khi xem một tập bộ phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam, với đại ý là họ chưa từng biết rằng người Mỹ cũng đã phải chịu đựng nhiều như vậy.
Người giảng viên nói trên cho rằng hiện tượng bà Thủy bị chỉ trích là một biểu hiện cho thấy nhiều người đã không còn cái nhìn đúng đắn, bao dung nữa.
“Lớn hơn, nó sẽ gây ảnh hưởng tới thể diện của dân tộc nếu những người có tư duy như vậy đi ra nước ngoài,” người giảng viên này nói thêm.
Vào năm 2021, một du học sinh người Việt Nam tại Úc đã giẫm đạp lên một lá cờ vàng ba sọc đỏ treo trên phố và có phát ngôn được cho là thách thức và gây thù hận.
Quay lại với những bức ảnh nói trên, một cụm từ xuất hiện nhiều là “thua thì nín”, tức nói tới việc quân đội VNCH đã thua trận năm 1975.
“Tuy không mang tính phổ quát, nhưng những hành động giễu cợt, phỉ báng này, cho thấy xã hội chúng ta vẫn còn quá nặng nề với quá khứ, vẫn cứ địch – ta, thắng – thua.
“Cuộc chiến tranh ấy đã đi qua gần 50 năm. Thế hệ còn dính líu trực tiếp đến chiến tranh đều đã ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Vậy thì, nuôi dưỡng não trạng chiến tranh để làm gì?” nhà văn Nguyễn Viện đánh giá.
Theo ông Viện, việc người trẻ có “trend" chụp ảnh như vậy không quá nghiêm trọng. Thay vào đó, sự nghiêm trọng, nếu có, sẽ đến từ phía những người có trách nhiệm hướng dẫn dư luận.
“Ngoài yếu tố giáo dục học đường, việc ứng xử thiếu văn hóa với lịch sử, theo tôi, còn là hệ quả của cả một quá trình tuyên truyền tập nhiễm từ thời chiến tranh, mà sau 50 năm hòa bình, 'hòa giải' người ta vẫn không thể 'buông súng'. Đây chính là ý nghĩa của tương tàn, nội chiến.”
Giáo sư Alex-Thái Võ nhận định rằng cốt lõi của vấn đề nằm ở hệ thống giáo dục và tuyên truyền ở Việt Nam. Ông cho rằng nếu giáo dục và tuyên truyền được thực hiện đúng đắn, giới trẻ sẽ có thái độ khác.
"Vấn đề giáo dục và tuyên truyền ở Việt Nam hiện nay có xu hướng tạo nên một cái nhìn hạn hẹp về lịch sử, thiếu sự công bằng và khách quan khi nói về các chính thể trước đây như Việt Nam Cộng hòa.”
"Thay vì xây dựng một nền giáo dục phản ánh bức tranh đa dạng của lịch sử, hệ thống tuyên truyền lại thường khắc họa Việt Nam Cộng hòa theo hướng tiêu cực, kích động hận thù và chia rẽ.
"Vì vậy, nguồn gốc của hành động thiếu tinh tế từ một số bạn trẻ không hoàn toàn tự phát mà xuất phát từ chính hệ thống giáo dục và tuyên truyền hiện nay, nơi chấp nhận và khuyến khích cách gọi lá cờ là 'cờ ngụy'."
Trả lời BBC News Tiếng Việt vào ngày 5/11, ông Nguyễn Quang Duy, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại tiểu bang Victoria (Úc), cho rằng đối với nhiều người trẻ trong nước, “việc không ưa lá cờ Việt Nam Cộng hòa thì điều đó cũng dễ hiểu thôi. Các em sinh ra và lớn lên dưới thể chế cộng sản. Những gì các em được biết chủ yếu là 'một chiều' do Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền và giáo dục."
Bên cạnh đó, một số người đánh giá rằng hành động của những người trong ảnh, dù có cố ý hay không, là hành động gây chia rẽ cộng đồng, giữa người dân hai miền, giữa những người trong nước và ở hải ngoại.
+++++++++++++++++++++++++++++++++
*****
XEM THÊM:
Người Việt hải ngoại gởi về VN 14 tỷ đô vì "thân" CS???
https://www.nhatbaovanhoa.com/p192a1979/10/nguoi-viet-hai-ngoai-goi-ve-vn-14-ty-do-vi-than-cs
Phỏng vấn cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Phần 1 (2007)
https://www.youtube.com/watch?v=i1sACqOondw&t=35s
Đại sứ Mỹ Ted Osius làm Văn Hóa và kêu gọi "Hòa giải Hòa hợp"
https://www.nhatbaovanhoa.com/a3568/dai-su-my-ted-osius-lam-van-hoa-va-keu-goi-hoa-giai-hoa-hop
Phỏng vấn Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “Hòa giải Hòa hợp đại đoàn kết dân tộc là mục đích tối cao sau cuộc chiến tương tàn”
“Hòa giải dân tộc phải dần dần”
https://www.nhatbaovanhoa.com/a10666/hoa-giai-dan-toc-phai-dan-dan-
Năm mới nhớ lại cuộc phỏng vấn cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ về vụ Nghĩa trang Biên Hòa
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa mở đường 'Hòa hợp Hòa giải'?
https://www.nhatbaovanhoa.com/a6566/nghia-trang-quan-doi-bien-hoa-mo-duong-hoa-hop-hoa-giai-
Bảo tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam đóng cửa 3 ngày để gỡ cờ vàng VNCH
Phỏng vấn Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “Hòa giải Hòa hợp đại đoàn kết dân tộc là mục đích tối cao sau cuộc chiến tương tàn”