Những con đường sách truân chuyên

07 Tháng Tư 20258:51 SA(Xem: 873)

VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN ĐA NGUYÊN 1 - THỨ HAI 07 APRIL 2025


Những con đường sách truân chuyên


image003“Thời VNCH, ngã 4 Lê Lợi Công Lý (đúng ra là Ngã 5 vì có thêm đường Nguyễn Trung Trực đổ ra) là khu vực bán sách cũ nổi tiếng nhất của Sài Gòn, nằm sau bờ tường của Bộ Công Chánh. Nơi này được ký giả thời đó mô tả trong trang báo năm 1972 đăng trên Đời như sau: “Các khu bán sách báo cũ nằm rải rác nhiều nơi ở Sài Gòn ngày nay đã trở nên gần gũi với một phần lớn dân chúng thành phố. Thường lệ và đặc biệt vào các chủ nhật và ngày lễ, khách hàng thuộc đủ giai cấp xã hội tấp nập đến các khu sách báo cũ chọn mua những món ăn tinh thần với giá rất hạ”. Khu bán sách góc Công Lý Lê Lợi. Khu này ban đầu chỉ có vài gian sách nhỏ, sau đó lấn ra lề đường cản trở lưu thông nên cảnh sát đến giải tán triệt để. Nhưng dần dần vì không thể dẹp bỏ được nhu cầu mua bán chính đáng nên khu bán sách này được chính quyền chấp thuận cho tồn tại, có đóng thuế đất hằng năm vài ngàn đồng và vài chục đồng thuế chỗ ngồi mỗi ngày. Hiện nay, khu sách này chính là vị trí của tòa nhà Sài Gòn Centre Takashimaya.
(Nguồn:
https://nhacxua.vn/lich-su-nhung-duong-pho-sai-gon-dai-lo-le-loi-va-dau-an-tram-nam/)

Năm 1975 cộng sản đốt sách VNCH; 40 năm sau (2015) cộng sản cho đấu giá sách VNCH; 50 năm sau (2025) Little Saigon nam California ‘tưởng niệm vang bóng một thời’

image005
Ông Khai Trí là người có lòng nhất với sách vở miền Nam. Từ người bán sách lẻ lề dường, ông xây dựng nên cơ nghiệp là nhà sách Khai Trí, số 60- 62 đường Lê Lợi. Tôi đã đứng bên kia đường Lê Lợi sau 1975 để chứng kiến cảnh hôi sách, đốt sách của nhà Khai Trí. Cảnh tượng ấy còn như in vào đầu tôi. Sách của nhà Khai Trí vứt tung tóe, bừa bãi trên mặt đường phố Lê Lợi trong nỗi bất lực của nhiểu người miền nam cách đây 40 năm.

Có khoảng 180 chục triệu cuốn sách đủ loại ở miền Nam nằm trong vùng định chế sách bị tiêu hủy, vẫn có một số sách không nhỏ trên thoát nạn do sự cất dấu của những người có lòng với văn học và do cả óc trục lợi của một số người. Dù cho có trục lợi đi nữa thì cũng vẫn là một điều đáng làm vì gián tiếp giúp cho sinh mệnh chữ nghĩa miền Nam vẫn có cơ hội sống lại.

image007
Chính trong cái khung cảnh sinh hoạt sách báo miền Nam bị vây khốn khó khăn như thế đã làm nảy ra một nghề mới: Nghề bán sách dạo, sách bán ở vỉa hè. Nghề này từ nay thay thế công việc của ông Khai Trí cũng như cho khoảng 2500 nhà sách trên toàn miền Nam đã phải tự động đóng cửa sau 1975. Nó tiêu biểu cho nghề buôn bán chui dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Xã hội tạo ra một lớp người làm ăn bất hợp pháp. Cái gì cũng thành chui cả. Sách chui, gạo chui, thuốc tây chui, đi chui và ngay cả việc đi tu cũng trở thành tu chui. Sách càng bị cấm, càng nhiều người tìm đọc.

image009
Sau năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết.

Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ...

image010

Cũng nhờ chợ sách này mà nhiều tác phẩm xuất bản trước 1975 của miền Nam được lưu truyền , gìn giữ . Có những gia đình cất dấu nhiều sách quý , nhưng sau đó đứt ruột chia tay với sách vì sinh kế . Mua bán sách cũ cũng giúp bao gia đình thoát được cái đói . Cảnh đó chỉ có những người ko may mắn kẹt lại SG sau 75 mới thấu hiểu !

image012image014

Bốn mươi năm sau (2015), cộng sản mới biết chính họ đã huỷ hoại một kho tàng văn học quý báu của miền Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung.   Thế mới có chuyện đấu giá sách xưa.

Vài tấm ảnh duới đây là của phiên đấu giá sách quý hiếm vào ngày 20/09/2015 13:24

image016

TTO - Sự xuất hiện của GS Ngô Bảo Châu và doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng đã làm cho phiên đấu giá sách quý hiếm do Nhã Nam tổ chức sáng 20-9 tại TP.HCM thêm kịch tính và hào hứng.

15 đầu ấn phẩm đưa ra đấu giá lần này là một phần của chương trình Chợ phiên sách cũ kéo dài trong ba ngày từ 18 đến 20-9.

Các ấn phẩm có mức giá khởi điểm dao động từ 20.000 đồng đến 5 triệu đồng, hứa hẹn mức độ tham gia của các tay chơi sách và giới quan tâm, hâm mộ sẽ rất đa dạng, sinh động.

Với bước giá cho mỗi lượt đấu là 10.000 đồng, MC phiên đấu giá Tuyết Anh đã nỗ lực giới thiệu các ấn phẩm, kêu gọi khuyến khích và cả… khích động mọi người có mặt tại Nhã Nam thư quán cùng tham gia bỏ giá đấu.

Cuộc đấu diễn ra được nửa đường thì bất ngờ giáo sư Ngô Bảo Châu và doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng cùng đến tham gia đấu giá.
...

image017
Có lẽ quyển sách thiếu nhi này gợi lên những ký ức tuổi thơ của mình nên bà Thanh Phượng đã tham gia bỏ giá đấu quyết liệt và đấu thắng ở mức giá 1 triệu đồng.

image019

Sau đó đến lượt đấu giá quyển Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh do NXB Bốn Phương (của thi sĩ Đông Hồ thành lập) ấn hành năm 1951, sách được bảo quản cực tốt, còn bìa và jacket.

Quyển sách này vốn quan trọng và được các thế hệ trí thức nước nhà đánh giá rất cao, cộng với chất lượng một bản sách có tuổi đời hơn nửa thế kỷ nhưng còn gần như mới nguyên đã quyến rũ GS Ngô Bảo Châu nâng giá từ mức khởi điểm 150.000 đồng lên 1 triệu đồng, rồi 1,5 triệu đồng.

Lúc này chỉ còn chủ tiệm sách Dạ Thương đeo bám đấu nhích từng bước: 1.610.000 đồng, 1.620.000 đồng… Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu kiên quyết theo đuổi, nâng giá lên 2 triệu đồng.

Cử tọa cuộc đấu vỗ tay vang lên khi GS Ngô Bảo Châu nâng mức giá lên 2,5 triệu đồng và đấu thắng.

image020

Có lẽ mọi người cũng cảm nhận được dư vị hấp dẫn của lượt đấu này khi quyển sách sử - văn hóa Việt Nam văn hóa sử cương bản in 1951 thuộc về GS toán học đang rất nổi tiếng ở Việt Nam.

Tiếp theo là một ấn phẩm “nặng ký” và là điểm nhấn của cuộc đấu giá: quyển Cochinchine (Nam Kỳ) do Phủ toàn quyền Đông Dương thực hiện, NXB Gastaldy in tại Sài Gòn năm 1931.

Đây là quyển sách thuộc bộ sưu tập của nhà báo Hà Văn Bảy, xuất bản nhân cuộc triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931.

Điều đáng quý là quyển này được bảo quản tốt, còn đầy đủ các bản đồ in kèm, và nhiều hình ảnh về cảnh sinh hoạt, kiến trúc xây dựng của Đông Dương xưa…

Sách được khởi đấu ở mức giá 5 triệu đồng. Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng trao đổi cùng GS Ngô Bảo Châu và nhóm bạn đã quyết định tham gia đấu giá.

Lượt đấu kịch tính vì kéo dài qua các bước: 5.060.000 đồng -  5.500.000 đồng, 5.600.000 đồng với hai "đối thủ" tham gia là ông Dương Thanh Hoài - phó giám đốc Nhã Nam - và bà Thanh Phượng.

Ông Hoài cho biết hiện Nhã Nam chưa có quyển này và muốn đấu thắng để lưu 1 bản Cochinchine, nhất là quyển này chất lượng rất tốt.

Nhưng khi bà Phượng nâng giá lên mức 10 triệu đồng thì ông Hoài đứng lên tuyên bố nhường.

Mọi người cùng vỗ tay chúc mừng quyển sách của người Pháp in từ năm 1931 tại Sài Gòn thuộc về một doanh nhân Việt Nam sau 84 năm thông qua phiên đấu giá cũng tổ chức tại Sài Gòn.

Trước đó, một quyển sách khác cũng trong bộ sưu tập của Hà Văn Bảy là quyển tiếng Pháp La musique et le monde - tác giả GS Trần Văn Khê, có thủ bút của ông ghi trên sách khởi điểm 1 triệu đồng, đã được một nhà sưu tập tại TP.HCM đấu thắng ở mức 2,1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phiên đấu giá lần này còn có 1 quyển thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được đánh giá là ấn phẩm hiếm gặp: Đầu xuân ra sông giặt áo, NXB Văn Nghệ ấn hành năm 1986, giá khởi điểm 50.000 đồng và đã đấu thắng ở mức 300.000 đồng.

Có mặt tại buổi đấu giá, nhà báo Lê Văn Nghĩa biểu lộ sự đồng tình với mục đích sử dụng số tiền đấu được cho quỹ sách nói phục vụ người mù TP.HCM.

Ông Nghĩa cho biết hiện trong bộ sưu tập của ông có một số bản quý hiếm, có thể lần tới ông cũng sẽ tham gia đưa sách ra đấu để gây quỹ từ thiện.

Giới sưu tập Sài Gòn cũng đánh giá cao những phiên đấu giá như thế này, “cho thấy những ấn phẩm có giá trị vượt thời gian và mức độ quan tâm của người đương thời với những quyển sách trong quá khứ” - một nhà sưu tập nhận xét.

Sau khi trừ giá khởi điểm cho chủ sách, tổng cộng phiên đấu giá sáng 20-9 tại Nhã Nam thư quán đã thu được 15.130.000 đồng. Ban tổ chức đã chuyển số tiền này cho chị Hướng Dương - giám đốc Thư viện sách nói dành cho người khiếm thị.

15 ấn phẩm và giá đấu thắng:

Tờ nhạc Mùa thu cho em, tác giả Ngô Thụy Miên: 100.000 đồng
Sách Việt Nam phong tục, tác giả Phan Kế Bính, 1975: 270.000 đồng
Sách Nói với tuổi hai mươi, tác giả Thích Nhất Hạnh, 1973: 260.000 đồng
Tri Tân tạp chí số 98, năm 1943: 300.000 đồng
Tờ nhạc Thà làm giọt mưa, tác giả Phạm Duy: 150.000 đồng
Tờ nhạc Chuyện hẹn hò, tác giả: Trần Thiện Thanh: 100.000 đồng
Sách La musique et le monde, tác giả Trần Văn Khê, 1995: 2.100.000 đồng
Món ngon Hà Nội, tác giả Vũ Bằng, 2014: 300.000 đồng
Bác sĩ Ai-Bô-Lít, 1984: 1.000.000 đồng
Tờ nhạc Diễm xưa, tác giả Trịnh Công Sơn: 150.000 đồng
Đầu xuân ra sông giặt áo, tác giả Nguyễn Nhật Ánh, 1986: 300.000 đồng
Việt Nam văn hóa sử cương, tác giả Đào Duy Anh, 1951: 2.500.000 đồng
Cochinchine, Phủ toàn quyền Đông Dương thực hiện, 1931: 10.000.000 đồng
Vang bóng một thời, tác giả Nguyễn Tuân, 1963: 800.000 đồng
Kiều, Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Pháp, in song ngữ 1951: 2.800.000 đồng.

Nguồn: 


https://tuoitre.vn/phien-dau-gia-sach-quy-hiem-hap-dan-972279.htm


https://noralangdu.blogspot.com/2017/03/xua-1975-cong-san-ot-sach-40-nam-sau.html


**


Sài Gòn sống và yêu: Những con đường sách


Khương An - Diễm Thúy: Thứ ba 20/08/2024, 21:13 (GMT+7)


Trong suốt chiều dài lịch sử của thành phố Sài Gòn, sách báo từng là phương tiện duy nhất để tầng lớp tinh hoa và người dân tiếp cận thông tin, tri thức. Chính điều này đã tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc cho Sài Gòn với sự tồn tại của những con đường sách, chợ sách cũ trước đây.


Có một thời, những người từ phương xa khi đặt chân đến Sài Gòn cũng đều ghé thăm và tìm mua sách, hòa vào văn hóa đọc thị dân nơi dây. Qua bao thăng trầm với những quy luật tất yếu của thời đại, các con đường sách đã phần nào hoàn thành sứ mệnh của riêng mình.


May mắn thay, đến nay, Sài Gòn vẫn tồn tại mô hình đường sách và hiện là một chỉ dấu văn hóa cho người dân và du khách khi đặt chân đến thành phố này.


Khi nhắc đến đường sách xưa trước năm 1975, các bậc cao niên đều nhớ đến chợ đường sách nằm bày biện ở góc đường Lê Lợi - Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), cặp theo Bưu điện quận 1, “ngó” sang nhà sách Khai Trí (nay là nhà sách Fahasa 62 Lê Lợi) mà các cô cậu học trò, sinh viên thường lui tới.


Theo ký ức của những người hoài niệm, nó là một chợ trời sách khổng lồ “ăn theo”, lấy nhà sách Khai Trí làm hạt nhân. Từ vài gian hàng nhỏ, thị trường sách báo cũ đã bành trướng mạnh mẽ, lấn ra lề đường cản trở lưu thông người dân qua đây.

image022

Các đường sách, chợ sách xưa của Sài Gòn (ảnh tài liệu)


Sau năm 1975, khu sách này bị giải tán, sau đó chợ sách Đặng Thị Nhu (quận nhất, cách chợ Bến Thành tầm 200m) được thành lập, các chủ sách cũ lại tập trung về đây. So với khu sách cũ Lê Lợi thì khu Đặng Thị Nhu có vẻ bề thế hơn, là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết.


Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m vắt ngang hai đường Ký Con và Calmette, chợ sách cũ Đặng Thị Nhu ở ngay khu vực trung tâm thành phố nên lúc nào cũng mua bán sôi động. Các sạp ở đây đóng cặp vào nhau từng đôi một, chừa lối đi hẹp hai bên hông, mỗi sạp chừng 3 – 4m2. Có khoảng 100 sạp như vậy. Trong mỗi ô sạp, người chủ hàng ngồi lọt giữa những chồng sách cao lút đầu người…


Lục lọi ký ức của 40 năm trước, ông Ngô Văn Quang - sống ở Sài Gòn gần 70 năm nay vẫn còn nhớ: “Khoảng thời gian năm 1978-1980, ở mấy con đường nào cũng có bán sách hết trơn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa nè, Phát Diệm, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo nè... Với một con đường nhỏ ngay đường Ký Con cắt ngang qua Calmett, đường đó nếu là Đặng Thị Nhu thì đó, những người bán sách họ thuê nhà bán nguyên một dãy cả mấy trăm mét, có nhiều kios sách cũ nhiều lắm. Mình mua 1-2 cuốn về mình nhâm nhi coi cũng thấy thú vị.”


Qua những năm của thập niên 80, chợ sách cũ Đặng Thị Nhu cũng biến mất. Các tiệm sách theo đó tản mác và nở rộ về những con đường mặt tiền như Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận), Trần Nhân Tôn (Quận 5,10), Trần Hưng Đạo (quận 1) ...


Trước khi internet xuất hiện, Sài Gòn có thể được xem là không gian văn hóa rộng lớn với “đặc sản” các hiệu sách rải rác khắp con đường của thành phố. Trẻ con thời ấy chỉ có sách là phương tiện học tập, truyện tranh là phương tiện giải trí nên phong trào cho thuê sách, truyện lúc này này rất thịnh hành. Cuối thập niên 1990 đến những năm 2000, đi đến phố nào cũng dễ dàng thấy cảnh lũ trẻ con xúm xít bên nhau tranh giành đọc một quyển truyện hay cuốn sách nào đó ...


Giới sưu tầm, bán sách lâu đời Sài thành cũng có lời rằng, lăn lộn, thăng trầm trong nghề, họ bán sách theo tâm khảm. Bán sách không phải là một nghề nhiều tiền, nhưng sứ mệnh của nó là làm giàu tâm hồn cho người khác. Nếu bạn yêu sách, bạn sẽ nghe những câu chuyện miên man về sách, về một “văn hóa đọc”, về cái tình, cái ngóc ngách của hồn người Sài Gòn xưa và nay.


Gặp gỡ cô Chi, một chủ cửa hàng sách cũ (quận nhất) có duyên nghề từ thú chơi sách, tâm tình: "Sách không đơn thuần như những món hàng khác mà nó phải có cái hồn gửi vào trong đó nên mình trao đổi với khách về nhưng chủ đề nào đó có thể mang lại lợi ích cho người ta. Có những quyển sách xưa giá rất cao có giá trị thời gian, có giá trị nhân văn trong đó nữa. Và có thể ấp ủ điều gì đó của cổ nhân xưa mà vắng bóng trên thị trường rất là nhiều.”


Khi inernet bùng nổ khiến thói quen tiếp cận thông tin của người đọc bị thay đổi, những con đường sách tự phát không chống lại được sự khắc nghiệt của thời gian với những áp lực về giá thuê mặt bằng, thị hiếu người đọc, đường hướng kinh doanh… nên dần lụi tàn, hiệu sách cũ và mới vắng bóng dần, độc giả yêu sách mất đi những địa chỉ quen thuộc trên hành trang tìm kiếm tri thức.


Ông Lê Huỳnh Trí, hơn 70 tuổi, người một đời gắn bó với nghề bán sách cũ bắt đầu từ thú sưu tầm sách. Ông là chủ hiệu sách Bách Hợp (Quận Thủ Đức) từng được báo chí và cộng đồng mạng kêu gọi giải cứu 10 ngàn tấn sách trong vài ngày vì chủ nhà lấy lại mặt bằng vào năm 2015.


Khi hỏi về “thú chơi duyên nghề”, ở đuôi mắt có ngày tháng xưa, ông Lê Huỳnh Trí bộc bạch: “Hồi đó chú làm ở cơ quan, lãnh lương là mua sách, nhà không trưng gì ngoài sách. Thời đó bao cấp khó khăn lắm, thành ra lãnh lương cái mua cuốn 1 phải chờ cuốn 2. Khi cơ quan giải thể thì chú nghỉ, thì ở nhà đã có quầy sách, có để chơi, rồi lấy ra bán. Thời đó cách đây 30 mấy năm chưa có mạng, các em chỉ có sách, đó là thời điểm vàng son.”


Theo quy luật đào thải bởi sự bành trướng của công nghệ thông tin, những con đường sách cứ thế dần tàn phai theo năm tháng. Nhưng nhu cầu quy hồi những giá trị thuộc về văn hóa một thời đã dẫn dắt thị trường sách cũ theo chiều hướng lạ lùng. Người già miệt mài lục tìm sách quý xưa như báu vật để đón về một di chỉ của ký ức. Người trẻ tiếp tục tìm lại sách cũ để bù đắp cho sự thiếu thốn của nền xuất bản hiện tại khi không đáp ứng đủ tư liệu mình cần…


Trên thực tế, vẫn có lượng lớn độc giả trung thành, tìm kiếm những trải nghiệm thú vị bằng việc đọc sách in. Cái cảm giác khi được lật từng trang sách vẫn còn tươi nguyên và thơm tho mùi giấy mực - chứ không phải căng mắt ra đọc trên các màn hình máy tính, mãi là trải nghiệm thú vị khó thể thay thế. Việc đọc cũng không phải là phong trào mà là nhu cầu tự thân. Thói quen đọc sách khi được gieo trồng từ thời thơ ấu, nảy mầm và trở thành khát khao tự nhiên, sẽ theo ta suốt cuộc đời.

image024

Đường sách TP. HCM hiện nay


Cũng tại thời điểm này, ý tưởng về một đường sách được ấp ủ, bắt nguồn từ truyền thống tôn vinh văn hoá đọc của người dân Sài Gòn và được lãnh đạo TP. HCM quan tâm. Sau nhiều thủ tục để biến ý tưởng thành hiện thực, đầu năm 2016, Đường sách TP. HCM ra đời trên con đường Nguyễn Văn Bình mát mẻ với những vòm me xanh mát.


Nơi đây tập trung nhiều cửa hàng sách của các NXB, những chủ tiệm sách cũ cũng được ưu ái chi phí mặt bằng để có thể sống trọn với nghề.


Sự xuất hiện của đường sách Nguyễn Văn Bình khiến Sài Gòn như có hồn hơn, cái thiêu thiếu không tên lập tức được khỏa lấp trong lòng người Sài Gòn…  Sau gần 9 năm hoạt động, Đường sách TP.HCM trở thành điểm đến, điểm hẹn quen thuộc của người dân thành phố.


Chị Tường An hiện đang là sinh viên ĐH Hùng Vương (TPHCM), cảm nhận: “Em thấy rất yên tĩnh thích hợp đọc sách, cuối tuần em đi đọc sách để thư giãn. Không gian cây cối ở đây cũng được, nó như một bức tranh vậy. Hơn nữa vào thứ 7, chủ nhật có những buổi phỏng vấn, tọa đàm hoặc các chương trình của các trường Đại học tới. Đây cũng là một trong những điểm sinh viên của những trường xa đến đây đầu tiên đó ạ.”

image026

Tại đây, những câu chuyện lịch sử, văn hóa ... được kể trong một không gian thuần chất văn hóa chứ không chỉ giới hạn ở một khán phòng hay quán nước nhỏ hẹp nào đó. Giới làm sách và chính những cuốn sách được sống đời sống riêng biệt, xác lập vị trí trang trọng trong lòng độc giả. Còn độc giả, du khách thì được thỏa đam mê tìm tòi, đọc sách; gặp mặt tác giả, tham dự các diễn đàn văn hóa, xã hội, tham quan, chụp ảnh, …  


Chị Kiều My, hiện đang làm việc tại cửa hàng sách First New Trí Việt tại Đường sách TP. HCM, chia sẻ: “Ở đây có nhiều bóng mát nên mọi người hay ra đây đọc sách. Đối với những bạn yêu thích đọc sách thì sẽ đến đây tìm hiểu, tham quan và mua sách. Còn nhiều bạn yêu thích cái đẹp thì sẽ đi chụp ảnh, ở đây có nhiều không gian trang trí chụp ảnh. Người nước ngoài đến để tìm hiểu sách nước ngoài, đôi khi cũng tìm sách của tác giả Việt để làm quà tặng.”


Chính sự thành công của mô hình Đường sách TP. HCM đã tiếp bước cho Đường sách TP. Thủ Đức (tại đường Hồ Thị Tư) ra đời vào cuối năm 2023. Với hơn 8 tháng đi vào hoạt động, Đường sách TP. Thủ Đức từng bước trở thành điểm đến được yêu thích của người dân đang sinh sống và học tập tại TP. Thủ Đức. Dự kiến, mô hình đường sách tiếp tục được nhân rộng khắp các khu vực TP. HCM. Theo đó, phía Nam sẽ có đường sách ở Quận 7, phía Tây sẽ có không gian sách ở quận Bình Tân và phía Bắc là ở Củ Chi.

image028

Những con đường sách mới chuẩn bị ra đời tiếp nối cho những con đường sách, chợ sách cũ ngày trước để chiều dài lịch sử văn hóa đọc của người dân SG được liền mạch, chưa bao giờ đứt đoạn. Sự tồn tại và phát triển của những con đường sách của thành phố như chứng minh rằng, văn hóa đọc vẫn là mạch ngầm tri thức đang chảy giữa lòng Sài Gòn và không tuột đi một cách dễ dàng trước “cơn sóng cả” của thời đại.


Sách vẫn là một chân trời văn hóa, một bến bờ tri thức nhiều người kiếm tìm. Thao tác đọc sách giống như mọi thao tác của tình yêu, nó trong veo thong thả thầm thì, nồng nàn mà không ồn ào. Dưới những vòm me xanh ấy, vượt qua phù phiếm thăng trầm đám đông, những thị dân biết đọc chẳng bao giờ là hết. Theo Khương An - Diễm Thúy/vovgiaothong.vn


https://vovgiaothong.vn/newsaudio/nhung-con-duong-sach-sai-gon-d40338.html


***


Chợ đen tạp hóa & sách báo Sài Gòn trước 1975


Posted by 36hn on Tháng Sáu 25, 2016


Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ tại nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam). Theo KIẾN THỨC


> Những hình ảnh lịch sử không thể quên về Thương xá Tax) của Sài Gòn đã hình thành một khu "chợ đen" nổi tiếng, thu hút đông đảo mọi tầng lớp dân chúng đến mua sắm.">


image030Trước năm 1975, vỉa hè đại lộ Lê Lợi gần khu vực Thương xá Tax (Những hình ảnh lịch sử không thể quên về Thương xá Tax) của Sài Gòn đã hình thành một khu “chợ đen” nổi tiếng, thu hút đông đảo mọi tầng lớp dân chúng đến mua sắm.


image031Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ tại nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam).


image032Chợ bắt đầu họp từ buổi chiều với các chủng loại hàng hóa phong phú, từ thượng vàng đến hạ cám, nhưng nhiều nhất là đồ hộp ăn sẵn của quân đội Mỹ – được gọi là C-rations.


image033Giá cả các mặt hàng ở chợ đen rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng thông thường, và nhiều mặt hàng ở đây không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác của Sài Gòn.


image034Sự tồn tại của chợ đen đã nuôi sống nhiều người, như thành phần môi giới, tiểu thương vỉa hè hay các nhà buôn.


image035Thiệt hại từ việc thất thoát hàng hóa của Mỹ ước tính lên đến 75 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà cả quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn đều nhắm mắt làm ngơ.


https://36hn.wordpress.com/2016/06/25/anh-doc-ve-cho-den-sai-gon-truoc-1975/


XEM THÊM:


https://dobuon.vn/dai-lo-le-loi/