VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN ĐA NGUYÊN 3 - THỨ BA 15 APRIL 2025
Bản kiến nghị gởi nhà nước VN: “Xây dựng Đài tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”
Vị trí quần đảo Hoàng Sa Trường Sa trên bản đồ “BIỂN ĐÔNG NAM Á” (tên gọi của VHO) – Việt Nam gọi là BIỂN ĐÔNG, Philippines gọi là BIỂN PHILIPPINES – vùng biển được cho là hải lộ huyết mạch, quốc tế có quyền tự do đi lại – vùng biển mà Trung cộng khoác loác (khoác lác) gọi là “cái áo nhà” của Trung Quốc”, là “lợi ích cốt lõi của Trung cộng”; ngược lại nó cũng là “lợi ích Quốc gia của Hoa Kỳ” mang lại 3 ngàn tỷ đôla/năm – vùng biển có hai cửa biển tối quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương, đó là eo biển Malacca Singapore và cửa biển Ba Sĩ (Cao Hùng Đài Loan và Luzon Philippines). Ảnh: Ghetty Image; chú thích và minh họa các vị trí của VHO.
LTS: Ngày Chủ Nhật 13/4/2025, tòa soạn Văn Hóa Online nhận được Email của Bình luận gia Phân tích chính trị Cù Huy Hà Vũ (bản Việt ngữ và Anh ngữ) với nội dung Bản kiến nghị dưới đây:
“Hà Nội ngày 04/3/2010, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã gởi bản kiến nghị đến nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: “Xây dựng Đài tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.
Nhận thấy, Bản Kiến Nghị của Ts luật Cù Huy Hà Vũ vẫn còn giá trị vào thời điểm hôm nay – Tháng Tư Đen 2025 tại hải ngoại (tuy các con số chiến sĩ hy sinh trong bài viết chưa được kiểm chứng chính xác (1), Văn Hóa Online đăng nguyên văn bản kiến nghị của tác giả. Kính mời quý bạn đọc theo dõi. (VHO)

Ts luật Cù Huy Hà Vũ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------------------------------
Hà Nội ngày 04/3/2010
KIẾN NGHỊ
XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ HY SINH VÌ SỰ NGHIỆP
BẢO VỆ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
Kính gửi: Quốc Hội
Chủ tịch Nước
Thủ tướng Chính phủ
Tôi là Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, công dân Việt Nam, hộ khẩu thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, xin gửi tới Quý Vị Lãnh đạo lời chào kính trọng và kiến nghị với Quý Vị Lãnh đạo về việc xây dựng Đài tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam như trình bày sau đây.
Hiến pháp Việt Nam khẳng định: Tổ Quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm (Điều 13), bảo vệ Tổ Quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân (Điều 77).
Hiến pháp Việt Nam khẳng định: Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp luật (Điều 52)
Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng khẳng định: Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc, được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; Nhà nước và nhân dân xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ, bao gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ (Điều 11).
Nhà nước Việt Nam khẳng định: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Vì vậy, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân Việt Nam.
Đã có những Công dân Việt Nam anh dũng hy sinh trong chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.
Trong các ngày từ 17 đến 19 tháng 01 năm 1974, 58 công dân Việt Nam phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Kết thúc trận chiến, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã bị nước ngoài xâm chiếm.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, 64 công dân Việt Nam phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ quần đảo Trường Sa. Kết thúc trận chiến, đảo Gạc – Ma của quần đảo Trường Sa đã bị nước ngoài xâm chiếm.
122 công dân Việt Nam ấy là Liệt sĩ và phải được Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tổn vinh bằng các hình thức: truy tặng Bằng “Tổ Quốc ghi công”, xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ, bao gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ.
64 công dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa đã được Nhà nước Việt Nam công nhận Liệt sĩ, được truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.
58 công dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa phải được Nhà nước Việt Nam công nhận Liệt sĩ, truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định “Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp luật” của Hiến pháp Việt Nam.
Trước tình hình lãnh thổ Việt Nam trên biển nói chung, quần đảo Trường Sa nói riêng, đang bị nước ngoài triển khai xâm chiếm bằng vũ lực một cách ráo riết và nghênh ngang chưa từng có, Chủ nghĩa Yêu nước của toàn thể người Việt Nam – Nhân tố quyết định Thắng lợi của mọi cuộc Chiến tranh Ái Quốc từ Xưa tới Nay, hơn bao giờ hết phải được phát huy cao độ. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Đài tưởng niệm 122 Liệt sĩ anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nhằm biểu thị quyết tâm không gì lay chuyển nổi của toàn thể nhân dân Việt Nam bảo vệ và giành lại Chủ quyền biển, đảo và trên hết, bảo vệ Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, là vô cùng cấp thiết!
Với lẽ trên và cũng nhằm tiếp nối Đạo lý “Uống Nước nhớ Nguồn”, truyền thống tôn vinh các Anh hùng, Liệt sĩ của Dân tộc Việt Nam, tiếp nối các Sắc phong Thần của các Hoàng Đế nước Việt, tiếp nối Đàn Âm Hồn do Vua Thành Thái lập năm 1894 để tưởng niệm Đồng bào và Chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến chống ngoại xâm tại Kinh Đô Huế ngày 5 tháng 7 (23 tháng 5 âm lịch) năm 1885, tôi trân trọng kiến nghị Quý Vị Lãnh đạo:
Công nhận Liệt sĩ và truy tặng Bằng “Tổ Quốc ghi công” cho các 58 Công dân Việt Nam hy sinh trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 (*).
Xây dựng Đài tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (có khắc tên 122 Liệt sĩ) (*).
Tổ Quốc Việt Nam và các Anh hùng, Liệt sĩ Bất Diệt!
(*) Cần rà lại con số Liệt sĩ cho chính xác.
CÙ HUY HÀ VŨ
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
———————————————————–
Hanoi, March 4, 2010
PETITION TO BUILD A MEMORIAL TO THE FALLEN SOLDIERS WHO SACRIFICED THEIR LIVES IN DEFENSE OF VIETNAM’S HOANG SA (PARACEL) AND TRUONG SA (SPRATLY) ARCHIPELAGOS
To:
The National Assembly
The President
The Prime Minister
I am Cù Huy Hà Vũ, Doctor of Law, a citizen of Vietnam, permanently residing at 24 Điện Biên Phủ Street, Hanoi. I respectfully send my greetings to you and submit the following petition regarding the construction of a Memorial to honor the fallen soldiers who sacrificed their lives for the defense of Vietnam’s Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos.
The Constitution of Vietnam affirms that the territory of Vietnam is sacred and inviolable (Article 13), and that defending the Homeland is the sacred duty and noble right of every Vietnamese citizen (Article 77).
The Constitution of Vietnam also affirms that all citizens are equal before the law (Article 52).
The Ordinance on Incentives for People with Meritorious Services to the Revolution stipulates that fallen soldiers are those who have sacrificed their lives for the cause of defending the Homeland, and shall be posthumously awarded the Certificate of Merit from the Fatherland. The State and the People are responsible for constructing, managing, caring for, and preserving memorial works for martyrs, including graves, cemeteries, memorial monuments, and memorial steles (Article 11).
The State of Vietnam asserts that the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Archipelagos belong to Vietnam. Therefore, defending these archipelagos is defending the Homeland of Vietnam, a sacred duty and noble right of Vietnamese citizens.
Vietnamese citizens have bravely sacrificed their lives in battles against foreign invaders to defend the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos, the sacred territory of the Vietnamese Homeland.
v From January 17 to 19, 1974, fifty-eight (58) Vietnamese citizens serving in the Republic of Vietnam Armed Forces (South Vietnam) bravely sacrificed their lives in combat against foreign invaders to defend the Hoang Sa Archipelago. Following the battle, the entire Hoang Sa Archipelago was occupied by foreign forces.
v On March 14, 1988, sixty-four (64) Vietnamese citizens serving in the People's Army of Vietnam bravely sacrificed their lives in combat against foreign invaders to defend the Truong Sa Archipelago. Following the battle, Gac Ma (Johnson South Reef) of the Truong Sa Archipelago was occupied by foreign forces.
These 122 Vietnamese citizens are fallen soldiers and must be honored by the State and People of Vietnam through: posthumously awarding them the the “Certificate of Merit from the Fatherland”. and constructing, managing, caring for, and preserving memorial works, including graves, cemeteries, memorial monuments, and memorial steles bearing their names.
The sixty-four (64) Vietnamese citizens who sacrificed their lives in the battle to defend the Truong Sa Archipelago have been recognized as fallen soldiers and posthumously awarded the the “Certificate of Merit from the Fatherland” by the State of Vietnam.
The fifty-eight (58) Vietnamese citizens who sacrificed their lives in the battle to defend the Hoang Sa Archipelago must likewise be recognized as martyrs and posthumously awarded the “Certificate of Merit from the Fatherland” in accordance with the constitutional principle that “All citizens are equal before the law.”
Given the current situation, where Vietnam’s maritime territories in general, and the Truong Sa Archipelago in particular, are being aggressively and blatantly occupied by foreign forces through the use of force, the spirit of patriotism - an essential factor in the victories of all national wars of resistance throughout Vietnamese history - must be more vigorously promoted than ever before.
In this context, the construction of a Memorial to the 122 fallen soldiers who sacrificed their lives in defense of the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos is extremely urgent. It would symbolize the unshakable resolve of the entire Vietnamese people to defend and reclaim their sovereignty over the sea and islands, and above all, to safeguard the independence and territorial integrity of Vietnam.
For these reasons, and to continue the Vietnamese tradition of “Remembering the source while drinking water,” to honor national heroes and martyrs, and to follow the precedent of the sacred royal edicts (Sắc phong Thần) issued by Vietnamese Emperors and of the Am Hon Altar established by Emperor Thành Thái in 1894 to commemorate compatriots and soldiers who perished defending the Imperial Capital of Hue on July 5 (23rd day of the fifth lunar month) of 1885, I respectfully petition the Leaders:
- To recognize as fallen soldiers and posthumously award the “Certificate of Merit from the Fatherland” to the fifty-eight (58) Vietnamese citizens who sacrificed their lives in the battle to defend the Hoang Sa Archipelago on January 19, 1974 (*).
- To build a Memorial honoring the martyrs who sacrificed their lives in defense of Vietnam’s Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos (with the names of all 122 martyrs inscribed) (*).
Long live the Fatherland of Vietnam and the Immortal Vietnamese Heroes and Fallen Soldiers!
(*) The number of fallen heros should be carefully verified for accuracy.
CÙ HUY HÀ VŨ





Kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm Liệt Sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, (Bauxite Vietnam, 5/3/2010)
https://boxitvn.wordpress.com/2010/03/05/kien-nghi-xay-dung-dai-tuong-niem-liet-si-hy-sinh/
XEM THÊM:
(1)
Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn Đài RFA về Kiến nghị xây đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh tại Hoàng Sa-Trường Sa, RFA, 5/4/2010
(2)
74 hay 77 Chiến sĩ Hải quân VNCH tử trận?
https://www.nhatbaovanhoa.com/a3503/74-hay-77-chien-si-hai-quan-vnch-tu-tran
50 năm Bắc Kinh ngoặm Hoàng Sa liệu có nhả ra?
https://www.nhatbaovanhoa.com/a12150/50-nam-bac-kinh-ngoam-hoang-sa-lieu-co-nha-ra-
Phillipines: yên chí, đằng sau bạn có tôi (Mỹ)!/ Hoàng Sa, Trường Sa: pháp lý và chính trị
Các bài viết của Ts Vũ Cao Phan, Trương Nhân Tuấn, Trần Công Trục về phán quyết của PCA đối với VN
Ts Vũ Cao Phan, Trương Nhân Tuấn, Trần Công Trục: Phán quyết của PCA đối với VN
Ts Trần C. Trục trao đổi với Ts Phan Văn Song, Ngô Vĩnh Long, Dương Danh Huy
Lý Kiến Trúc: Năm mới Giáp Ngọ, biết chúc sóng Biển Đông những gì? / Philippines, Việt Nam, Mỹ phản đối quy định mới của Trung Quốc
Nguyễn Nhã: Nhớ ngày Hoàng Sa 19/1/1974. / Lý Kiến Trúc: Xuân Giáp Ngọ biết chúc Biển Đông những gì…
Tường trình của Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974
Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa
Hoàng Sa-Trường Sa, hai mảnh VN trôi giạt
https://www.nhatbaovanhoa.com/a3364/hoang-sa-truong-sa-hai-manh-vn-troi-giat
Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống 60 dân quân Trung Cộng tại Hoàng Sa năm 1959
(3)
W. DC 23/9/2008: Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng về Biên giới trên bộ Việt Trung, Hải giới Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông
Cuộc phòng vấn hơn 1 tiếng được phát trên đài RFA ngày 25 tháng 9 năm 2008; trên báo Văn Hóa Magazine và Văn Hóa Online.
NHỮNG BÀI VIẾT VÀ PHỎNG VẤN PHẢN BIỆN TRẢ LỜI CỦA ĐẠI SỨ LÊ CÔNG PHỤNG
Ảnh từ trái: Đại sứ Lê Công Phụng, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn đang trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc Chủ nhiệm, chủ bút báo Văn Hóa Magazine ở Quận Cam, nam California ngày 23 tháng 9 năm 2008. Ảnh TOANXO.
*
W. DC 23/9/2008: Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng về Biên giới trên bộ Việt Trung, Hải giới Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông
* Ông Lê Công Phụng sinh ngày 20 tháng 2 năm 1948 tại Thanh Hóa. Trưởng ban Biên giới; Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới lãnh thổ với Trung Quốc. Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ 29 tháng 8 năm 2007 – 1 tháng 9 năm 2011.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2008, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Đại sứ Lê Công Phụng đã trả lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm, chủ bút báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại Quận Cam, California. Cuộc phỏng vấn được thực hiện hơn 1 tiếng, và ngay sau đó, ông Lý Kiến Trúc đã được đài RFA mời về trụ sở đài trả lời phỏng vấn riêng của đài.
Trong mối quan hệ truyền thông báo chí, ông Trúc đã tặng các cuốn băng nhựa thâu trực tiếp cuộc phỏng vấn với ông Phụng cho đài RFA (Giám đốc là ông Nguyễn Minh Diễm (1). Đài RFA đã phân chia ra làm 5 phần để phát trên hệ thống của đài.
Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn – trả lời của Đại sứ Lê Công Phụng phát trên đài RFA, và in trên báo Văn Hóa Magazine, Văn Hóa Online.
RFA: Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 1)
Cuộc phỏng vấn giữa nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa xuất bản tại quận Cam, California và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Công Phụng, nguyên trưởng đòan đàm phán về biên giới với Trung Quốc.
RFA 25.09.2008
RFA: Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 2)
RFA: Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với TQ (phần 3)
RFA: Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 4)
RFA: Đại sứ Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc (phần 5)
(1)

Nhận tin ông Nguyễn Minh Diễm, cựu giám đốc chương trình Việt ngữ thuộc hệ thống Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do (RFA), tạ thế lúc 3giờ chiều, thứ Tư 23.07.2014, tại một bệnh viện vùng phụ cận Hoa Thịnh Đốn, hưởng thọ 72 tuổi, pháp danh Nguyễn Thái.
Giờ thăm viếng: 8 giờ sáng, Thứ Bảy 02.08.2014 tại Nhà Quàn, đường Braddock và sẽ hỏa thiêu cùng ngày. (Theo tin đưa từ nhà thơ Hoàng Song Liêm)
**
NHỮNG BÀI VIẾT VÀ PHỎNG VẤN PHẢN BIỆN TRẢ LỜI CỦA ĐẠI SỨ LÊ CÔNG PHỤNG:
Nhận định về “Hiệp định phân định biên giới Việt-Trung”
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nhận định về những phát biểu của ông Lê Công Phụng về "Hiệp định phân định biên giới Việt-Trung”, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc.
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2008.11.30
Lê Công Phụng Không Biết Lịch Sử Biên Giới
27/09/2008
https://vietbao.com/a102663/le-cong-phung-khong-biet-lich-su-bien-gioi
Trần Công Trục: Đàm phán cũng là một mặt trận, một cuộc chiến đầy cam go, phức tạp
Lý Kiến Trúc phỏng vấn Gs Nguyễn Văn Canh phản biện Đại sứ Lê Công Phụng về biên giới hải giới Việt-Hoa
28 Tháng Mười 201312:00 SA
Kính chào Giáo sư, trước hết xin thay mặt cho đài Truyền hình Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại Freevn.net và Văn Hóa Magazine, chúng tôi hân hạnh đón tiếp Giáo sư và cám ơn Giáo sư đã nhận lời dự cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay, và xin chúc Giáo sư lúc nào cũng được mạnh khỏe để tiếp tục công việc cho các thế hệ mai sau.
https://nhatbaovanhoa.com/a676/ly-kien-truc-phong-van-gs-nguyen-van-canh-phan-bien-dai-su-le-cong-phung