Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp các hành giả theo bước Sư Minh Tuệ

11 Tháng Năm 20254:20 CH(Xem: 1111)

VĂN HÓA ONLINE - VĂN HÓA CHÍNH TRỊ - CHỦ NHẬT  11 MAY 2025


Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp các hành giả theo bước Sư Minh Tuệ


image011Ngày 9 tháng 5, Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma (hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát), góc trái, đã tiếp các hành giả người Việt theo chân Sư Minh Tuệ tại Dharamsala, Ấn Độ. Trước đó, ngày 7 tháng 5, 12 vị hành giả đã đến Dharamsala trong khi Sư Minh Tuệ và những người khác còn ở tại Bodh Gaya, Ấn Độ (Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thiền định), nơi đây có Ngôi Đền Đại Giác Thánh hay còn gọi là Cổng vào Niết Bàn. Ảnh trên: Hành giả An Lạc, một trong những người đi theo Sư Minh Tuệ, đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma (góc trái) ban phước lành.


image013Sư Minh Tuệ.


image015Đoàn bộ hành đi theo sư Minh Tuệ. Nuồn ảnh: Net.


image017Sư Minh Tuệ chuẩn bị bộ hành, ảnh chụp ngày 5/1/2025 tại tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan. Ảnh BBC. Sư Minh Tuệ trả lời phỏng vấn BBC: “Chẳng hạn như đi qua Thái Lan thì họ cho đi 1.200km trong 60 ngày, thì trung bình mình đi từ 20-25km/ngày, phù hợp với thời gian quy định của nước Thái và vừa sức khỏe mình. Chứ bây giờ mà đi 50km/ngày rồi bữa sau hư chân hư cẳng cũng không được.”


image019Bodh Gaya, Ấn Độ (Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thiền định), nơi đây có Ngôi Đền Đại Giác Thánh hay còn gọi là Cổng vào Niết Bàn.


Sư Minh Tuệ rời Việt Nam vào ngày 12 tháng 12 năm 2024 tại cửa khẩu Bờ Y, với chỉ 6 vị hành giả cùng với ước nguyện bộ hành đến Ấn Độ. Đoàn của sư Minh Tuệ giờ đây đã lên đến 35 người, đặt chân tới 7 quốc gia, và di chuyển liên tục trong 148 ngày.


Sư Minh Tuệ và tăng đoàn tới Ấn Độ vào ngày 25 tháng 4, 2025 bằng đường hàng không, sau khi kế hoạch đi bộ ở Sri Lanka bị bỏ dở giữa chừng vì gặp phải sự cản trở từ chính quyền sở tại, được cho là chịu sự tác động bởi một bức thư do ông Thích Nhật Từ viết.


Ở Ấn Độ, nhóm các tu sĩ người Việt cũng gặp phải sự quấy rối của những người đến từ Việt Nam tự xưng “yêu nước”. Những người này mặc áo cờ đỏ sao vàng thường xuyên khiêu khích những tình nguyện viên đi theo trợ giúp nhóm các hàng giả.


Anh trai của sư Minh Tuệ bị kỷ luật Đảng


05/5/2025


image021Hình chụp ông Lê Anh Tuấn ở vườn cà phê của công ty Ia Châm (Diễn đàn Doanh nghiệp)


Truyền thông nhà nước hôm 5 tháng 5 đưa tin ông Lê Anh Tuấn, giám đốc công ty cà phê Ia Châm, bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng.


Ông bị cáo buộc "vi phạm những điều ảng viên không được làm". Tuy nhiên báo chí không nêu cụ thể những “vi phạm” mà ông Tuấn bị cáo buộc là gì.


Ngoài ra, ông Tuấn cũng bị quy trách nhiệm về việc để cho người nhà xây dựng công trình không phép trên mảnh đất trồng cà phê thuộc sở hữu của chính công ty Ia Châm do ông Tuấn làm Chủ tịch kiêm Giám đốc.


Ông Lê Anh Tuấn chính là anh trai của ông Lê Anh Tú, tức sư Thích Minh Tuệ.


Lần cuối cùng ông Lê Anh Tuấn xuất hiện là vào tháng 11 năm 2024, khi Báo Gia Lai công bố một bức thư tay được viết bởi Minh Tuệ, bày tỏ nguyện vọng được bộ hành từ Việt Nam tới Ấn Độ, và ủy quyền cho anh trai của mình là ông Lê Anh Tuấn để hoàn tất thủ tục pháp lý. (theo Trường Sơn / RFA)


Phóng viên Tiền Phong đã có buổi phỏng vấn ông Lê Xuân, thân sinh ra sư Thích Minh Tuệ.


Thứ bảy, 18/5/2024 16:10 (GMT+7)


image023Ông Lê Xuân, 84 tuổi, thân sinh sư Thích Minh Tuệ. Ảnh: Phóng viên Tiền Phong


Cách thành phố Pleiku (Gia Lai) chừng 40 cây số, ông Lê Xuân (84 tuổi, thân sinh ra "sư Thích Minh Tuệ") cùng vợ sống trong căn nhà hai tầng khang trang ở một xã của huyện Ia Grai (Gia Lai). Dù lớn tuổi nhưng ông Xuân vẫn rất khoẻ mạnh, minh mẫn.


Ông Lê Xuân kể: “cách đây hơn 30 năm, ông cùng gia đình từ huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào huyện Ia Grai (Gia Lai) lập nghiệp. Ông Xuân cùng vợ có 3 người con trai và 1 người con gái. Trong đó anh Lê Anh Tú là người con thứ hai, hiện đã 43 tuổi. Ngay từ nhỏ, Tú là người con trai lành hiền, hiếu thảo, học lực khá nên được mọi người quý mến. Học xong phổ thông, theo nghiệp bố, anh Tú đi bộ đội chừng 3 năm, sau đó theo học Trường Trung cấp lâm nghiệp Tây Nguyên (Gia Lai). Ra trường, anh Tú làm đo đạc cho một công ty tư nhân ở Đắk Lắk. Thời điểm này anh Tú đọc những sách về Phật nên đã ăn chay, tu tại gia. Gia đình hồi ấy cũng khá lo lắng vì không thấy anh có bạn gái, tâm tư cũng không muốn lập gia đình.


“Gần 10 năm về trước Tú có đọc sách về Phật pháp nên phát nguyện đi tu. Lúc ấy tôi nói đi tu rất khó khăn nhưng đã quyết thì phải tu trọn vẹn, không được phá giới, phải chân cứng đá mềm, không tham lam sân si. Lúc đi Tú để lại cho tôi một cái đồng hồ, điện thoại, tủ lạnh, 8 mét vải màu vàng”, ông Xuân nói.


image025Sư Thích Minh Tuệ trước khi đi tu theo phái “Hạnh Đầu Đà” là bộ đội.


image027Đồng bào lũ lượt đi theo chân sư Minh Tuệ. Cảnh sát giao thông một số tỉnh đã phân luồng, hướng dẫn người dân đảm bảo an toàn giao thông.


“Ngày 16/5, Ban Tôn giáo Chính phủ có gửi văn bản tới các Ban/Phòng Tôn giáo (Sở Nội vụ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về trường hợp ông Thích Minh Tuệ - nổi tiếng trên mạng xã hội vì mặc trang phục mang hình thức như tu sĩ Phật giáo, đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Theo bước đầu xác minh, ông Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú (sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), không phải là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


Trước đây ông Thích Minh Tuệ đã ba lần đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập "hạnh đầu đà" nhưng không thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đến lần thứ tư, hành trình của ông Minh Tuệ đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, có thời điểm lên tới hàng trăm người đi theo.


Trong đoàn đi theo có tín đồ phật tử, có những người hiếu kỳ và nhóm tiktoker, youtuber quay clip, livestream đăng tải trên các trang mạng xã hội tạo nên “hiện tượng Thích Minh Tuệ”, thu hút sự quan tâm của dư luận và có nhiều bình luận theo các chiều hướng khác nhau.


Cùng ngày, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh) - ký văn bản số 151 thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là "sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo.”