VĂN HÓA ONLINE - DIỄN ĐÀN 4 - THỨ HAI 09 JUNE 2025
Công cụ sản xuất của cư dân Văn hóa Hòa Bình thời kỳ Đá mới được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Báo Hòa Bình. Ngày 17/10/2025, tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học "85 năm thế giới công nhận nền Văn hóa Hòa Bình” (1932-2017).
https://baohoabinh.com.vn/40/157889/Nang-niu-dau-tich-nen-Van-hoa-Hoa-Binh.htm
Văn Hóa Hòa Bình Dưới Góc Nhìn Minh Triết

HÀ VĂN THÙY
Nhà Văn, nhà Nghiên cứu Sử, Cử Nhân Sinh Học
Ba năm nữa thôi, vào năm 2027, là trọn 100 năm Văn hóa Hòa Bình. Vào ngày ấy, chắc thế nào cũng có lễ lạt với âm thanh của chiêng trống và dù dầy dù mỏng, cũng có vài mâm cỗ đặt lên bàn thờ cúng cụ… Từ cỗ bàn được bày biện dịp lễ 60 năm cùng những thứ cây nhà lá vườn thu gom được những năm qua, có thể thấy lễ cúng cụ lần này cũng hẻo! Thật buồn, một thế kỷ mà học thuật không đi xa hơn bao nhiêu so với thành tựu của người đàn bà nước Pháp cả trăm năm trước! Có thể hôm nay, những học giả danh tiếng vẫn còn cãi lộn về những thuật ngữ “Văn hóa Hòa Bình” hay “Tổ hợp kỹ thuật đá Hòa Bình”… Nhưng chắc chắn, chưa ai nói với chúng ta những điều thiết yếu: “Người Hòa Bình là ai?” “Vai trò của Hoabinhian trong lịch sử, văn hóa Việt Nam và nhân loại là gì…”
Chúng tôi, một Cử nhân Sinh học bỏ nghề đi viết văn, đến cuối đời không dứt được nỗi đa mang tìm kiếm cội nguồn, chuyển sang làm tay chép sử nghiệp dư, có đôi điều suy nghĩ về “VĂN HÓA HÒA BÌNH DƯỚI GÓC NHÌN MINH TRIẾT.”
Trong chuyên luận này, chúng tôi xin trình bày ba vấn đề:
1. Văn hóa Hòa Bình dưới góc nhìn khảo cổ học.
2. Văn hóa Hòa Bình dưới góc nhìn di truyền học
3. Văn hóa Hòa Bình dưới góc nhìn minh triết.
I. Văn hóa Hòa Bình dưới góc nhìn khảo cổ học.
Trong Báo cáo của Bảo tàng lịch sử Việt Nam về 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Hòa Bình, do PGS.TS Nguyễn Khắc Sử trình bày, có đoạn: “ Đã phát hiện 145 địa điểm văn hóa Hòa Bình, được tạo ra bởi một nhóm dân cư cụ thể, có thể có cùng một tộc người. Văn hóa Hòa Bình có niên đại từ 20.000 đến 7.000 BP, với 3 giai đoạn phát triển: Tiền Hòa Bình (20.000 - 11.000 BP), Hòa Bình điển hình (11.000 - 9.000 BP) và Hòa Bình phát triển (9.000 - 7.000 BP). Đây cũng là lúc khái niệm văn hóa Hòa Bình được mở rộng về không gian (chung cho cả Đông Nam Á), về thời gian (từ Pleistocene sang Holocene, từ 50.000 đến 5.000 BP) và cả thuật ngữ mới được đưa ra (một văn hóa Hòa Bình, các văn hóa Hòa Bình, truyền thống Hòa Bình hoặc phức hợp kỹ thuật Hòa Bình (Hoabinhian - Technocomplex) (Solheim 1970: 145 - 162; Solheim 1972: 34 - 41; Gorman 1971).”(1)
Đó là sự tổng kết mang tính kinh điển của những bậc thầy khảo cổ học Việt Nam. Nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy, đó chỉ là những con số chết… Nó hoàn toàn không có sức sống, không có hồn thiêng của nền văn hóa khảo cổ lớn nhất Việt Nam mà tôi hy vọng. Đúng là tôi cùng bao người đã từng hy vọng, một hy vọng lớn lao nhưng hy vọng ở điều gì thì chính tôi cũng không hiểu. Càng nản hơn khi đọc một số phát biểu của học giả quốc tế Tại “Hội nghị các nhà khảo cổ thế giới kỷ niệm 60 năm công trình về Văn hóa Hòa Bình của bà Madeleine Colani” tổ chức cuối năm 1993 tại Hà Nội (THE HOABINHIAN 60 YEARS AFTER MADELEINE COLANI: ANNIVERSARY CONFERENCE)
1. “Hiện vật Văn hóa Hòa Bình cũng có mặt tại những địa diểm xa phía bắc như Nhật Bản, hay phía nam như châu Úc, tuy có cùng "cái lõi văn hóa Hòa Bình ", nhưng những cư dân tại các địa điểm khác nhau đó có những truyền thống riêng (thí dụ các dụng cụ với số lượng và thể loại tương đối khác nhau). Người ta có thể nói những cư dân ấy cùng gốc, nhưng không thể nói các người cổ tại các vùng khác nhau đều đến từ vùng Hòa Bình. Nói khác đi, Hòa Bình không phải là cái " rốn " hay « nôi » của Đông Nam Á cổ. Do vậy họ đề nghị dùng từ " văn hóa Hoà Bình" trong nghĩa techno-complex, tập hợp những dụng cụ có cùng một kĩ thuật, chứ không hàm ý nguồn gốc ở Hòa Bình.
2.Do đa số dụng cụ văn hóa Hòa Bình chỉ được đẽo trên một mặt, mặt bên kia còn nguyên vỏ cuội. Tuy nhiên tại một số địa điểm Bắc Việt Nam và trên bán đảo Mã Lai có dụng cụ đá cuội đẽo hai mặt công phu hơn. Những dụng cụ đá gọi là choppers này có dáng vẻ thô sơ hơn nhiều so với dụng cụ đẽo tinh xảo của người khôn ngoan phương Tây cùng thời. Từ điểm này một số nhà khoa học, như ông Movius người Mỹ, đã đưa ra thuyết “Vùng Đông Nam Á lạc hậu trì trệ, và người cổ Đông Nam Á kém tiến hóa so với người cổ phía Tây.”
3. Nhiều nền văn hóa của người khôn ngoan nối tiếp nhau trên đất Bắc Việt trong thời tiền sử: trước văn hóa Hòa Bình có văn hóa Sơn Vi, và tiếp nối có văn hóa Bắc Sơn. Văn hóa Bắc Sơn có mặt gần như song song với giai đoạn muộn của văn hóa Hoà Bình, và được phát hiện trước văn hóa Hòa Bình (đầu thế kỷ hai mươi) trong vùng cực bắc Việt Nam (vùng Lạng Sơn). Bà Colani và ông Mansuy (những người khám phá) xem văn hóa Bắc Sơn như là một văn hóa hình thành do sự pha trộn văn hóa cổ tại chỗ với văn hóa cao hơn do di dân nơi khác mang vào Bắc Việt.
4. Từ những nghiên cứu tài liệu khai quật hang Ma ở Thái Lan, nhà khảo cổ học Mỹ C.F. Gorman đã nhiều lần chối bỏ khái niệm văn hoá Hoà Bình và thay vào đó là thuật ngữ “Phức hệ kỹ thuật Hoà Bình” (Hoabinhian Technocomplex)[24] Tinh thần của quan điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến những học giả thuộc thế hệ sau C.F. Gorman, trong đó bà Rasmi Shoocongdej nhà khảo cổ học người Thái Lan. Sau những khai quật ở hang Lang Kamnan thuộc miền tây Thái Lan, nhà khảo cổ học này đã khuyến cáo các nhà khảo cổ từ bỏ khái niệm “Hoabinhian” vì nó không thích ứng với khung cảnh Đông Nam Á [26]. Cũng giống như C.F. Gorman, nhà khảo cổ học Danny Tân đã gắn phức hợp kỹ thuật Hoà Bình vào một số sưu tập cuội ở Australia và New Guinea [29, tr.74]. Hay như W.Solheim II đã không quan niệm Hoà Bình như là một văn hoá mà xem nó như một phức hợp kỹ thuật khi xem xét một số di tích đá cuội ở Nhật Bản [27, tr.19-26]. (2)
Sau một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu thì một kết quả như trên thật đáng thất vọng. Những nhà nghiên cứu văn hóa Hòa Bình còn nợ nhân dân và khoa học những câu hỏi lớn.
i. Về thời gian: phải chăng Văn hóa Hòa Bình chỉ có niên đại từ 20.000 đến 7.000 năm? Trong các báo cáo khai quật có nói tới dấu vết văn hóa Hòa Bình ở độ sâu thời gian là 50.000 năm. Vì sao chưa có lời giải thích về sự kiện này?
ii. Ai cũng biết, trong một công trình khảo cổ, việc xác định chủ nhân của nó là quan trọng nhất, quyết định ý nghĩa của cả một nền văn hóa. Vậy mà gần một thế kỷ nghiên cứu, chỉ cho ra câu trả lời “có thể có cùng một tộc người?” phải chăng là sự thừa nhận nghiên cứu đã thất bại? Theo Giáo sư Nguyễn Đình Khoa, Việt Nam hiện có bộ sưu tập sọ cổ lớn với 35 sọ thời đồ đá và 35 sọ thời đồ đồng (3) lẽ nào những sọ đó không phải chủ nhân văn hóa Hòa Bình?
iii. Về tên gọi.
Điều đáng nản là sau 100 năm nghiên cứu, ngay tên gọi của di chỉ cũng chưa thành lập. Vẫn là những cái tên giả định: một văn hóa Hòa Bình; các văn hóa Hòa Bình; truyền thống Hòa Bình hoặc phức hợp kỹ thuật Hòa Bình (Hoabinhian – Technocomplex). Người xưa nói: danh có chính, ngôn mới thuận. Khi một nền văn hóa mà sau 100 năm, ngay cái tên đặt cũng chưa xong, thử hỏi người ta có thể hy vọng gì ở những điều sâu xa hơn?
iv. Kết luận người Hòa Bình chưa biết tới trồng trọt cũng là một nghi vấn! Chả lẽ một vùng đất từng được coi là cái nôi cuả nông nghiệp phương Đông lại tệ thế sao?!
v. Về ý nghĩa của Văn hóa Hòa Bình. Một câu hỏi đã được nêu ra: sau một trăm năm khảo sát, các nhà nghiên cứu chưa nói được gì về ý nghĩa của Hòa Bình trong lịch sử văn hóa Việt cũng như thế giới? Thật đáng buồn!
Từ những nhận xét trên, có thể đưa tới kết luận rằng, sau 100 năm khai quật và nghiên cứu nền văn hóa lớn với 145 di chỉ, bao phủ khắp Đông Nam Á tới Nam Trung Quốc; thu thập khối lượng hiện vật lớn, từ đồ đá đẽo thô sơ đến đá mài tinh xảo cùng đồ gốm phong phú và nhất là bộ sưu tập sọ tới 70 mẫu… mà không xác định được chủ nhân nền văn hóa, không đặt được tên cho văn hóa đó, chứng tỏ công trình khảo cổ học đã thất bại.
II. Văn hóa Hòa Bình dưới góc nhìn di truyền học
Nhưng chỉ 5 năm sau khi các nhà khảo cổ thế giới kỷ niệm 60 năm văn hóa Hòa Bình, vào năm 1998, nhà di truyền học Y. Chu cùng 13 đồng nghiệp của ông tại Đại học Texas công bố bài báo Quan hệ di truyền của dân cư Trung Quốc.(4) Bài báo nói rằng, Homo sapiens xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi 200.000 năm trước. 70.000 năm trước người châu Phi di cư tới Hòa Bình Việt Nam làm nên nhân loại ngoài châu Phi… Một sự cố gây chấn động Thủ đô Wasington nước Mỹ, mở ra kỷ nguyên mới khám phá lịch sử loài người.
Vào một đêm tháng 8 năm 2004, trong khi lên mạng tìm tư liệu cho cuốn tiểu thuyết Triệu Vũ Đế đang viết, tôi bắt gặp dòng tin trên tờ báo tiếng Việt Đại Chúng xuất bản tại Cali. Đọc ngốn ngấu bài báo, tôi ngồi lặng đi, người nổi gai ốc vì linh cảm thiêng liêng. Một ý nghĩ chói sáng xuất hiện: “Sự kiện này không chỉ đưa đến viết lại lịch sử Việt Nam mà còn làm thay đổi số phận dân tộc Việt.” Sau đêm đó, tôi dừng công việc văn chương để đi tìm cội nguồn dân tộc. Không ngờ điều này làm thay đổi cuộc đời của chính tôi.
- Người Hòa Bình là tổ tiên nhân loại ngoài châu Phi
Tiếp thu bài báo thiên tài của học giả Stephen Oppenheimer (5) kết hợp khảo cứu của mình, tôi khám phá rằng, 83.000 năm trước, khoảng 15.000 người di cư châu Phi gồm hai đại chủng Mongoloid và Australoid đã vượt Hồng Hải sang Bán đảo A Rập. Nghỉ lại ở đây trong vòng 7000 năm, 76.000 năm trước đoàn di cư chia đôi. Khoảng 3000 người chủng Mongoloid ở lại đất Yemen trên Bán đảo A Rập. Đoàn đi về phương Đông gồm 13.000 người, trong đó có 11.000 người Australoid. 7000 năm trước, có khoảng 6000 người tới được Hòa Bình Việt Nam, gồm 5000 người Australoid và 1000 người Mongoloid. Hòa Bình là vùng nhiệt đới nóng ẩm thuận tiện cho con người sinh sống. Hai đại chủng người Australoid và Mongoloid đã gặp gỡ hòa huyết, sinh ra bốn chủng người Việt cổ là indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritos. Đấy là tình hình ban đầu. Nhưng sau đó, do số lượng người Australoid quá đông nên tự nhiên xảy ra tranh chấp nguồn gen khiến cho số lượng người Mongoloid vốn đã ít lại ngày càng giảm. Phải chăng vì cảm thấy nguy cơ có thể bị biến mất nên một nhóm người Mongoloid rời Hòa Bình, đi lên Tây Bắc Việt Nam lúc này rất lạnh và sống biệt lập ở đây. Do vậy, suốt thời đồ đá tại Việt Nam không tìm thấy người Mongoloid ngoài bộ xương người đàn ông 68.000 năm BP tại di chỉ Liễu Giang ở Quảng Tây.
Khoảng 50.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm lên, dẫn đến bùng nổ nhân số. Khoảng 100.000 người Việt cổ từ Hòa Bình đi ra lục địa Sundaland, xuống Nam Thái Bình Dương và châu Úc. Một dòng đi về phía tây, qua Lào, Mianmar, qua Biển Bengal chiếm lĩnh đất Ấn, thay thế lớp người bị núi lửa Toba hủy diệt, làm nên dân cư đầu tiên của Nam Á.
40.000 năm trước, nhiệt độ phía Bắc ấm lên, khoảng 40.000 người từ Hòa Bình đi lên chiếm lĩnh Hoa lục, từ Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Vân Nam… Một dòng người đi lên Điền Nguyên Động phía Bắc, sinh ra tổ tiên người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một dòng đi lên Đông Bắc Á sống trong băng giá và 30.000 năm trước, qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ, làm nên thủy tổ người Mỹ bản địa. Khoảng 10.000 người từ phía Tây Hoa lục, qua Trung Á tới đất Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Khoảng 52.000 năm trước, do trời ấm lên, người Mongoloid từ Yemen đi vào Trung Đông. Lúc này người Mongoloid trên đất Yemen phát sinh nhánh mới là Europid. 40.000 năm trước, khoảng 4000 người Europid từ Trung Đông qua eo Bosphrus tới Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Trên đất Nam Âu, họ gặp người Việt cổ từ Đong Á tới. Hai dòng người hòa huyết sinh ra người European nước da xậm màu, là tổ tiên người châu Âu.
Trong khi đó, cộng đồng Mongoloid từ Tây Bắc Việt Nam theo hành lang Ba Thục vượt Hoàng Hà chiếm lĩnh đất Mông Cổ, trở thành người Mongoloid Bắc Á. (6)
Như một phép thần, khi công nghệ di truyền áp dụng vào khám phá quá khứ đã nhanh chóng làm sáng tỏ nhiều điều mà hàng trăm năm khảo cổ bất lực:
i. Không phải 20.000 năm mà di truyền học khẳng định, tuổi của Văn hóa Hòa Bình kéo dài từ 70.000 đến 4000 năm trước.
ii. Chủ nhân của Văn hóa Hòa Bình là người từ châu Phi di cư tới, với bốn chủng Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritos. Người Hòa Bình với độ đa dạng sinh học cao nhất, là tổ tiên nhân loại ngoài châu Phi
-Thực tế cho thấy, trong khi khảo cổ học bất lực thì hôm nay di truyền học xác nhận, 100 năm trước, người đàn bà thông tuệ nước Pháp đặt tên Hoabinhien cho văn hóa Hòa Bình là hoàn toàn chính xác. Hòa Bình không chỉ là cái “rốn” hay cái nôi của Đông Nam Á mà vĩ đại hơn, là cái nôi của toàn nhân loại!
- Cũng chỉ di truyền học mới có thể chỉ ra: Hòa Bình là nơi duy nhất sinh ra tộc Việt cổ với bốn chủng người Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritos. Dù mang tên Văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn… thì cũng chỉ là những giai đoạn khác nhau của Văn hóa Hòa Bình mà chủ nhân duy nhất là người Việt. Cũng chỉ có di truyền học mới chứng minh tâm phục khẩu phục rằng “văn hóa Bắc Sơn không phải như là một văn hóa hình thành do sự pha trộn văn hóa cổ tại chỗ với văn hóa cao hơn do di dân nơi khác mang vào Bắc Việt” mà là giai đoạn cao của dân cư Hòa Bình.
- Cũng chính di truyền học đã chỉ ra sự ấu trĩ của một số nhà khoa học nặng đầu óc thực dân, như ông Movius người Mỹ, đã đưa ra thuyết “Vùng Đông Nam Á lạc hậu trì trệ, và người cổ Đông Nam Á kém tiến hóa so với người cổ phía Tây.” Đồ đá Đông Nam Á thua kém Choppers phương Tây không phải dân Đông Nam Á kém tiến hóa mà là do người Đông Nam Á đi trước 30.000 năm và sinh ra tổ tiên những người làm ra choppers phương Tây.
- Cũng chính di truyền học qua khảo sát dân cư Đông Á đã khẳng định: dân cư Hòa Bình Việt Nam làm ra toàn bộ nhân loại ngoài châu Phi. Như vậy, di truyền học như một phép thần mở ra sự thật: Hòa Bình Việt Nam là cội nguồn của nhân loại!
- Ngôn ngữ Việt sinh ra ngôn ngữ nhân loại
Khoa học cho thấy, khi ra ngoài châu Phi, con người đã trưởng thành về giải phẫu và ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là, khi đi ra thế giới, con người đã ổn định về di truyền, hình thành các chủng người từ hai haplogroup M và haplogroup N. Tại Hòa Bình, ban đầu con người hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Mongoloid và Negritos. Trong đó người Indonesian được gọi là Lạc Việt giữ vai trò lãnh đạo về chủng tộc và ngôn ngữ (Nguyễn Đình Khoa). (7)
Từ Hòa Bình, người Việt cổ đi ra thế giới làm nên nhân loại. Vì vậy mặc nhiên ngôn ngữ Việt thành tổ tiên của ngôn ngữ nhân loại ngoài châu Phi. Cuối thế kỷ XIX học giả người Pháp Henri Frey khám phá sự thật này qua công trình L’annamite mere des language. (8) Là Đô đốc Hải quân từng công tác tại Tây Phi, khi qua Việt Nam, ông nhận ra tiếng nói Tây Phi rất gần tiếng Việt vì vậy đưa ra ý chủ trương: “Tiếng Việt là mẹ các tiếng trên thế giới.” Ý tưởng của ông một phần dựa trên lý thuyết “trôi dạt lục địa” thịnh hành thời đó, cho rằng do trôi dạt lục địa, châu Phi tách khỏi châu Á khiến cho tiếng Việt là mẹ các ngữ trên thế giới. Tuy thuyết trôi dạt lục địa sai lầm nhưng khám phá “tiếng Việt gần với tiếng châu Phi” vẫn đúng vì người Việt từ châu Phi di cư ra thế giới.
Trong khi đó, các học giả phương Tây do không nắm được nguồn gốc dân cư thế giới nên đưa ra những quan niệm sai lầm, đến nay môn ngôn ngữ học lịch sử hình thành từ thế kỷ XIX rất có vấn đề về học thuật. Cần có cuộc cách mạng trong công việc này mà chúng tôi đã khởi đầu bằng bài viết Suy ngẫm về ngôn ngữ học lịch sử qua trường hợp ngôn ngữ Trung Quốc (9)
- Người Hòa Bình sáng tạo văn hóa vật thể
Là người hiện đại đầu tiên có mặt ngoài châu Phi, người Việt đã làm nên lịch sử của mình và vô hình trung, đó cũng là những trang đầu tiên của lịch sử nhân loại.
1. Sáng tạo công cụ đá Hòa Bình.
Từ 23.000 năm trước, người Hòa Bình sáng tạo công cụ đá bằng cách ghè đẽo một phần bề mặt hòn sỏi sông hay suối thành công cụ chặt, cắt nhẹ nhàng, có cạnh sắc, được gọi là rìu, búa hay việt (戈). Khi được tra cán, rìu, búa, việt trở thành công cụ hữu hiệu cho chặt cắt thực phẩm, vỡ đất, chặt cây và chiến đấu. Tự hào về sáng chế của mình, người Hòa Bình được gọi là người mang rìu, người mang búa, mang việt. Từ đó tộc danh người Việt ra đời. Từ ban đầu chỉ đẽo ở rìa và lưỡi, rìu được cải tiến thành công cụ được đẽo trên toàn chu vi hòn sỏi và mài bóng ở văn hóa Bắc Sơn. Đó thực chất là công cụ đá mới đầu tiên của nhân loại. Một câu hỏi đặt ra là vì sao công cụ đá Hòa Bình không được gọi là đồ đá mới? Theo tôi, có thể là, công cụ Hòa Bình được khám phá muộn, khi khảo cổ phương Tây đã trưởng thành, được coi là chuẩn mực, phần lớn thuật ngữ của khảo cổ học đã được xác nhận. Phương Tây được coi là nơi khởi đầu của văn minh thế giới, với công cụ đá mới đầu tiên. Vì vậy theo quan niệm Âu trung, không ai đặt lại vấn đề. Đã đến lúc viết lại lịch sử để đưa công cụ đá Hòa Bình về đúng vị trí của nó.
2. Sáng tạo đồ gốm.
Với đà phát triển của cuộc sống, những dụng cụ dùng để đựng nước, để đun nấu trở thành yêu cầu cấp thiết. Từ đó, đồ gốm ra đời, đưa người Việt bước vào thời kỳ ăn chín uống sôi. Khảo cổ học phát hiện, tại di chỉ Tiên Nhân Động tỉnh Giang Tây, 25.000 năm trước, người Việt làm nên di chỉ văn hóa đầu tiên. Tại đây 20.000 năm trước dụng cụ gốm đầu tiên trên thế giới ra đời, đưa nhân loại bước vào thời ký ăn chín uống sôi. Từ đây đồ gốm lan truyền ra khắp thế giới, từ gốm thô độ nung thấp tiến tới gốm đen nghệ thuật và đồ sứ tuyệt vời hôm nay.
III. Văn hóa Hòa Bình dưới góc nhìn minh triết.
Dưới góc nhìn khảo cổ học và di truyền học, con người đã khám phá ra những nét đặc trưng quan trọng của văn hóa Hòa Bình. Tuy nhiên, chỉ từ góc nhìn minh triết, góc nhìn của trí tuệ tổng hợp, chúng ta mới có thể khám phá trọn vẹn văn hóa Hòa Bình.
1. Người Hòa Bình sáng tạo ra nông nghiệp
Từ hai thế kỷ trước, người ta coi việc khám phá ra nền văn hóa cổ đại là công việc độc quyền của ngành khảo cổ học. Nhưng trên thực tế, nhiều vấn đề có chiều sâu vượt quá phạm vi của khảo cổ học. Với nền văn hóa Hòa Bình, thời gian tồn tại của nó không phải là 20 hay 50 ngàn năm mà lên tới 70 ngàn năm, vậy con người dùng công cụ nào để đo lường những sự kiện có thể đã xảy ra trong thời kỳ bí ẩn và xa xôi đó? Trên thực tế, con người không bỏ cuộc! Không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng trực giác, con người đã dùng hết khả năng của mình để mở ra những bí mật của quá khứ. Nói chung là vậy, nhưng với nền văn hóa Hòa Bình, một câu hỏi lớn phải được trả lời: Nền văn hóa Hòa Bình có nông nghiệp không? Sau 100 năm nghiên cứu, ngành khảo cổ học đã bất lực trước câu hỏi này. Sự bất lực là do ảnh hưởng có hại của chủ nghĩa hiện thực phương Tây, được tạo ra bởi tư duy phân tích. Phải có đủ bằng chứng để tin vào câu thần chú của chủ nghĩa hiện thực. Nhưng làm sao có thể có bằng chứng về những người cổ đại gieo những hạt giống đầu tiên và trồng những cây con đầu tiên? Tất cả các di chỉ khảo cổ chỉ được hình thành khi con người sống đủ đông và trong thời gian đủ dài trên một vùng đất để các sản phẩm thải từ hoạt động của họ tích tụ đủ để trở thành các di chỉ khảo cổ. Nhưng hầu hết thời gian, con người là dân du cư và sống di động, vậy làm sao có thể có các di chỉ khảo cổ? Từ câu chuyện dân gian về Ngôi sao trên trời bú sữa con lợn của người Bahna ở Tây Nguyên Việt Nam và của người Bunun ở Đài Loan, cũng như truyền thuyết về cây kê cuối cùng trong Kinh thánh, những người có tai và mắt hiểu rằng cây kê đã được người Đông Nam Á trồng hàng nghìn năm trước trận hồng thủy cuối cùng, tức là cách đây 8.000 đến 9.000 năm! Tôi ngưỡng mộ hai trong số những người nhạy bén nhất trên thế giới: C. Sauer và W.G. Solheim
Năm 1952, nhà địa lý người Mỹ C. Sauer đã viết trong cuốn sách Agricultural Origins and Dispersals của mình: “Tôi đã chỉ ra rằng Đông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp lâu đời nhất. Và tôi cũng đã chỉ ra rằng văn hóa nông nghiệp bắt nguồn từ nghề đánh cá bằng lưới ở quốc gia này. Tôi cũng đã chỉ ra rằng những loài vật nuôi sớm nhất có nguồn gốc từ Đông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỹ thuật canh tác và thuần hóa thực vật bằng phương pháp sinh sản sinh dưỡng."(1) Năm 1967, trong cuốn sách Southeast Asia and the West, Giáo sư W.G. Solheim II của Đại học Hawaii đã viết:
"Tôi nghĩ rằng khi chúng ta xem xét lại nhiều dữ liệu ở Đông Nam Á lục địa, chúng ta chắc chắn có thể phát hiện ra rằng quá trình thuần hóa thực vật đầu tiên trên thế giới được thực hiện bởi người Hòa Bình (Việt Nam) vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên..." "Rằng nền văn hóa Hòa Bình là một nền văn hóa bản địa không có bất kỳ ảnh hưởng bên ngoài nào, dẫn đến nền văn hóa Bắc Sơn." "Rằng các vùng phía bắc và trung tâm của Đông Nam Á lục địa có những nền văn hóa tiên tiến trong đó có sự phát triển của các công cụ bằng đá đánh bóng đầu tiên ở Châu Á, nếu không muốn nói là đầu tiên trên thế giới, và đồ gốm đã được phát minh ra..." "Tôi nghĩ rằng những công cụ bằng đá có cạnh sớm nhất được tìm thấy ở miền bắc Úc vào khoảng 20.000 năm trước Công nguyên có nguồn gốc từ Hòa Bình." "Tôi đồng ý với Sauer rằng người Hoabinhian là những người đầu tiên trên thế giới thuần hóa thực vật ở đâu đó tại Đông Nam Á. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu quá trình thuần hóa này bắt đầu sớm nhất là vào năm 15.000 trước Công nguyên.""Rằng không chỉ là sự thuần hóa thực vật đầu tiên như ông Sauer đã gợi ý và chứng minh mà thôi, mà còn đi xa hơn, nơi đây đã cung cấp tư tưởng về nông nghiệp cho phương Tây. Và sau này một số cây đã được truyền đến Ấn Độ và châu Phi. Và Đông Nam Á còn tiếp tục là một khu vực tiên tiến ở Viễn Đông cho đến khi Trung Quốc thay thế xung lực này vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN, tức khoảng 1500 năm TCN."(11)
Bốn năm sau, tháng 3/1971 vị giáo sư Đại học Hawaii này từ những khảo sát ở Thái Lan lại cho in một công trình quan trọng dưới nhan đề Ánh sáng mới dọi vào quá khứ bị lãng quên:
"Thuyết cho rằng tiền sử Đông Nam Á đã di chuyển từ phương Bắc xuống, mang theo những tiến triển quan trọng về nghệ thuật. Tôi thấy rằng văn hóa Sơ kỳ Đá mới (Proto-Neolithic) phía Bắc Trung Hoa, gọi là văn minh Yangshao (Ngưỡng Thiều) đã do trình độ thấp Văn hóa Hòa Bình phát triển lên từ miền Bắc Nam Á vào khoảng kỷ nguyên thứ VI hay V TCN."
"Tôi cho rằng, văn hóa sau này được gọi là Lungshan (Long Sơn) mà người ta xưa nay vẫn cho là nó xuất phát ở Yangshao phía Bắc Trung Hoa rồi mới bành trướng sang phía Đông và Đông Nam, thì thực ra cả hai nền văn hóa ấy đều phát triển từ căn bản Hòa Bình." "Việc dùng thuyền độc mộc có lẽ đã được sử dụng trên các dòng sông nhỏ ở Đông Nam Á từ lâu, trước kỷ nguyên thứ V TCN. Tôi tin rằng việc di chuyển bằng thuyền ra ngoài biển bắt đầu khoảng 4000 năm TCN, tình cờ đã đi đến Đài Loan và Nhật Bản đem theo nghề trồng khoai sọ và có lẽ các hoa màu khác." "Dân tộc Đông Nam Á cũng đã di chuyển sang phía tây, tới Madagascar có lẽ vào khoảng 2000 năm TCN. Có lẽ họ đã cống hiến một số cây thuần dưỡng cho nền kinh tế miền Đông châu Phi." "Vào khoảng thời gian ấy có sự tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Địa Trung Hải có lẽ qua đường biển. Một số đồ đồng ít thông dụng xác chứng nguồn gốc Địa Trung Hải cũng đã tìm thấy ở địa điểm Đông Sơn."(12)
Ở thời điểm ra đời, công bố của Solheim II gây chấn động giới khoa học. Ông được mệnh danh là “ông Đông Nam Á.” Nhưng sau đó, do tuổi các hiện vật tìm thấy ở Thái Lan được xác định muộn hơn so với con số ban đầu, ý kiến ông bị phủ định và rơi vào quên lãng.
Tuy nhiên, hàng loạt khám phá khảo cổ trên đất Trung Quốc đã cho thấy phát biểu nửa thế kỷ trước của ông hoàn toàn chính xác. Có điều giới khoa học cũng quên đi, không còn ai nhắc đến dự báo của ông.
Đáng buồn là cho đến nay, những nhà khoa học người Việt tài danh. Con cháu dòng đích của Văn hóa Hòa Bình vẫn hoài nghi thành tựu của Tổ tiên!
2. Người Hòa Bình sáng tạo văn hóa phi vật thể.
i.Hình thành nếp tư duy tổng hợp
Nhờ nghề nông, người Việt nắm chắc mối quan hệ hữu cơ giữa cây trồng và môi trường, học được lối sống đề cao người phụ nữ và tôn trọng như nhau các yếu tố khác nhau của môi trường. Không yếu tố nào chỉ có lợi, cũng không yếu tố nào chỉ có hại mà chúng quan hệ với nhau một cách hài hòa. Người nông dân lợi dụng mối quan hệ này để đạt kết quả sản xuất tối ưu. Từ đó nảy sinh phương cách tư duy tổng hợp.
ii.Khám phá Âm Dương Ngũ hành.
Người Hòa Bình khám phá trong vũ trụ tồn tại hai yếu tố Âm và Dương. Đó là hai mặt đối lập của vũ trụ nhưng không triệt tiêu nhau mà cùng tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng: trong Âm có Dương, trong Dương có âm. Tư duy phân tích phương Tây đi vào khám phá bản chất của thế giới, tìm ra bốn nhân tố của vũ trụ là Nước, Lửa, Đất và Khí. Trong khi đó, tư duy tổng hợp phương Đông không tìm bản thể của thế giới mà nghiên cứu sự vận hành của vạn vật. Nhờ đó khám phá ra vũ trụ với năm hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là năm dạng vật chất luôn vận động. Năm hành quan hệ theo ngũ hành tương sinh, tương khắc từ đó làm chủ quy luật vận hành của vũ trụ.
iii. Sáng tạo chữ Nho.
Truyền thuyết Trung Quốc nói rằng, Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm ra chữ. Nhưng đó chỉ là truyền thuyết. Không chỉ thời Hoàng Đế chưa có chữ mà tới nhà Hạ cũng chưa có. Chữ tượng hình xuất hiện sớm nhất ở An Dương, kinh đô nhà Ân khoảng 1400 năm trước. Nhưng thời gian dài không biết nguồn gốc từ đâu ra. Tại đây cũng tìm được hàng trăm ngàn mảnh Giáp cốt văn nên cho rằng Giáp cốt văn là cội nguồn của chữ viết Trung Quốc. Sau này khảo cổ học tìm được Giáp cốt văn sớm nhất tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, chữ khắc trên đá ở Cảm Tang Quảng Tây khoảng 6000 năm trước và nhiều nơi khác. Do tìm được những ký tự tượng hình sớm nhất trên bãi đá khắc Sa Pa 10.000 năm trước, và hai đĩa gốm khắc chữ Thượng và chữ Sĩ ở văn hóa Hòa Bình 8000 năm trước, chúng tôi cho rằng, người Việt cổ đã phác họa những chữ tượng hình đầu tiên rồi đưa lên Trung Quốc. Năm 1400 TCN khi chiếm đất An Dương của người Việt, bắt gặp Giáp cốt văn, vua Bàn Canh đã sử dụng “họa sư” người Việt sản xuất thật nhiều chữ Giáp cốt. Từ đây, chữ tượng hình ra đời. Có thể nói là, người Việt đã kiên trì sáng tạo chữ tượng hình trải qua hàng vạn năm và nhà Thương là lớp con cháu hoàn thành sự nghiệp này.
iv. Sáng tạo kinh Dịch
Khảo cổ phát hiện ngôi mộ ở trấn Bộc Dương Hà Nam 6500 năm trước, được cho là mộ của Phục Hy. Trong mộ có hình Thanh long, Bạch hổ, phương vị của nhị thập bát tú nên học giả cho rằng Kinh Dịch được hoàn thành vào thời điểm này. Tại văn hóa Lăng Gia Than 5800 tuổi ở tỉnh An Huy lần đầu tiên phát hiện con rùa bằng ngọc với đồ hình Bát quái. Như vậy chắc chắn thời điểm này Kinh Dịch đã hoàn thiện. Trong khi đó, người Trung Quốc nhận là con cháu Hoàng Đế, người đánh trận Trác Lộc năm 2698 TCN. Sinh sau khi Kinh Dịch ra đời 1200 năm nên người Trung Quốc không thể làm ra kinh Dịch. Sự thật, Kinh Dịch là sáng tạo của tộc Việt, được hoàn thành vào thời Phục Hy, là bản kinh vô tự (không có chữ) rồi truyền qua thời Hoàng Đế. Đến thời Chu, Văn Vương và Khổng Tử bổ sung Thoán từ, Hào từ … thành Chu dịch.
v. Sáng tạo văn hóa Việt Nho.
Kết tinh của văn hóa, tinh thần, tư tưởng Việt tại thời Chu đã đúc nên vũ trụ quan, nhân sinh quan của tộc Việt. Cụ thể là:
a. Quan niệm về vũ trụ tham thiên lưỡng địa.
“Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”: Âm và Dương đó là đạo! Đạo ấy là bản thể và cũng là sự vận hành của vũ trụ. Đúng là Âm và Dương tạo ra đạo. Nhưng cái “đạo” đang lưu hành trong vũ trụ là bao nhiêu Âm cùng với bao nhiêu Dương? Nếu là cân bằng tĩnh một Âm (-1) + một Dương (+1) thì vũ trụ triệt tiêu, không tồn tại! Trên thực tế, vũ trụ vận hành theo chiều hướng đi lên, tích cực, có nghĩa là Dương chiếm ưu thế. Nhưng ưu thế tới mức nào? Người phương Đông khôn ngoan đã nhận ra Âm và Dương vận động hòa hợp trong phạm vi con số 5: Dương + Âm = 5 = con số vũ trụ! Nhưng vấn đề đặt ra là, trong con số vũ trụ đó, Dương bao nhiêu và Âm bao nhiêu? Chỉ có 2 đáp án: hoặc Dương 4, Âm 1 hoặc Dương 3, Âm 2! Đó là hai cách lựa chọn của con người cho sự phát triển. Minh triết phương Đông nhận ra 3 Dương + 2 Âm là con số vàng của vận hành vũ trụ. Cuộc sống là đi lên, là tăng trưởng, là Dương nhưng trong đó phần của Dương, của Cha, của Trời là 3 còn dành cho Đất, cho Mẹ 2 phần sẽ đạt tới sự hài hòa cao nhất. Nhận thức ra bí mật lớn này của vũ trụ nhưng phương Đông không cứng nhắc nói “tam thiên nhị địa” mà ghi nhận theo minh triết “tham thiên lưỡng địa”: đúng là 3/2 đấy nhưng không phải là tương quan toán học cố định mà là tương quan biện chứng: lúc 3 nhưng có khi du di lớn hoặc nhỏ hơn 3 chút ít, đảm bảo sự năng động của phát triển.
b. Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh.
Từ văn hóa nông nghiệp lúa nước quán chiếu nhân sinh cùng vũ trụ, người phương Đông thấy rằng, vũ trụ hợp thành từ 3 yếu tố: Thiên, Địa và Nhân, trong đó con người là trung tâm của mối quan hệ này! Là chủ thể của vũ trụ, con người giữ quan hệ thái hòa với thiên nhiên vũ trụ cũng như với đồng loại. Và một khi con người đã Nhân chủ, Thái hòa như vậy thì đó là con người Tâm linh, cảm thông, linh ứng với những thế giới siêu nhiên khác.
c. Đạo Việt an vi.
Để sống được trong mối quan hệ như vậy với vũ trụ và đồng loại, con người cần thi hành đạo An vi. Trái với hữu vi là mọi hoạt động đều vì mối lợi nên tranh dành, chiếm đoạt. Trái với vô vi bị động, tiêu cực không ước mơ, không ham muốn, bàng quan, lánh đời… An vi là đạo sống tích cực hết lòng nhưng không phải do thôi thúc từ tư lợi mà do sự cần thiết của lợi ích chung. Trong khi phương Tây làm việc và sáng tạo vì lợi ích cá nhân thì phương Đông cũng làm việc, sáng tạo hết mình vì lợi ích chung trong sự đam mê của niềm vui và danh dự.
d. Bình sản
Ba hạt nhân trên sở dĩ tồn tại được là do đứng trên cơ chế bình sản. Đó là cơ chế đảm bảo sự công bằng nhất định trong phân chia thu nhập của cộng đồng. Không hề là chủ nghĩa bình quân vì không có ai toàn quyền phân phối của cải mà là bình sản nhằm đạt tới sự công bằng tương đối về tài sản. Trong ký ức phương Đông còn ghi lại cách phân chia tài sản thời cổ, đó là cơ chế tỉnh điền: Cộng đồng chung tay vỡ khu ruộng, người ta cố làm cho khu ruộng vuông vức, sau đó chia làm 9 phần đều nhau. Tám gia đình cày cấy 8 phần xung quanh đồng thời chung tay chăm sóc phần ruộng giữa, gọi là tỉnh điền. Phần thu hoạch từ “tỉnh điền” được nộp vua. Sau này, cơ chế bình sản được chuyển sang hình thức công điền. Đến trước năm 1945 ở Việt Nam vẫn còn 20% công điền, là ruộng của làng, không thuộc quyền nhà nước, ba năm một lần làng chia cho người nghèo cày cấy.
IV. Cách nhìn tổng quan về văn hóa Hòa Bình
Hòa Bình là nơi duy nhất trong lịch sử nhân loại, mà khi con người ra khỏi châu Phi đã chọn để định cư. Nay khi nhìn lại bối cảnh địa lý, khí hậu thời đó, ta phải thừa nhận, dù vô hình hay cố ý thì Hòa Bình cũng là nơi định cư tốt nhất. Chính vì đậu trên mảnh đất lành nên chỉ với 6000 người sống sót, từ Hòa Bình, con người đã sinh sôi, làm nên dân cư thế giới và sáng tạo nền văn minh vĩ đại. Nay ta có thể khẳng định những thành tựu con người đã tạo ra từ Hòa Bình như sau:
1.Con người khôn ngoan Homo sapiens trưởng thành về giải phẫu và ngôn ngữ.
2. Người Hòa Bình sáng tạo công cụ đá mới.
3. Người Hòa Bình sáng tạo nền nông nghiệp sớm nhất của nhân loại.
4. Người Hòa Bình sáng tạo nền văn hóa nhân bản sẽ dẫn dắt nhân loại đi tới trong kỷ nguyên mới.
V. Việc kỷ niệm 100 năm văn hóa Hòa Bình.
Kỷ niệm 100 năm khám phá và nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình là dịp quan trọng để khoa học đánh giá về vai trò của văn hóa Hòa Bình trong lịch sử nhân loại. Cùng với việc đánh giá như ở trên, chúng ta nhận thấy, về mặt tâm linh, Văn hóa Hòa Bình là nơi phát tích của văn hóa nhân loại. Vì vậy, đây là nơi quy tụ tâm linh nhân loại, nơi gắn kết các chủng người trên thế giới để xây dựng ngôi đền thiêng của nhân loại, nơi hội tụ con người với mục đích chung tay xây dựng một thế giới hòa bình và hữu nghị.
Vì vậy, NGÀY VĂN HÓA HÒA BÌNH nên được coi như ngày hội của toàn nhân loại hướng về nguồn cội. Từ đây tạo nên truyền thống văn hóa hướng về cội nguồn.
Sài Gòn, 10/9/2024
Reference
1.Nguyễn Khắc Sử. Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam sau gần một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu
https://baotanglichsu.vn/DataFiles/2021/10/News/Ti%E1%BA%BFng%20Vi%E1%BB%87t/12.10.2021/Thong%20bao%20khoa%20hoc/Van%20hoa%20Hoa%20Binh%20sau...%20Nguyen%20Khac%20Su.pdf
2. Trình Năng Chung. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu về nền văn hoá Hoà Bình https://luocsutocviet.com/2019/07/23/380-lich-su-phat-hien-va-nghien-cuu-ve-nen-van-hoa-hoa-binh/
3. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. HN, 1983.
4. J.Y. Chu et al. Genetic relationship of populations in China – PNAS. https://www.pnas.org › pnas.95.20.117631.
5. . Stephen Oppenheimer. Out of Eden - The Peopling of the World - Bradshaw Foundation https://www.bradshawfoundation.com/books/out_of_eden.php
6. Hà Văn Thùy. Giải mã bí ẩn Mongoloid
https://thuyhavan.blogspot.com/2020/05/giai-ma-bi-mongoloid.html
7. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. HN, 1983.
8 .Hà Văn Thùy. Suy ngẫm về 200 năm ngôn ngữ học lịch sử qua trường hợp ngôn ngữ Trung Quốc
https://nghiencuulichsu.com/2024/01/26/suy-ngam-ve-200-nam-ngon-ngu-hoc-lich-su-qua-truong-hop-ngon-ngu-trung-quoc/
9. Henry Frey. L'annamite, mère des langues : communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine
https://www.worldcat.org › title › oclc
10. Carl O. Sauer. Agricultural Origins and Dispersals - The Domestication of Animals and Foodstuffs. https://www.amazon.com/Agricultural-Origins-Dispersals-Domestication-Foodstuffs/dp/0262190664.
11. W.G. Solheim II. Southeast Asia and the West: Prehistoric and early historic relations between these areas are evident but not yet specific https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17792819/
12. W. G. Solheim II. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 n 3. 3. 1971.
13. Xianrendong. http://archaeology.about.com/od/xterms/qt/Xianrendong.htm
BẢN ANH NGỮ
HOA BINH CULTURE FROM A WISDOM PERSPECTIVE
Ha Van Thuy
In just three years, in 2027, it will be the 100th anniversary of the Hoa Binh Culture. On that day, there will certainly be a ceremony with the sound of gongs and drums and, thick or thin, there will be a few trays of food placed on the altar to worship the ancestors... From the food set up for the 60th anniversary and the homegrown items collected over the years, it can be seen that this time the ceremony to worship the ancestors is also poor! How sad, a century in which scholarship has not gone much further than the achievements of the French woman a hundred years ago! Perhaps today, famous scholars are still arguing about the terms "Hoa Binh Culture" or "Hoa Binh Stone Technical Complex"... But certainly, no one has told us the essential things: "Who are the Hoa Binh people?" “What is the role of Hoabinhian in Vietnamese history, culture and humanity…”
We, a Biology Bachelor who quit his job to become a writer, who at the end of his life could not stop searching for his roots, and became an amateur historian, have some thoughts on “THE CULTURE OF PEACE FROM A WISDOM PERSPECTIVE.”
In this paper, we would like to present three issues:
1. The Culture of Hoa Binh from an archaeological perspective.
2. The Culture of Hoa Binh from a genetic perspective.
3. The Culture of Hoa Binh from a wisdom perspective.
I. Hoa Binh culture from an archaeological perspective.
In the report of the Vietnam Museum of History on 100 years of discovering and researching Hoa Binh culture, presented by Associate Professor, Dr. Nguyen Khac Su, there is a passage: “145 Hoa Binh culture sites have been discovered, created by a specific population group, possibly of the same ethnicity. Hoa Binh culture dates from 20,000 to 7,000 BP, with 3 stages of development: Pre-Hoa Binh (20,000 - 11,000 BP), typical Hoa Binh (11,000 - 9,000 BP) and developed Hoa Binh (9,000 - 7,000 BP). This was also the time when the concept of Hoabinhian culture was expanded in space (common to Southeast Asia), in time (from Pleistocene to Holocene, from 50,000 to 5,000 BP) and new terms were introduced (a Hoabinhian culture, Hoabinhian cultures, Hoabinhian tradition or Hoabinhian-Technocomplex) (Solheim 1970: 145 - 162; Solheim 1972: 34 - 41; Gorman 1971).”(1)
That is the classic summary of the masters of Vietnamese archaeology. But somehow I feel that it is just dead numbers... It is completely lifeless, without the sacred soul of the largest archaeological culture in Vietnam that I hoped for. It is true that I and many others once had hope, a great hope but I myself do not understand what I hoped for. I became even more discouraged when reading some statements of international scholars at the "THE HOABINHIAN 60 YEARS AFTER MADELEINE COLANI: ANNIVERSARY CONFERENCE" held at the end of 1993 in Hanoi.
-1. “Hoabinhian artifacts are also present in locations as far north as Japan, or as far south as Australia, although they share the same "Hoabinhian cultural core", the inhabitants of these different locations have their own traditions (for example, tools with relatively different quantities and types). One can say that these inhabitants have the same origin, but it cannot be said that ancient people in different regions all came from the Hoabinhian region. In other words, Hoabinhian is not the "navel" or "cradle" of ancient Southeast Asia. Therefore, they propose to use the term "Hoabinhian culture" in the sense of techno-complex, a collection of tools with the same technique, without implying an origin in Hoabinhian.
- 2. Because most of the tools of Hoa Binh culture were only chiseled on one side, the other side still had the pebble shell intact. However, in some locations in North Vietnam and on the Malay peninsula, there are more elaborately chiseled pebble tools on both sides. These stone tools called choppers have a much more primitive appearance than the sophisticated chiseling tools of Western Homo sapiens of the same period. From this point, some scientists, such as the American Mr. Movius, have put forward the theory that "Southeast Asia is backward and stagnant, and ancient Southeast Asian people are less evolved than ancient people in the West."
- 3. Many Homo sapiens cultures followed each other in Northern Vietnam during prehistoric times: before Hoa Binh culture there was Son Vi culture, and after that there was Bac Son culture. Bac Son culture existed almost parallel to the late stage of Hoa Binh culture, and was discovered before Hoa Binh culture (early twentieth century) in the northernmost region of Vietnam (Lang Son region). Mrs. Colani and Mr. Mansuy (the discoverers) considered Bac Son culture as a culture formed by the mixture of ancient local culture with higher culture brought into North Vietnam by immigrants from other places.
-4. From the research of excavation documents of Ma cave in Thailand, American archaeologist C.F. Gorman repeatedly rejected the concept of Hoabinhian culture and replaced it with the term "Hoabinhian Technocomplex" [24]. The spirit of this viewpoint had a great influence on scholars of the generation after C.F. Gorman, including Thai archaeologist Rasmi Shoocongdej. After the excavations in Lang Kamnan cave in western Thailand, this archaeologist recommended that archaeologists abandon the concept of "Hoabinhian" because it did not adapt to the Southeast Asian landscape [26]. Like C.F. Gorman, archaeologist Danny Tan attached the Hoabinhian Technocomplex to some pebble collections in Australia and New Guinea [29, p.74]. Or like W.Solheim II did not consider Hoa Binh as a culture but viewed it as a technical complex when examining some pebble relics in Japan [27, pp.19-26]. (2)
After a century of discovery and research, such a result is disappointing. Hoa Binh culture researchers still owe the people and science big questions.
i. About time: is it true that Hoa Binh culture only dates back 20,000 to 7,000 years? In excavation reports, there are traces of Hoa Binh culture at a time depth of 50,000 or 70,000 years. Why has there been no explanation for this event?
ii. Everyone knows that in an archaeological project, determining its owner is the most important, deciding the meaning of an entire culture. Yet nearly a century of research has only produced the answer "maybe there are the same ethnic group?" Is this an admission that the research has failed? According to Professor Nguyen Dinh Khoa, Vietnam currently has a large collection of ancient skulls with 35 Stone Age skulls and 35 Bronze Age skulls (3). Are those skulls not the owners of Hoa Binh culture?
iii. About the name.
The frustrating thing is that after 100 years of research, even the name of the site has not been established. There are still hypothetical names: a Hoabinhian culture; Hoabinhian cultures; Hoabinhian tradition or Hoabinhian-Technocomplex. The ancients said: if the name is correct, the words will be smooth. When a culture, after 100 years, has not even finished naming, what can people hope for in deeper things?
iv. The conclusion that Hoabinhian people do not know how to cultivate is also questionable! Could it be that a land once considered the cradle of Eastern agriculture is so bad?!
v. On the meaning of Hoa Binh Culture. A question has been raised: after a hundred years of research, researchers have not said anything about the meaning of Hoa Binh in the history of Vietnamese culture as well as the world? How sad!
From the above comments, it can be concluded that, after 100 years of excavating and researching a great culture with 145 sites, covering Southeast Asia to South China; collecting a large amount of artifacts, from crudely chiseled stone tools to sophisticated polished stones and rich pottery and especially a collection of up to 70 skulls... but not being able to identify the owner of the culture, not being able to name that culture, proves that the archaeological work has failed.
II. Hoa Binh Culture from a Genetic Perspective
But only 5 years after the world's archaeologists celebrated the 60th anniversary of Hoa Binh culture, in 1998, geneticist Y. Chu and 13 of his colleagues at the University of Texas published an article Genetic Relationships of the Chinese Population.(4) The article stated that Homo sapiens first appeared in East Africa 200,000 years ago. 70,000 years ago, Africans migrated to Hoa Binh Vietnam, creating humanity outside of Africa... An incident that shocked the capital of Washington, USA, opened a new era of exploring human history.
One night in August 2004, while searching online for materials for the novel Trieu Vu De was writing, I came across a news item in the Vietnamese newspaper Dai Chung published in Cali. After devouring the article, I sat there silently, goosebumps rising from the sacred feeling. A brilliant thought appeared: “This event not only led to the rewriting of Vietnamese history but also changed the fate of the Vietnamese people.” After that night, I stopped my literary work to search for the roots of the nation. I did not expect this to change my own life.
A. The Hoa Binh people are the ancestors of mankind outside of Africa
Acquiring the genius article of scholar Stephen Oppenheimer (5)….. combined with my own research, I discovered that, 83,000 years ago, about 15,000 African migrants of two major races Mongoloid and Australoid crossed the Red Sea to the Arabian Peninsula. They stayed here for 7,000 years, 76,000 years ago the migration group split into two. About 3,000 Mongoloid people stayed in Yemen on the Arabian Peninsula. The group going to the East consisted of 13,000 people, including 11,000 Australoid people. 70,000 years ago, about 6,000 people reached Hoa Binh Vietnam, including 5,000 Australoid people and 1,000 Mongoloid people. Hoa Binh is a hot and humid tropical region convenient for humans to live. The two major races Australoid and Mongoloid met and mixed blood, giving birth to four ancient Vietnamese races: Indonesian, Melanesian, Mongoloid and Negritos. That was the initial situation. But then, due to the large number of Australoid people, there was a natural conflict over gene sources, causing the already small number of Mongoloid people to decrease more and more. Perhaps because they felt the danger of disappearing, a group of Mongoloid people left Hoa Binh, went to the Northwest of Vietnam, which was very cold at that time, and lived isolated there.
About 50,000 years ago, due to the warming climate, there was a population explosion. About 100,000 ancient Vietnamese people from Hoa Binh went to the Sundaland continent, down to the South Pacific and Australia. One line went west, through Laos, Myanmar, across the Bengal Sea to occupy India, replacing the people destroyed by the Toba volcano, creating the first inhabitants of South Asia. 40,000 years ago, the temperature in the North warmed up, about 40,000 people from Hoa Binh went up to occupy mainland China, from Guangdong, Guangxi, Jiangxi, Yunnan... One line went up to Tianyuan Cave in the North, giving birth to the ancestors of the Chinese, Koreans, and Japanese. One line went up to Northeast Asia to live in the ice and 30,000 years ago, crossed the Bering Strait to occupy America, creating the ancestors of the Native Americans.
About 10,000 people from the West of mainland China, through Central Asia to Turkey and Greece. About 52,000 years ago, due to warming weather, Mongoloids from Yemen entered the Middle East. 40,000 years ago, about 4000 Europids from the Middle East crossed the Bosphorus Strait to Greece and Turkey. In Southern Europe, the two streams of people mixed blood to give birth to the Europeans, the ancestors of Europeans. Meanwhile, the Mongoloid community from Northwest Vietnam followed the Bashu corridor across the Yellow River to occupy Mongolia, becoming the North Asian Mongoloids. (6)
As if by magic, when genetic technology was applied to explore the past, it quickly clarified many things that hundreds of years of archaeology were powerless to:
i. Not 20,000 years as genetics confirmed, the age of Hoa Binh Culture lasted from 70,000 to 4000 years ago.
ii. The owners of Hoa Binh Culture were Vietnamese people who migrated from Africa, with four races: Indonesian, Melanesian, Mongoloid and Negritos. Hoa Binh people with the highest biodiversity, are the ancestors of humanity outside of Africa
- Reality shows that, while archaeology was powerless, today genetics confirms that 100 years ago, the wise French woman who named Hoa Binh culture Hoabinhien was completely correct. Hoa Binh is not only the "navel" or cradle of Southeast Asia but more importantly, the cradle of all humanity!
- Only genetics can show that: Hoa Binh is the only place where the ancient Viet people were born with four ethnic groups: Indonesian, Melanesian, Mongoloid and Negritos. Even though they are called Son Vi, Hoa Binh, Bac Son, Dong Son… cultures, they are just different stages of Hoa Binh culture whose sole owners are the Vietnamese. Only genetics can convincingly prove that “Bac Son culture is not a culture formed by the mixing of ancient local culture with a higher culture brought to North Vietnam by immigrants from other places;” but Bac Son is the high stage of the Hoa Binh population.
- Genetics has also shown the naivety of some scientists with a heavy colonial mindset, such as the American Mr. Movius, who proposed the theory that “Southeast Asia is backward and stagnant, and ancient Southeast Asian people are less evolved than ancient people in the West.” The fact that Southeast Asian stone tools are inferior to Western choppers is not because Southeast Asians are less evolved, but because Southeast Asians were 30,000 years ahead and gave birth to the ancestors of those who made Western choppers.
.- Genetics, through surveys of East Asian populations, has also confirmed that the Hoa Binh Vietnamese population created all of humanity outside of Africa. Thus, genetics, like a miracle, reveals the truth: Hoa Binh Vietnam is the origin of humanity!
B. Vietnamese language gives birth to human language
Science shows that when humans went out of Africa, they had matured in anatomy and language. This means that when they went out into the world, humans were genetically stable, forming human races from two haplogroups M and N. In Hoa Binh, initially, humans mixed blood to give birth to four ancient Vietnamese races: Indonesian, Melanesian, Mongoloid and Negritos. In which, the Indonesian people, called Lac Viet, played the leading role in race and language (Nguyen Dinh Khoa). (7)
From Hoa Binh, ancient Vietnamese people went out into the world to create humanity. Therefore, the Vietnamese language naturally became the ancestor of human languages outside of Africa. At the end of the 19th century, French scholar Henri Frey discovered this truth through his work L’annamite mere des languages. (8) As a Navy Admiral who worked in West Africa, when he came to Vietnam, he realized that the West African language was very close to Vietnamese, so he proposed the idea: "Vietnamese is the mother of all languages in the world." His idea was partly based on the "continental drift" theory that was popular at that time, which believed that due to continental drift, Africa separated from Asia, making Vietnamese the mother of all languages in the world. Although the continental drift theory was wrong, the discovery that "Vietnamese is close to African languages" was still correct because Vietnamese people migrated from Africa to the world.
Meanwhile, Western scholars, due to not understanding the origin of the world's population, have put forward wrong concepts. Until now, the historical linguistics discipline, which was formed in the 19th century, has had many academic problems. There needs to be a revolution in this work, which we have initiated with the article Reflecting on historical linguistics through the case of the Chinese language (9).
C. Hoa Binh people create material culture
As the first modern people to appear outside of Africa, the Vietnamese people made their own history and, invisibly, those were also the first pages of human history.
1. Hoa Binh stone tool creation.
23,000 years ago, the Hoa Binh people created stone tools by chiseling part of the surface of river or stream pebbles into a light chopping, cutting tool with a sharp edge, called an axe, hammer or viet (戈). When fitted with a handle, the axe, hammer, and “viet” became an effective tool for chopping food, breaking soil, cutting trees, and fighting. Proud of their invention, the Hoa Binh people were called the people carrying axes, people carrying hammers, and Viet. From there, the ethnic name of the Vietnamese people was born. From the beginning, only chiseled on the edge and blade, the axe was improved into a tool that was chiseled along the entire circumference of the pebble and polished in the Bac Son culture. That was essentially the first new stone tool of mankind. A question arises as to why the Hoa Binh stone tools are not called Neolithic? In my opinion, it is possible that the Hoa Binh tools were discovered late, when Western archaeology had matured, considered the standard, and most of the terminology of archaeology had been confirmed. The West is considered the starting point of world civilization, with the first Neolithic tools. Therefore, according to the Eurocentric concept, no one raises the issue. It is time to rewrite history to put the Hoa Binh stone tools back in their rightful place.
2. Creation of pottery.
With the development of life, tools used to hold water and cook became urgent requirements. From there, pottery was born, bringing the Vietnamese people into the period of eating cooked food and drinking boiled water. Archaeology discovered that at the Xianren Cave site in Jiangxi province, 25,000 years ago, the Vietnamese people created the first cultural relic. Here 20,000 years ago the world's first ceramic tools were created, bringing humanity into the era of cooked food and boiled water. From here ceramics spread throughout the world, from crude low-fired ceramics to today's artistic black ceramics and wonderful porcelain.
III. Hoa Binh Culture from a wisdom Perspective
From an archaeological and genetic perspective, humans have discovered important features of Hoa Binh culture. However, only from a wisdom perspective, a perspective with synthetic intelligence, can we fully explore Hoa Binh culture.
D. Hoa Binh people create agriculture
From two centuries ago, people considered the discovery of ancient culture to be the exclusive work of archaeology. But in reality, there are many issues whose depth exceeds the scope of the archaeological ruler. With Hoa Binh culture, its existence time is not 20 or 50 thousand but up to 70,000 years, so what tools do humans use to measure the events that may have occurred during that hidden and distant period? In reality, humans do not give up! Not only with intelligence but also with intuition, humans have used all their abilities to open up the secrets of the past. That is in general, but with Hoa Binh Culture, a big question must be answered: Did Hoa Binh Culture have agriculture? After 100 years of research, archaeology has been helpless before this question.
The impotence is due to the harmful influence of Western realism, created by analytical thinking. There must be sufficient evidence to believe in the mantra of realism. But how can there be evidence of ancient people sowing the first seeds and planting the first seedlings? All archaeological sites are only formed when people live in large enough numbers and for long enough periods on a land for the waste products from their activities to accumulate enough to become archaeological sites. But most of the time people are nomadic and shift cultivation, so how can there be archaeological sites? Not in the East! From the folk story of the Star of the Sky suckling a pig of the Bahna people of the Central Highlands of Vietnam and of the Bunun people on Taiwan, as well as the legend of the last millet tree in the Bible, those with ears and eyes understand that millet was grown by Southeast Asian people thousands of years before the last flood, that is, 8,000 to 9,000 years ago! I admire two of the most perceptive people in the world: C. Sauer and W.G. Solheim
In 1952, American geographer C. Sauer wrote in his book Agricultural Origins and Dispersals: “I have shown that Southeast Asia is the cradle of the oldest agriculture. And I have also shown that agricultural culture originated in association with net fishing in this country. I have also shown that the earliest domestic animals originated in Southeast Asia, and that this is the world's important center of cultivation techniques and the domestication of plants by vegetative reproduction."(1) In 1967, in his book Southeast Asia and the West, Professor W.G. Solheim II of the University of Hawaii wrote:
"I think that when we re-examine many of the data in mainland Southeast Asia, we can definitely discover that the first plant domestication in the world was carried out by the Hoa Binh people (Vietnam) around 10,000 years BC..." "That the Hoa Binh culture was an indigenous culture without any outside influence, leading to the Bac Son culture." "That the northern and central regions of mainland Southeast Asia had advanced cultures in which there was the development of the first polished stone tools in Asia, if not the first in the world, and pottery was invented..." "I think that the earliest edged stone tools found in northern Australia 20,000 years BC are of Hoa Binh origin." "I agree with Sauer that the Hoabinhian people were the first people in the world to domesticate plants somewhere in Southeast Asia. It would not surprise me if this domestication began as early as 15,000 BC."
"That not only was the domestication of plants the first, as Sauer has suggested and demonstrated, but that it went further, that this place provided the West with agricultural ideas. And that some plants were later transmitted to India and Africa. And that Southeast Asia continued to be an advanced region in the Far East until China replaced this impulse in the first half of the second millennium BC, that is, about 1500 BC."(11)
Four years later, in March 1971, this professor of the University of Hawaii published an important work from his surveys in Thailand under the title New Light on the Forgotten Past:
"The theory that prehistoric Southeast Asia moved down from the North brought with it important developments in art. I found that the Proto-Neolithic culture of Northern China, called the Yangshao civilization, was developed from a low level of Hoabinhian culture from Northern South Asia around the 6th or 5th century BC."
"I believe that the later culture known as Lungshan, which has traditionally been thought to have originated in Yangshao in northern China and then spread to the east and southeast, actually developed from a Hoabinhian base." "The use of dugout canoes was probably already in use on the small rivers of Southeast Asia long before the fifth century BC. I believe that sea travel by boat began around 4000 BC, incidentally reaching Taiwan and Japan, bringing with it the cultivation of taro and perhaps other crops." "The Southeast Asian peoples also moved west, reaching Madagascar perhaps around 2000 BC. They probably contributed some domesticated plants to the economy of East Africa." "Around that time there was the first contact between Vietnam and the Mediterranean, probably by sea. Some uncommon bronze objects proving Mediterranean origin were also found at the Dong Son site."(12)
At the time of its publication, Solheim II's announcement shocked the scientific community. He was dubbed "Mr. Southeast Asia." But later, because the age of the artifacts found in Thailand was determined later than the original number, his opinion was denied and fell into oblivion.
But now, a series of archaeological discoveries in China have shown that his statement half a century ago was completely correct. However, the scientific community has also forgotten, no one mentions his prediction anymore.
Sadly, until now, talented Vietnamese scientists, direct descendants of Hoa Binh Culture, still doubt the achievements of their ancestors!
E. Hoa Binh people create intangible culture.
i. Forming a synthetic way of thinking
Thanks to farming, Vietnamese people have a firm grasp of the organic relationship between crops and the environment, learned a lifestyle that values women and respects different elements of the environment equally. No element is only beneficial, nor is any element only harmful, but they are related to each other in a harmonious way. Farmers take advantage of this relationship to achieve optimal production results. From there, a synthetic way of thinking arises.
ii. Discovering Yin and Yang and the Five Elements.
Hoa Binh people discovered that in the universe there are two elements, Yin and Yang. These are two opposing sides of the universe, but they do not cancel each other out but coexist in all things and phenomena: in Yin there is Yang, in Yang there is Yin. Western analytical thinking goes into exploring the nature of the world, finding the four elements of the universe: Water, Fire, Earth and Air. Meanwhile, Eastern synthetic thinking does not seek the essence of the world but studies the operation of all things. Thanks to that, it discovered the universe with five elements: Metal, Wood, Water, Fire, Earth, which are five forms of matter that are always in motion. The five elements are related according to the mutual generation and mutual inhibition of the five elements, thereby mastering the laws of operation of the universe.
iii. Creation of Chinese characters. Chinese legend says that the Yellow Emperor ordered Cang Jie to create characters. But that is just a legend. Not only did the Yellow Emperor not have characters, but the Xia Dynasty did not have characters either. Hieroglyphics appeared earliest in Anyang, the capital of the Yin Dynasty about 1,400 years ago. But for a long time, no one knew where they came from. Hundreds of thousands of pieces of Oracle bone script were also found here, so it is believed that Oracle bone script is the origin of Chinese writing. Later, archaeologists found the earliest Oracle bone script in the Jiahu culture 9,000 years ago, stone inscriptions in Canxiang, Guangxi about 6,000 years ago, and many other places. Because the earliest hieroglyphic characters were found on the Sa Pa stone carving site 10,000 years ago, and two ceramic plates engraved with the words Shang and Shi in the Hoa Binh culture 8,000 years ago, we believe that the ancient Vietnamese sketched the first hieroglyphics and brought them to China. In 1400 BC, when occupying the land of An Duong from the Vietnamese, King Bangang encountered Oracle bone script and used Vietnamese “artists” to produce many Oracle bone scripts. From here, hieroglyphics were born. It can be said that the Vietnamese people have persistently created hieroglyphics for tens of thousands of years and the Shang Dynasty was the descendant generation that completed this work.
iv. Creation of the Book of Changes
Archaeologists discovered a tomb in Puyang Town, Henan Province, 6,500 years ago, believed to be the tomb of Fu Xi. In the tomb, there were images of the Azure Dragon, the White Tiger, and the positions of the twenty-eight constellations, so scholars believe that the Book of Changes was completed at this time. At the 5,800-year-old Lingjiatan culture in Anhui Province, a jade turtle with the Bagua diagram was first discovered. Thus, the Book of Changes was certainly completed at this time. Meanwhile, the Chinese claim to be descendants of the Yellow Emperor, who fought in the Battle of Zhuolu in 2698 BC. Born 1,200 years after the Book of Changes was created, the Chinese could not have created the Book of Changes. In fact, the Book of Changes was created by the Viet people, completed during the time of Fu Xi, a text without words (without words) and passed down to the time of the Yellow Emperor. During the Zhou Dynasty, King Wen and Confucius added the Xuan xu, Hao xu, etc. to form the Book of Changes.
v. Creation of Vietnamese Confucian culture.
The crystallization of Vietnamese culture, spirit, and ideology during the Zhou Dynasty created the cosmology and philosophy of life of the Vietnamese people. Specifically:
- The concept of the universe involving three parts heaven and two parts earth.
“One Yin, One Yang is the Way”: Yin and Yang are the Way! That Way is the essence and also the operation of the universe. It is true that Yin and Yang create the Way. But how much Yin and how much Yang is circulating in the universe? If it is a static balance of one Yin (-1) + one Yang (+1), the universe will be eliminated and will not exist! In fact, the universe operates in an upward, positive direction, meaning that Yang is dominant. But to what extent is the dominance? The wise Eastern people have realized that Yin and Yang move in harmony within the range of the number 5: Yang + Yin = 5 = the number of the universe! But the question is, in that number of the universe, how much Yang and how much Yin? There are only 2 answers: either Yang 4, Yin 1 or Yang 3, Yin 2! Those are the two choices of human beings for development. Eastern philosophy recognizes that 3 Yang + 2 Yin is the golden number of the universe's operation. Life is going up, is growing, is Yang but in which the part of Yang, of Father, of Heaven is 3 and the part for Earth, for Mother is 2 to reach the highest harmony. Realizing this great secret of the universe, the East does not rigidly say "three heavens two earths" but records according to the philosophy of "tham thien luong dia": it is exactly 3/2 but it is not a fixed mathematical correlation but a dialectical correlation: sometimes 3 but sometimes it can be slightly larger or smaller than 3, ensuring the dynamism of development.
2. Concept of life: Humanity, Harmony, Spirituality.
From the culture of wet rice agriculture, contemplating human life and the universe, Eastern people see that the universe is composed of 3 elements: Heaven, Earth and Human, in which humans are the center of this relationship! As the subject of the universe, humans maintain a harmonious relationship with the universe and with their fellow human beings. And once humans have Humanity and Harmony like that, they are spiritual, sympathetic, and responsive to other supernatural worlds.
3. The Viet Tao “An vi”.
To live in such a relationship with the universe and their fellow human beings, humans need to practice the Way of Peace. In contrast to the active, all activities are for profit, so they compete and seize. In contrast to the passive, negative, dreamless, indifferent, and withdrawn from life... Peace is the way of living actively and wholeheartedly, but not because of the urge of self-interest but because of the necessity of the common good. While the West works and creates for personal gain, the East also works and creates wholeheartedly for the common good in the passion of joy and honor.
4. Equal production
The three nuclei above exist because they stand on the equal production mechanism. That is the mechanism that ensures a certain fairness in the distribution of income of the community. It is not egalitarianism because no one has the absolute right to distribute wealth, but it is equal production to achieve relative fairness in assets. In Eastern memory, there is still a recorded way of dividing assets in ancient times, which is the provincial field mechanism: The community joins hands to clear the field, people try to make the field square, then divide it into 9 equal parts. Eight families cultivate the surrounding 8 parts and join hands to take care of the middle field, called the provincial field. The harvest from the "provincial field" is submitted to the king. Later, the equal production mechanism was changed to the form of public fields. Before 1945, in Vietnam, there were still 20% of public fields, which were village fields, not under the state's control, and every three years the village divided them for the poor to cultivate.
4. Equal production
The three nuclei above exist because they stand on the equal production mechanism. That is the mechanism that ensures a certain fairness in the distribution of income of the community. It is not egalitarianism because no one has the absolute right to distribute wealth, but it is equal production to achieve relative fairness in assets. In Eastern memory, there is still a recorded way of dividing assets in ancient times, which is the provincial field mechanism: The community joins hands to clear the field, people try to make the field square, then divide it into 9 equal parts. Eight families cultivate the surrounding 8 parts and join hands to take care of the middle field, called the provincial field. The harvest from the "provincial field" is submitted to the king. Later, the equal production mechanism was changed to the form of public fields. Before 1945, in Vietnam, there were still 20% of public fields, which were village fields, not under the state's control, and every three years the village divided them for the poor to cultivate.
V. Celebrating 100 years of Hoa Binh culture.
Celebrating 100 years of discovering and researching Hoa Binh culture is an important occasion for science to evaluate the role of Hoa Binh culture in human history. Along with the above evaluation, we realize that, spiritually, Hoa Binh culture is the birthplace of human culture. Therefore, this is a place where human spirituality gathers, a place that connects people around the world to build a sacred temple of humanity, a place where people gather with the common goal of building a world of peace and friendship.
Therefore, PEACE CULTURE DAY should be considered a festival of all humanity turning to the origin. From here, a cultural tradition of turning to the origin is created.
Saigon, September 10, 2024
Reference
1.Nguyễn Khắc Sử. Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam sau gần một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu
https://baotanglichsu.vn/DataFiles/2021/10/News/Ti%E1%BA%BFng%20Vi%E1%BB%87t/12.10.2021/Thong%20bao%20khoa%20hoc/Van%20hoa%20Hoa%20Binh%20sau...%20Nguyen%20Khac%20Su.pdf
2. Trình Năng Chung. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu về nền văn hoá Hoà Bình https://luocsutocviet.com/2019/07/23/380-lich-su-phat-hien-va-nghien-cuu-ve-nen-van-hoa-hoa-binh/
3. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. HN, 1983.
4. J.Y. Chu et al. Genetic relationship of populations in China – PNAS. https://www.pnas.org › pnas.95.20.117631.
5. . Stephen Oppenheimer. Out of Eden - The Peopling of the World - Bradshaw Foundation https://www.bradshawfoundation.com/books/out_of_eden.php
6. Hà Văn Thùy. Giải mã bí ẩn Mongoloid
https://thuyhavan.blogspot.com/2020/05/giai-ma-bi-mongoloid.html
7. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. HN, 1983.
8 .Hà Văn Thùy. Suy ngẫm về 200 năm ngôn ngữ học lịch sử qua trường hợp ngôn ngữ Trung Quốc
https://nghiencuulichsu.com/2024/01/26/suy-ngam-ve-200-nam-ngon-ngu-hoc-lich-su-qua-truong-hop-ngon-ngu-trung-quoc/
9. Henry Frey. L'annamite, mère des langues : communauté d'origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l'Indo-Chine
https://www.worldcat.org › title › oclc
10. Carl O. Sauer. Agricultural Origins and Dispersals - The Domestication of Animals and Foodstuffs. https://www.amazon.com/Agricultural-Origins-Dispersals-Domestication-Foodstuffs/dp/0262190664.
11. W.G. Solheim II. Southeast Asia and the West: Prehistoric and early historic relations between these areas are evident but not yet specific https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17792819/
12. W. G. Solheim II. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 n 3. 3. 1971.
13. Xianrendong. http://archaeology.about.com/od/xterms/qt/Xianrendong.htm
HISTORY OF EASTERN AGRICULTURE
Ha Van Thuy
Abstract.
Throughout the 20th century until now, there has been a notion that the Central Yellow River Plain is the origin of Chinese agriculture. However, when investigating archaeological sites as well as the genetic characteristics of wild rufipogon rice, no reliable evidence has been found. Therefore, the above idea has been an unproven hypothesis for more than a hundred years.
Since the beginning of the 21st century, when examining the history of Eastern agriculture, in contrast to the traditional notion that agriculture spread southward from the Central Yellow River, we have felt an opposite reality: Eastern agriculture spread northward from Hoa Binh. Unable to prove it with precise archaeological or genetic data, we cite the legends that exist in the East, the prophecies of learned men…
What gave us confidence first of all was the opinion of senior scholars like Darwin that: “All chickens in the world today are descendants of a single jungle fowl domesticated somewhere in Southeast Asia.” The conclusion of the First Far Eastern Prehistoric Conference held in Hanoi in January 1932: “Hoa Binh culture is the center of agricultural invention and the first agricultural production and livestock raising in the world. The Hoa Binh agricultural center predates Mesopotamia by 3000 years." Scholar Carl Sauer: “I have proven that Southeast Asia is the cradle of the oldest agriculture. And I have also proven that agricultural culture originated from fishing with nets in this country. I have also proven that the oldest domestic animals originated in Southeast Asia, and this is an important center of the world in the technique of cultivating and domesticating plants by vegetative reproduction."(1) And here is the opinion of Professor W.G. Solheim II of the University of Hawaii: "I think that when we re-examine the many records in mainland Southeast Asia, we can certainly discover that the world's first plant domestication was carried out by the Hoa Binh (Vietnam) people around 10,000 BC..."; "That the Hoa Binh culture was an indigenous culture that was not influenced by outside influences, leading to the Bac Son culture." "That the northern and central regions of mainland Southeast Asia had advanced cultures that included the development of the first polished stone tools in Asia, if not the first in the world, and that pottery was invented..."
The bold ideas of those pioneering scholars were despised and ignored by the official scholars, but somehow they created a strong belief in us. It helped us believe in the story of “The star of the sky suckling a pig” of the Banah people in the Central Highlands or the Bu-Nun people in Taiwan, who talked about being saved from the great flood, the last millet helped people to rebuild their crops. The flood 7,500 years ago connected with the last millet told us that in Southeast Asia, millet had been grown for 8-9 thousand years. A priceless evidence said that millet was first grown in Southeast Asia. The legend of Shennong teaching people to grow plants came to us as the first short history of agriculture…
Having that belief is also because we are attached to the reality of life in Southeast Asia, so we understand that agriculture is not just rice but everything that is grown on the land to feed people. We believe that 50,000 years ago, thanks to the warming climate, there were vegetable and fruit seasons, especially the bountiful harvest of taro, which provided an abundant amount of food, helping our ancestors to thrive in Hoa Binh land and then move down to Sundaland, to the South Pacific, Australia and India, creating the first population in the world.
Millet and rice were grown later. When following the ancient Vietnamese people to the South Yangtze River, with a colder climate and longer winters, millet and rice showed their outstanding advantages and became the main crops. From here, cereal agriculture was born. Discovering the advantages of cereals, millet and rice were grown more in Southeast Asia, gradually replacing the role of vegetables. The cultivation process took place like this, causing Western and Chinese scholars to not recognize the role of vegetable agriculture in the lives of Southeast Asian people.
By identifying Hoa Binh as the world's first agricultural center, we have restored the truth to history: Due to its special geographical location, Hoa Binh is not only the birthplace of mankind outside of Africa but also the world's first agricultural center.
*
Western science believes that the Neolithic Revolution and the emergence of agriculture brought humans to self-sufficiency in food. In which, the domestication of cereals is an indicator of the maturity of agriculture. Therefore, the domestication of millet and rice has special significance and has been focused on research. In the 21st century, taking advantage of the achievements of genetics and archaeology, scientists have focused on discovering the time and place where rice and millet were first domesticated. So far, it seems that there is a consensus that rice was domesticated about 6,000 years ago in the middle Yangtze River and then moved up to the Yellow River basin. Meanwhile, millet was domesticated earliest in Northern China about 8,000 years ago and then spread to the South. However, like human history, the history of agriculture is more complex and profound, so to explore it, limited knowledge of archaeology and genetics is not enough, but requires a broader and more comprehensive multidisciplinary understanding. The following article presents another perspective.
I. Limitations of genetics and archaeology.
The principle of genetics is that, based on a few genes endemic to the current crop and then tracing back in time to find its most ancient ancestor, one will encounter the location and time when the crop was domesticated. However, the reality is that the crop and its wild ancestors have become two different species. Due to the genetic break, the traces of the genes related to them are very faint, making it difficult to accurately determine the ancestor of the crop. On the other hand, due to environmental fluctuations, species that could be the ancestors of the crop have become extinct, so finding their ancestors is impossible. It is also a fact that the species Oryza rufipogon is often considered the ancestor of cultivated rice, but now it grows widely in many places, so it is impossible to determine the location and time when the first cultivated rice was domesticated. Due to these limitations, genetics has not been able to determine anything about the origin and time of domestication of rice.
Archaeology begins with the examination of artifacts excavated from archaeological sites. Archaeological sites are only formed when people live on a large enough area and for a long enough time for traces of their activities to be deposited in the ground. Meanwhile, people grew plants for food very early, when they were still mobile hunter-gatherer tribes. Then, when agriculture was actually formed, people spent a long time shifting cultivation and nomadic life, leaving no trace of archaeological sites. On the other hand, plant remains are organic matter, when buried in the ground, easily destroyed by the impact of climate and soil, so they cannot exist for a long time. A typical example is that throughout the 20th century, we only knew that the Son Vi skull, which is 32,000 years old, was the oldest skull of Homo sapiens in Vietnam, so we assumed that the Son Vi people were the earliest people to appear in our country. So when genetics announced that 70,000 years ago, people from Africa were present in Vietnam, we were startled to realize that our ancestors had lived on this land for 40,000 years without leaving any trace! That means archaeology was powerless against 40,000 years of human activity on Vietnamese land. Due to such limitations, relying solely on genetics and archaeology to learn about human history as well as the history of Eastern agriculture is impossible. Therefore, we followed a different path.
II. Paths leading to the history of East Asian agriculture.
From the entire knowledge of Eastern cultural history, we believe that to understand the process of forming East Asian agriculture, we need to follow the following paths:
1. Prophecies.
From the archaeological discoveries of Hoa Binh, Bac Son, Dong Son cultures in the 1920s, in January 1932, the First Far Eastern Prehistory Conference was held in Hanoi. The conference confirmed: "Hoa Binh culture is the center of agricultural invention and the first agricultural production and livestock breeding in the world. The Hoa Binh agricultural center predates Mesopotamia by 3000 years" (Encyclopédia d’Archeologie). The conclusion of the conference surprised the international scientific community. Because such announcements have almost no evidence.
However, that is not the earliest statement about Eastern agriculture. In the mid-nineteenth century, in his book Origin of Species, Darwin wrote: “All chickens in the world today are descended from a single jungle fowl domesticated somewhere in Southeast Asia about 15,000 years ago.” The father of the Theory of Evolution did not provide any evidence, so his words were also a prediction. In 1926, Russian scholar Vavilov, the father of population genetics, identified Southeast Asia as one of the agricultural centers of the world. In 1952, American geographer C. Sauer wrote in his book Agricultural Origins and Dispersals: “I have shown that Southeast Asia is the cradle of the oldest agriculture. And I have also shown that agricultural culture originated in association with net fishing in this country. I have also shown that the oldest domestic animals originated in Southeast Asia, and that this is an important center of the world for the technique of cultivating and domesticating plants by vegetative reproduction."(1)
In 1967, in his book Southeast Asia and the West, Professor W.G. Solheim II of the University of Hawaii wrote: "I think that when we re-examine the many data in mainland Southeast Asia, we can certainly discover that the first domestication of plants in the world was carried out by the Hoa Binh (Vietnam) people around 10,000 years BC..."; "That the Hoa Binh culture was an indigenous culture that was not influenced by outside influences, leading to the Bac Son culture." "That the northern and central regions of mainland Southeast Asia had advanced cultures in which the first polished stone tools in Asia, if not the first in the world, were developed and pottery was invented..." "I think that the earliest edged stone tools found in northern Australia 20,000 years BC are of Hoa Binh origin." "I agree with Sauer that the Hoabinhian people were the first people in the world to domesticate plants somewhere in Southeast Asia. It would not surprise me if domestication began as early as 15,000 BC."
"That not only was it the first plant domestication, as Sauer suggests and demonstrates, but that it went further, that this place provided the West with agricultural ideas. And that some plants were later transmitted to India and Africa. And that Southeast Asia continued to be an advanced region in the Far East until China replaced this impulse in the first half of the second millennium BC, that is, around 1500 BC."(2)
Four years later, in March 1971, this professor of the University of Hawaii, from his surveys in Thailand, published an important work under the title New Light on the Forgotten Past:
"The theory that Southeast Asian prehistory moved from the North, bringing with it important developments in art. I found that the Early Neolithic culture of Northern China, called the Yangshao civilization, was developed from the low level of Hoa Binh culture from Northern South Asia around the 6th or 5th century BC."
"I believe that the culture later called Lungshan (Long Son), which people have always believed to have originated in Yangshao in Northern China and then expanded to the East and Southeast, actually both cultures developed from the Hoa Binh base." "The use of dugout canoes was probably used on small rivers in Southeast Asia long before the fifth century BC. I believe that sea travel by boat began around 4000 BC, incidentally reaching Taiwan and Japan, bringing with them the cultivation of taro and perhaps other crops." "The Southeast Asian peoples also moved westward, reaching Madagascar perhaps around 2000 BC. They probably contributed some domesticated plants to the economy of East Africa." "Around that time there was the first contact between Vietnam and the Mediterranean, probably by sea. Some uncommon bronzes of Mediterranean origin were also found at the Dong Son site."(3)
At the time of its publication, Solheim II's announcement shocked the scientific community. He was nicknamed "Mr. Southeast Asia." But later, because the age of the artifacts found in Thailand was determined to be later than the original figure, his opinion was denied and fell into oblivion.
But now, a series of archaeological discoveries in China have shown that his statement from half a century ago was completely correct. However, the scientific community has also forgotten, no one mentions his prediction anymore. Just like the case of Solheim II, the ideas cited above, although not proven by specific artifacts, still receive the trust of many people because of their reasonableness.
1. The legendary road.
i. The legend of Shennong
More than any other profession, in the East, agriculture has its own god called Shennong. Not a sacred god in heaven but a human god born in 3220 BC, died in 3080 BC. “According to legend, he was a famous leader of the Jiang tribe residing in the Jiang River Basin, in today's Beilishan Town, Suizhou City, Hubei Province. During the Shennong era, the population was relatively large. People relied only on hunting animals, so they had to live in extremely difficult conditions. It was at this time that the great Shennong appeared. He discovered that the melon seeds and fruits that people threw on the ground could sprout, take root, and grow into new melons and fruit trees the following year. He also discovered that the growth of plants was related to the weather. When the weather was warm, plants sprouted branches, produced leaves, and bloomed and bore fruit; when the weather was cold, plants withered. He decided to take advantage of the changes in the weather and thought of ways to use human labor to fertilize the plants, thanks to which he had a good harvest of seeds and fruits, and had more food reserves to supplement his hunting. Shennong tasted all the herbs. At first, Shennong did not understand the types of fruits, seeds, or roots, Which branches and leaves of trees can be eaten, which are delicious, which should not be eaten or are not delicious. In order for people to have enough to eat, not to go hungry, in order for people to survive, Shennong decided to use his own mouth to taste the flavors of wild plants. He collected fruits, seeds, roots, leaves, branches, and put his mouth to taste each one. Whichever tasted sweet and especially delicious, he marked it. Whichever tasted bitter and astringent, hard to swallow, he also marked it. There were some that tasted not so bad, but after tasting them, he felt dizzy, had a headache, had a stomachache, had a heartache, and even vomited. It turned out that these things contained poison, so he also marked them meticulously. Legend has it that during the process of Shennong tasting herbs, at most he encountered seventy kinds of poisonous plants in one day, several times almost losing his life. However, in the end, the great Shennong overcame countless difficulties, overcame all kinds of dangers, and found a large amount of food for mankind. He found plants that could be used as food, plants that could be used as vegetables, found delicious fruits, and even found plants that could cure diseases. Shennong taught people to cultivate and develop agriculture. Once they recognized these plants, people then drew up plans for cultivation, and thus the problem of food was further solved; the problem of medicine was also initially solved. Hunters and fishermen had good luck, and from then on, the career of cultivation was opened up, and people's lives were guaranteed. Shennong was still not satisfied, he discovered that the growth of plants was not only related to the weather but also to the soil. Some plants liked to grow in yellow soil, some plants preferred to grow in black soil; some plants liked dry soil, some plants were suitable for moist soil. He remembered all the observed phenomena, and then directed everyone to pursue better and better farming. Shennong also discovered that farming was like hunting, requiring a special type of tool. He immediately groped around many times and then created tools such as plows, harrows, sickles, scythes, etc. used for farming and harvesting. At this point, primitive agricultural production was considered a relatively complete system of methods. People had begun agricultural production, not only was their lives guaranteed; there was a surplus of products, but buying and selling relationships had also appeared, and markets and primitive trade were born.”
Let's see if the above story is consistent with reality? Archaeology shows that 12,400 years ago, in the Cave of the Immortals in Jiangxi Province, the Lac Viet people domesticated the rice plant Oryza sativa. This means that rice must have been planted long before that, tens of thousands of years before Shennong. Shennong was not the first person to invent a plow because in the Hemudu culture 7,000 years ago, there were plows made of stone and ox shoulder bones. It was also not that Shennong had markets because at many archaeological sites 7,000 - 8,000 years ago, there were coins made of shells, which were believed to be used for exchange when buying and selling... A question arises: why does the legend attribute all the achievements of thousands of years of human beings to Shennong? It could be that the process of discovering and cultivating food plants was a long-term, random work of each tribe. Then, over time, the number of crops increased, bringing a prosperous life. Without having to worry too much about making a living, people had time to learn about the world and contemplate. At some point, they realized their great achievements and felt the need to record them for posterity. How to pass them on? They chose a talented person who had made outstanding contributions to agriculture and honored them by assigning the successes of the entire tribe to an idol. From there, Shennong was born! Just like the folk once created Soi Ren - the fire maker or Trang Quynh who was mythologized from Cong Quynh. Now when decoding the story of Shennong, we realize that it is the history of agriculture that was recorded by the Vietnamese people through legend.
However, in reality, the first teacher who taught people to distinguish between edible and inedible plants was a large group of birds and animals. When hunting in the forest, people would follow the example of what fruits and leaves birds and animals ate because of the “reason”: if birds and animals can eat them, people can eat them. Therefore, before Shennong was born, people already had a lot of knowledge about plants and animals for food. Shennong helped discover more edible plants and animals and had great merit in finding medicinal plants and fiber plants.
ii. The Legend of the Last Millet
In the treasure trove of Eastern legends, the Bahna people in the Central Highlands of Vietnam and the Bunun ethnic group in Taiwan both have the story “The Star of the Sky Sucked a Pig’s Milk”. The story goes, “The rain caused the water to rise and flood all the fields and houses. Before people knew how to respond, a boar rushed out and broke the banks to let the water escape. People were saved and used the last millet to plant crops, creating a crop to feed humanity.” (4) That is one of many legends about the great flood. This story was included in the Bible as the legend of the Last Millet. We know that the most recent flood occurred 7,500 years ago, so it is likely that the above story is about this great flood. The story proves that 7,500 years ago, millet was an important food to feed the people of the East. It also means that millet was grown a long time ago, about a few thousand years. From that, it is not far from the truth that about 15,000 years ago, Southeast Asians started growing millet.
1. A brief history of East Asian agriculture.
Agriculture is a social activity of human communities. Therefore, to find the agricultural history of a community, the first thing to do is to understand who that community is, what its origin is, and what process it went through to become the master of that agriculture. Therefore, to know the history of agriculture, one must first understand the history of East Asian populations.
However, from our research, we discovered that there was only one southern route that brought the two major races Australoid and Mongoloid from Africa to Vietnam 70,000 years ago. Here, the majority of migrants mixed blood to give birth to the ancient Vietnamese people with the Australoid genetic code. Meanwhile, there were small groups of Mongoloids that went to Northwest Vietnam and then stopped to live in isolation before the ice wall. 50,000 years ago, due to population growth, people from Vietnam migrated to occupy the islands of Southeast Asia, the South Pacific and Australia. A line crossed the Bengal Sea to conquer India. 40,000 years ago, due to improved climate, people from Vietnam went to mainland China. At the same time, Mongoloids from Northwest Vietnam followed the Ba Thuc corridor to Mongolia. Initially living by hunting and gathering, when the Ice Age ended, they switched to a nomadic lifestyle. Because they retained their pure Mongoloid genes, they were later called Northern Mongoloids. 7,000 years BC, the Australoid Vietnamese in the South of the Yellow River met and mixed with the nomadic Mongoloids on the North bank, giving birth to the modern Southern Mongoloid Vietnamese race. The Southern Mongoloids increased in population and became the main population of the Yellow River basin. As descendants born late by the ancient Vietnamese, the Southern Mongoloids have a low biodiversity index. In 2698 BC, the Northern Mongols conquered the central part of the Yellow River and established the Hoang De state. A part of the Vietnamese people became residents of the Hoang De state, later called the Han people. Refugees from the war, a part of the Southern Mongoloid people from the Yellow River basin fled to the South of the Yangtze River and then continued to Vietnam. The migrants brought the Mongoloid gene source back and transformed the Vietnamese people's genetic code into the Southern Mongoloid race. This event took place throughout the second half of the third millennium BC. Until 2000 BC, most of the Vietnamese population carried the Southern Mongoloid genetic code. Currently, the Vietnamese people have the highest biodiversity among the Asian population, proving that a long-term genetic transformation process has taken place without a large number of people from the North flooding down to occupy the land and replace the population.
a. History of East Asian agriculture.
From prophecies, legends, and available archaeological and genetic documents, we attempt to outline the history of East Asian agriculture as follows.
i. On Southeast Asian land
Southeast Asia, from Lingnan down, is a hot, humid, monsoon-rainy tropical region. Prehistoric people, while hunting and gathering, selected the plants that provided the most necessary food for themselves to plant as a way to store food. Each tribe discovered and cultivated different types of vegetables and fruits. They met and exchanged, making the number of crops increase, of which taro played the role of the main food crop. After a long time of using wild millet and rice as food, about 15,000 years ago, millet and rice were added to the list of crops. Why 15,000 years? Archaeological discoveries 12,400 years ago, the people of Tien Nhan Dong (5) in Jiangxi Province, China successfully domesticated wet rice, showing that rice must have been grown thousands of years earlier. Although grown for a long time, millet and rice were not the main food, but only supplementary food for children and the elderly, especially for offerings. In Taiwan, millet is considered a sacred plant. At first, millet and rice were grown dry by the fire farming method: burning the fields, making holes to put the seeds in. Then, rice was grown in wet fields, creating a parallel farming method: millet was grown in high places, rice was grown in low places to make use of the land. Now, looking at the stone carvings of terraced fields in Ha Giang, we can guess that the ancient Vietnamese created terraced fields to grow millet and rice about 7,000 to 10,000 years ago. Because they were watered by rainwater and not fertilized, the crops lacked both water and fertilizer, so the millet and rice grains were small. Furthermore, the small millet and rice fields were surrounded by millet and wild rice populations, so cross-breeding occurred continuously, causing crops to not be domesticated for a very long time. It is possible that ancient people did not know the concept of domestication. Everything was done as a habit of instinct.
It is now a popular opinion that Chinese migrants brought rice to Vietnam. But that is a misconception. The reality is as follows. About 9,000 years ago, the Lac Viet people brought domesticated rice to create the Gia Ho agricultural economy in the Yellow River basin. In the second half of the third millennium BC, fleeing from the enemy, people from the Yellow River basin migrated to the South. At this time, in Lingnan, the traditional residential area was the foothills, convenient for farming and hunting, and had owners. The migrants returned to find wild land along rivers and streams to grow rice. Due to their farming experience and diligence, their lives quickly became better, prompting the indigenous people to abandon their old villages and find a place to live along rivers and streams. Therefore, rice-growing settlements appeared. The Man Bac site in Ninh Binh province, 4,000 years ago, with a cemetery containing 30 Mongoloid and Australoid remains buried together, proves this. When discovering rice-growing sites in Vietnam and mainland Southeast Asia, appearing quite late with the presence of Southern Mongoloid people from the North, many authors assumed that Chinese farmers brought rice plants to Vietnam and at the same time created the Vietnamese population. That was a wrong assumption because we only saw the top but not the root.
ii. In the Yangtze River Basin.
Thanks to abundant food resources and increasing population, when the climate was favorable, the ancient Vietnamese migrated to mainland China 40,000 years ago. Initially settling in Guangdong, Guangxi, they later spread throughout the Yangtze River Basin. Here the climate was colder, vegetables and fruits grew slowly, and winters were long, so food storage was an urgent requirement. To meet this need, millet and rice were grown in large quantities, becoming the main food. The following situation may have occurred: millet and undomesticated rice were brought from the south and intercropped. In some places such as Tien Nhan Dong or Hang Doc Dung (Yuchanyan), due to the swampy environment, people cleared the land to make large fields, built banks to retain water, and fertilized well. Thanks to that, the rice grains were wider and fuller. On the other hand, the large fields separated cultivated rice from wild rice populations, limiting cross-breeding, allowing the genetic makeup of cultivated rice to be domesticated. The quality of rice grains here is superior with the characteristics of not crumbling when ripe, and falling less; the thorns and parts used for natural dispersal are reduced. The precious rice variety was brought to the Lower Yangtze. Meanwhile, although still grown with rice, millet always plays the role of a supplementary food. On the other hand, because the growing environment has not been improved, millet is still in a semi-domesticated state.
There is a notable historical phenomenon, during this period, the people of Guangdong, Guangxi... changed the ethnic name from the Viet Bo Qua (戉) meaning axe, hammer to the Viet Bo Mi (粤) meaning rice gao with the meaning of the owner of rice plants. This is also a mark showing that the Vietnamese people in the Mesopotamia region have mastered rice production.
When the Chengtoushan site was discovered to have been domesticated about 6,000 years ago, archaeologists assumed that it was brought down from northern China. The truth is different: millet had been grown in this area for a long time, but due to semi-natural farming methods, it was not domesticated. About 6,000 years ago, when farming techniques changed, millet was better cared for and isolated from the influence of wild plants, so it was domesticated. However, due to the belief that the Yellow River Valley was the center of Eastern agriculture, international researchers believe that agriculture was brought down from the North.
iii. In the Yellow River basin.
Although they were present in Northern China 40,000 years ago, due to the Ice Age, the climate was very cold, so the number of people was sparse, making it difficult to live a hunting and gathering life in the ice. In 30,000 years (from 40,000 to 10,000 BC), they only left behind relics in Zhoukoudian, Hebei Province, 27,000 years ago, and Shizitan, Shanxi Province, 28,000 to 24,000 years ago, with microblades, and possibly using wild millet as food. Before the Ice Age ended, there were almost no cultural relics on this vast land. But then advanced cultures appeared: Jiahu 9,000 years ago with sharp stone tools, sophisticated pottery, domesticated rice, flutes made from bird bones, and silk clothes. Especially the hieroglyphs carved on turtle plastrons and animal bones. Besides that, there is the Houli of Shandong province, Pei Ligang, and the Xinlonggou millet culture 8000 years ago and the Yangshao 7000 years ago... A question that needs to be answered: where did these cultures come from? Genetic surveys of the owners of the tombs here, archaeology shows that they are people with the O3 M122 genetic code belonging to the Indonesian (Lac Viet) race. Not only the people but also the stone tools, pottery, and pure rice plants all have southern characteristics, meaning they were brought from the South Yangtze. The Yellow River basin has a cold climate, long winters, and poor growth of vegetables and fruits, so storing food for the winter is a vital need. Therefore, the role of millet and rice became even more important. After the ice melted, people from the South Yangtze enthusiastically went up to reclaim new land. Millet and rice were brought along and intercropped to ensure food security. Lowland areas grow rice, highland areas grow millet. In Xinglonggou and Yangshao, where rice cannot grow, millet becomes the main food crop. Because of the exploitation of large specialized fields, good fertilization, and separation from the wild millet population, the crop is not contaminated with wild genes. Thanks to that, millet was domesticated. When the earliest domesticated millet was discovered here, many authors believed that millet was first grown and domesticated in Northern China and then spread to other places. We discovered a different reality. That is, millet was grown about 15,000 years ago in mainland Southeast Asia, but due to semi-natural farming methods, it was not domesticated. When it went to Northern China, it was grown properly and well cared for, and domesticated faster. Therefore, Northern China is considered to be the place where millet was domesticated earliest. However, the place where it was domesticated earliest is not always the place where it was first grown.
The current mainstream agricultural literature suggests that millet was first domesticated in the Cishan Culture of northern China: “The stratigraphic structure of the site appears to be consistent with an extended date (Lu et al., personal communication). Three of the older dates extend the occupation period to 10,400–10,100 cal. BP. These dates also suggest for the first time that the community spanned a period of ≈3,000 years (c. 10,400 to 7500 cal. BP).” However, this is a weak suggestion, since in “The Origins of Agriculture in Northern China Pushed Back to the Pleistocene–Holocene Boundary” (6), Gary W. Crawford can only say with reservations: “Although Cishan now has the oldest clear evidence of significant levels of food production in China,” “New research (7) shows that we still do not have a clear date.” There is good data regarding the onset of millet domestication and agriculture in North China, as food production was established by 10,400–10,100 cal. BP at Cishan.” And: “It is still unclear how, when, and in what context these millets initially evolved ( 2 ). One hypothesis suggests that common millet was rapidly domesticated in the central Wei River basin shortly after about 8000 cal. BP ( 3 ). Another hypothesis suggests that common millet was domesticated in the Liao River basin of northeastern China at the same time ( 4 ). In fact, the archaeological data are simply insufficient to resolve the issues surrounding millet domestication and the development of the first farming communities in North China.”
Surveying documents on millet cultivation not only in Tu Son but also in the whole of North China, we feel that these studies have methodological problems. The reason for saying so is that the studies were conducted based only on natural conditions and archaeological results, and there are no documents mentioning the people, the owners of the land, who grew millet. We do not know who they were? Where did they come from? Where did they appear, at what time, and under what conditions? Once we do not understand the people who grew millet, everything said about their work is not reliable enough.
Here we apply a different methodology. Before talking about farming, we need to know who the people of Tu Son and Northern China were. Then from there, we learn about their farming activities. We know that 40,000 years ago, people from Hoa Binh Vietnam went up to occupy mainland China, becoming the ancestors of the Chinese, Koreans, and Japanese. (8) Following their activities, we know that they were sparsely present in Northeast Asia, Korea, and Japan, and were the owners of microblades paleolithic cultures such as Thach Tu Dam 28,000 years ago, and Thuong Chau Khau Diem Cave 27,000 years ago. Therefore, they could not be the owners of Tu Son Culture... With the possession of high-fired pottery, with domesticated chickens, dogs, and pigs, we understand that the millet-growing people were the people from the Yangtze River basin who went up to Northern China during the last ice age, about 10,000 to 11,000 years ago. We also have enough basis to believe that, along with pottery, chickens, dogs, pigs... they also brought two crops, rice and millet, to the Yellow River basin. At Xianren Dong in Jiangxi province, 12,400 years ago, they domesticated rice. The rice grown in Jiahu is the earliest domesticated rice in the Yellow River basin. (9)
According to our research, millet and rice were grown by ancient Vietnamese people in Hoa Binh, Vietnam, at the latest 15,000 years ago. At first, both rice and millet were grown dry, by making holes to sow seeds. Then rice was brought to flooded fields, so it had high productivity and was domesticated earlier. In Hoa Binh's conditions, the mountains and forests were fragmented, so the land for growing millet was not much and there was not a large area, and the method of making holes to sow seeds caused the crops to be surrounded by wild plants, making millet not domesticated. Due to low productivity, millet was grown as a secondary food crop. From the Hoa Binh area, millet and rice were brought to the Yangtze basin to be grown as two parallel food crops. In natural conditions with flooded fields in the Jiangxi region, rice was better cared for and 12,400 years ago it was domesticated in Tien Nhan Dong. (10) From then on, pure rice was grown widely in the Yangtze basin. About 10,000-11,000 years ago, people from the South Yangtze River moved up to the arid Loess Plateau and the Liaohe Basin in China. Due to the dry land and large area, millet became the main crop. Millet fields were isolated from wild millet and, as a main crop, were well cared for. As a result, millet was domesticated earliest in Northeast China, typically in the Cishan Culture. A survey of all millet sites in Northern China shows that, apart from appearing earliest in the Cishan Culture, millet cultivation dates in other areas, up to the Great Wall area, were approximately the same. This proves that millet was cultivated due to the mass migration of people from the South after the last Ice Age.
Thus, from the time of millet cultivation in the millet-growing cultures of Northern China related to the migration of people from the South after the last Ice Age, it can be concluded that undomesticated millet in the Yangtze Basin was brought to North China. In the large and fertile dry Loess Plateau, millet became the main crop. Thanks to good care and isolation from wild millet populations, millet was domesticated. The presence of many domesticated millet sites close together is an indication of this phenomenon. From here, it can be confidently concluded that millet was first cultivated in the Hoabinhian Culture of Vietnam and then brought to the Yangtze Basin by the ancient Vietnamese. When the last Ice Age ended, the climate became warmer, people from the South Yangtze moved to North China and brought two crops, millet and rice. Here, under suitable environmental conditions, millet was domesticated at a relatively close time due to the large number of farmers who had experience growing millet, thus almost simultaneously creating millet agriculture in Northern China.
III. Conclusion.
The Southeast Asian continent is the first agricultural center in the world. Thanks to favorable land and climate, people have grown vegetables and fruits early on as a way to save food in difficult times. Plants are grown simply in a semi-natural way, with the least amount of care. But as people increasingly see the role of plants, they take more care of them, and the quality of vegetables, roots, and fruits is getting better and better. Perhaps the people do not know the concept of "domestication" but only persevere in caring for and selecting the best plants and seeds for the next season. Over time, a rich crop system was created, with increasingly better quality, providing food, medicinal plants, and fiber plants for clothing. Abundant food helps the population increase rapidly, promoting two migrations that created the Asian population. About 38,000 years ago, the population of Southeast Asia and South Asia accounted for 60% of the world's population. (11) Following the people, crops and livestock were brought to the Yangtze basin and then from the Yangtze basin to the Yellow River basin. In mainland Southeast Asia, due to favorable environmental conditions, vegetables and fruits grow quickly, food is always available, and the pressure to store food is not great. But in the Yangtze basin and especially the Yellow River basin, the climate is cold, winter is long, plants are buried in snow, so storing food through winter is a survival requirement. Millet and rice became essential food sources. About 15,000 years ago, in Southeast Asia, millet and rice were grown as high-class food for the elderly, children and for worship. Being grown in a semi-natural way, millet and rice often lacked water and fertilizer. On the other hand, small fields were surrounded by wild plants, so cross-breeding occurred, causing millet and rice to not be domesticated for a very long time. Undomesticated seeds were brought to the South Yangtze. In Tien Nhan Dong and Hang Doc Dung, due to the exploitation of large, well-fertilized fields and the separation from the surrounding wild rice, rice was domesticated. The domesticated seeds spread to the Middle and Lower Yangtze. Meanwhile, millet, due to the old method of cultivation, still retained some of its wild nature.
10,000 years ago, when the Ice Age ended, millet and rice were brought to the Yellow River basin. Domesticated rice seeds created the Jiahu Culture 9,000 years ago. In Yangshao and Xinlonggou, the dry plateaus where rice could not survive, millet became the main food crop. Large fields of millet were formed. Due to good care and isolation from wild millet, millet was quickly domesticated. During the process of exploring East Asia, people here created a rich system of crops and livestock for food, medicine, textile materials, and even ornamental plants for decoration. This is how East Asian agriculture was formed.
In this article, we strongly reject the traditional view of Western and Chinese scholars that the Yellow River Valley is the origin of Eastern agriculture and affirm that mainland Southeast Asia is the origin of Eastern agriculture. The world's first agriculture, starting 15,000 years ago, created a rich system of livestock and crops to feed the Eastern population and then spread to the West.
Saigon, June 2022
Inferences :
1. Carl O. Sauer. Agricultural Origins and Dispersals - The Domestication of Animals and Foodstuffs. https://www.amazon.com/Agricultural-Origins-Dispersals-Domestication-Foodstuffs/dp/0262190664.
2. W.G. Solheim II. Southeast Asia and the West: Prehistoric and early historic relations between these areas are evident but not yet specific https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17792819/
3. W. G. Solheim II. Ph. D: New light on Forgotten Past. National Geographic Vol 1339 n 3. 3. 1971.
4. Xianrendong. http://archaeology.about.com/od/xterms/qt/Xianrendong.htm
5. Stephen Oppenheimer. Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia.
https://www.pdfdrive.com/eden-in-the-east-the-drowned-continent-of-southeast-asia-e158218075.html
6. Gary W. Crawford1. Agricultural origins in North China pushed back to the Pleistocene–Holocene boundary https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2678596
7. Hunt H, et al. Millets across Eurasia: Chronology and context of early records of the genera Panicum and Setaria from Old World archaeological sites. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2720803/ 8 .Bettinger RL, et al. The transition to agriculture in northwestern China. https://www.researchgate.net/publication/223311375_The_transition_to_agriculture_in_Northwestern_China 9. Zhao Z. Discussion of the Xinglonggou site flotation results and the origin of dry farming in northern China. 10. Lu H, et al. Earliest domestication of common millet (Panicum miliaceum) in East Asia extended to 10,000 years ago. Proc Natl Acad Sci USA. 2009; 106 :7367–7372 https://www.ncbi.nlm.nih.gov › articles 11. Xianren Cave https://en.wikipedia.org/wiki/Xianren_Cave
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
‘Văn hóa Hòa Bình’: Nền văn hóa tiền sử độc đáo
Sau 85 năm được thế giới công nhận (1932-2017), “Văn hóa Hòa Bình” vẫn luôn là một nền văn hóa tiền sử độc đáo đầy sức cuốn hút với nhiều thế hệ các nhà khảo cổ học, khoa học xã hội nhân văn trong nước và quốc tế.
18/10/2017
Công cụ sản xuất của cư dân Văn hóa Hòa Bình thời kỳ Đá mới được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Báo Hòa Bình
Ngày 17/10, tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học "85 năm thế giới công nhận nền Văn hóa Hòa Bình” (1932-2017).
Theo các kết quả nghiên cứu, niên đại của Văn hóa Hòa Bình khoảng 18.000 năm kéo dài đến 7.500 năm cách ngày nay, thuộc thời Đồ đá cũ. Các di chỉ tìm thấy và khai quật ở tỉnh ở tỉnh Hòa Bình có khung niên đại cách ngày nay từ 11.000-12.000 năm.
Văn hóa Hòa Bình được xác định là gạch nối giữa thời đại Đá cũ (Văn hóa Sơn Vi - Phú Thọ) và thời đại Đá mới (Văn hóa Bắc Sơn - Lạng Sơn). Ý nghĩa và tầm quan trọng của nền văn hóa Hòa Bình không chỉ minh chứng khẳng định Việt Nam là một trong những chiếc nôi của của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hóa từ người vượn tiền sử tiến lên người hiện đại, về phương thức kiếm sống về canh tác, về tổ chức xã hội.
Tại Việt Nam, hiện có trên 130 địa điểm thuộc nền Văn hóa Hòa Bình, trong đó trên một nửa do các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện trong khoảng thời gian từ 1966-1980. Riêng tỉnh Hòa Bình có 72 di chỉ đã được phát hiện và nghiên cứu.
Các di chỉ chủ yếu tập trung vùng núi đá vôi tại các thung lũng hoặc các hang động, núi đá.
Phát hiện nền “Văn hóa Hòa Bình”
Vào khoảng những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa đã tạo điều kiện cho các nhà địa chất, khảo cổ Pháp phát hiện hàng loạt di tích tiền sử, trong đó tiêu biểu nhất là Văn hóa Hòa Bình gắn với tên tuổi nữ Tiến sĩ Khảo cổ học người Pháp Madelain Colani (1866-1943).
Từ năm 1927, bà Colani đã tiến hành điều tra thăm dò khảo cổ học ở vùng hang động đá vôi kéo dài từ Hòa Bình qua Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Ngay từ đầu, phát hiện tàn tích tiền sử dày đặc trong tỉnh Hòa Bình đã giúp bà Colani nhận ra sự tồn tại một nền văn hóa săn bắt, hái lượm với tầng văn hóa ken dày vỏ ốc suối, ốc núi, xương răng động vật, tầng bếp cháy và công cụ ghè đẽo từ cuội suối basalt rất phổ biến trong vùng.
Từ đó, bà Colani mở rộng nghiên cứu sang vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Lào và hình thành ý tưởng khoa học về một nền văn hóa khảo cổ tiền sử quan trọng có tính bao trùm cả khu vực mà cái lõi chính là các thung lũng xung quanh sơn khối Kim Bôi, nơi có đỉnh Cốt Ca, được coi như nguồn nguyên liệu basalt sừng hóa vô tận của người tiền sử Hòa Bình.
Năm 1932, bà Colani chính thức công bố sự tồn tại một nền văn hóa tiền sử quan trọng của loài người có tính phổ cập ở một vùng rộng lớn khắp vùng Bắc Đông Dương và ngoại vi - đó là “Văn hóa Hòa Bình”. Đề xuất của bà đã được toàn thể hội nghị các nhà tiền sử Viễn Đông tán thưởng. Từ đó, thuật ngữ “Hoabinhien” (Hoabinhian) xuất hiện trên báo chí, công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, từ điển... song hành với các nền văn hóa tiền sử nổi tiếng khác trên thế giới.
Công cụ của người tiền sử thuộc nền Văn hóa Hòa Bình. Ảnh: Báo Hòa Bình
Một số kết quả nghiên cứu nổi bật
Theo kết quả nghiên cứu, cư dân Văn hóa Hòa Bình có vóc dáng xương to, thô mang đặc trưng Austroloid (gần với thổ dân châu Úc) có trộn lẫn một số yếu tố Mongoloid (có đặc tính của người Mông Cổ), chôn cất theo kiểu nằm co nghiêng như đang ngủ, được kè chặn đá và rắc thổ hoàng…
Cư dân sống chủ yếu dựa vào các mái đá hay cửa hang động và để lại những bếp lửa liên tục hàng ngàn năm và những vệt mòn đi lại ở cửa hang. Thời kỳ thịnh đạt của nền văn hóa này trùng với thời kỳ băng hà cuối cùng trên thế giới đã tạo ra dạng khí hậu ở Đông Nam Á với nhiệt độ trung bình thấp hơn ngày nay chừng 5 – 7 độ C, mưa nhiều, thảm thực vật sồi, dẻ chiếm ưu thế khiến dân cư Hòa Bình có điều kiện tăng trưởng, mở rộng sang các vùng rừng núi phụ cận.
Kể từ năm 1932, đã 85 năm trôi qua, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tiếp tục đi sâu khám phá nền văn hóa nổi tiếng này.
Năm 1992, tại Hà Nội , Văn hóa Hòa Bình đã được kỷ niệm trọng thể nhân dịp 60 năm xác nhận toàn cầu. Từ đó, Văn hóa Hòa Bình đã tiếp tục nghiên cứu với chương trình mang tên Further Studies on Hoabinhian (nghiên cứu sâu hơn về Văn hóa Hòa Bình) của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á Việt Nam, chương trình nghiên cứu về hai lớp nhân chủng học trong Văn hóa Hòa Bình của các chuyên gia nhân học Nhật Bản, Australia, chương trình điều tra khai quật toàn diện vùng núi đá vôi Mea Hong Son của Đại học Bangkok (Thái Lan), chương trình nghiên cứu người Hòa Bình ở Pesak (Malaysia) và một số cuộc khai quật ở Lào.
Kết quả phân tích xương cốt người khai quật được cho phép xác nhận hai lớp dân cư đan xen trong quá trình phát triển của Văn hóa Hòa Bình với lớp nền Australoid và lớp phủ Mongoloid...
Trong số các di tích tại tỉnh Hòa Bình, hang xóm Trại (thuộc huyện Lạc Sơn) được đánh giá là di tích quan trọng bậc nhất, tiêu biểu cho Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Được phát hiện vào năm 1980, qua 8 lần điều tra, thám sát và khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện khối tư liệu với hàng nghìn hiện vật, bao gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm, di vật đá…
Trong di tích hang đá xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm, các nhà khảo cổ còn thu được khá nhiều tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật. Đặc biệt là đã tìm thấy tại đây một ngôi mộ nằm ở địa tầng có niên đại trên 17.000 năm.
Hang xóm Trại (huyện Lạc Sơn) được đánh giá là di tích quan trọng bậc nhất, tiêu biểu cho Văn hóa Hòa Bình. Ảnh: Báo Hòa Bình
Như vậy có thể khẳng định việc nghiên cứu Văn hóa Hòa Bình đã cung cấp cho các nhà khoa học trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hóa từ người vượn tiền sử tiến lên người hiện đại, về phương thức kiếm sống và canh tác, về tổ chức xã hội của người tiền sử.
(nguồn: Báo Hòa Bình)