Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh

02 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 27527)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA” THỨ BẨY 04 OCT 2014

 

 image048

Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh

Trích từ internet

 On Thursday, October 2, 2014 10:08 AM, HuyBich Tran <huybichtran@gmail.com> wrote:

Tối hôm qua, tôi nhận được một email từ anh Phạm Vũ, một đồng môn CVA lớp sau, góp ý về bài viết của anh Ts. PCD đăng trên Việt Thức và trên website BBC Việt ngữ:


http://www.vietthuc.org/dinh-chinh-mot-sai-lam-khong-the-hieu-nam-hai-la-bien-trung-hoa-hay-bien-nam-trung-hoa-duoc/

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140927_nam_hai_bien_dong

Theo tôi thấy, anh Phạm Vũ đúng. Trong câu nói của viên sứ Tàu, "... bất tri kỷ nhân canh," nhiều phần chính là chữ "kỷ"

với nghĩa là "vài," "mấy," "bao nhiêu" ..., như trong câu thơ cổ:

人世回傷往事

(Nhân thế kỷ hồi thương vãng sự)

 

hay câu thơ của Đặng Dung:

 

度龍泉帶月磨

(Kỷ độ Long tuyền đới nguyệt ma)

 

Có lẽ anh Ts. PCD đã lầm với chữ "kỷ"

nghĩa là "mình," "chính mình."

Hi vọng anh sẽ sửa kịp trước khi có người lên tiếng chỉ trích.

Thân,

thb

---------- Forwarded message ----------

From: Pham Vu <vupham1940@gmail.com>
Date: 2014-10-01 23:13 GMT-07:00
Subject: Bài của anh Gs. PCD
To: Khao luu <luutrungkhao1@gmail.com>, ‘GS DuongMinh Kinh’ <duongkinh@hotmail.com>, Tai Do <doanhtaichi@gmail.com>, ‘GS NguyenSam’ <sam2nguyen@yahoo.com>
Cc: Hong Pham <phamquanhong@hotmail.com>, HuyBich Tran <huybichtran@gmail.com>

Thưa các Thầy,

Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm.

Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.

Em không biết địa chỉ email của anh PCD nên xin nhờ các Thầy tùy nghi chuyển hộ.

Kính,

Trong bài "Đính chính một sai lầm : không thể hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được," TS Phạm Cao Dương nhắc chúng ta một sự kiện đáng chú ý: tiền nhân ta tự xưng là "Nam quốc," "Nam bang," ... và chỉ gọi Tàu là "Bắc quốc" (chứ không dùng những từ "Trung quốc," "Trung quốc vĩ đại" bao giờ). "Nam quốc" và "Bắc quốc" đối xứng nhau một cách ngang hàng, cũng như "thuốc Nam, thuốc Bắc," "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc." Sự kiện ấy cho thấy dân tộc ta có tinh thần tự hào, tự chủ rất cao.

Nhưng trong bài viết, TS PCD cũng mắc phải một số điều sai lầm. Với tư cách một người thuộc thế hệ đàn em ở CVA, tôi thành kính xin TS xem xét và sửa lại những chi tiết sau đây:

1) Câu nói của sứ Tàu,An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” được TS PCD giảng là "Một tấc đất An Nam cũng không có lấy một người cầy tri kỷ."

Có lẽ TS PCD đã hiểu sai ý nghĩa của chữ “kỷ”.

Theo mạch văn, câu này nên đọc là:

Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh (TS PCD chép sai là “An Nam nhất thốn thổ”)

để đối với:

Bắc quốc đại trượng phu giai do thử đồ xuất

“Kỷ” ở đây không có nghĩa là “ta,” mình” (để có thể ghép thành “người cầy tri kỷ”), mà chính là “mấy,” ”bao nhiêu” … như trong câu thơ của Đặng Dung:

Kỷ độ Long tuyền đới nguyệt ma

(Bao nhiêu độ kiếm Long tuyền được mài dưới trăng)

hay trong câu thơ cổ:

Nhân thế kỷ hồi thương vãng sự

(Người đời bao nhiêu lần cảm thương những chuyện đã qua).

Câu nói của sứ Tàu có ý nghĩa rất tục tĩu:

“Một tấc đất này của nước Nam (ám chỉ một bộ phận trong cơ thể của cô hàng nước) không biết bao nhiêu người cày?”

Chính vì thế, theo giai thoại, bà Đoàn Thị Điểm mới trả lời:

Bắc quốc đại trượng phu giai do “thử đồ” xuất

(Các đại trượng phu của Bắc quốc đều do “con đường ấy” mà ra)

Nếu giảng như TS PCD: “một tấc đất An Nam cũng không có lấy một người cầy tri kỷ” thì sai ý nghĩa nhiều quá! Thế nào là “người cày tri kỷ??

2) Theo các giai thoại, nguyên câu nói của sứ Tàu là “Lôi động Nam bang” (sấm động nước Nam). Khi đổi câu ấy thành “Sấm động Nam bang,” có lẽ TS PCD đã không để ý đến chi tiết trong một câu toàn từ Hán Việt, không thể có từ “sấm” (sứ Tàu chắc cũng không biết đến từ ấy).

3) Theo TS PCD, người Pháp gọi Biển Đông của chúng ta là “Mer de Chine” (Biển của Trung Hoa). Tôi giật mình, vì từ xưa chưa thấy cuốn sách, tự điển, hay bản đồ nào của Pháp gọi như thế bao giờ. Xem các bản đồ bằng tiếng Pháp, tôi nhớ họ chỉ gọi Biển Đông là “Mer de Chine méridionale” (Biển ở Nam Trung Hoa). Sau khi đọc bài của TS PCD, tôi vội mở một tài liệu căn bản nhất về tiếng Pháp (tự điển Larousse) ra coi lại, thì thấy họ ghi đúng như tôi nhớ: “Mer de Chine méridionale” (Biển ở Nam Trung Hoa). Chắc TS PCD quá bận nên đã không coi lại tài liệu. Giữa “Mer de Chine” và “Mer de Chine méridionale,” ý nghĩa khác nhau rất xa. Cũng xin ghi thêm: Người Pháp gọi vùng biển ở phía đông Trung Hoa, giữa Trung Hoa với quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu) của Nhật là “Mer de Chine orientale” (Biển ở Đông Trung Hoa). Họ rất chính xác chứ không thiên vị.

4) Nhưng quan trọng nhất là khi TS PCD viết rằng từ “Nam Hải” có nghĩa là “Biển Nam,” hay “Biển của Nước Nam (“Tóm lại Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi”). Tôi thành thật lo ngại: nói như thế là “cưỡng từ” để “đoạt ý.” Dân tộc ta vẫn gọi biển ấy là “biển Đông” vì một lẽ rất giản dị: biển ở phía Đông nước ta:

Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

Từ “Nam hải” là của người Tàu. Họ ý thức được có một vùng biển ở phía Nam lãnh thổ của họ từ rất sớm (đời nhà Chu), và gọi bằng nhiều tên khác nhau, trong đó có “Nam phương hải” và “Nam hải.” Người Tàu thời xưa tin có bốn biển lớn ở bốn phương, và trong thần thoại, nhắc tới các Đông hải, Tây hải, Nam hải, và Bắc hải Long vương (xin xem lại truyện Tây du). Họ cũng cho rằng Quan Thế Âm bồ tát cư ngụ trong vùng Nam hải (Nam hải Quan Âm). Chúng ta có thể dùng từ “Biển Đông” của dân tộc Việt Nam, hay các từ “South China Sea” của Anh ngữ, từ “Mer de Chine méridionale” trong Pháp ngữ, từ “Nam hải” của người Tàu, hoặc từ “Biển Đông Nam Á” như nhiều nhân vật trong học giới đề nghị gần đây. Nhưng khi dùng từ “Nam hải,” ta nên thành thật ghi nhận đó là lối gọi của người Tàu (và họ có lý do để gọi như thế) chứ không phải của chúng ta.

Phạm Vũ