Cái bắt tay ngoạn mục sau cú lừa HD-981 vào cầu

07 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 22535)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ NĂM 09 OCT 2014
image044 

Văn Hóa: “Cú bắt tay ngoạn mục”

Điểm qua một số hình ảnh thời sự tiếu biểu cho các diễn biến chính trị VN tuần tự theo thời gian gần đây

image045

Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc.

Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.

Vào ngày 2/5/2014, Cục Hải Sự Trung Quốc đã thông báo giàn khoan HD 981 sẽ tác nghiệp trên biển Đông (cách đảo Tri Tôn 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 135 hải lý) kéo dài từ ngày 3/5 đến 15/8/2014. ..

Đảo Tri Tôn cách Quảng Ngãi khoảng 200km. Giả sử có một con tàu cá xuất phát từ Lý Sơn đi ra đảo Tri Tôn với tốc độ 15 gút một giờ thì chỉ mất khoảng 9, 10 tiếng (đi vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 7).

Đảo Lý Sơn là nơi quy tụ làng đánh cá đông đảo sống bằng nghề ra khơi chài lưới hoạt động ở ngư trường Hoàng Sa. Lý Sơn cũng được coi là điểm xuất phát đến các đảo ở biển Hoàng Sa gần nhất, khá an toàn, do độ sâu ở Hoàng Sa không sâu lắm, khoảng 60 – 100 mét nhất là vào tháng 3 cho đến tháng 7 biển êm sóng lặng. Tục ngữ có câu: “tháng Ba bà già đi biển”. Ngư phủ Lý Sơn rất rành rẽ đường đi nước bước đến Hoàng Sa. Tàu cá Trung Quốc thường đâm va tàu cá Quảng Ngãi Lý Sơn gây thiệt hại to lớn cho bà con làng chài.

Để bảo vệ giàn khoan HD-981, Trung Quốc đã huy động gần trăm tàu, máy bay... đến ngăn cản, đâm va tàu chấp pháp, tàu Cảnh sát biển và tàu cá của Việt Nam. Sự kiện Trung Quốc điều HD-981 đến cắm sâu trong thềm lục địa VN đã tạo nên các phản ứng chống Trung Quốc mãnh liệt của cộng đồng VN từ trong nước ra đến hải ngoại. Hàng vạn người dân trong nước đã rầm rộ xuống đường biểu tình trong đó lẫn cả các thành phần mà VN gọi là nhóm “cực đoan phá rối” đốt phá các cơ sở đầu tư nước ngoài. “Lợi” và “hại” của sự phá rối vào thời điểm này sẽ có bài phân tích riêng.

Cho đến nay, vẫn chưa có bài viết nào vạch rõ vì sao Trung Quốc sử dụng giàn khoan HD-981 “âm thầm” không kèn không trống kéo đến “cắm dùi êm ả” trước thềm cửa nhà duyên hải VN, (đến nỗi cơ quan tình báo của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển VN không hay biết gì cả hoặc có hay biết mà lờ đi); cho đến khi “chiến dịch” HD-981 cắm vững vàng kế bên đảo Tri Tôn cách Lý Sơn có 191km rộn lên ầm ĩ do nghe được thông báo từ cơ quan Hải sự TQ, sau nghe mạch lạc từ cuộc họp báo của Bộ ngoại giao, khi ấy chính phủ VN mới có thái độ.

Tuy nhiên, sự hiện diện của HD-981 khiến cho lực lượng hải quân duyên hải VN có cơ hội thi triển khả năng “đối đầu”, bảo vệ an ninh thềm lục địa hiệu quả tới mức cần phải đánh giá lại đối với mọi sự xâm nhập vũ trang từ Biển Đông.

Những trận đấu súng “vòi rồng” diễn ra giữa tàu Trung Quốc và tàu VN (tuy nhỏ hơn, chạy chậm hơn, súng nước bắn ngắn hơn), có làm cho tàu VN và một vài thủy thủ thương tích, nhưng các biện pháp huy động nội lực quốc nội, vận động ngoại giao thế giới của VN đã làm cho TQ phải chột dạ.

Từ sự kiện HD-981 xâm nhập, hàng loạt diễn biến nội trị, ngoại giao, các chính khách chính trị, chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ ồ ạt đáp xuống sân bay Nội Bài. Tác động trước mắt của HD-981 tạo sự bối rối của Bộ chính trị đảng CSVN đối với viễn ảnh Việt Nam “đi dây” cách nào, “ba không” hay “không nào cả” giữa áp lực của hai đại cường Hoa – Mỹ.

Bổn báo Văn Hóa chứng kiến tại Hà Nội đúng vào lúc HD-981 kéo đến, (Khánh Ly hát vào dịp này); người dân Hà Nội bàn tán xôn xao về các khuynh hướng đối phó của các nhân vật chóp bu trong đảng. Khuynh hướng “thoát Trung” nổi lên ầm ĩ từ các nhóm Xã hội Dân sự có vẻ như lấn áp khunh hướng “nhập Tống” của nhóm “bảo thủ”.

image046

Băng rôn quảng cáo đêm ca nhạc Khánh Ly ở quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Ảnh Văn Hóa

 

image010
Ba
 tàu hải cảnh TQ vây chặn tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: TTXVN

 Tính đến chiều 15/5/2014; 99 tàu bao quanh giàn khoan Hải Dương - 981. Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN & PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.

Theo ông, tuy bán kính các tàu đã co cụm lại 6,5 hải lý và phải chia ra thành các tuyến để bảo vệ giàn khoan, song các tàu của TQ vẫn phun vòi rồng vào các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư VN để uy hiếp mỗi khi tàu VN tiếp cận giàn khoan.

Chiều tối ngày 15/7, bất ngờ Tân Hoa xã dẫn nguồn công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL) của Trung Quốc cho biết, giàn khoan Hải Dương-981 đã “hoàn thành tác nghiệp” ở khu vực gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và dự kiến đưa giàn khoan về giếng dầu Lăng Thủy ở đảo Hải Nam.

Đêm 15/5/2014, Bắc Kinh rồi đến lại đi “âm thầm” rút giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam sớm hơn dự tính 1 tháng ,cho thấy đây không phải là động thái bình thường.

Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.

Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. “Chiến dịch” HD-981 kết thúc.

image047
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì (đảng CSTQ) đến Hà Nội “dọ dẫm” TBT Nguyễn Phú Trọng (đảng CSVN) hôm 18/6/2014. Ảnh: Reuters.

image048
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến “dọ dẫm” TT Nguyễn Tấn Dũng hôm 18/6/2014. Ảnh: Reuters.
image049 

“Đặc sứ” Phạm Quang Nghị đi Mỹ “tham khảo” TNS McCain và các TNS Mỹ ở Quốc Hội Hoa Kỳ 21/7/2014.
image050 

TNS McCain (Cộng Hòa) và TNS Whitehouse (Dân Chủ) đến Hà Nội, họp báo tại American Center 8/8/2014. Ảnh: Reuters.

Bản văn dưới đây trích từ lời tuyên bố của TNS McCain trong cuộc họp báo tại Hà Nội:

Trong cuộc họp báo tại Hà Nội cùng ngày (8/8/2014), Thượng Nghị sỹ John McCain đã trả lời báo giới nguyên văn như sau: “… Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng :

(1) đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng:

(2) để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. Chúng tôi đã sẵn sàng:

(3) trong bối cảnh của TPP, làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Chúng tôi sẵn sàng

(4) tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép - không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng

(5) để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình ...”

“ … Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ

(nên - 1) bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó

nên (2) được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại. Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất khác của chúng ta, tùy thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền ...”

“ … Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, "Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại. ‘Chế độ ở Việt Nam, ông nói, "phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng (CSVN) phải

(nên - 3) giương cao ngọn cờ dân chủ …’”

Thay lời kết, Thượng Nghị sỹ John McCain “ … hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ quát -- các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin -- được bảo vệ cho tất cả công dân … vì tương lai một Việt Nam .… dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ lập … làm nền tảng cho Hoa Kỳ - Việt Nam xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược (bền vững) dựa trên những giá trị chung … mà hai quốc gia có thể có …”

image019
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, TTM trưởng QĐVN và Đại tướng Martin Dempsey Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ duyệt hàng quân danh dự tại Bộ Quốc Phòng Hà Nội ngày 13/8/2014.
 image051

“Đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng” Đại tướng Lê Hồng Anh “đi sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 họp với Lưu Vân Sơn (P), Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; kế tiếp họp với Tập Cận Bình “ghi nhận và tán thành” 3 điểm nguyên tắc quan hệ Việt-Trung.

 image052

Người Mỹ rất lịch sự. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn lịh sự hơn: “Welcome Sir”.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, “Đặc sứ” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ theo lời mời (mãi mới “được” đi) của Ngoại trưởng John Kerry. Trước đó ông Minh đã “vài lời phi lộ” ở vài nơi khác trước khi gặp Ngoại trưởng Kerry tại Hoa Thịnh Đốn ngày 02/10/2014.

Sau cuộc họp, Ngoại trưởng John Kerry thông báo một quyết định lịch sử là giải tỏa, cung cấp vũ khí sát thương cấp 1 cho VN. Ngoại trưởng Kerry nói rằng Mỹ cung cấp các loại vũ khí cho VN dùng để bảo vệ bờ biển, an ninh hàng hải (ý nói miền duyên hải, thềm lục địa VN và Biển Đông) và tùy theo từng trường hợp. (ý nói trong trường hợp xẩy ra biến động nào đó thì việc cung cấp vũ khí có thể tăng lên. (Báo Văn Hóa gọi vũ khí cấp1, 2, 3…). Ảnh trên cho thấy chưa lúc nào thấy Bộ trưởng Minh cười tươi như lúc này.

image053

Ánh mắt “căm hờn” đi đôi với cú bắt tay hờ hững.

Giới quân sự cho rằng việc Mỹ cung cấp vũ khí sát thương (hiện đại hay bán hiện đại) thường phải đi đôi với việc binh sĩ phải xử dụng thành thạo. Việc huấn luyện vũ khí trước đây thường diễn tập ở các thao trường trên bộ, nay diễn ra ở hải trường giữa Biển Đông. 

Nhiều nhà phân tích cho rằng thỏa ước vũ khí sát thương (W.DC 02/10/14) không “dừng lại” ở lãnh vực vũ khí mà còn là bước tiến dài xu thế chính trị đối ngoại đa phương của VN đối với tây phương, nhất là đối với Mỹ.

Một câu hỏi đưa ra về thỏa ước vũ khí Hoa Thịnh Đốn - Hà Nội (02/10/2014) có “đáp lễ” hay “đối nghịch” với điểm 3 (an ninh biển Việt Nam – Trung Quốc) trong 3 điểm mà ông Lê Hồng Anh “Đặc sứ” của đảng CSVN ký kết với Lưu Vân Sơn đảng CSTQ ở Bắc Kinh (27/8/2014) không?

Chuyến đi Mỹ “thắng lợi” của Phạm Bình Minh sau 20 năm bang giao bước đầu là vũ khí có đủ sức gia tăng niềm tin chiến lược để tiến tới lộ trình liên minh Việt - Mỹ ở tầm “đối tác chiến lược toàn diện” nhằm xóa đi dấu vết đô hộ của Hội nghị Thành Đô 1990? Thời gian sẽ trả lời. (lkt)

image054

Cú bắt tay chặt tình “đồng minh chiến lược” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 02/10/2014 tại W.DC

Sau 20 năm bình thường hóa ngoại giao, chuyến đi Mỹ “thắng lợi” của Phạm Bình Minh bước đầu là vũ khí, có đủ sức gia tăng niềm tin chiến lược để tiến tới lộ trình liên minh Việt - Mỹ ở tầm “đối tác chiến lược toàn diện” nhằm xóa đi dấu vết đô hộ của Hội nghị Thành Đô 1990? Thời gian sẽ trả lời. (lkt)