Nguyễn Quang Duy: "Về Tính Chính Danh Của Đảng CSVN"

11 Tháng Hai 201512:03 SA(Xem: 17172)

DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 11 FEB 2015

Về Tính Chính Danh Của Đảng CS VN"

 

Nguyen Quang Duy

 

 

 

Nhân 85 năm thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, Diễn Đàn BBC đã trao đổi với ông Vũ Minh Giang, một nhà sử học tại Đại học Quốc gia Hà Nội và từng là thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng, về tính chính danh của đảng này.

 

Giành Lại Độc Lập Hay Cướp Chính Quyền 

Ông Vũ Minh Giang lập luận: “Bởi vì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh đất nước mất chủ quyền. Chính Đảng đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập.”

Sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại đã Tuyên Bố Độc Lập cho Việt Nam, bãi bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp:“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia…”

Đến ngày 17-4-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại phê chuẩn và Nội các Trần Trọng Kim ra mắt Quốc dân vào 2 ngày sau đó.

Trong một thời gian dài để biểu lộ sức mạnh chuyên chính vô sản đảng Cộng sản xem ngày 19-8-1954 như ngày Việt Minh cướp chính quyền. Hồi ký tướng cộng sản Hòang Cầm kể rõ chuyện xảy ra ngày 17-8-1954 như sau:

“…Đúng là cuộc mít tinh chiều nay do Tổng hội viên chức thân Nhật tổ chức. Đồng bào sẽ đến và đến đông… vì vậy theo lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa thành phố, chúng ta phải biến bị động thành chủ động, biến cuộc mít tinh do Tổng hội viên chức tổ chức thành cuộc mít tinh của ta. Nhiệm vụ của các tổ chức tự vệ chiến đấu chúng ta là vừa trấn áp địch, vừa bảo vệ an toàn cuộc mít tinh không cho chúng chống phá, vừa bảo vệ người của ta lên diễn thuyết vạch mặt kẻ thù, cổ động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa cướp chính quyền…

“Mỗi người cầm một lá cờ nhỏ giấu kín, theo tôi ra ngay địa điểm mít tinh, đứng lẫn vào với dân và làm theo hiệu lệnh chung trên kỳ đài…

“Hai giờ chiều cuộc mít tinh khai mạc. Chúng tôi đứng tề chỉnh ở hàng trên, nhìn lên kỳ đài rất rõ. Một diễn giả mặc quần áo sang trọng đứng lên giới thiệu chương trình trước máy phóng thanh… Một đội viên tự vệ bên cạnh giương cao lá cờ đỏ sao vàng lên. Thế là hàng vạn người đứng dưới hô vang: Cờ Việt Minh! Cờ Việt Minh! Hoan hô cờ Việt Minh! Hoan hô cờ Việt Minh! Chúng tôi hô theo và nhanh chóng lấy cờ giấu trong túi ngực tung lên, các tổ tự vệ khác cũng làm như vậy, vừa gìơ cao lá cờ rẽ đám đông chạy từ chỗ này đến chỗ khác cổ vũ đồng bào và sẵn sàng trấn áp những kẻ trà trộn gây rối để cuộc mít tinh được tiếp tục theo hướng chỉ đạo của ta.

“Anh Lê Thám hất hàm ra hiệu, tất cả chúng tôi lại hướng về phía kỳ đài để thực hiện hiệu lệnh hướng dẫn phát ra từ trên đó.

“Theo hiệu lệnh đã quy định, ba đội viên tuyên truyền xung phong xông lên, chĩa súng dồn "ban tổ chức" vào một góc, lập tức một đội viên tự vệ của chúng tôi tiến nhanh tới chân kỳ đài vung lưỡi dao bén sắc chém đứt dây lá cờ "quẻ ly" của chính quyền bù nhìn do Nhật dựng lên rơi nhanh, một lá cờ đỏ sao vàng rất to rộng xuất hiện trên bao lơn Nhà Hát Lớn phủ kín khoảng giữa trườc mặt nhà hát…”

Còn ngày 19-8-1945, trong tiêu đề “Đánh chiếm phủ Khâm sai”, Tướng Hòang Cầm cũng đã kể rõ:

Khi đoàn biểu tình đến gần, bọn cầm đầu ‘Uỷ ban chính trị lâm thời’ ra lệnh đóng chặt cửa và cho lính dàn sát hàng rào sắt sẵn sàng nổ súng vào đội quân khởi nghĩa.

“Nhưng lính bảo an ở đây đã nghe theo lời kêu gọi của cán bộ Việt Minh. Tranh thủ thời cơ, một số đội viên tự vệ chiến đấu đã nhanh chóng leo qua hàng rào sắt, nhảy vào trong sân, đồng thời một số hội viên cứu quốc quân vòng lối sau nhảy vào phủ Khâm sai. Phối hợp khí thế bên ngoài, một số nhân mối của ta trong hàng ngũ lính bảo an tiếp tục vận động, lập tức cả anh em lính bảo an, cộng cả số mới được tăng cường hôm trước lên tới hai đại đội nhất loạt xin hàng, mang hết vũ khí khoảng 200 khẩu súng xếp thành một đống giữa sân. Lục lượng cách mạng có thêm sức mạnh, hạ lệnh cho lính gác mở cổng. Đội quân khởi nghĩa tiến vào sân, một đội viên cứu quốc trạc 15 tuổi mặc quần áo xanh công nhân được phân công từ trước trèo lên nóc nhà, hạ cờ quẻ ly xuống, kéo cờ đỏ sao vàng lên,...”

Đã đến lúc đảng Cộng sản phải trả lại sự thực họ đã dùng bạo lực để cướp chính quyền từ tay chính phủ chính danh do Thủ Tướng Trần Trọng Kim được vua Bảo Đại bổ nhiệm.

 

Hợp Hiến và Hợp Pháp

Được BBC hỏi về tính chính danh của đảng Cộng sản vì quyền lực không phải do dân trao, ông Vũ Minh Giang trả lời: “Đầu năm 1946, Đảng Cộng sản đã tổ chức bầu cử Quốc hội và ra Hiến pháp.”

Điều 70 Hiến Pháp 1946 quy định các thủ tục pháp lý cuả sự thay đổi hiến pháp: "Sửa đổi hiến pháp phải theo những cách thức sau đây: a/ Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu. b/ Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những thay đổi. c/ Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra tòan dân phúc quyết."

Trong thời chiến, Hiến Pháp 1946 chưa bao giờ được sử dụng. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội khoá I, ngày 18/12/1959, Hồ Chí Minh đọc báo cáo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngày 31/12/1959, Quốc hội đồng ý thông qua hiến pháp sửa đổi, rồi ngày 1/1/1960, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến Pháp 1959.

Việc làm nói trên hòan tòan đi ngược với Điều 70 Hiến Pháp 1946 bởi thế các Hiến pháp sau đều bất hợp hiến và bất hợp pháp, vì không có tính kế thừa và tính liên tục về mặt pháp lý, tinh thần và nội dung cuả Hiến Pháp nguyên thủy 1946.

Đảng Cộng sản đã tước đoạt quyền sửa đổi hiến pháp cuả người dân Việt Nam, vì thế, các hiến pháp sau này đã không có năng lực pháp lý xác định tính chất hợp pháp và chính thống cuả nhà cầm quyền cộng sản.

Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có tự do ứng cử và bầu cử, “Đảng cử Dân Bầu” là khuôn khổ dân chủ hình thức, người dân không có sự chọn lựa khác hơn nên đi bầu cho xong chuyện tránh bị phiền tóai.

Vì thế nhà cầm quyền Hà Nội chỉ là những người cầm quyền, đại diện cho đảng Cộng sản, nhưng không thể xem là đại diện chính danh cho người Việt Nam.

Về bang giao quốc tế, các quốc gia công nhận nhau dựa trên quyền lực và quyền lợi vì thế họ mới công nhận nhà nước do đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

 

Chống Pháp Chống Mỹ và Thống Nhất Đất Nước

Ông Vũ Minh Giang cho rằng: “Đảng Cộng sản có vai trò rất quan trọng là giành độc lập cho Việt Nam và kháng chiến chống Pháp thành công, và sau năm 1954, Đảng có công lao xóa bỏ cản trở để tiến tới thống nhất đất nước.”

Các quốc gia trong vùng như Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba, Brunei, Phi Luật Tân, Đại Hàn, Miến Điện không phải trải qua những cuộc chiến chống thực dân và đế quốc tổn hao tài nguyên sinh khí quốc gia, nhưng vẫn đựơc trao trả độc lập và được tự quyết định con đường phát triển quốc gia.

Điều không may là sau khi đảng Cộng sản cướp chính quyền năm 1945, Việt Nam lại phải trải qua 9 năm chống Pháp kết thúc bằng hiệp định Geneve chia đôi đất nước.

Nhưng càng không may cho Việt Nam, Bắc Việt đã xé Hiệp định Geneve 1954 và Hiệp định Paris 1973 mang quân đánh chiếm miền Nam.

Ông Võ Văn Kiệt, một lãnh đạo cộng sản từng nhận xét về sự kiện thống nhất đất nước như sau: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.

 

Vị Thế Việt Nam

Ông Vũ Minh Giang cho rằng: “Tuy còn nhiều thứ phải rút kinh nghiệm nhưng rõ ràng vị thế Việt Nam bây giờ đã khác trước rất nhiều.

Đương nhiên sau gần 70 năm đảng Cộng sản cầm quyền, Việt Nam bây giờ về nhiều mặt đã khác trước rất nhiều. Nhưng để đánh giá Việt Nam có tiến bộ hơn hay không là một đề tài rộng hơn.

Riêng về phát triển kinh tế, ở những năm 1940-50 Việt Nam đã vượt xa những quốc gia trong vùng.

Nhưng vì chiến tranh “giải phóng” và vì theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, một con đường mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phải than thở: “Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.

Nên đến đầu năm nay, Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau: “Sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6?"

 

Sửa Chữa hay Thay Đổi

Ông Vũ Minh Giang cho biết “…Đảng đang đứng trước những khó khăn hết sức to lớn và thách thức”, và đang quyết tâm sửa chữa những sai lầm và khuyết điểm.

Cũng chính ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết để theo kịp nước người cần “…đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.

Trên thực tế nếu Việt Nam không thay đổi thì “nỗi trăn trở của Thủ Tướng” không thể đuổi kịp 6 quốc gia ASEAN, sẽ trở thành nỗi trăn trở phải đuổi theo Cam Bốt và Miến Điện hai quốc gia đang từng bước thay đổi.

Nhưng thay đổi cũng phải đổi đúng đường, con đường dân chủ mà các quốc gia khác Việt Nam đang theo. Xin mời bạn đọc xem bài “Nỗi trăn trở của thủ tướng” về đổi mới thể chế | Đàn Chim để rõ hơn về mô hình thể chế dân chủ.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

4/02/2015

“Nỗi trăn trở của thủ tướng” về đổi mới thể chế

image034
Trước ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 10, ông Nguyễn Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau:

“Sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6?”

Ông cho biết để theo kịp nước người cần “…đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.

Đáp lại ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong Hội nghị 10 đã có các đề nghị liên quan đến việc “đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế”, nhưng “…Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta,…”

Xét sự khác biệt giữa thể chế tại Việt nam và tại 6 nước ASEAN, sẽ thấy rõ Việt Nam có thể đuổi kịp các quốc gia trong vùng hay không?

Khác biệt về định hướng

Khi cả 6 nước ASEAN đều theo chính thể dân chủ lấy hiến pháp làm nền tảng, ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều độc lập. Đất nước được điều hành dựa trên 4 cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng nhân quyền.

Việt Nam là quốc gia duy nhất theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, một định hướng mà ngay cả những người đang cầm quyền như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng tuyên bố: “Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.

Bài “Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc” đăng trên Tạp Chí Cộng Sản Online, ngày 28-11-2014, đã giải thích lý do đảng Cộng sản chọn mô hình Trung Quốc, đồng thời cho biết đảng Cộng sản đang xem xét mô hình đó có thực sự đưa Trung Quốc (và Việt Nam) lên chủ nghĩa xã hội hay không? (xin xem bài VIỆT NAM ĐANG XÉT LẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MANG BẢN SẮC TRUNG QUỐC?)

Kinh tế thị trường

Nguyên tắc chính của kinh tế thị trường là nhà nước không cạnh tranh với tư nhân, nhà nước chỉ tập trung thực hiện chính sách nhằm:

1. giải quyết những trường hợp thất bại thị trường, như cạnh tranh bất bình đẳng, độc quyền, bảo vệ môi sinh, bảo vệ người làm công, bảo vệ người tiêu thụ;

2. phát triển kinh tế quốc gia, như xây dựng hạ tầng cơ sở, khuyến khích phát triển thương mãi trong và ngòai nước;

3. phát triển xã hội, như phát triển giáo dục và y tế, xây dựng nguồn vốn nhân dụng, gia tăng sức cạnh tranh quốc tế; và

4. thực hiện bình đẳng xã hội.

Tại Việt Nam, kinh tế nhà nước vẫn giữ “chủ đạo”, quân đội thay vì bảo vệ đất nước nay tập trung vào kinh doanh thương mãi, nhà nước gia tăng can thiệp hành chính, tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh và lũng đọan nền kinh tế quốc gia.

Doanh nghiệp nhà nước càng ngày càng mở rộng, họat động kinh tế càng thiếu hiệu quả, công chức càng gia tăng, tham nhũng càng lộng hành, phân bố tài nguyên và tài lực càng sai lệch,… nền kinh tế Việt Nam càng tụt hậu so với các quốc gia trong vùng.

Chính trị tự do

Tại 6 quốc gia ASIAN, các đảng chính trị theo các khuynh hướng khác nhau, đại diện cho các tầng lớp khác nhau, sử dụng nghị trường Quốc Hội, truyền thông tự do và hệ thống chính trị tranh luận, tìm ủng hộ cho chiến lược và chính sách trong từng thời điểm.

Đảng thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách thính hợp với hòan cảnh đất nước trong từng thời kỳ.

Các đảng chính trị đều hướng đến phục vụ xã hội, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc gia tạo công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.

Nhờ thế xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước của họ mỗi ngày một trở nên tốt đẹp hơn.

Trong khi đó tại Việt Nam, việc thay đổi chính sách thường rất chậm do sự thỏa hiệp của một số người trong Bộ Chính Trị và phải đợi đưa ra Hội Nghị hay Đại Hội Đảng để thông qua.

Ở các quốc gia ASIAN, nhờ cạnh tranh từ bên trong mỗi đảng chính trị và cạnh tranh giữa các đảng chính trị, nên mọi việc đều được thông tin khá đầy đủ, rõ ràng và rộng rãi.

Còn sinh họat chính trị tại Việt Nam thì vẫn khép kín, vì vậy mới xảy ra những tranh giành đấu đá như hiện tượng Quan Làm Báo hay hiện tượng Chân Dung Quyền Lực.

Mặc dù các phe phái có chia năm có xẻ bẩy, nhưng thực tế cho thấy nếu có chuyển biến thì các cánh trong đảng Cộng sản vẫn còn thế, còn lực để tiếp tục chủ động cầm quyền.

Xã hội dân sự

Khi đảng chính trị có mục đích cạnh tranh quyền lực thì các tổ chức dân sự mang vai trò quần chúng làm nền tảng xây dựng ý thức dân chủ cho tòan xã hội.

Các tổ chức dân sự vận động xã hội tham gia các sinh họat chính trị, bầu cử, ứng cử, đấu tranh cho quyền lợi, đấu tranh cho môi trường, vận động hành lang ảnh hưởng chính sách quốc gia.

Trước đây đảng Cộng sản nắm tòan bộ các tổ chức, nhưng ngày nay một số các tổ chức dân sự độc lập đã thành hình và đang phát triển.

Vì tình cảnh chính trị các tổ chức dân sự nói trên vẫn chỉ giữ vai trò khiêm nhượng là đấu tranh để giành lại những quyền tự do, như tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn, tự do chính trị… những quyền cơ bản được Quốc Tế công nhận.

Văn hóa nhân bản

Văn hóa là cách suy nghĩ, cách sinh họat, cách giải quyết các mâu thuẫn của những thành viên trong một tập thể. Văn hóa nhân bản đã trở thành nền tảng xây dựng các xã hội dân chủ.

Văn hóa nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Văn hóa nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến.

Trong xã hội mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về mọi mặt.

Với những phương tiện truyền thông hiện đại như mạng Internet, Facebook, ngay tại Việt Nam văn hóa nhân bản đang từng bước thay thế những văn hóa không còn thích hợp với thời đại như văn hóa đấu tranh giai cấp hay văn hóa khổng học.

Thể Chế Dân Chủ

Bên trên là mô hình của thể chế dân chủ, ở thượng tầng có hiến pháp, với tam quyền phân lập, 4 cột trụ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường sinh họat dân chủ đưa đến đồng thuận xã hội.

Mô hình này đã được hình thành qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948. Sau đó đã được hòan chỉnh qua các Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Kết Luận

Tóm lại, 6 quốc gia trong vùng các quyết định xuất phát từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, đảng chính trị… Còn nhà nước và những người được xã hội chọn đứng ra đại diện chỉ đưa ra chính sách nhằm điều hợp và điều chỉnh các quyết định từ dưới đưa lên. Nhờ đó xã hội đồng tiến một cách ổn định và bền vững.

Hơn 20 năm nay qua, Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi. Các thành viên trong xã hội cũng phải tự quyết định cho cuộc sống.

Nhưng các quyết định quan trọng đều xuất phát chủ quan từ một nhóm người, được gọi là Bộ Chính Trị. Dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không nghe, tranh giành quyền lực quyền lợi, mạnh được yếu thua, … xã hội đâm ra suy thóai về mọi mặt.

Do đó cần có thay đổi để có một thể chế chính trị phù hợp với thời đại. Trong thời gian qua nhiều tranh luận về thay đổi thể chế đã xảy ra. Hội Nghị 10 lần này, và từ đây đến Đại Hội Đảng sẽ còn nhiều tranh luận liên quan đến thay đổi thể chế chính trị.

Nếu không thay đổi thì “nỗi trăn trở của Thủ Tướng” không thể đuổi kịp 6 quốc gia ASIAN, sẽ trở thành nỗi trăn trở phải đuổi theo Cam Bốt và Miến Điện hai quốc gia đang từng bước thay đổi.

Thay đổi thể chế, một cách hòa bình không đổ máu, không phải là một việc dễ thực hiện, nhưng không phải vì thế mà Việt Nam sẽ mãi mãi chịu tụt hậu với nguy cơ mất nước.

Thay đổi thể chế cũng là con đường để thóat khỏi lệ thuộc Trung Quốc từ tư tưởng, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.

Việt Nam không còn con đường khác hơn là phải thay đổi và phải thay đổi một cách triệt để. Cụ thể là Việt Nam phải triệt để tuân thủ các công ước Quốc tế đã ký như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Bài học từ Đông Âu và Liên Xô cho thấy muốn thay đổi thể chế cần có những quyết tâm và hành động cụ thể từ tầng lớp cầm quyền ra đến người dân.

Melbourne, Úc Đại Lợi 16-1-2015

© Nguyễn Quang Duy     

13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17989)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14261)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13326)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13896)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16377)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13655)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15120)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13247)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13444)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32240)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36857)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15826)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15247)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17123)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16923)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15021)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 16114)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."