VOA phỏng vấn Gs Tương Lai vềTQ và VN

03 Tháng Năm 201511:26 CH(Xem: 16920)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 04 MAY 2015
Trung Quốc muốn ‘nuốt chửng’ Việt Nam sau năm 75?
blank
Người Việt Nam năm ngoái nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào khu vực mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.

VOA Tiếng Việt

29.04.2015

Thưa quý vị, bốn thập kỷ sau cuộc chiến đẫm máu, gây ra cảnh hoang tàn và làm hàng triệu người thiệt mạng, Việt Nam đã đạt được những thành quả nào, và đất nước sẽ đi về đâu trong 10 hay 20 năm nữa?

VOA Việt Ngữ đã đi tìm câu trả lời trong cuộc phỏng vấn giáo sư Tương Lai, người có thời kỳ làm cố vấn cho thủ tướng. Trước hết, nhà nghiên cứu từng có nhiều bài bình luận đăng trên tờ The New York Times của Mỹ đánh giá Việt Nam trong khoảng thời gian 40 năm qua.

Giáo sư Tương Lai: Sau 30/4/1975, Việt Nam chấm dứt chiến tranh, đi vào hòa bình xây dựng, nhưng nào có hòa bình xây dựng được đâu. Có một nước ở sát cạnh Việt Nam, không muốn Việt Nam trở thành một nước mạnh, sau khi đã đánh tan những đạo quân chưa hề thua như của Pháp và Mỹ.

Cho nên, 30/4 xong một cái, thì nó đã giục bọn Pol Pot đánh vào phía tây nam, kéo một cuộc chiến tranh biên giới tây nam từ 76 tới 78. Trung Quốc trang bị tận răng cho Pol Pot. Sau khi quân Pol Pot bị Việt Nam giáng cho một đòn chí mạng, giải phóng đất nước Campuchia, thoát khỏi diệt chủng thì Đặng Tiểu Bình mượn cớ ấy để rồi phát động chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy là nó muốn cho Việt Nam đang còn mình đầy thương tích từ chiến tranh thì nó giáng cho một đòn nữa để củng cố quyền lực của Trung Quốc, để Việt Nam không thể ngoi dậy, tiếp tục lớn mạnh bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, luôn luôn đối chọi mà muốn nuốt chửng Việt Nam.

Vậy thì 40 năm qua, khi người ta nói đến xây dựng, thì trước hết phải nói đến xây dựng trong một âm mưu hết sức thâm độc của chủ nghĩa bành trướng đại Hán, mà nó lại nhân danh cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ấy nó gặp trở ngại hết sức lớn.

40 năm qua, khi người ta nói đến xây dựng, thì trước hết phải nói đến xây dựng trong một âm mưu hết sức thâm độc của chủ nghĩa bành trướng đại hán, mà nó lại nhân danh cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ấy nó gặp trở ngại hết sức lớn.

Giáo sư Tương Lai nói.

Và trên thực tế, 40 năm vừa qua, nếu Việt Nam so sánh với Việt Nam thôi thì chuyện so sánh không giải quyết được. Nhưng so sánh Việt Nam với các nước láng giềng, ví dụ như Singapore hay với một quốc gia châu Á khác mà xuất phát điểm năm 1975 cũng không khác gì Việt Nam là Hàn Quốc thì Việt Nam tuột hậu quá xa vì Việt Nam duy trì một mô hình kinh tế quá lạc hậu, mặc dù có cái tên rất kêu là xã hội chủ nghĩa. Nhưng mà cũng trong 40 năm ấy, hệ thống xã hội đã sụp đổ. Để cứu vãn, hy vọng chủ nghĩa xã hội không sụp đổ thì Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã làm một việc dại dột là sang Thành Đô để cầu cứu, muốn Trung Quốc làm điểm tựa bảo vệ thành quả xã hội chủ nghĩa. Bắt đầu từ đấy, Việt Nam chui vào thời kỳ bắc thuộc lần thứ hai, như cảnh báo của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người mà Trung Quốc rất căm thù.
Khi nhìn lại 40 năm, phải thấy rằng đấy là 40 năm trong những cố gắng tối đa của người nông dân trên đồng ruộng, công nhân trên nhà máy, của người trí thức trong các giảng đường đại học hay trong các phòng thí nghiệm và của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có những nỗ lực hết sức lớn, và đưa tới những thay đổi khá cơ bản.

Phải nói những công trình xây dựng của Việt Nam trong 40 năm qua là đáng kể, nhưng những sự đáng kể ấy, sức lực của người lao động vắt kiệt ra để làm điều ấy, trong lúc mức sống chưa được cải thiện đáng kể là bao nhiêu vì mô hình chọn sai lầm, và mô hình chọn ấy nó lại chui vào cái thòng lọng của Trung Quốc. Trung Quốc trong 40 năm ấy, đặc biệt là từ năm 90 sau hội nghị Thành Đô, thì bàn tay bẩn thỉu của Trung Quốc thò vào kinh tế Việt Nam, chính trị Việt Nam, xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam, gây nên một tác động rất xấu.

Việt Nam phải đau đớn mà nói rằng 40 năm qua, thời gian dài, hy sinh lớn, vất vả, gian khổ, thành tựu có nhưng mà quá hạn hẹp, so với khả năng mà đất nước có thể vươn lên.

VOA: Theo ông, người dân Việt Nam hiện nay kỳ vọng gì vào đảng Cộng sản?

Giáo sư Tương Lai: Trên thực tế, uy tín của Đảng Cộng sản đã xuống rất thấp. Đó là một thực tế. Bây giờ, khi nói đến những người cầm quyền hiện nay, người ta nói tới với một giọng khinh miệt, do những thành tích mà họ đã tạo ra.

Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế, lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân.

Giáo sư Tương Lai nói.

Trên thực tế phải nói rằng hiện nay chưa có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế lực lượng đang cầm quyền hiện nay. Có nghĩa là chưa có một đảng chính trị nào, chưa có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù đảng này đã mất uy tín trong dân. Uy tín đó, không phải dân người ta đổ đồng làm một đâu. Người ta biết rõ trong những người lãnh đạo hiện nay có những kẻ nào ngu Trung, kiên định con đường Mác – Lênin, nghĩa là kiên định cùng chung ý thức hệ với những bọn như Tập Cận Bình, Đặng Tiểu Bình, những kẻ vào xâm lược Việt Nam.

Và nếu kỳ này, ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ mà thực hiện được ý chí, và nguyện vọng của nhân dân, gia nhập TPP, càng sớm càng tốt để chống lại áp lực của Trung Quốc. Nếu mà làm được như vậy, uy tín sẽ được lấy lại và dần dần người ta sẽ biết người ta ủng hộ ai đem lại lợi ích cho dân tộc, đặt lợi ích dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết, chứ không phải đặt ý thức hệ giáo điều và những lời hứa hẹn viển vông. Những người làm như thế là những người sẽ được dân ủng hộ.

VOA: Đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc trên biển Đông, liệu Việt Nam có nên nghiêng hẳn về quốc gia cựu thù Hoa Kỳ?

Giáo sư Tương Lai: Không có kẻ thù vĩnh viễn cũng chẳng có bạn vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích của dân tộc là vĩnh viễn mà thôi. Việt Nam biết quá rõ vì Việt Nam từng là con tốt trên bàn cờ của các nước lớn.

Việt Nam không liên minh với một nước để chống lại một nước thứ ba nhưng Việt Nam không nên từ bỏ quyền liên minh với ai mà giúp Việt Nam giữ vững chủ quyền lãnh thổ trên biển, và trên đất liền của Việt Nam.

Giáo sư Tương Lai nói.

Việt Nam không liên minh với một nước để chống lại một nước thứ ba nhưng Việt Nam không nên từ bỏ quyền liên minh với ai mà giúp Việt Nam giữ vững chủ quyền lãnh thổ trên biển, và trên đất liền của Việt Nam. HỢP TÁC QUỐC PHÒNG

Lúc này đây, theo tôi, cần phải dẹp bỏ những việc khác đi để bỏ bớt những chuyện bên thắng cuộc, ai thắng, ai thua đi mà hãy nhìn vào kẻ thù trước mắt là Trung Quốc xâm lược, là ngăn cản không để Việt Nam thoát ra khỏi cái bóng của Trung Quốc, là những âm mưu thủ đoạn gây áp lực, chia rẽ nội bộ bằng nhiều thủ đoạn, thì phải làm sao vạch ra được những cái đó.

VOA: Theo ông, 10 năm hay 20 năm nữa, khi đánh dấu 50 hay 60 năm ngày kết thúc cuộc chiến thảm khốc, Việt Nam sẽ về đâu?

Giáo sư Tương Lai: Tôi không phải là thầy bói, nên tôi không bói trước vận mệnh của dân tộc. Nhưng mà tôi khẳng định điều này, chúng ta đang sống trong thời đại mà kiểu tư duy tuyến tính lạc hậu mất rồi, vì đây là thời đại của phi tuyến tính. Trong những bước phát triển thì luôn luôn ấp ủ những bước đột phá và những bước đột phá ấy nó sẽ mở ra những cục diện mới, và không ai tiên lượng được hết. Không thể vạch ra kế hoạch 10 – 20 năm một cách chi li đâu, chỉ hướng đi thôi, vì thành tự như vũ bão của khoa học, công nghệ và diễn biến quá phức tạp của tình hình thế giới.

Tôi nghĩ Việt Nam nếu dám đi đúng con đường mà thế giới đang đi, có nghĩa là dựa vào thành tựu của văn minh, khoa học và kỹ thuật, dựa vào một thể chế dân chủ, nhân quyền và tiến bộ trên cái nền kinh tế, thị trường tiến bộ thì Việt Nam có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa./
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18056)
Do đó, nếu như phe Cộng Hoà tiếp tục chính sách cù nhầy để gây khó khăn cho ông Obama trong những tranh cãi vô bổ như đòi đẩy lui đạo luật bảo hiểm y tế phổ quát (ACA) hoặc hăm he đóng cửa chính quyền vì bất đồng trong ngân sách v.v. . . thì tình hình nước Mỹ trong hai năm tới cũng chẳng tốt đẹp hay sáng sủa hơn. Đến chừng đó, cử tri khi đi vào thùng phiếu vào cuối năm 2016 cũng sẽ bầy tỏ sự bực tức của mình đối với họ cũng như họ vừa mới biểu lộ sự tức giận đó với ông Obama trong lần này. Trong bối cảnh đó, một Hillary Clinton xuất hiện với lời hứa hẹn là đưa ra giải pháp mới để giải quyết tình trạng bế tắc lâu năm tại thủ đô chắc chắn là sẽ dễ lọt tai nhiều người nghe hơn.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18531)
Không ai ngạc nhiên nếu quả thật có thỏa thuận về việc nối rông đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong tương lai gần đây. Mặc dầu trong gần thập niên vừa qua có sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và biển đảo giữa TQ và Nhật bản rất là gay gắt, nhiều khi khiến thế giới lo sợ sự va chạm giữa TQ và Nhật có thể tỏa nhiệt gây ra chiến tranh bộc phát vì hồ sơ tranh chấp quần đảo ĐiếuNgư/Senkaku ở biển Hoa Đông.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17557)
Obama will attend the 22nd Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Economic Leaders' Meeting in Beijing from November 10 to 12, Foreign Ministry spokesman Qin Gang said. Để có bầu không khí thuận lợi phục vụ thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh trong những ngày từ 5-11 đến 11-11-2014, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi bằng nhiều biện pháp đã được đặt ra với mục tiêu giảm 40% khí thải ô nhiễm từ các xe ô tô.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18078)
Ngày 21/10/2014, người tù chính trị Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là blogger Nguyễn Văn Hải được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do sang Hoa Kỳ. Họ đã đưa ông thẳng từ trại giam ra sân bay để đi Mỹ.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 18576)
Không có cách nào khác , nếu muốn thoát cảnh xử ép, làm nhục như thế ở Biển Đông, Việt Nam phải tự lực, tự cường trở thành cường quốc biển. Đó là trách nhiệm của thanh niên Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo , sắc tộc , địa phương ở trong hay ngoài nước!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 21558)
"Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc"."Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã..."
12 Tháng Mười 2014(Xem: 21154)
Một câu thành ngữ rất phổ thông tại Hoa Kỳ là “All politics are local”, có thể tạm dịch là mọi chuyện chính trị đều ở địa phương. Thế nhưng người ta có thể hiểu nghĩa của câu nói một cách rộng hơn: chuyện chính trị cũng có thể là chuyện “chính chị chính em”, tức là những chuyện tranh giành, đấu đá, gấu ó lẫn nhau xảy ra khá thường xuyên và cũng khiến nhiều người phải nhức đầu và tò mò tìm hiểu.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18295)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 22512)
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 được thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 27498)
Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm. Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 21494)
Thời gian trước, trên diễn đàn của người Việt ở Ukraine, có tin chính quyền một thành phố ở xứ này quyết định hạ tất cả tượng đài Lenin ở địa phương để tránh những vụ phá phách của những kẻ không ưa vị lãnh tụ vô sản. Và sau mẩu tin, có nhiều ý kiến thương khóc, trách móc của độc giả Việt, cho rằng hành động trên là 'phản bội quá khứ', 'tráo trở', 'ăn cháo đá bát'...
23 Tháng Chín 2014(Xem: 21904)
Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung : Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS trong bản « Khảo sát Chiến lược 2014 / Strategic Survey 2014 » công bố hôm qua 18/09/2014 tại Luân Đôn, thì cục diện Châu Á, vốn đang bị cuộc cạnh tranh Trung-Nhật tác động, sắp tới đây sẽ tiếp tục bị hai đại cường này cùng với Ấn Độ nhào nặn.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 24522)
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc. Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 21743)
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại thì Việt Nam hủy bỏ các Hiệp ước Bảo hộ trước kia với Pháp.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 20139)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, vừa có bài viết đăng trên mạng internet, cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam không nên lơ là cảnh giác trước Trung Quốc khi mà nước này đang tiến hành xây dựng trên bãi Gạc Ma trên Biển Đông.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 19592)
Trái với dự đoán của người quan tâm, nhận định các cuộc biểu tình của phe ủng hộ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ bùng phát trên cả nước sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014 do quân đội Hoàng Gia Thái Lan thực hiện, nhưng cho đến nay, khi thủ lĩnh đảo chính – tướng Prayuth Chan-ocha lên làm thủ tướng, đất nước Thái vẫn khá bình yên.
26 Tháng Tám 2014(Xem: 19895)
Tôi đọc bài “Nhìn lại 45 năm để soi chính mình”. Đây là bài tường thuật của Mai Hương trên báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) về hai ý kiến của hai Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đúng ra nên nói là cố chủ tịch).
25 Tháng Tám 2014(Xem: 20815)
Sách Cổ Học Tinh Hoa kể chuyện: “Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ nói : ‘Chẳng khi nào con ta lại giết người’. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: ‘Tăng Sâm giết người’. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
21 Tháng Tám 2014(Xem: 18862)
Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 20034)
Văn Hóa Magazine Online nhận được E-mail từ bạn đọc và từ Viet Art Center vietartcenter@aol.com, một thư ngỏ của Ô. Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống CS & Tay Sai và một của Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá Giáo phận Orange.