Xung đột ý thức hệ hay xung đột quyền lực, quyền lợi?

12 Tháng Năm 201511:29 CH(Xem: 25991)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 13 MAY 2015

XUNG ĐỘT TRONG HÀNG NGŨ LÃNH ĐẠO ĐCSVN

blankĐào Như

Chỉ cần đọc qua tòan văn Thông báo Hội nghị lần thứ 11-Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI do tbt Nguyễn Phú Trọng đúc kết, sự xung đột ý thức hệ trong hàng ngũ ĐCSVN đang bùng nổ mà người châm ngòi, cũng như mấy lần trước, vẫn là TBT Nguyễn Phú Trọng.

Trước hết phải minh bạch điều này: Bản thông báo này được đăng tải và phổ biến trên khắp báo chí trong nước.

Theo lời giới thiệu của báo Thanh Niên Online, thì đây là những gì tbt Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi Lễ khai mạc và bế mạc của Hội nghị lần thứ 11- BCHTƯ sau 4 ngày họp khẩn trương và nghiêm túc từ ngày 4 đến ngày 7-tháng 5-2015 tại Hà Nội. Nhưng thật sự khi đi sâu vào nội dung tòan văn Thông báo của Hội nghị thì đây là bản đúc kết do chính TBT Nguyễn Phú Trọng thực hiện, phần nhiều đưa ra khung sườn, định hướng cho Hội nghị lần thứ 11-BCHTƯ.      

Mỗi khi nói về Hôi nghị BCHTƯ, các nhà quan sát trong nước hay ngoại quốc thưòng hay nhạy cảm về vần đề nhân sự, nhất là tiêu chuẩn chọn lựa để đưa người vào BCHTƯ. Do đó toàn văn bài phát biểu của tbt Nguyễn Phú Trọng vấn đề nhân sự được coi như là quan trọng hàng đầu. Tbt Nguyễn Phú Trọng phát biểu:

Ông “kiên quyết không để lọt vào BCHTƯ những người”:
- không kiên định lập trường Đảng  
- Không trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin
- Có biểu hiện cơ hội chính trị
- Bản lĩnh chính trị không vững vàng
-  Vi phạm nguyện tắc Dân chủ Tập Trung-mị dân, chuyên quyền, độc đoán, phe cánh,    
- Tham vọng quyền lực, xu nịnh, lợi ích nhóm…
-  …và muôn vàn điều kiện khác nữa…
blank
Tứ trụ triều đình đảng CSVN

Giọng điệu gây hấn và loại trừ kẻ khác của TBT Nguyễn Phú Trọng, làm nhiều người nhớ lại sự tranh giành quyền lực giữa hai phe nhóm, một phe của tbt Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu và phe kia do Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hồi năm 2012, ở HNTƯ lần 6, TBT Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho phe nhóm của mình cố vận dụng BCHTƯ để lật đổ Thủ tướng Dũng. Nhưng ông Trọng đã thất bại cay đắng vì ông mất hậu thuẫn của BCHTƯ. Ông Trọng đã tỏ ra yếu kém đã khóc sướt mướt ngay trước micro. Từ đó uy tín của tbt Nguyễn Phú Trọng bắt đầu tuột dốc. Mối bất đồng giữa tbt Nguyễn Phú Trong và Thủ tướng Dũng cũng từ đó ngày càng đào sâu và rộng hơn.

Trong lần hội Nghị Trung uơng lần thứ 7, tbt Nguyễn Phú Trọng lại thất bại ê chề trước uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hồi năm 2013 có 4 ứng cử viên cho 2 ghế Ủy Viên Bộ Chính Trị, hai ông Nguyễn Bá Thành và Vương Đình Huệ của phe ông Trọng và 2 người khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyện Thị Kim Ngân thuộc phe của ông Dũng. Bốn (4) người này ra ứng cử ủy viên Bộ Chính Trị, để bổ xung hai ủy viên BCT. Kết quả chỉ có 2 người của phe Thủ Tướng Dũng, ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn thị Kim Ngân được đắc cử. Ông Trọng lại một lần nữa ngậm đắng nuốt cay mất mặt với đàn em, uy tín tbt Trọng hoàn toàn sụp đổ.  

Trong thực tế, tbt Nguyễn Phú Trọng đã mang sẵn trên người ông những yếu kém khác. Nhìn về việc quan hệ với Trung Quốc, tbt Nguyễn Phú Trọng lúc nào cũng giữ lấy lập trường coi Trung Quốc như là bạn, bảo vệ tình hữu nghi Việt Trung qua tư tưởng của ‘16 chữ vàng và 4 tốt’. Trong khi đó Thủ tướng Dũng lại “Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó…”.

Tbt Nguyễn Phú Trọng đã ít nhất hai lần viếng thăm Bắc Kinh trong suốt nhiệm kỳ của ông. Lần cuối hồi tháng Tư vừa qua Tbt Nguyễn Phú Trọng được Tập Cận Bình trọng thị đón tiếp hàng quốc khách của TQ, mở đại yến khỏan đải. Thủ tướng Dũng trong hai nhiệm kỳ Thủ tướng chưa bao giờ bước chân đến Bắc Kinh. Điều này khẳng định thiên triều Bắc Kinh không có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng lãnh đạo đất nước của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đối với tbt Nguyễn Phú Trọng, chủ nghĩ Mác Lenin, và Chuyên Chính Vô Sản luôn luôn là cương lĩnh lãnh đạo đất nước. Tbt Nguyễn Phú Trọng luôn luôn kiên định trung thành với chủ nghĩa Mac Lenin. Trong khi đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì quyết chí thay đổi thế chế lãnh đạo đất nước cho bằng đươc.

Có lần ông Thủ tướng Dũng đã yêu cầu thành lập luât biểu tình, nghĩa là người dân được phép biểu tình theo luật pháp để bày tỏ thái độ và nguyện vọng của họ. Nhưng hôm nay tbt Nguyễn Phú Trong nhắc lại sự kiện này và bóng gió cho rằng Thủ Tướng Dũng đã vi phạm nguyên tắc Dân chủ Tập Trung-và mị dân.   

Để giải quyết vấn đề luống tuổi của mình, TBT Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu có nhắc lại 3 hạng tuổi khả dĩ chấp nhận vào BCHTƯ: Dưới 50, giữa 50-60 và 61…trở lên. Và tbt Nguyễn Phú Trọng, quên không cho biết đỉnh tuổi cuối cùng của 61 tuổi trở lên là bao nhiêu: Ngoài 70? Ngoài 75? Hay là 80? Điều này khiến cho một số người tinh ý hiểu rằng đến năm 2016, Hội nghị BCHTƯ-XII, lúc ấy tuổi ông Trọng đã ngoài 70. Như vậy nếu ông muốn trụ lại trong BCHTƯ hay chức Tổng Bí Thư ông cần phải có sự biểu quyết của BCT và BCHTƯ. Phải chăng tbt Nguyễn Phú Trọng đang ngầm ý kêu gọi BCHTƯ biểu quyết dành ưu tiên cho riêng ông về tuổi tác? Tbt Nguyễn Phú Trọng vội quên rằng BCHTƯ đã hơn 1 lần bỏ rơi ông trong lần Hội Nghị Trung Ương-6, 2012. Ông đã phải khóc thảm thiết trước đại hội BCHTƯ!

Hiện nay có nhiều báo giới trong nước và hải ngoại lên tiếng về bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại buổi lễ Khai mac và Bế mạc hôi nghị trung ương lần thứ 11. Đăc biệt, hôm 10 tháng 5, có một bài viết đăng trên trang mạng nguyentandung.org,dưới tựa đề: ‘5 Sự Kiện Mà Dư luận Không Thể Bỏ Qua”:

1-Chốt tiêu chuẩn Ủy viên Trung ương của tbt Nguyễn Phú Trọng

2- Phát hiện 12 bia mộ mạo phạm vua Trần tại Thái Bình. Bộ Văn Hoá đã yêu cầu UBND tỉnh Thái bình chỉ đạo tháo gỡ toàn thể bia được dựng ‘chui’ và xử lý trách nhiệm.  

3- Bắt hai cán bộ Vinaconex vì sự cố vỡ đường ống dẫn nước Sông Đà đến 9 lần trong năm 2014- gây ảnh hưởng đến đời sống của hơn 70 ngàn hộ dân…  

4- Một cháu nhỏ bị tử vong sau khi đựợc tiêm phòng bịnh lao, ở xã Xuân Thắng-tỉnh Thanh Hóa do việc làm tắc trách của trạm y tế xã. Thử trưởng Y Tế đã yêu cầu chính quyền địa phương rà soát lại và kiểm điểm việc lànm tắc trách của trung tâm Y tế xã Xuân Thắng.  

5- Bắt kẻ cầm đầu nghi ngờ đã đưa  nhiều phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc.

Thật là trớ trêu sau khi đọc hết 5 mẩu tin trên, người ta thấy ngay rằng trang mạng nguyễntandung.org đã vô hình trung coi việc - Chốt tiêu chuẩn ủy viên Trung Ương của Tbt Nguyễng Phú Trọng chẳng khác nào hành động sai trái cần phải kiểm điểm và sửa chữa như 4 vụ việc đầy sai trái tiếp theo sau đó.

Qua câu chuyện khôi hài dí dỏm này, cho chúng ta thấy rằng trong tranh chấp ý thức hệ giữa tbt Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một lần nữa ông Thủ tướng Dũng vẫn ở thế thượng phong ngay cả vào thời điểm này, gần giữa năm 2015!

Kết Luận-

Việc chọn người lãnh đạo Quốc gia là bổn phận của mọi công dân, là cơ hội cho họ thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu ở các Quốc gia theo thể chế Dân Chủ Tự Do. Tại các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, theo chế độ Công sản thì việc chọn lựa người lãnh đạo Quốc gia đồng thời cũng là người lãnh đạo đảng cộng sản của họ, sẽ được thực hiện bởi vài trăm đảng viên thuôc Bộ Chính Trị họp kín với nhau trong những hội nghị Đại Hội Đảng Cộng Sản.

Tại các nước Cộng sản như Việt Nam, Tổng Bí Thư là vị trí quyền lực cao nhất, trên cả Quốc Hội và Chính phủ, sẽ được Hội nghị Trung ương 11 đem ra thảo luận, bàn bạc cho kỳ Đại Hội BCHTƯ-XII vào năm 2016.

Vì tự nhận thấy vị thế của mình yếu kém, giáo điều và kiên định chủ nghĩa Mac Lênin làm cương lĩnh lãnh đạo Quốc gia, phần thì đã luống tuổi, cho nên tbt Nguyễn Phú Trọng trong lần Hôi nghị Trung ương 11 đã cố gắng thâu tóm vấn đề nhân sự, đề xuất khung sườn và cố ‘chốt’ tiêu chuẩn ủy viên BCHTƯ với mục đích củng cố cho phe cánh của mình.

Do đó, vấn đề còn lại bây giờ là trong lần Đại Hội Đảng-XII vào năm tới, năm 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng nếu được đắc cử Tổng Bí Thư, liệu ông có đủ ‘sức mạnh’ để kiêm nhiệm thêm Chủ Tịch Nước không? Vì nếu được như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ dễ dàng làm cuộc cách mạng “đổi máu” toàn thể ĐCSVN-chuyển sang thể chế Tổng Thống - Dân chủ, Tự do, Đa nguyên, để cho họ có cơ hội góp tay vào việc lãnh đạo dân tộc, phát triển kinh tế đất nước nếu họ thật sự có khả năng. Thay đổi thế chế chính trị để lãnh đạo và phát triển kinh tế đất nước hữu hiệu hơn.

Mong rằng ông Thủ Tướng Dũng sẽ thực hiện được cuộc cách mạng cần thiết này trong lần họp Hôi nghị BCHTƯ-XII sắp tới, vào năm 2016./.

Đào Như

Oak park, Illinois, USA
May-11-2015

GHI CHÚ NGUỒN

NHỮNG DỮ KIỆN TRONG BÀI VIẾT TRÊN SẼ ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG NHỮNG WEBSITES THÔNG TIN SAU ĐÂY :
1- 5 Sự Kiện Nổi Bật Dư Luận Không Thể Bỏ Qua
http://nguyentandung.org/5-su-kien-noi-bat-du-luan-khong-the-bo-qua.html 
2- TOÀN VĂN THÔNG BÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ 11-Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa XI
http://www.thanhnien.com.vn/chính-tri-xa-hoi/toan-van-thong-bao-hoi-nghi-thu-11-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-559813.html 
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 12186)
- Lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn năm 2008.