Nguyên Giác viết về Trần Trung Đạo: "Im Lặng và Lên Tiếng"

02 Tháng Sáu 201511:49 CH(Xem: 15040)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 03 JUNE 2015
Im Lặng và Lên Tiếng

Nguyên Giác

Chúng ta biết rằng cõi này không phải lúc nào cũng thuận thảo với những ước muốn của chúng ta. Chúng ta bước ra phố vào một ngày nắng đẹp, và đột nhiên một trận mưa rào ào xuống, làm  chúng ta ướt mem. Dĩ nhiên, cõi naỳ là bất như ý, Đức Phật đã dạy như thế.

Thậm chí, ngay tới gần nhất, chúng ta muốn thân này đừng bệnh, thế là ăn kiêng, tập thể dục, ngồi thiền, dưỡng sinh, khí công, và vân vân. Vậy mà vẫn bệnh, vẫn đau chân, vẫn nhức răng, vẫn tai mờ, vẫn mắt yếu… Cõi này là thế.

Trong chuyện đời, đôi khi chúng ta ước muốn rằng những biểu tượng lớn của dân tộc, của xã hội, của cộng đồng… phải nói được tiếng nói  vì quyền lợi của dân tộc, của người dân. Vậy mà, rất nhiều và rất nhiều vị giữ im lặng trong những hoàn cảnh, mà nhiều người trong chúng ta muốn là phải lên tiếng. Chúng ta thắc mắc, tại sao im lặng trước bất công? Thậm chí, có khi lại có vẻ như về hùa với các thế lực trần gian.  Dĩ nhiên, im lặng hay lên tiếng là quyền riêng của mỗi người; trong hoàn cảnh riêng, đó là lưạ chọn riêng nhưng bất kỳ lựa chọn nào rồi cũng sẽ bị phán đoán, trước tiên là tự tâm mình, rồi tới dư luận quần chúng…

*

Trong bản tin RFI tuần qua, có ghi nhận về sự im lặng của bà Aung San Suu Kyi:

“Vào lúc thông tin về thảm cảnh mà người thiểu số Rohingya tại Miến Điện phải chịu đựng ngày càng nhiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vào hôm nay, 28/05/2015 đã lên tiếng một lần nữa. Ông đã kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, người cũng được giải Nobel Hòa bình như ông, là nên làm nhiều hơn để giúp đỡ người Rohingya.

Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Úc The Australian, một tuần trước chuyến thăm Úc, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã cho rằng bà Aung San Suu Kyi cần phải lên tiếng mạnh mẽ để bênh vực người Hồi giáo Rohingya đang bị kỳ thị, ngược đãi ở Miến Điện, một quốc gia Phật giáo.

Đức Đạt Lai Lạt Ma còn nói rõ là từ năm 2012 đến nay, ông đã hai lần đích thân cầu cứu bà Aung San Suu Kyi khi nổ ra những vụ bạo động đẫm máu tại bang Rakhine giữa người Rohingya và cư dân điạ phương theo Phật giáo.

Trong thời gian gần đây, lãnh tụ đối lập Miến Điện hầu như đã im hơi lặng tiếng trước thảm cảnh đang diễn ra đối với hàng ngàn người Rohingya, đã phải vượt biển qua các nước khác để thoát khỏi cảnh đói nghèo và phân biệt đối xử mà họ phải gánh chịu tại Miến Điện.

Giới quan sát cho rằng sở dĩ bà Aung San Suu Kyi không lên tiếng, đó là vì bà không muốn làm phật lòng cử tri mà đa số theo Phật giáo, trước cuộc bầu cử dự kiến vào tháng Mười Một.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng công nhận tình thế tế nhị của bà Aung San Suu Kyi, nhưng tin rằng trong tư cách một người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà «có thể làm một cái gì đó»….”(hết trích)

*

Đức Đạt Lai Lạt Ma và bà Kyi đều là những nhân cách lớn. Họ đều là những Phật tử tu học thuần thành, tâm của họ rất mực từ bi. Nhưng chỗ này cho thấy rằng hai vị có những lựa chọn dị biệt nhau: Đức Đạt Lai Lạt Ma lên tiếng vì ngài muốn ngưng mọi kỳ thị với sắc tộc Rohingya.
Thế nhưng, tại sao bà Kyi im lặng? Không mấy người trong dân tộc Miến Điện nghĩ rằng bà Kyi quý trọng các chức vụ dân cử tương lai tới nổi phải làm trái nghịch lương tâm. Có phải bà Kyi nhìn thấy sắc tộc Rohingya như một hiểm họa Hồi Giáo từ Bangladesh đang lấn vào biên giới Miến Điện? Hay những lý do nào khác? Và chúng ta có nên tôn trọng quyết định im lặng của bà Kyi không?

*

Nhìn lại quá khứ, sẽ thấy bà Kyi không phảỉ là người sợ hãi cường quyền. Bà Kyi là một nhân vật như dường không có thực trên đời, nhưng sự can đảm của bà đã được chứng kiến bởi hang trăm ngàn người dân, chiến binh, và báo chí quốc tế.

Bà về nước tháng 3 năm 1988 vì mẹ trở bệnh nặng.  Ngày 8 tháng 8-1988, nhiều cuộc nổi dậy ở nhiều nơi tại Miến Điện để đòi dân chủ; Chính quyền dùng vũ lực đàn áp, rất nhiều người chết và bị thương. Ngày 15 tháng 8-1988: Bà Kyi bắt đầu hoạt động chính trị, gửi thư cho chính phủ, kêu gọi thành lập ủy ban cố vấn độc lập về vấn đề bầu cử đa đảng.

24 tháng 9: Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) thành lập do Suu Kyi làm tổng thư ký. Chủ trương bất bạo động. Mặc dù bị nhà nước cấm, Suu Kyi tiếp tục đi khắp nơi phát huy, cổ động nhân dân về phong trào tự do, dân chủ.

Xin nhớ rằng, năm 1989 khắp thế giới là phong trào đòi dân chủ, gây tiếng vang nhất là biểu tình Thiên An Môn ở Bắc Kinh, trong đó có một tấm hình một sinh viên đứng chận đoàn xe tăng.

Cùng năm 1989, một hình ảnh tương tự nổi tiếng ở Miến Điện, khi bà  Kyi bước thẳng về phía những người lính đang chĩa sung vào bà.
Xin mời xem tấm hình này:
blank
Tấm hình trên là năm 1988, khi quân đội nổ súng, giảỉ tán biểu tình, xác người nằm la liệt trên phố. Tấm hình dưới là 1989, khi bà Kyi dẫn đầu biểu tình, ôm hoa bước thẳng tới trước họng súng của hàng quân Miến Điện đã dàn ra để ngăn chận biểu tình. Từ đó về sau, báo chí quốc tế vẫn ưa nêu câu hỏi, vì sao 400,000 người lại sợ một phụ nữ? Hàng chữ in trên hình là chỉ tác quyền của thông tấn nhiếp ảnh Getty Images.
Hình ảnh này được đưa vào phim “The Lady,” trong đó nữ diễn viên Michelle Yeoh đóng vai bà Kyi. Tấm hình trong phim này có thể xem ở báo WJS ngày 8 tháng 2-2012, xin mời vào link này:

http://blogs.wsj.com/scene/2012/02/08/michelle-yeoh-on-becoming-suu-kyi/

Vâng, và bây giờ bà Kyi im lặng. Và Đức Đạt Lai Lạt Ma trách bà.

*

Bản thân tôi, người đang viết bài này, không bao giớ dám đặt vấn đề với bất kỳ ai là tại sao im lặng, hay tại sao lên tiếng thế này mà không lớn tiếng thế kia.

Và ngay cả khi đang viết những dòng chữ này, quan tâm lớn của tôi là có phải chữ này, chữ kia… là từ tham sân si, hay các chữ đó không  hề phát xuất từ tham sân si.

Tôi không dám nổi sân vì người này im lặng, hay vì người kia lên tiếng thế này mà không lớn tiếng thế kia. Những dòng chữ này của tôi được viết từ sự bình lặng của tâm mình.

Nói như thế, để dẫn thêm rằng, lòng tôi rất mực tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Từ những ngày thơ ấu, khi chưa đọc nhiều về Tây Tạng, và cả khi chưa hề bước lên Chùa Tây Tạng Bình Dương, tôi luôn thấy rung động lớn khi nhìn trên báo những hình ảnh các vị lạt ma và các biểu tượng Phật Giáo Tây Tạng như chuông, tháp… Và vẫn luôn giữ cảm giác mình đã từng kiếp nào gánh nước, chẻ củi cho các tu viện Tây Tạng.

*

Vâng, vẫn giữ mãi cảm giác đó ngay cả khi sau này đọc và nhìn thấy nhiều hình ảnh về Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đức Ban Thiền Lạt Ma đứng bên cạnh  Mao Trạch Đông, một người rất là thế tục.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong năm 1954 đã gửi một phái đoàn tới Bắc Kinh, phê chuẩn Hiệp Định 17 Điểm Về Giải Phóng Ôn Hòa Tây Tạng (Seventeen Point Agreement for the Peaceful Liberation of Tibet). Tháng 9-1954, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10 tới Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông, tham dự Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốc với tư cách đại biểu quốc hội, thảo luận về Hiến pháp Trung quốc.
Ngày 27-9-1954, Đức Đạt Lai Lạt Ma trở thành Phó chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốc (Standing Committee of the National People's Congress)…

Dân tộc Tây Tạng vẫn tin nơi Ngài rằng Ngài không bao giờ bán đứng đất nước Tây Tạng. Tuyệt nhiên không một ai (hay rất ít) chất vấn rằng tại sao, thí dụ, “tôn thờ tội ác”…

Xin mời xem 2 tấm hình, hai bên họ Mao là Đức Đạt Lai Lạt Ma (phải) và Đức Ban Thiền Lạt Ma (trái):
blank
Làm sao mà nghi ngờ dị tâm của Ngài được, đối với những người đã nguyện đời đời, kiếp kiếp trụ thế cõi này để cứu hết cùng tận chúng sinh… Nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma không vượt Hy Mã Lạp Sơn để đàò thoát sang Ấn Độ, hẳn là nhiều sử gia đời sau sẽ đặt vấn đề với Ngài.

*

Đó là hình ảnh. Bây giờ tới ngôn ngữ.

Tạp chí Newsweek ngày 15 tháng 1-2015 ghi rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma tử nhận là người Marxist (theo chủ nghĩa Marx) trong một bài thuyết giảng về hòa bình thế giới tại Kolkata, Ấn Độ. Cũng báo này nói, mấy năm trước đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói trong một hội nghị năm 2011 tại Minneapolis, Hoa Kỳ, rằng Ngài là Marxist khi kêu gọi một lý thuyết kinh tế xã hội nhân đạo hơn.

Bạn hãỹ hình dung, khi một nhà sư Việt Nam nói rằng vị sư này theo chủ nghĩa Marx. Sóng gió tất nhiên là kinh khủng. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói như thế, ngay cả những người cực đoan cũng không phóng câu nói này của Ngài lên các mạng email để truy vấn.

*

Tới đây, chúng ta sẽ nói về một vài điểm, mà tôi tin là ngộ nhận từ nhà văn Trần Trung Đạo qua bài viết gần đây. Bài này có tựa đề “Khi lãnh đạọ tôn giáo tôn thờ tội ác” và đã ngay lập tức được phóng khắp các mạng email.

Xin mời xem hình từ bài của nhà văn họ Trần:
blank
Tôi đi tìm bản tin gốc. Và thấy ở đây, trên báo Giác Ngộ, bản tin ngày 18/05/2015 có tựa đề: “Khai mạc Lễ hội Văn hóa Phật giáo "Hương sen xứ Nghệ"…” (link: http://giacngo.vn/mobile/default.aspx?CategoryID=110&GroupID=1100&ContentID=176041)

Đọc kỹ bản tin, sẽ thấy: tấm hình kia cho thấy buổi lễ dựng ở ngoài sân. Tấm hình ông Hồ để ở ngoàì sân là tác phẩm nghệ thuật, “kết bằng hàng vạn bông hoa sen,” nghĩa là hoa trên tấm ảnh này chỉ vài tuần hay vài tháng là sẽ tàn, và nên hiểu là tấm hình sẽ quăng đi – cũng là một ý nghĩa vô thường. Việc dựng tấm tranh ông Hồ ngoaì sân chùa cho buổi lễ là bình thường, vì khắp phố phường không có tượng này thì có ảnh kia.

Cần ghi nhận: không hề thấy có chánh điện nào của chùa nào thờ ông Hồ cả.

Trước kia, có chuyện ông Dũng Lò Vôi để tượng ông Hồ trong chánh điện một nơi ở Bình Dương, rồi dư luận phản đối, thế là ông Dũng xoay ngang tượng ông Hồ, và kiến trúc trông như ngôi chùa ấy trở thành khu du lịch có bán vé vào cửa. Không phải là chuyện chánh điện nào thờ tượng ông Hồ.

Những ngộ nhận và chỉ trích trong đời cứ mãi có thôi. Cũng như trước đây, tấm hình các vị sư đi thăm Trường Sa, đầu đội nón cối bộ đội. Hay như tấm hình nhà sư làm lễ cầu siêu năm 2014 ở Vị Xuyên, Hà Giang, nơi cuộc chiến biên giới bùng nổ năm 1984 trước một dãy nón cối tượng trưng cho các chiến binh tử trận; lúc đó, 30 năm sau báo chí nhà nước mới công khai đăng tin về cuộc chiến chống quân TQ năm 1984, và lúc đó Việt Nam mất ngọn Lão Sơn.

Người ta có thể chất vấn rằng nhà sư phảỉ có tăng tướng, không nên đội mũ bộ đội,  và vân vân. Hay, nhà sư cầu siêu làm gì trước những dãy nón cối tượng trưng người đã khuất, hẳn vì các tử sĩ đã siêu thăng từ lâu rồi, và vân vân.

Tôi không bao giờ dám khởi tâm nói như thế. Bởi vì, tôi biết, khi một cuộc chiến lớn bùng nổ lần nữa, và lần này hẳn là lớn nhiều lần hơn quá khứ và sẽ có những đợt tổng động viên… phải thấy trong máu thịt những người hy sinh để giữ quê hương kia sẽ hòa lẫn máu thịt bộ đội và máu thịt các nhà sư đang ở Trường Sa, đang ở các ngôi chùa biên giới… Tôi lòng dạ nào mà đi nói lý, nói sự với những người đang giữ biển, giữ đất bằng chính sinh mệnh của họ.

Tôi cũng không dám có lòng nào chất vấn tại sao bà Kyi im lặng, khi trong quá khứ bà dám ôm hoa bước thẳng tới trước những họng súng. Và cũng hệt như một thần dân Tây Tạng, tôi không bao giờ nêu thắc mắc với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại sao ngồi bên ông Mao, tại sao giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quóc Hội Nhân Dân TQ, và vân vân.

*

Tới đây cũng nên nói rằng, tôi không hề dám nêu thắc mắc về sự im lặng của một Đức Giáo Hoàng khi lãnh tụ Hitler thảm sát dân Do Thái.
Nhiều thập niên sau Thế Chiến 2, nhiều sử gia thế giới vẫn nêu vấn đề này. Đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, họ tin rằng sự im lặng của Đức Giáo Hoàng Pius XII là có lý do hợp lý, vì họ tin rằng Ngài thay mặt Thượng Đế và có đặc tính “bất khả sai lâm.”

Một số sử gia gọi Ngài là “Giáo Hoàng của Hitler.”

Bài viết ngày 6 tháng 5-2010 trên báo Foreign Policy có tựa đề “Why Did the Pope Keep Quiet About Hitler?” (Tại Sao Đức Giáo Hoàng Im Lặng về Hitler?) đã mở ra thêm một số hồ sơ mới cho thấy những gì Ngài biết và khi nào biết.

(Link: http://foreignpolicy.com/2010/05/06/why-did-the-pope-keep-quiet-about-hitler/)   
blank
Tôi không chất vấn sự im lặng của bà Kyi, không chất vấn những lời của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, và cũng không dám thắc mắc về sự im lặng của Ngài Pius XII khi 5.9 triệu người Do Thái bị Hitler giết. Ngắn gọn, im lặng hay lên tiếng là lựa chọn riêng của mỗi người.

Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ./
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13970)
"Đa Chiều cho rằng, đứng ngoài quan sát các hành động của Mỹ và Nga tại Syria, Bắc Kinh đã rút ra cho mình bài học: Trong quan hệ với ASEAN và các nước ven Biển Đông, Bắc Kinh hiện đang dùng 2 thủ đoạn kinh tế và chính trị, nhưng cần tính đến thủ đoạn quân sự, dùng sức mạnh cứng như những gì Putin thể hiện tại Syria".
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18030)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm bị đặt trước sự đã rồi, bị ép buộc đi vào con đường Cách Mạng lật đổ triều Nguyễn bằng Quyết Nghị lịch sử ngày 29 tháng 4 năm 1955".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 14300)
- "Hội thảo Quốc tế về Biển Đông" lần này tổ chức ở thành phố biển Vũng Tàu lồng dưới chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực". Chủ đề có tính chất bao quát, rộng lớn, nhằm thăm dò dư luận về tình hình an ninh và hợp tác qua nhiều lĩnh vực trong đó có thể dẫn tới khả năng các bên "gác lại tranh chấp - cùng khai thác". - Văn Hóa phỏng vấn quan chức ngoại giao".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13371)
- "Quốc tế hóa không có nghĩa là quốc tế các thực thể vốn dĩ đã là của Việt Nam từ thời ngày xửa ngày xưa đến giờ. Làm sao có thể quốc tế hóa các vùng biển đảo đó được, có hay chăng là các vùng biển nằm ngoài vùng "economic zone", nằm ngoài 12 hải lý đối với những đảo theo quy chế luật biển, các bãi đá, các vùng biển đảo nào không thuộc quy chế 12 hải lý theo luật biển, khi vấn đề là của quốc tế thì cần một giải pháp quốc tế". - "Phải chăng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tiến gần đến hiện thực giấc mơ thay đổi thể chế cho bằng được của ông".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13939)
“Chúng tôi đề nghị giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ". "Theo thể thức hiện nay trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16415)
Trong “tứ trụ” hiện thời, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”, hay gần đây nhất là ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13682)
"Bà chỉ nói là bản thân bà sẽ giữ một vị trí đứng trên Tổng thống cho dù Hiến pháp Miến Điện không nói đến trường hợp này. Bà tuyên bố rằng tân Tổng thống sẽ làm những gì mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ bảo phải làm. Nói một cách khác, đó là Tổng thống bù nhìn ».
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15162)
- NHÀ BÁO HÀ VĂN THỊNH: "Bài diễn văn dài 3.430 chữ, nếu quy đổi theo số tiền mà TQ viện trợ cho VN thì quả là không nhỏ một chút nào; 1 tỷ nhân dân tệ đổi được 3.640 tỷ VNĐ, tức là một chữ có giá hơn 1 tỷ đồng(!) Ta thử xem cái “sức nặng” của 1 từ/1 nhát/1 tỷ đó, nó thấm và đau đến đâu..." - GS HOÀNG DŨNG: "Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook người ta viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng".
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13280)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13474)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32276)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36898)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15869)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15279)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 17152)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16939)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 15050)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"