Việt Nam giữa ‘trận cờ vây’ của Trung- Nhật- Mỹ

08 Tháng Sáu 201512:06 SA(Xem: 16369)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 08 JUNE 2015

Tình hình Biển Đông

Việt Nam giữa ‘trận cờ vây’ của Trung- Nhật- Mỹ

•    Thứ sáu, 05/06/2015, 08:54 (GMT+7)
•    
 
(An ninh quốc gia) - “Các nước trong khu vực bao gồm VN sẽ được hưởng lợi, vì họ sẽ có nhiều nguồn lực và lựa chọn hơn để tiếp cận, đồng thời họ cũng giảm được nguy cơ bị phụ thuộc quá nhiều vào một cường quốc duy nhất”.

•    >> Biển Đông: Liên minh châu Âu không đứng ngoài cuộc
•    >> Obama: Trung Quốc đừng ỷ mạnh chèn ép các nước trong vấn đề Biển Đông
•    >> Trung Quốc đã rút pháo khỏi đảo nhân tạo ở Biển Đông
•    >> Báo Đức: Dư luận quốc tế phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
•    >> 5 cách để Mỹ chặn âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông

LTS: Trong khuôn khổ chuyến làm việc của các nhà báo từ 14 nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương đến làm việc tại 4 nước Mỹ, Trung Quốc, Philippines và Singapore về vấn đề Biển Đông. Phóng viên VietNamNet Hoàng Hường trò chuyện với hai nhà nghiên cứu chuyên ngành Quan hệ Quốc tế thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore: TS Malcolm Cook (Canada) và TS Lê Hồng Hiệp (Việt Nam) về vấn đề Biển Đông, khu vực và tác động với VN.

Trung – Mỹ sẽ tiếp tục trò “mèo vờn chuột”

Quan điểm được CP Việt Nam nhấn mạnh nhiều lần “không dựa vào nước nào để chống nước thứ ba” trong vấn đề ngoại giao và tranh chấp Biển Đông. Với những gì đang diễn biến, chính sách này có những điểm nhấn đáng chú ý nào trong sự phát triển và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam?

TS Malcolm Cook: Tôi không nghĩ rằng VN sẽ thay đổi chính sách ngoại giao với Trung Quốc và với vấn đề Biển Đông. Những căng thẳng này không mới, và VN cũng đã không thay đổi chính sách sau những tình huống đã xảy ra. Tranh chấp Biển Đông với TQ là thách thức lớn nhất mà VN phải đối mặt.

TS Lê Hồng Hiệp: Nguyên tắc “ba không” của VN có ưu điểm nhưng cũng có hạn chế.

Một mặt nguyên tắc này giúp VN giữ được sự độc lập, tự chủ trong chính sách đối ngoại và quốc phòng.

Mặt khác, trong bối cảnh TQ tăng cường đẩy mạnh yêu sách của mình trên Biển Đông, bao gồm cả các biện pháp cưỡng bức, thì nếu trung thành tuyệt đối với nguyên tắc này sẽ khiến VN gặp khó khăn, không tận dụng được các nguồn lực và sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Vì vậy, trong khi vẫn duy trì chính sách “ba không”, VN cần đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác quân sự và an ninh với các đối tác chủ chốt.
Hiện tại VN đang đi theo hướng này, và tôi cho rằng đó là một lựa chọn đúng đắn và khả thi, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong khu vực đang gia tăng gần đây.

Báo chí đang liên tiếp cập nhật tình hình Biển Đông và trò “mèo vờn chuột” của Mỹ và TQ với những tiêu đề kiểu “nguy cơ đối đầu” hay “Mỹ đang trên bờ Thế chiến 3 với TQ”, nhận định của ông?

TS Malcolm Cook: Tôi nghĩ một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông khó xảy ra, nhưng căng thẳng tăng lên. Một phần vì cam kết đồng minh của Mỹ không có điều khoản bênh vực các tuyên bố chủ quyền của các nước đồng minh, phần khác là TQ không muốn một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ.

Nguy cơ chỉ thực sự tăng khi các hoạt động xây dựng lớn của TQ trở thành hoạt động quân sự và làm ảnh hưởng đến tự do hoạt động hàng hải và hải quân của Mỹ trên Biển Đông. Người Mỹ sẽ không chấp nhận điều này.

TS Lê Hồng Hiệp: Cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc như Mỹ và Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Các tình thế “mèo vờn chuột” hay sự đối đầu sẽ gia tăng và thường xuyên hơn.

Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng hai bên đang tiến đến bờ vực của một cuộc Thế chiến Thứ ba. Thay vào đó, nhiều khả năng họ sẽ lâm vào một tình thế chiến lược kiểu Chiến tranh Lạnh. Theo đó hai bên sẽ cạnh tranh với nhau gay gắt về mặt chiến lược, tranh giành ảnh hưởng khu  vực, chạy đua vũ trang, cố gắng kiềm chế và làm suy yếu lẫn nhau, nhưng sẽ không tiến hành các cuộc xung đột trực tiếp.

Khả năng hai bên tiến hành các cuộc xung đột qua tay người khác cũng không lớn như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đáng kể cũng là một tấm đệm làm hãm phanh các ý định hiếu chiến từ tất cả các bên.

Trong bối cảnh đó, VN tốt nhất là vẫn duy trì vị thế hiện tại, nhưng tùy theo diễn biến, đặc biệt là trong các hành động của TQ, để điều chỉnh từng bước vị thế chiến lược của mình sao cho phù hợp với lợi ích quốc gia.
blank
TS Lê Hồng Hiệp. Ảnh: Hoàng Hường

Ông suy nghĩ thế nào về chiến lược “tái cân bằng quyền lực” tại châu Á – Thái Bình Dương? Qua việc đảo Scarborough của Philippines, thì thấy người Mỹ sẵn sàng can thiệp ở mức độ nào vào vấn đề Biển Đông?

TS Malcolm Cook:Tôi nghĩ ‘tái cân bằng’ và xoay trục là cụm từ không chuẩn xác khi nói về những gì Mỹ đang làm ở Biển Đông và khu vực. Nhưng chính xác là Mỹ đóng vai trò rất lớn trong việc ổn định an ninh vùng Biển Đông kể từ Thế chiến Thứ hai, và là đối tác thương mại quan trọng của khu vực này.

Mỹ sẽ không thay đổi mục tiêu của họ. Vai trò của Mỹ trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không trực tiếp. Trường hợp Scarborough không có trong cam kết đồng minh giữa Mỹ – Philippines và Philippines tranh chấp chủ quyền Scarborough rất lâu sau khi hợp tác quốc phòng được ký.

TS Lê Hồng Hiệp: Sau một thời gian chần chừ thì gần đây có biểu hiện cho thấy Mỹ đang quyết tâm triển khai mạnh mẽ hơn chính sách tái cân bằng sang khu vực Đông Á. Việc Mỹ tiến hành tuần tra ở Biển Đông là một ví dụ.

Tuy nhiên Mỹ là một cường quốc toàn cầu, họ có lợi ích và mối bận tâm ở nhiều khu vực trên thế giới, và khu vực Biển Đông chỉ là một trong số đó. Mỹ sẽ không nhanh chóng tập trung mọi nguồn lực và quyết tâm chính trị cho việc can dự vào tình hình Biển Đông.

Mặc dù vậy, tôi cho rằng sự can dự của Mỹ sẽ ngày càng gia tăng, nhưng gia tăng đến đâu còn tùy thuộc vào mức độ đe dọa mà các hành động của TQ ở Biển Đông. Nếu TQ gây xung đột quân sự với các bên tranh chấp thì chắc chắn phản ứng của Mỹ sẽ quyết liệt hơn, ít nhất là Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế như áp dụng với Nga hiện nay.

Tuy nhiên nhiều khả năng là TQ sẽ chỉ tiếp tục áp dụng chiến thuật “cắt lát salami” như lâu nay, thúc đẩy các yêu sách của mình nhưng không đến mức đủ gây ra xung đột. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ chỉ áp dụng các biện pháp nhằm thách thức các yêu sách của TQ.
blank
TS Malcolm Cook (áo hồng bên trái). Ảnh: Hoàng Hường

Trung – Nhật sẽ ra sức cạnh tranh ảnh hưởng

Tôi có cảm giác ASEAN đang ‘chia năm sẻ bảy’ vì lợi ích và mối quan tâm riêng với TQ. Có thế nói ảnh hưởng của TQ tới nhiều nước trong khu vực quá lớn. Liệu ASEAN có giữ được sự độc lập và lập trường về Biển Đông?

TS Malcolm Cook: Tôi nghĩ ngay cả những nước tuyên bố chủ quyền trong ASEAN cũng có những quan tâm khác nhau. Việt Nam và Philippines đứng ở tuyến đầu trong tranh chấp chủ quyền với TQ, trong khi Malaysia và Brunei không thể hiện gì, dù yêu sách của TQ lấn cả vào lãnh hãi của Malaysia. Do đó nếu các nước thành viên ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông có chia rẽ trong việc giao thiệp với TQ, cũng sẽ có bất đồng trong một số vấn đề.

TS Lê Hồng Hiệp: Đúng là ASEAN đang ít nhiều bị chia rẽ trong cách ứng xử với Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt rạch ròi hai địa hạt là kinh tế và chính trị.

Trong địa hạt kinh tế, đa số các nước trong khu vực đều phụ thuộc vào TQ, và muốn có quan hệ tốt để tận dụng các cơ hội mà TQ có thể mang lại. Tuy nhiên về mặt chiến lược thì đa số các nước đều e ngại trước sự trỗi dậy và sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Một ví dụ là Malaysia: Trong những năm trước, Malaysia được nhìn nhận là “thân TQ”. Tuy nhiên gần đây thái độ của họ với TQ đã thay đổi. Ví dụ điển hình là vào ngày 25/5 vừa rồi Malaysia đã ký một tuyên bố thành lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh rất nhiều vào hợp tác quốc phòng. Nhiều nhà quan sát cho rằng động lực đằng sau quyết định này chính là mối e ngại chung đối với TQ.

Nếu xét về cán cân ảnh hưởng, thì về mặt kinh tế đa số các nước trong khu vực nghiêng về TQ; nhưng về mặt chiến lược, thì đa số các nước đang nghiêng về phía Mỹ, hoặc ít nhất là đang thoát ra khỏi quỹ đạo của TQ, trừ một vài trường hợp cá biệt, ngay cả các trường hợp này nhiều khả năng cũng chỉ là tạm thời.

Trong bối cảnh đó ASEAN vẫn có vai trò quan trọng trong việc giúp các nước đối phó với sự trỗi dậy của TQ. Mặc dù trong vấn đề Biển Đông vai trò của ASEAN có thể không được như nhiều nước mong muốn, nhưng rõ ràng vai trò đó vẫn là không thể phủ nhận.

Nói cách khác, ASEAN chỉ là một phần giải pháp của những nước như VN trong vấn đề Biển Đông. Phần còn lại nằm ở những nơi khác, trong đó có vấn đề nội lực và quan hệ song phương với các đối tác chủ chốt.

Nhật Bản mới công bố kế hoạch tài trợ 110 tỉ USD cho cơ sở hạ tầng Châu Á, ngay khi Trung Quốc có kế hoạch sang năm tới sẽ đổ 100 tỉ USD cho ngân hàng AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank/ Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á) của họ. Thái độ và kế hoạch này của Nhật được hiểu như thế nào?

TS Malcolm Cook: Đây là thời điểm rất tốt để các quốc gia Đông Nam Á cùng hai cường quốc Nhật và TQ cạnh tranh ảnh hưởng và đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng ở Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á nên nhận tiền của cả Nhật và Trung Quốc.

TS Lê Hồng Hiệp: Hiện nay là một giai đoạn đặc biệt trong khu vực Đông Á khi cả TQ và Nhật Bản đều hùng mạnh. Trước đây, hoặc TQ, hoặc Nhật hùng mạnh mà thôi. Tình thế này khiến cho sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa TQ và Nhật trở nên dễ hiểu. Kế hoạch của Nhật cho thấy Nhật sẽ thách thức tham vọng của TQ trong việc dùng AIIB để gạt ra lề ADB, một thể chế vốn do Nhật chi phối.

Cam kết của Nhật nằm trong một phản ứng rộng lớn hơn, bao gồm cả khía cạnh chính trị và quân sự, để từng bước cởi trói cho Nhật, giúp Nhật có vai trò lớn hơn, đồng thời có được vị thế tốt hơn nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của TQ, nhất là khi sự trỗi dậy đó đang đe dọa lật đổ một trật tự khu vực mà lâu nay Nhật đang được hưởng lợi.

Liệu có xảy ra một “cuộc chiến” kinh tế giữa Nhật -Trung để tranh giành ảnh hưởng? Tình huống này sẽ tác động thế nào đến kinh tế VN?
TS Malcolm Cook: Tôi nghĩ Trung – Nhật sẽ cùng tác động trên lĩnh vực kinh tế để tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

TS Lê Hồng Hiệp: Vai trò của Nhật nhìn chung là điều đáng hoan nghênh vì Nhật cung cấp thêm một nguồn lực khác để cân bằng lại sự trỗi dậy của TQ.

Đối với Việt Nam, Nhật có vai trò quan trọng. Tôi có thể nói Nhật là đối tác quan trọng nhất đối với VN hiện nay, bởi Nhật có thực lực, có ý chí muốn giúp đỡ các nước trong khu vực đối phó áp lực từ sự trỗi dậy của TQ. Quan hệ Việt – Nhật cũng có nền tảng kinh tế vững chắc. Đặc biệt Nhật là một nước trong khu vực nên bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự trỗi dậy của TQ. Vì vậy sự chia sẻ về lợi ích chiến lược của Nhật với những nước như VN là rất lớn và vững chắc. Một cường quốc ở xa có thể sao nhãng trong can dự với khu vực, nhưng đối với Nhật thì điều đó rất khó xảy ra, vì nó liên quan tới lợi ích mang tính sống còn của Nhật.

Trong bối cảnh đó, sự cạnh tranh ảnh hưởng về kinh tế giữa Nhật và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp diễn, nhất là nếu chương trình cải cách kinh tế Abenomics của Nhật thành công.

Nếu vậy, các nước trong khu vực bao gồm VN sẽ được hưởng lợi, vì họ sẽ có nhiều nguồn lực và lựa chọn hơn để tiếp cận, đồng thời họ cũng giảm được nguy cơ bị phụ thuộc quá nhiều vào một cường quốc duy nhất.

(Theo Vietnamnet)

Ba kiến nghị đặc biệt của Tiến sĩ Trần Công Trục về chủ quyền Biển Đông

Ts Trần Công Trục

06/06/15 07:11

 (GDVN) - Dù Trung Quốc có mưu mô thủ đoạn đến đâu trong việc bành trướng ở Biển Đông cũng không đáng sợ, chỉ sợ chúng ta không đủ niềm tin vào lẽ phải, vào chính mình.

LTS: Trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang gia tăng căng thẳng và diễn biến rất mau lẹ do các hành động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam cùng sự quan tâm, can thiệp mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, dư luận đang đặc biệt quan tâm, theo dõi tình hình và sôi sục bàn bạc đối sách cho Việt Nam.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về vấn đề này, xin trân trọng được chuyển đến quý  độc giả.
blank
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Báo Văn hóa trích nguyên văn 3 điểm kiến nghị của Ts Trần Công Trục dưới đây:

1/ Một là thành lập ngay một tổ chức thống nhất quy tụ đội ngũ học giả, nhà quản lý, các nhà nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước về Biển Đông

Lực lượng này rất cần thiết và cấp bách để nghiên cứu,tham mưu cho lãnh đạo đất nước trong việc thống nhất hoạch định chiến lược, sách lược đối phó với các tình huống nhằm gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền và lợi ích chính đáng của Tổ quốc, dân tộc, nhất là trên các vùng biển đảo của Việt Nam trong Biển Đông;

Giúp cho lãnh đạo trong công tác chỉ đạo về mặt chuyên môn các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

Lâu nay chúng ta đã rất nỗ lực giáo dục, tuyên truyền, truyền thông kịp thời đến người dân về công cuộc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ. Bằng chứng là hàng trăm đầu sách được phát hành, hàng trăm cuộc hội thảo trong và ngoài nước, các cuộc triển lãm về các bằng chứng lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được tổ chức.

Truyền thông nước nhà đã phát hiện kịp thời, đấu tranh chống các hành vi leo thang gây hấn trên thực địa của Trung Quốc đặc biệt là trong vài năm trở lại đây. Chính sự chỉ đạo quyết liệt, tuyên truyền kịp thời của chúng ta đã giành được ủng hộ rộng rãi từ dư luận quốc tế trong vụ Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm ngoái.

Ngày càng có nhiều học giả, nhà nghiên cứu lên tiếng vạch trần bộ mặt, bản chất các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam mà phía Trung Quốc đã, đang và sẽ thực hiện. Có rất nhiều bài báo phân tích sâu sắc, lập luận chắc chắn, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, phản đối các âm mưu, thủ đoạn xâm phạm.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài này, nhất là trong bối cảnh hiện nay, những thành quả nói trên còn chưa tương xứng, nếu không muốn nói là còn nhiều yếu kém.

Có thể nói là chúng ta mới chủ yếu mình nói, mình nghe mà thiếu một chiến lược và hoạt động truyền thông bài bản, đặc biệt là đến đối tượng là các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chiến lược nước ngoài quan tâm đến vấn đề Biển Đông.   

Muốn được khu vực và thế giới ủng hộ chúng ta, bản thân chúng ta phải thường xuyên tuyên truyền, cung cấp hệ thống bằng chứng có giá trị pháp lý để chứng minh cho chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình.

Chúng ta đang thiếu và yếu trong công tác đấu tranh bằng con đường học thuật, pháp lý, bằng chứng đủ sức thuyết phục dư luận quốc tế ủng hộ ta, cũng như tranh tụng trước các cơ quan tài phán.

Theo dõi các hoạt động truyền thông, báo chí đưa tin về tình hình Biển Đông tôi thấy vẫn còn không ít bất cập khi không ít bài viết còn nhầm lẫn những khái niệm pháp lý hết sức cơ bản theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đặc biệt là các khái niệm và hiệu lực pháp lý của đảo, quần đảo, quốc gia quần đảo, bãi đá và rặng san hô ngập dưới mặt nước biển khi thủy triều lên.
blank
Đánh dấu trên bản đồ của Google vị trí giàn khoan 981 Trung Quốc hạ đặt năm nay theo tọa độ Cục Hải sự nước này công bố 17°08′14″.0N/110°00′30″.7E. Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định vị trí này nằm ở cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng chưa phân định ranh giới giữa ta và Trung Quốc. Đó là một cái bẫy pháp lý nguy hiểm Trung Quốc đang giăng ra với Việt Nam.

Rồi việc có những ý kiến băn khoăn không biết ta nên ủng hộ hay phản đối khi Hoa Kỳ lên tiếng sẽ tuần tra không phận quốc tế phạm vi 12 hải lý xung quanh 7 bãi đá mà Trung Quốc đang bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa.

Đó là những vấn đề thực tiễn nóng hổi đặt ra hàng giờ, hàng ngày đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược đối phó mang tính hệ thống, xuyên suốt và chuẩn xác.

2/ Hai là cần sớm hoàn thiện Hồ sơ pháp lý của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của chúng ta trên Biển Đông theo UNCLOS.

Tôi tin rằng các cơ quan tham mưu, hoạch định chiến lược của chúng ta đã chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lý thể hiện chi tiết lập trường, quan điểm, chiến lược và đặc biệt là các bằng chứng có giá trị pháp lý của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp của Việt nam đối với các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam trong Biển Đông.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, trong vấn đề bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, đây đó vẫn còn những nhận thức khác nhau đòi hỏi chính người Việt chúng ta phải thống nhất nhận thức với nhau trước mới có đủ tự tin và sức mạnh để đấu tranh với các bên liên quan, đặc biệt là với Trung Quốc.

Tất cả những vấn đề tồn đọng do lịch sử để lại chỉ có thể được giải quyết khi chúng ta tập hợp được đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước cùng một nhịp đập trái tim, hơi thở với khát vọng bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ngồi lại cùng nhau, tập trung trí tuệ để có được các đối sách vững vàng và hiệu quả trước âm mưu lợi dụng những sơ hở của ta mà phía Trung Quốc luôn rắp tâm tìm kiếm, thậm chí gài bẫy ta.

Khi có một bộ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ, hệ thống, khoa học, khách quan với đầy đủ chứng lý, công tác đấu tranh, tuyên truyền, giáo dục của chúng ta về chủ quyền biển đảo mới thực sự bền vững.

Mặt khác, trên cơ sở hồ sơ này, chúng ta sẽ kịp thời có các phản ứng cần thiết, phù hợp trước các diễn biến đang hết sức mau lẹ trên Biển Đông như hiện nay.

Nó cũng góp phần quan trọng củng cố nhận thức đầy đủ và chính xác, củng cố lòng tin của người dân Việt Nam một cách có cơ sở khoa học vững chắc về chủ quyền biển đảo, đẩy lùi những hoài nghi, lo ngại do thiếu thông tin hoặc nhận thức chưa chính xác.

3/ Ba là, trong khi chờ Đảng, Nhà nước và Quốc hội lên tiếng và có những đối sách cụ thể, tôi rất mong mỏi đội ngũ học giả, nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nước hãy làm hết sức mình trong phạm vi có thể để tham gia vào công tác nghiên cứu, quảng bá giới thiệu về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa.

Có một thực tế rằng Trung Quốc đã xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam  năm 1956, 1974, 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa năm 1988 và bãi Vành Khăn năm 1995 rồi chiếm đóng bất hợp pháp từ đó  đến nay.

Và cũng có thực tế là họ đã lập hàng chục cơ quan nghiên cứu quy mô lớn để tuyên truyền cho cái yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp và bành trướng trên Biển Đông.

Trung Quốc đang tìm mọi cách để tuyên truyền, quảng bá trên các diễn đàn quốc tế về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của họ đối với hầu hết Biển Đông trong yêu sách đường “lưỡi bò” hết sức phi lý; đồng thời với những hành động hòng đánh lừa dư luận, cài bẫy để giành sự công nhận trên thực tế của các bên trực tiếp hay gián tiếp có liên quan trong và ngoài khu vực đối với yêu sách chủ quyền của họ trong hầu hết Biển Đông.

Trong khi đó, nếu đội ngũ nghiên cứu người Việt chúng ta không đáp trả kịp thời và tương ứng thì vô hình chung chúng ta đã nhường trận địa, nhường thế thượng phong cho đối thủ trên mặt trận tuyên truyền và tập hợp sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.

Nguy hiểm hơn, với lối nói lấy được cộng với việc chi tiền mua chuộc một số học giả quốc tế, thậm chí là mua chuộc một số quốc gia để đổi lấy sự ủng hộ chủ trương yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc đã và đang tạo ra rất nhiều khó khăn cho ta trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.

Vì vậy hơn lúc nào hết, lúc này lực lượng học giả, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách người Việt trong và ngoài nước cần lên tiếng. Hãy tạm gác lại mọi sự khác biệt trong nhận thức do lịch sử để lại, chỉ cùng nhau nỗ lực bảo vệ chủ quyền, tôi tin rằng chắc chắn chúng ta sẽ thắng.

Niềm tin của tôi không phải vô căn cứ, mà nó chính là bài học của cha ông chúng ta để lại. Sách “Đại Việt sử lược” và “Việt Nam sử lược” còn chép rất rõ câu chuyện Thái sư Lê Văn Thịnh, thủ khoa đầu tiên của kỳ thi đầu tiên trong nền khoa bảng Nho học Việt Nam đã dùng tài ngoại giao của mình để đòi lại đất đai cho Tổ quốc khi đàm phán với nhà Tống. Theo Wikipedia:

“Tháng 6 năm Giáp Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Sau khi đã "phân giải mọi lẽ", nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt (Việt Nam ngày nay) 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây, và cho thông sứ như cũ. Tiếc của, vì nghe đâu nơi ấy có vàng, người Tống có thơ rằng:

'Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim’

Nghĩa là:

Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên”.

Vì vậy dù Trung Quốc có mưu mô thủ  đoạn đến đâu trong việc bành trướng ở Biển Đông cũng không đáng sợ, chỉ sợ chúng ta không đủ niềm tin vào lẽ phải, vào chính mình mà thôi.

Ts Trần Công Trục
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13078)
"Người ta không thấy ông nhắc một chữ nào đến mặt trái, mặt tiêu cực của nó để tìm giải pháp tháo gỡ một cách căn cơ, bài bản, cầu thị, nhất là trong bối cảnh hai nước đang có những căng thẳng ngày càng gay gắt trên Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13226)
Ts Nguyễn Nhã: Tôi vốn là người học và nghiên cứu lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay, được các báo đài trên thế giới phổ biến những lời tuyên bố của Chủ tịch, đặc biệt có hai vấn đề mà Tôi rất quan tâm: 1/ Trung Quốc có chủ quyền về quần đảo Trường Sa từ thời Cổ đại. 2/ Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa không nhằm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi (mục đích) quân sự. - Tân Hoa Xã: Đối với dân tộc Việt Nam, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không gian sinh tồn cùng các quyền và lợi ích hợp pháp khác ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là bất biến và không thể đánh đổi với bất kỳ lợi ích nào.
02 Tháng Mười Một 2015(Xem: 32026)
" Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 36646)
"Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đang gắn lon Thiếu Tướng cho Tướng Trình Minh thế vào ngày 13-2-1955. Để rồi chưa đầy ba tháng sau Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ôm thi hài của Tướng Thế, hôn lên mắt, mà khóc thương cho một chiến sĩ Quốc Gia đã ngã xuống bởi tên tay sai của Pháp: Mai Hữu Xuân".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 15604)
"Vị tổng-thống sau này của nước Mỹ có thể sẽ phải tiếc nuối là ông Obama đã không để ý đến những lời khuyến cáo như loại của ông Kissinger. Cứ bắt tay vào việc rồi mới mò ra chiến-lược chiến-thuật, Tổng-thống Obama đã gieo gió. Người đến sau gần như chắc chắn sẽ phải gặt bão".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 15053)
- Mai Loan: Hiệp ước Hợp tác Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). - Nguyễn Phúc Liên: Kinh tế VN bị tê liệt vì hàng ngoại.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 16944)
Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 16740)
- Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. - "Thử đặt câu hỏi, sẽ thế nào nếu con, cháu chúng ta không biết về lịch sử dân tộc, không biết gốc gác của mình là ai?”, Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ đặt câu hỏi.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 14837)
"Như vậy, nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG không thể nào đi đôi với một Thể chế Chính trị độc tài độc đảng toàn trị. Không thể có trường hợp tréo cẳng ngỗng, hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nghĩa là Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị dám tuyên bố là mình theo nền Kinh tế TỰ DO THỊ TRƯỜNG!"
08 Tháng Mười 2015(Xem: 15933)
BBC: "Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 14150)
"Tóm lại, trên hồ sơ Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn không lùi bước, cho dù bị Tổng thống Obama thúc ép ngưng ngay các hoạt động xây dựng trên những đảo đang tranh chấp. Nói cách khác, cuộc họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng đã chẳng giải quyết được gì. Hoa Kỳ thật sự có quyết tâm ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, thời gian sẽ trả lời."
29 Tháng Chín 2015(Xem: 16401)
"Năm nay, vào dịp cuối tháng 9, một số giới tại Indonesia lại làm lễ tưởng niệm vụ thảm sát những người cộng sản năm 1965 trong một trang sử đen tối của nước này." "Theo trang Jakarta Globe, ít nhất ba triệu đảng viên cộng sản, đã bị phái hữu và̀ các nhóm dân quân được chính quyền hỗ trợ, giết chết."
27 Tháng Chín 2015(Xem: 15067)
"Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 14601)
- "Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam. - "Ông từng chịu tù khổ sai và bị biệt giam hơn 23 năm, bị quản thúc trên 15 năm, nay đang thi hành bản án 8 năm tù tuyên hồi năm 2007 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền xem là cổ súy cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Việt Nam, nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội gọi là ‘chống phá nhà nước."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14800)
- "Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười." - Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận."
21 Tháng Chín 2015(Xem: 17443)
"Hiện có nhiều tin đồn cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang tìm cách trở thành Tổng Bí thư tiếp theo và xin được miễn trừ quy định tuổi tác. Điều này là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Việt Nam," Giáo sư Carl Thayer nhận định"
15 Tháng Chín 2015(Xem: 15714)
"Đó là vùng cấm địa," ông David Blackhall, tổng giám đốc công ty đầu tư bất động sản VinaCapital Real Estate, nói. Ông cho biết chẳng ai muốn làm chuột thí nghiệm cho những luật mới cả.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 13394)
"Tại sao một sự việc vốn được xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này? Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm..."